Đáp an thi tìm hiểu 50 năm Quang Ninh xây dựng và phát triểnn

25 568 6
Đáp an thi tìm hiểu 50 năm Quang Ninh xây dựng và phát triểnn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI DỰ THI TÌM HIỂU “QUẢNG NINH 50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN” Câu hỏi 1: Hãy nêu khái quát đặc điểm tự nhiên, xã hội và những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Quảng Ninh? 1. Điều kiện tự nhiên 1.1. Vị trí địa lý Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, có dáng một hình chữ nhật lệch nằm chếch theo hướng đông bắc - tây nam. Phía tây tựa lưng vào núi rừng trùng điệp. Phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông. Quảng Ninh có toạ độ địa lý khoảng 106 o 26 đến 108 o 31 kinh độ đông và từ 20 o 40 đến 21 o 40 vĩ độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 195 km. Bề dọc từ bắc xuống nam khoảng 102 km. Điểm cực bắc là dãy núi cao thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu. Điểm cực nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn. Điểm cực tây là sông Vàng Chua ở xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều. Điểm cực đông trên đất liền là mũi Gót ở đông bắc xã Trà Cổ, thành phố Móng Cái. Phía Bắc tỉnh Quảng Ninh giáp Trung Quốc với đường biên giới trên bộ dài 118,825 km; phía Đông giáp Biển Đông, phía Nam giáp Thành phố Hải Phòng, Phía Tây giáp các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Lạng Sơn. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh theo số liệu kiểm kê năm 2005 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là 609.897,94ha. 1.2. Địa hình Quảng Ninh là tỉnh miền núi - duyên hải. Hơn 80% đất đai là đồi núi. Hơn hai nghìn hòn đảo nổi trên mặt biển cũng đều là các quả núi. Có các dạng địa hình (Vùng núi; trung du và đồng bằng ven biển; Vùng ven biển và hải đảo; địa hình đáy biển Quảng Ninh). 1.3. Khí hậu Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam vừa có nét riêng của một tỉnh miền núi ven biển. Các quần đảo ở huyện Cô Tô và Vân Đồn có đặc trưng của khí hậu đại dương. Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có một mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; một mùa đông lạnh, ít mưa và tính nhiệt đới nóng ẩm là bao trùm nhất. 1 1.4. Sông ngòi, thủy văn Quảng Ninh có đến 30 sông, suối dài trên 10 km nhưng phần nhiều đều nhỏ. Diện tích lưu vực thông thường không quá 300 km2, trong đó có 4 con sông lớn là hạ lưu sông Thái Bình, sông Ka Long, sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ. Ngoài 4 sông lớn trên, Quảng Ninh còn có 11 sông nhỏ, chiều dài các sông từ 15 - 35 km; diện tích lưu vực thường nhỏ hơn 300 km 2 , được phân bố dọc theo bờ biển, gồm sông Tràng Vinh, sông Hà Cối, sông Đầm Hà, sông Đồng Cái Xương, sông Hà Thanh, sông Đồng Mỏ, sông Mông Dương, sông Diễn Vọng, sông Man, sông Trới, sông Míp. Tất cả các sông suối ở Quảng Ninh đều ngắn, nhỏ, độ dốc lớn. Lưu lượng và lưu tốc rất khác biệt giữa các mùa. Mùa đông, các sông cạn nước, có chỗ trơ ghềnh đá nhưng mùa hạ lại ào ào thác lũ, nước dâng cao rất nhanh. Lưu lượng mùa khô 1,45m 3 /s, mùa mưa lên tới 1500 m 3 /s, chênh nhau 1.000 lần. Biển Quảng Ninh giáp vịnh Bắc Bộ, một vịnh lớn nhưng kín lại có nhiều lớp đảo che chắn nên sóng gió không lớn như vùng biển Trung Bộ. Nét riêng biệt ở đây là hiện tượng sinh “con nước” và thuỷ triều lên cao nhất vào các buổi chiều các tháng mùa hạ, buổi sáng các tháng mùa đông. 2. Điều kiện xã hội 2.1. Dân số Theo kết quả điều tra sơ bộ của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số Quảng Ninh hiện nay có 1.144.381 người, trong đó nữ có 558.793 người, phân bổ trên địa bàn 14 đơn vị hành chính. Gồm 04 thành phố: Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả, Móng Cái; thị xã Quảng Yên và các huyện: Vân Đồn, Cô Tô, Ba Chẽ, Bình Liêu, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Hoành Bồ, Đông Triều. Mật độ dân số của Quảng Ninh hiện là 188 người/km2 (năm 1999 là 196 người/ km2), nhưng phân bố không đều. Vùng đô thị và các huyện miền tây rất đông dân, thành phố Hạ Long 739 người/km2, thị xã Quảng Yên 415 người/km2, huyện Ðông Triều 390 người/km2. Trong khi đó, huyện Ba Chẽ 30 người/km2, Cô Tô 110 người/km2, Vân Ðồn 74 người/km2. Con người và xã hội Quảng Ninh là nơi hội tụ, giao thoa, sự thống nhất trong đa dạng của nền văn minh sông Hồng, có truyền thống cách mạng của giai cấp công nhân Vùng Mỏ với "di sản" tinh thần vô giá "kỷ luật và đồng tâm". Đây là điều kiện thuận lợi xây dựng khối đoàn kết, tạo sức mạnh tổng hợp để vượt qua 2 mọi khó khăn, thách thức; góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Quảng Ninh có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời - một trong những cái nôi của người Việt cổ với ba nền văn hoá tiền sử kế tiếp nhau, cách ngày nay từ 18.000 đến 3.500 năm là: Văn hóa Soi Nhụ, văn hóa Cái Bèo và văn hóa Hạ Long. Là vùng đất có nhiều di tích gắn với lịch sử dựng nước, giữ nước vẻ vang với những chiến công hiển hách (cuộc chiến trên sông Bạch Đằng các năm 938, 981, 1287, 1288 ), phong trào công nhân cách mạng những năm 1930, chiến thắng trận đầu khi Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc Việt Nam (5/8/1964), chiến tranh biên giới năm 1979. Do lịch sử, văn hóa và địa lý, tỉnh Quảng Ninh có nhiều dân tộc đến sinh sống lâu đời (22 dân tộc). Đặc biệt sau khi thực dân Pháp phát hiện mỏ than và phát triển ngành công nghiệp khai khoáng đầu tiên của Việt Nam nên Quảng Ninh trở thành cái nôi của giai cấp công nhân Việt Nam; là nơi thu hút nguồn lao động của Miền Bắc, đặc biệt là vùng đồng bằng Sông Hồng, tạo nên sự giao thoa và hội tụ văn hóa, hình thành cộng đồng dân cư, xã hội Quảng Ninh thống nhất trong đa dạng; trong đó giai cấp công nhân là hạt nhân với tinh thần “kỷ luật và đồng tâm”. Chính truyền thống lịch sử văn hóa đó đã tạo nên Đất mỏ Anh hùng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và ngày nay đang là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Hiện nay, đội ngũ giai cấp công nhân với khoảng 340 ngàn lao động (trong đó có khoảng 200 ngàn lao động ngành than, đóng tàu, xi măng ) 1 ; Đảng bộ tỉnh với gần 80 ngàn đảng viên (trong đó Đảng ủy Than có gần 19 ngàn đảng viên) là lực lượng nòng cốt tạo nên sức mạnh nguồn lực con người, xã hội to lớn xây dựng phát triển Quảng Ninh. Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc Quảng Ninh có truyền thống đoàn kết, thống nhất cao - truyền thống Vùng mỏ Anh hùng, cùng với con người, xã hội, lịch sử văn hóa đã tạo cho Quảng Ninh là nơi hội tụ, giao thoa, sự thống nhất trong đa dạng của nền văn minh sông Hồng. 2.2. Dân tộc Quảng Ninh có 22 thành phần dân tộc, song chỉ có 6 dân tộc có hàng nghìn người trở lên, cư trú thành những cộng đồng và có ngôn ngữ, có bản sắc dân tộc rõ nét. Ðó là các dân tộc Việt (Kinh), Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa. 1 Nguồn Liên đoàn lao động tỉnh Quảng Ninh. 3 Trong các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, người Việt (Kinh) chiếm 89,23% tổng số dân. Họ có gốc bản địa và nguồn gốc từ các tỉnh, đông nhất là vùng đồng bằng Bắc Bộ. Họ sống đông đảo nhất ở các đô thị, các khu công nghiệp và vùng đồng bằng ven sông, ven biển. Do có số người chuyển cư đến từ rất nhiều đời, nhiều đợt nên Quảng Ninh thực sự là nơi “góp người”. Sau người Việt (Kinh) là các dân tộc thiểu số có nguồn gốc từ lâu đời. Người Dao (4, 45%) có hai nhánh chính là Thanh Y, Thanh Phán, thường cư trú ở vùng núi cao. Họ còn giữ được bản sắc dân tộc trong ngôn ngữ, y phục, lễ hội và phong tục, một bộ phận vẫn giữ tập quán du canh du cư làm cho kinh tế văn hoá chậm phát triển. Người Hoa (0, 43%), người Sán Dìu (1,80%), Sán chỉ (1,11%) ở vùng núi thấp và chủ yếu sống bằng nông nghiệp với nghề trồng cấy lúa nước. 2.3. Tôn giáo Quảng Ninh là một vùng đất có nền văn hoá lâu đời. Văn hoá Hạ Long đã được ghi vào lịch sử như một mốc tiến hoá của người Việt. Cũng như các địa phương khác, cư dân sống ở Quảng Ninh cũng có những tôn giáo, tín ngưỡng để tôn thờ. Ðạo Phật đến với vùng đất này rất sớm. Trước khi vua Trần Thái Tông (1225-1258) đến với đạo Phật ở núi Yên Tử thì đã có nhiều các bậc chân tu nối tiếp tu hành ở đó. Vua Trần Nhân Tông (1279-1293) chọn Yên Tử là nơi xuất gia tu hành và lập nên dòng Thiền trúc Lâm ở Việt Nam. Thế kỷ 14, khu Yên Tử và Quỳnh Lâm (Ðông Triều) là trung tâm của Phật giáo Việt Nam, đào tạo tăng ni cho cả nước. Nhiều thế kỷ sau đó, Ðạo Phật vẫn tiếp tục duy trì với hàng trăm ngôi chùa ở Quảng Ninh, trong đó có những ngôi chùa nổi tiếng như chùa Lôi Âm, chùa Long Tiên (Hạ Long), Linh Khánh (Trà Cổ), Hồ Thiên (Ðông Triều), Linh Quang (Quan Lạn)… Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, sự tàn phá của thiên nhiên và cả con người, hiện trên đất Quảng Ninh còn lại khoảng trên dưới 30 ngôi chùa nằm rải rác ở 8 huyện, thị, thành phố. Những người tôn thờ các tôn giáo khác cũng có nhưng không đông như tín đồ Ðạo Phật. Hiện có 27 nhà thờ Ky Tô giáo của 9 xứ thuộc 41 họ đạo nằm ở 8 huyện, thị xã, thành phố. Số giáo dân khoảng hơn một vạn người. Tín đồ đạo Cao Ðài hiện có khoảng vài chục người. Tín ngưỡng phổ biến nhất đối với cư dân sống ở Quảng Ninh là thờ cúng tổ tiên, thờ các vị tướng lĩnh nhà Trần có công với dân với nước, các vị Thành Hoàng, các vị thần (sơn thần, thuỷ thần), thờ các mẫu (Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải)… 3. Tiềm năng phát triển kinh tế- xã hội: 4 3.1. Lợi thế so sánh: Quảng Ninh có 09 cái nhất của Quảng Ninh so với các địa phương khác trong cả nước: - Tỉnh duy nhất của Việt Nam hội tụ đầy đủ các điều kiện tự nhiên cho phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội mang tính đặc trưng của Việt Nam như: rừng - tài nguyên - biển - du lịch - biên giới, thương mại… - Có điều kiện thông thương với Trung Quốc tốt nhất Việt Nam qua hệ thống các cửa khẩu trên đất liền và trên biển. - Trung tâm số một Việt Nam về tài nguyên than đá, công nghiệp điện, xi măng, vật liệu xây dựng. - Có điều kiện tốt nhất cho phát triển du lịch: Biển và văn hóa tâm linh (Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Yên Tử, Cửa Ông, Vân Đồn…) - Tỉnh có chiều dài đường biển lớn nhất 250km với hơn 2000 hòn đảo, chiếm 2/3 số đảo của cả nước, trong đó trên 1000 đảo đã có tên. - Tỉnh duy nhất có 4 thành phố trực thuộc tỉnh (Hạ Long, Móng Cái, Uông Bí, Cẩm Phả) và 01 thị xã (Quảng Yên). - Tỉnh tập trung đông nhất công nhân mỏ có thu nhập cao là thị trường đầy tiềm năng cho các nhà cung cấp, phân phối hàng hóa. - Tỉnh duy nhất được Chính phủ phê duyệt xây dựng khu kinh tế Vân Đồn theo định hướng trở thành trung tâm du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao, trung tâm thương mại và tài chính quốc tế bào gồm các khu tài chính ngân hàng quốc tế, khu phi thuế quan, thương mại; một trong những đầu mối giao thông quốc tế, dịch vụ hàng không, hàng hải. - Là tỉnh hoàn thành sớm nhất đề án cải cách hành chính của Chính phủ, hiện đang triển khai thực hiện Chính phủ điện tử để đẩy mạnh hơn nữa cải cách thủ tục hành chính. 3.2. Vị trí địa chiến lược: Quảng Ninh có vị trí địa chiến lược về chính trị, kinh tế, quân sự và đối ngoại; với điều kiện tự nhiên phong phú đa dạng. Quảng Ninh nằm trong khu vực hợp tác “Hai hành lang, một vành đai” kinh tế Việt - Trung; Hợp tác liên vùng Vịnh Bắc Bộ mở rộng, cầu nối ASEAN - Trung Quốc, Hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore… Tỉnh có diện tích đất trên 6.100 km 2 (diện tích biển tương đương đất liền với 2.077 hòn đảo đá, đất). Có đường biên giới trên bộ (118,825 5 km) và trên biển (trên 191 km) với Trung Quốc, có dải bờ biển dài 250 km. Là tỉnh duy nhất cả nước có 4 thành phố trực thuộc. có 3/28 KKT cửa khẩu (Móng Cái, Hoành Mô, Bắc Phong Sinh) và 01/15 KKT ven biển (Vân Đồn); có 4 cảng khẩu trên biển (Cẩm Phả, Cái Lân, Hòn Gai, Vạn Gia); là tỉnh duy nhất có 4 thành phố trực thuộc, tỷ lệ đô thị hóa cao 55%; tiếp giáp với vùng duyên hải Nam Trung Quốc - nơi đang được đầu tư phát triển để trở thành các "cực tăng trưởng" chính trong khu vực quanh Vịnh Bắc Bộ với các cảng biển, các trung tâm kinh tế lớn Đông Hưng, Phòng Thành, Khâm Châu, Bắc Hải (Quảng Tây), Trạm Giang (Quảng Đông) và Tam Á (Hải Nam). Với vị trí địa chiến lược nêu trên, hiện Quảng Ninh có 02 khu kinh tế là Vân Đồn và Móng Cái. Khu kinh tế Vân Đồn, tổng diện tích khoảng 2.171 km 2 , diện tích đất tự nhiên 551 km 2 , có vị trí đắc địa, nằm trong Vịnh Bái Tử Long, với nhiều loài động, thực vật quý hiếm (hơn 80 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam). Nằm trên tuyến hàng hải quốc tế sôi động, từng là thương cảng đầu tiên của Việt Nam (thời Nhà Lý - thế kỷ XII) và 2 lần Bác Hồ đến thăm (1959, 1962). Khu kinh tế Móng Cái, tổng diện tích khoảng 1.211 km 2 (đất liền 661 km 2 ); là vùng đất đặc biệt, có điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng (đất đai, rừng, núi, sông hồ, biển, đảo, bãi biển Trà Cổ dài nhất Việt Nam - 17 km). Là KKT cửa khẩu trên bộ duy nhất ở Việt Nam có cảng biển, bên cạnh Trung Quốc (thị trường rộng lớn, dễ tính). Là KKT cửa khẩu thành công nhất cả nước (năm 2011, kim ngạch XNK đạt khoảng 6 tỷ USD, chiếm gần 7% cả nước, số người qua lại nhiều nhất trong các cửa khẩu Việt Nam với trên 3,3 triệu lượt/năm); đã thí điểm thành công chính sách mở cửa biên giới năm 1990 3.3. Tiềm năng phát triển du lịch: Quảng Ninh có hơn 600 danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử; hội tụ đầy đủ các yếu tố tự nhiên: Rừng, núi, nước non, biển đảo, sông hồ đặc biệt có Vịnh Hạ Long 2 lần được UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên thế giới và vừa được vinh danh là Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới; là cơ hội để phát triển dịch vụ du lịch và tiến đến phát triển công nghiệp văn hóa - giải trí. Quần thể Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long là nguồn tài nguyên du lịch nổi bật, độc đáo vào bậc nhất cả nước và thế giới, với hơn 2.077 hòn đảo (chiếm 2/3 số đảo của cả nước) 2 . 2 Nguồn: Dư Địa chí Quảng Ninh, Tập 1. 6 Khu quần thể di tích Nhà Trần, Di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử, Quần thể di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng, Di tích và danh thắng núi Bài Thơ, Thương cảng Vân Đồn, Đền Cửa Ông Cùng với tiềm năng du lịch sinh thái rừng, biển hết sức phong phú, với dải bờ biển dài, nhiều bãi biển tự nhiên độc đáo 3 ; hệ thống rừng ngập mặn đặc sắc, phong phú và nhiều hồ nước ngọt lồng ghép với chuỗi đồi, núi nhấp nhô là những sản phẩm du lịch hấp dẫn. Hiện nay, Quảng Ninh đã bước đầu hình thành 4 trung tâm du lịch trọng điểm là: Trung tâm du lịch văn hóa tâm linh và di tích lịch sử (Khu Yên Tử - Bạch Đằng - Lăng mộ các vua Trần); Trung tâm du lịch Di sản thiên thiên - Kỳ quan thế giới (Vịnh Hạ Long - Bái Tử Long); Trung tâm du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao (Vân Đồn) và Trung tâm du lịch thương mại biên giới (Móng Cái) Hàng năm, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều lễ hội truyền thống, tiêu biểu như: Lễ hội Yên Tử, Lễ hội Bạch Đằng, Lễ hội Thập Cửu Tiên Công, Lễ hội Đền Cửa Ông, Lễ hội Chùa Long Tiên, Lễ hội Đình Trà Cổ, Lễ hội Quan Lạn; Lễ hội Carnaval Hạ Long… Từ huyện Đông Triều đến thành phố cửa khẩu Móng Cái đều có danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu. Những năm qua, khách du lịch đến Quảng Ninh tăng cao (năm 2011, đạt hơn 6 triệu lượt khách, gấp 3,5 lần năm 2001, trong đó số lượt khách quốc tế đạt 2,5 triệu lượt, chiếm 38% khách quốc tế đến Việt Nam). Những tiềm năng, lợi thế nổi trội đã giúp Quảng Ninh hội tụ đủ các nhân tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà để có thể phát triển toàn diện các lĩnh vực, đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế sâu rộng. 3.4. Tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên than đá của Quảng Ninh lớn nhất nước ta, kéo dài từ Phả Lại (Hải Dương) phía Tây, đến Vạn Hoa (Quảng Ninh) phía Đông với diện tích phân bố khoáng sản 1.300 km 2 . Trầm tích chứa than dày từ 1.800 đến 2.000 mét với 29 vỉa than công nghiệp uốn lượn theo dạng hình sin. Đã có 5 vùng than lớn khai thác từ hơn 100 năm nay với hai phương pháp lộ thiên và hầm lò. Đó là các vùng Mạo Khê, Cẩm Phả, Kế Bào, Bảo Đài và Hòn Gai. Theo tính toán của Cục Địa Chất năm 1994, trữ lượng than tự nhiên của Quảng Ninh khoảng 12 tỷ tấn. Trong đó tổng trữ lượng đã thăm dò, tìm kiếm và khai thác là 3 tỷ 633 triệu tấn. Hầu hết các mỏ than Quảng Ninh thuộc loại than ăng-tơ-ra-xít, ít tro và năng suất tỏa nhiệt cao. Phân tích sự cấu thành trung bình của than Quảng Ninh sẽ thấy các thành phần như sau : 3 Các bãi biển: Trà Cổ, Vĩnh Thực (Móng Cái), Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Cô Tô, Bãi Cháy 7 Các chất dễ bay hơi : 7 đến 9 % Tro : 4 đến 19 % Các-bon cố định : 80 đến 90 % Lưu huỳnh : dưới 0,5 % Năng suất tỏa nhiệt : 7.350 đến 8.200 ca-lo. Than Quảng Ninh từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường thế giới. Pôn Muy-ni-ê (Paul Munier) một ký giá phương Tây đã viết bài “Tham quan miền đất đen” trên tập san Đông Dương, số 50, ngày 16-6-1941, đã nhận xét về than Quảng Ninh như sau : “Than ở vùng mỏ kỳ lạ này là một thứ than đặc biệt tốt. Đó là một thứ than gầy rất thuần khiết và rất rắn, có từ 80 – 90 % than cố định. Than này còn thuần khiết hơn cả loại than tốt nhất của nước Anh”. Chính vì vậy, ngay dưới chế độ thực dân Pháp, than Quảng Ninh đã được “tất cả các thị trường nổi tiếng đều mở cửa đón chào” (4) và đã có 40 nước nhập khẩu than Quảng Ninh lúc đó. Bên cạnh bể than nổi tiếng, có giá trị kinh tế lớn, về kim loại có antimon đầy triển vọng, phân bố chủ yếu trong đới đứt gãy sâu Yên Tử-Tấn Mài. Đến nay đã phát hiện được 40 mạch quặng antimon, mạch lớn nhất có chiều dài từ 200-300 m, dày 0,7-0,8 m, rộng 20-70 m. Thành phần chủ yếu của mạch quặng là thạch anh, antimon, pi-rit và sulfua. Trong quặng antimon còn phát hiện dấu hiệu của vàng. Inmetit-titan cũng là khoáng vật được chú ý ở Quảng Ninh. Chúng phân bố chủ yếu trong các bãi cát ven biển từ Đầm Hà đến Móng Cái, trong đó ti-tan tập trung ở ba khu vực chính là Hà Cối, Bình Ngọc, Trà Cổ và quanh đảo Vĩnh Thực. Các hợp kim ti-tan, ô-xít ti-tan được sử dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp : sơn thủy tinh, thuộc da, kính, cao su, thép, chế tạo máy bay, tàu thủy, ô tô … Tài nguyên kim loại Quảng Ninh còn có các mỏ sắt ở Kế Bào, Việt Hưng, Đồng Đăng ; mỏ vàng ở Tiên Yên, Pình-Hồ, Cái Bầu ; mỏ thủy ngân ở Đồng Mỏ-Tiên Yên ; mỏ chì, kẽm, đồng rải rác trong một số địa phương. Quảng Ninh cũng là nơi rất giàu tài nguyên để sản xuất các loại vật liệu chịu lửa. Nguyên liệu chịu lửa chia làm hai nhóm : nhóm sản xuất alumin và nhóm sản xuất silic và manhetit. Nhóm sản xuất alumin tập trung ở khu vực miền Đông của tỉnh với ba trường quặng lớn, trong đó có mỏ cao lanh Tấn Mài pyrophilit ở Hải Hà là lớn nhất. Nguyên liệu gốm sứ thủy tinh ở Quảng Ninh cũng là một tài nguyên không nhỏ, đã được khai thác từ lâu và đem lại hiệu quả kinh tế. Nguyên liệu gốm sứ 4 Xem Les Charbonnages du Đông Triều. NXB Viễn Đông, Hà Nội, 1942 8 phân bố ở hai đầu cực phía Đông và phía Tây của tỉnh với các mỏ Kim Tinh, Vĩnh Thực (Móng Cái) và Việt Dân, Yên Thọ (Đông Triều) với trữ lượng dự báo mỗi mỏ có từ 4 triệu đến 26 triệu tấn. Nguyên liệu thủy tinh với hai mỏ cát trắng Vân Hải (Vân Đồn) và Vĩnh Thực (Móng Cái). Mỏ cát Vân Hải là lớn nhất, phân bố trên diện tích 28 km2, nằm lộ trên mặt đảo bốn tầng cát công nghiệp : cát trắng, cát trắng sữa, cát trắng tạp và cát đen. Thành phần khoáng chất chủ yếu có thạch anh, limonit, manhetic và có vàng sa khoáng. Trữ lượng tài nguyên dự báo là 13.900 ngàn tấn. Một loại tài nguyên dồi dào, trữ lượng lớn nhưng chưa được khai thác bao nhiêu ở Quảng Ninh, là vật liệu xây dựng với hàng trăm mỏ đá vôi và mỏ sét, phân bố hầu khắp trên địa bàn toàn tỉnh với trữ lượng hàng tỷ tấn. Tài nguyên động, thực vật: Theo cuốn “Quảng Ninh đất và người”, Nhà xuất bản Lao động- xã hội, Hà Nội, năm 1995, từ xa xưa, Quảng Ninh đã nổi tiếng là nơi có động thực vật phong phú, trong đó có nhiều loại quý hiếm mà sử sách đã ghi chép. Về thực vật, trong quyển Dư địa chí viết cách đây hơn 600 năm, Nguyễn Trãi đã khẳng định ở vùng biển Quảng Ninh có loại cây quý hiếm là trầm ngư. “Trầm ngư là tên gỗ, mọc ở biển nước mặn, các loài cá lấy đuôi quẫy vào, người địa phương dùng nấu nước uống có thể trừ khí lam chướng”. Trong Vân đài loại ngữ, Lê Quý Đôn nói rằng ở Quảng Ninh có các loại gỗ quý như gỗ lim, gỗ sến, gỗ nghiến. Gỗ nghiến, thớ gỗ có hình chim sẻ. Các loại gỗ này tuyệt nhiên không mọt. Cung thất, đền chùa, ghe thuyền, đồ đạc đều dùng thứ gỗ này. Về động vật, sách Đại Thanh nhất thống chí viết trong biển Vân Đồn “Có hạt châu, năm nào đêm trung thu có trăng sáng thì năm ấy có hạt châu”. Đại Việt sử ký toàn thư chép trong vùng núi Tam Trĩ (Ba Chẽ) có voi trắng. Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn thì cho rằng ở huyện Nghiêu Phong (Hoành Bồ) và Vạn Ninh (Móng Cái) có ngọc trai, đồi mồi, mật ong, cua bể. Trên vùng sinh thái ngập mặn, bãi triều, cửa sông thực vật Quảng Ninh gồm có các loại : sú, giá, cóc vàng, ô rô, tra, dứa dại, cốc kèn. Ở những bãi cát ven bờ, phi lao mọc thành rừng, ngày đêm ngân lên khúc nhạc du dương tâm tình với biển cả. Trên vùng gò đồi có độ cao 200 m, có nhiều loại gỗ có giá trị kinh tế như lim xanh, lim xẹt, sồi phẳng, dẻ quấng, dẻ cau, dẻ gai Ấn Độ, hà nu, trâm, chẹo, ngát, de rừng, quế, thông nhựa, thông mã vĩ. Vùng đồi từ 200 đến 500 m có táu mật, cà ổi Ấn Độ, sến đất, sau sau, trong đó có những loại gỗ được liệt vào hạng “tứ thiết”. Vùng núi cao từ 500 đến 1.000 m có loại thực vật đặc chủng là thông nàng bên cạnh giổi bà, giổi nhung, táu mật. Vùng núi đá vôi có vàng anh, thị đen, kim giao, 9 sồi lá tròn, trường kẹn, táu mật, sến đất nhô lên chon von giữa thảm thực vật thân bám rậm rạp như dương xỉ, phong lan, huyết dụ. Bên cạnh thảm thực vật tự nhiên, Quảng Ninh còn có những cánh rừng nhân tạo trồng thông nhựa, bạch đàn, thông mã vĩ, sa mộc, đặc biệt có những cánh rừng trồng cây đặc sản như hồi, quế, trẩu tập trung ở các huyện Bình Liêu, Tiên Yên, Hải Hà, Đầm Hà và thị xã Móng Cái. Động vật ở Quảng Ninh, nhất là động vật rừng và biển cũng là tài nguyên có tiềm năng dồi dào, nhiều giống loài có tương lai phát triển. Động vật rừng, ở mỗi sinh cảnh khác nhau tồn tại các họ, loài động vật khác nhau. Ở những sinh cảnh rừng tự nhiên phần nào còn giữ được tính chất nguyên sinh như rừng Ba Mùn, Yên Tử, Quảng Nam Châu có các loài nai, hoẵng, khỉ, lợn rừng, sóc, chồn. Các loài hổ, báo, gấu, chó sói tuy vẫn còn nhưng lượng cá thể rất ít. Các loài bò sát có trăn đất, trăn hoa, rùa vàng, các loài chim có gà lôi, trĩ, niệc, đại bàng đất, yểng, vàng anh. Ở những sinh cảnh rừng núi đá các loại động vật thường gặp là khỉ, vượn, sơn dương, sóc, voọc, tắc kè, trăn, rắn; các loài chim có cao cát, hồng hoàng, niệc hung,v.v Sinh cảnh bụi cây trảng cỏ thích hợp với các loại hoẵng, lợn rừng, cầy, cáo, chuột, gà gô, gà rừng, bìm bịp, đa đa, chèo bẻo. Sinh cảnh rừng tre nứa có các loài dũi, chuột, sóc, lợn rừng, cầy hương, mèo rừng, khỉ vàng. Ở ven rừng tiếp giáp với đồng ruộng, nương rẫy có các loài chuột, nhím, hon, thỏ rừng, lợn rừng. Tài nguyên biển, Quảng Ninh là một trong rất ít những địa phương ở nước ta có tài nguyên biển cực kỳ đa dạng và phong phú. Tài nguyên biển Quảng Ninh có thể chia ra làm 3 loại: động vật và thực vật trên cạn dưới nước, tài nguyên du lịch, kinh tế cảng biển, trong đó có loại tài nguyên càng khai thác, càng phát triển, nguồn lợi càng lớn, không bao giờ cạn kiệt. Biển Quảng Ninh có điều kiện tự nhiên thích hợp với hầu hết các giống loài hải sản sinh sản và phát triển. Với nhiệt độ không thay đổi nhiều giữa các mùa, mùa lạnh trung bình từ 16 đến 17 0 , mùa nóng lúc cao từ 28 đến 30 0 , lúc thấp là 24 0 , đã tạo nên khí hậu biển quanh năm ôn hòa. Nồng độ muối biển Quảng Ninh so với các vùng biển khác khá cao, từ 23 đến 34,5 %. Biên độ thủy triều lớn nhưng biển có đảo che chắn nên hầu như không có sóng, quanh năm yên tĩnh. Sự hình thành rừng đảo đá phân bố dầy đặc trên diện tích 1.500 km 2 của vịnh Hạ Long, khiến cho biển Quảng Ninh như cái ao chuôm khổng lồ, thích hợp với nhiều loài động vật biển sinh sống. Ở các vùng biển khác, cá đáy, cá lớn, cá dữ sống xa bờ, ở chỗ biển sâu, thuận tiện cho chúng ẩn nấp và kiếm mồi. 10 . BÀI DỰ THI TÌM HIỂU “QUẢNG NINH 50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN” Câu hỏi 1: Hãy nêu khái quát đặc điểm tự nhiên, xã hội và những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Quảng Ninh? 1. Điều kiện. 06/11/1978 10 Lực lượng Công an nhân dân vũ trang Quảng Ninh 19/12/1979 11 Đại đội 6, Công an nhân dân vũ trang Quảng Ninh 19/12/1979 12 Đồn 209 (Pò Hèn), Công an nhân dân vũ trang tỉnh Quảng Ninh Lần 1: 19/12/1979 Lần. số 50, ngày 16-6-1941, đã nhận xét về than Quảng Ninh như sau : “Than ở vùng mỏ kỳ lạ này là một thứ than đặc biệt tốt. Đó là một thứ than gầy rất thuần khiết và rất rắn, có từ 80 – 90 % than

Ngày đăng: 05/02/2015, 06:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan