BAI TAP CO BAN, NANG CAO DONG HOC CHAT DIEM

8 917 1
BAI TAP CO BAN, NANG CAO DONG HOC CHAT DIEM

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài tập tự luận Vật Lí 10 Động Học Chất Điểm Phần một: CƠ HỌC Chương I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM. Bài 1: Một xe chạy trên đường thẳng trong 5 giờ, 2 giờ đầu xe chạy với vận tốc trung bình 60km/h, 3 giờ sau xe chạy với vận tốc trung bình 40km/h. Tính vận tốc trung bình của xe trong suốt thời gian chuyển động. ĐS: v tb = 48km/h Bài 2: Một xe đạp đi nửa đoạn đường đầu tiên với vận tốc trung bình v 1 = 12km/h và nửa đoạn đường sau với vận tốc trung bình v 2 = 20km/h. Tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường. ĐS: v tb = 15km/h Bài 3: Một ô tô đi với vận tốc 60km/h trên nửa đầu đoạn đường AB. Trong nửa đoạn đường còn lại, ô tô đi nửa thời gian đầu với vận tốc 40km/h và nửa thời gian sau với vận tốc 20km/h. Tìm vận tốc trung bình của ô tô trên cả quãng đường AB. ĐS: v tb = 40km/h Bài 4: Một ôtô và một môtô chuyển động thẳng đều trên cùng một đường thẳng. Nếu hai xe đi ngược chiều thì sau 10 phút khoảng cách giữa chúng giảm đi 15km. Nếu hai xe đi cùng chiều thì sau 10 phút khoảng cách giữa chúng chỉ giảm 5km. Tính vận tốc của mỗi xe. ĐS: v 1 = 60km/h, v 2 = 30km/h Bài 5: Lúc 6h sáng hai ô tô khởi hành từ hai địa điểm A và B cách nhau 150km, chuyển động thẳng đều theo hướng đi tới gặp nhau với các vận tốc 40km/h và 60km/h. Hỏi hai ô tô sẽ gặp nhau lúc nào và ở đâu. Giải bài toán bằng phương pháp đại số và bằng phương pháp đồ thị. ĐS: Hai xe gặp nhau tại nơi cách A 60km vào lúc 7h30phút sáng. Bài 6: Một mô tô khởi hành từ một địa điểm A, chuyển động thẳng đều với vận tốc 40km/h, đi về phía địa điểm B cách A 30km. Cùng lúc đó một xe máy khởi hành từ B, chuyển động đều theo cùng chiều với xe mô tô, với vận tốc 20km/h. a) Lập phương trình chuyển động của hai xe và tìm thời điểm, vị trí hai xe gặp nhau. b) Tính quãng đường mỗi xe đi được cho đến khi gặp nhau. ĐS: a) x 1 = -30 + 40t, x 2 = 20t hoặc x 1 = 40t, x 2 = 30 + 20t;hai xe gạp nhau sau khi khởi hành 1h30phút tại vị trí cách B một khoảng 30km theo chiều chuyển động; b) s 1 = 60km, s 2 = 30km Bài 7: Từ hai địa điểm A và B cách nhau 100km có hai xe cùng khởi hành lúc 8h sáng, chạy ngược chiều nhau theo hướng đến gặp nhau. Xe khởi hành từ A có vận tốc v 1 = 30km/h và xe khởi hành từ B có vận tốc v 2 = 20km/h. a) Hai xe gặp nhau lúc nào và ở đâu? b) Nếu xe khởi hành từ B lúc 6h sáng, sớm hơn xe A 2h thì hai xe gặp nhau lúc nào và ở đâu? ĐS: a) cách A 60km, lúc 10h sáng; b) cách A 36km, lúc 9h12phút Bài 8: Lúc 7h sáng một xe khởi hành từ một điểm A, chuyển động đều với vận tốc v 1 = 36km/h đi về phía điểm B, cách A 3,6km. Nửa phút sau, một xe thứ hai khởi hành từ điểm B đi về phía A với vận tốc v 2 = 18km/h. a) Tìm thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau. b) Tìm thời điểm và vị trí hai xe khi chúng cách nhau 2250m. c) Vẽ đồ thị tọa độ của hai xe trên cùng một hệ trục tọa độ. 1 Bài tập tự luận Vật Lí 10 Động Học Chất Điểm ĐS: a) lúc 7h 4phút 10s, tại vị trí cách A 2500m b) xe 1 cách A x 1 = 4000m, xe 2 cách A x 2 = 1750m hoặc x 1 = 1000m, x 2 = 3250m Bài 9: Một xe khởi hành từ địa điểm A lúc 6h sáng đi tới địa điểm B cách A 110km, chuyển dộng thẳng đều với vận tốc 40km/h. Một xe khác khởi hành từ B lúc 6h 30 phút sáng đi về A, chuyển động thẳng đều với vận tốc 50km/h. a) Tìm vị trí mỗi xe và khoảng cách giữa chúng lúc 7h và lúc 8h sáng. b) Hai xe gặp nhau lúc nào và ở đâu. ĐS: a) lúc 7h, xe khởi hành từ A cách A 40km, xe B cách A 85km; hai xe cách nhau 45km; lúc 8h, xe khởi hành từ A cách A 80km, xe B cách A 45km; hai xe cách nhau 35km b) hai xe gặp nhau tại nơi cách A 60km, lúc 7h30 phút sáng Bài 10: Xe 1 chuyển động thẳng đều với vận tốc 36km/h. Lúc 9h xe này có vị trí ở A và đi về B. Lúc 9h30 phút, xe 2 chuyển động thẳng đều với vận tốc 54km/h vừa tới B và đi về A. Cho AB = 108km. a) Lập phương trình chuyển động của hai xe với gốc tọa độ, gốc thời gian và chiều dương tùy chọn. Suy ra lúc và nơi hai xe gặp nhau. b) Giải bài toán bằng đồ thị (x-t) ĐS: hai xe gặp nhau tại nơi cách A 54km, lúc 10h30 phút Bài 11: Một xe đi trên quãng đường AB dài 110km, có đồ thị tọa độ - thời gian như hình vẽ. Trong đó x A = 80km, x B = -30km, t 1 = 0,5h, t 2 = 2,5h, t 3 = 3,25h, t 4 = 4,25h, t 5 = 5,5h. Gốc thời gian là lúc 6h sáng. Hãy nêu các thông tin về chuyển động của xe đó Bài 12: Lúc 6h sáng, một người đi xe đạp chuyển động đều với vận tốc 12km/h gặp một người đi bộ đi ngược chiều, chuyển động đều với vận tốc 4km/h trên cùng đoạn đường thẳng. Lúc 6h30 phút người đi xe đạp dừng lại để nghỉ 30 phút, sau đó anh ta quay trở lại đuổi theo người đi bộ với vận tốc như trước. Hãy xác định thời điểm và vị trí người đi xe đạp đuổi kịp người đi bộ. ĐS: lúc 8h15 phút, tại nơi cách chỗ gặp ban đầu 9km. Bài 13: Hai xe ô tô đi theo hai con đường vuông góc, xe A đi về hướng tây với vận tốc 50km/h, xe B đi về hướng nam với vận tốc 30km/h. Lúc 8h, A và B còn cách giao điểm của hai đường lần lượt là 4,4km và 4km và tiến về phía giao điểm. Xác định thời điểm mà khoảng cách giữa hai xe: a) nhỏ nhất b) bằng khoảng cách lúc 8h. ĐS: a) lúc 8h 6 phút; b) lúc 8h 12 phút. Bài 14: Lúc 6h, một ô tô đi từ A về B với vận tốc 60km/h, xe nghỉ lại tại B 40 phút rồi đi tiếp về C với vận tốc 75km/h. a) Viết phương trình chuyển động của ô tô trên từng đoạn đường và vẽ đồ thị b) Ô tô tới C lúc mấy giờ? c) Một xe máy xuất phát từ C lúc 7h và đi về phía B với vận tốc 70km/h. Viết phương trình chuyển động của xe máy và vẽ đồ thị. d) Xe máy gặp ô tô vào thời điểm nào và ở đâu? Cho biết các khoảng cách là AB = 140km, BC = 50km. 2 x(km) x A x B O t 1 t 2 t 3 t 4 t 5 t(h) Bài tập tự luận Vật Lí 10 Động Học Chất Điểm ĐS: ô tô tới C lúc 9h40 phút; hai xe gặp nhau lúc 8h tại vị trí cách A 120km Bài 15: Một vật đi một phần đường trong thời gian t 1 với vận tốc trung bình v 1 , đi phần còn lại trong thời gian t 2 với vận tốc trung bình v 2 . Tìm vận tốc trung bình v của vật trên cả quảng đường. Trong trường hợp nào vận tốc trung bình v bằng trung bình cộng của hai vận tốc v 1 và v 2 . ĐS: 1 1 2 2 1 2 v t v t v t t + = + ; t 1 = t 2 Bài 16: Một ô tô đang chuyển động đều trên con đường nằm ngang với vận tốc 36km/h thì xuống dốc và chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,1m/s 2 ; vận tốc của ô tô khi xuống hết dốc là 72km/h. Tính chiều dài của dốc và thời gian xuống dốc. ĐS: s = 1500m, t = 1 phút 40 giây Bài 17: Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều đi được những đoạn đường s 1 = 24m và s 2 = 64m trong hai khoảng thời gian liên tiếp bằng nhau là 4s. Xác định vận tốc ban đầu và gia tốc của vật ĐS: v 0 = 1m/s; a = 2,5m/s 2 Bài 18: Một xe chuyển động nhanh dần đều trên hai đoạn đường liên tiếp bằng nhau 100m lần lượt hết 5s và 3,5s. Tính gia tốc của xe. ĐS: 2m/s 2 Bài 19: Chứng tỏ rằng vận tốc trung bình của một vật chuyển động thẳng biến đổi đều giữa hai thời điểm có các vận tốc tức thời v 1 , v 2 là: v tb = 1 2 2 v v+ Bài 20: Một vật chuyển động thẳng theo phương trình x = 4t 2 + 20t (cm ; s) a) Tính quãng đường vật đi được từ t 1 = 2s đến t 2 = 5s. Suy ra vận tốc trung bình trong khoảng thời gian này. b) Tính vận tốc lúc t = 3s. ĐS: a) 144cm; 48cm/s; b) 44cm/s Bài 21: Đồ thị vận tốc – thời gian của ba vật chuyển động có dạng như hình vẽ. a) Nêu tính chất của mỗi chuyển động. b) Lập các phương trình vận tốc, phương trình đường đi của mỗi chuyển động. Bài 22: Một ô tô đang đi với vận tốc 36km/h thì tăng tốc, chuyển động nhanh dần đều, sau 20s đạt được vận tốc 50,4km/h a) Tìm vận tốc của xe sau 45s b) Sau bao lâu xe đạt được vận tốc 54km/h c) Vẽ đồ thị vận tốc của xe. ĐS: a) 19m/s; b) 25s Bài 23: Chuyển động của một vật có đồ thị vận tốc – thời gian như hình vẽ. a) Nêu tính chất của mỗi giai đoạn chuyển động của vật đó. Tính gia tốc, lập phương trình vận tốc và phương trình chuyển động của vật trong mỗi giai đoạn. b) Tính quãng đường mà vật đi được cho đến khi vật dừng lại. ĐS: a) a 1 = 0; a 2 = 3m/s 2 ; a 3 = -2m/s 2 v 1 = 10m/s; v 2 = 10 + 3( t – 10 ); v 3 = 40 – 2( t – 20 ) 3 . . . . . . . 2 4 6 8 2 4 6 v(m/s) t(s) (1) (2) (3) v(m/s) t(s) A B C D 10 20 40 10 40 0 Bài tập tự luận Vật Lí 10 Động Học Chất Điểm x 1 = 10t; x 2 = 100 + 10(t – 10) + 2 ( 10) 3 2 t − ; x 3 = 350 + 40(t – 20) – (t – 20) 2 ; b) s = 750m Bài 24: Một đoàn tàu vào ga đang chuyển động với vận tốc 10m/s thì hãm phanh, chuyển động chậm dần đều, sau 20s vận tốc còn 18km/h. a) Sau bao lâu kể từ lúc hãm phanh thì tàu dừng hẳn? b) Tính vận tốc của tàu khi hãm phanh được 35s c) Vẽ đồ thị vận tốc của tàu ĐS: a) 40s; b) 1,25m/s Bài 25: Thang máy của một tòa nhà cao tầng chuyển động đi xuống theo ba giai đoạn liên tiếp. Giai đoạn 1: chuyển động nhanh dần đều, không có vận tốc đầu và sau 12,5m thì đạt vận tốc 5m/s. Giai đoạn 2: chuyển động đều trên đoạn đường 25m tiếp theo. Giai đoạn 3: chuyển động chậm dần đều để dừng lại cách nơi khởi hành 50m. a) Lập phương trình chuyển động của mỗi giai đoạn. b) Vẽ các đồ thị vận tốc – thời gian của mỗi giai đoạn chuyển động. ĐS: x 1 = 0,5t 2 ; x 2 = 12,5 + 5(t – 5); x 3 = 37,5 + 5(t – 10) – 0,5(t – 10) 2 Bài 26: Một viên bi được thả cho lăn không có vận tốc ban đầu trên một mặt phẳng nghiêng, chuyển động thẳng nhanh dần đều, sau 4s đi được 80cm. a) Tính vận tốc và quãng đường đi được sau 6s. b) Tính quãng đường viên bi đi được trong giây thứ sáu. ĐS: a) 180cm; b) 55cm Bài 27: Một vật chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu v 0 = 36km/h. Trong giây thứ tư kể từ lúc vật bắt đầu chuyển động vật đi được 13,5m. Tìm gia tốc của vật và quãng đường đi được sau 8s. ĐS: 1m/s 2 ; 112m Bài 28: Một vật bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu và đi được quãng đường s trong t giây. Tính thời gian đi ¾ đoạn đường cuối. ĐS: t/2 Bài 29: Từ trạng thái đứng yên, một vật chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a và đi được quãng đường s trong thời gian t. Hãy chia quãng đường đó ra làm hai phần sao cho vật đi hai phần đó trong hai khoảng thời gian bằng nhau. ĐS: s/4 và 3s/4 Bài 30: Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc a từ trạng thái đứng yên và đi được quãng đường s trong thời gian t. Hãy tính: a) thời gian vật đi hết 1m đầu tiên b) thời gian vật đi hết 1m cuối cùng ĐS: a) 2 a ; b) 2 ( 1)s s a − − Bài 31: Một người đứng trong sân ga nhìn đoàn tàu chuyển bánh nhanh dần đều. Toa thứ nhất đi qua trước mặt người ấy trong τ giây. Hỏi toa thứ n đi qua trước mặt người ấy trong bao lâu? Áp dụng τ = 6s; n = 7. ĐS: 1n n τ τ − − Bài 32: Một người đứng ở sân ga nhìn một đoàn tàu chuyển động chậm dần đều qua trước mặt. Người này thấy toa thứ nhất qua trước mặt mình trong thời gian 5s, toa thứ hai trong 4 Bài tập tự luận Vật Lí 10 Động Học Chất Điểm 45s. Khi đoàn tàu dừng lại thì đầu toa thứ nhất cách người ấy 75m. Tính gia tốc của đoàn tàu. ĐS: -0,16m/s 2 Bài 33: Một xe bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,5m/s 2 đúng lúc một xe thứ hai chuyển động thẳng đều với vận tốc 36km/h vượt qua nó. Hỏi lúc xe thứ nhất đuổi kịp xe thứ hai thì nó đã đi được quãng đường bao nhiêu, tính vận tốc của xe thứ nhất lúc đó. ĐS: 400m; 20m/s Bài 34: Cùng một lúc một ô tô và một xe đạp khởi hành từ hai điểm A và B cách nhau 120m và chuyển động cùng chiều, ô tô đuổi theo xe đạp. Ô tô bắt đầu rời bến chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,4m/s 2 , xe đạp chuyển động thẳng đều. Sau 40s ô tô đuổi kịp xe đạp. Xác định vận tốc của xe đạp và khoảng cách giữa hai xe sau thời gian 60s ĐS: 5m/s; 300m Bài 35: Lúc 6h sáng một ô tô khởi hành từ địa điểm A đi về phía địa điểm B cách A 300m, chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,4m/s 2 . 10s sau một xe đạp chuyển động thẳng đều từ B đi cùng chiều với ô tô. Lúc 6h50s thì ô tô đuổi kịp xe đạp. Tính vận tốc của xe đạp và tìm khoảng cách hai xe lúc 6h1phút ĐS: 5m/s; 170m Bài 36: Cùng một lúc ở hai địa điểm cáh nhau 300m có hai ô tô đi ngược chiều. Xe đi từ A có vận tốc ban đầu 20m/s và chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 2m/s 2 ; còn xe đi từ B có vận tốc ban đầu 10m/s và chuyển động chậm dần đều với gia tốc -2m/s 2 . a) Tính khoảng cách giữa hai xe sau 5s b) Xác định thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau. ĐS: a) 150m; b) 10s, cách A 300m Bài 37: Một ô tô bắt đầu khởi hành từ A chuyển động thẳng nhanh dần đều về B với gia tốc 0,5m/s 2 . Cùng lúc đó, một xe thứ hai đi qua B cách A 125m với vận tốc 18km/h, chuyển động thẳng nhanh dần đều về phía A với gia tốc 30cm/s 2 . Tìm: a) Vị trí hai xe gặp nhau và vận tốc mỗi xe lúc đó. b) Quãng đường mỗi xe đi được kể từ lúc ô tô khởi hành từ A đến lúc hai xe gặp nhau. ĐS: a) cách A 39m; v 1 = 6,25m/s; v 2 = -8,75m/s; b) S 1 = 39m; S 2 = 86m Bài 38: Một xe đạp đang đi với vận tốc 7,2km/h thì xuống dốc chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,2m/s 2 . Cùng lúc đó một ô tô lên dốc với vận tốc ban đầu 72km/h chuyển động thẳng chậm dần đều với gia tốc 0,4m/s 2 . Chiều dài dốc là 570m. Xác định vị trí lúc hai xe gặp nhau và quãng đường ô tô đi được. ĐS: cách đỉnh dốc 150m; S = 420m Bài 39: Một vật được buông rơi tự do tại nơi có g = 9,8m/s 2 . a) Tính quãng đường vật rơi được trong 3s và trong giây thứ ba. b) Lập biểu thức quãng đường vật rơi được trong n giây và trong giây thứ n. ĐS: a) s 3 = 44,11m; 3 s∆ = 24,25m; b) s n = 2 1 2 gn ; 2 1 2 n n s g − ∆ = Bài 40: Một vật rơi tự do trong thời gian 10s. Tính thời gian vật rơi trong 10m đầu tiên và thời gian vật rơi trong 10m cuối cùng. Lấy g = 10m/s 2 ĐS: 1,41s và 0,1s 5 Bài tập tự luận Vật Lí 10 Động Học Chất Điểm Bài 41: Thả một hòn đá rơi từ miệng một cací hang xuống đến đáy. Sau 4s kể từ lúc bắt đầu thả thì nghe tiếng hòn đá chạm và đáy. Tính chiều sâu của hang. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 330m/s. Lấy g = 10m/s 2 . ĐS: 72m Bài 42: Một vật rơi tự do, trong giây cuối cùng rơi được một đoạn bằng ¾ toàn bộ độ cao rơi. Tính thời gian rơi của vật và độ cao vật đã rơi. Lấy g = 10m/s 2 ĐS: 20m Bài 43: Từ trên tầng cao của một tòa nhà cao tầng người ta thả rơi tự do một vật A. Một giây sau, ở tầng thấp hơn 10m, dọc theo phương chuyển động của vật A người ta buông rơi vật B. a) Sau bao lâu hai vật A và B sẽ đụng nhau. Tính vận tốc của hai vật lúc đó và qãng đường mà vật B đã đi được. b) Tính khoảng cách giữa hai vật A và B sau hai giây kể từ lúc vật A bắt đầu rơi. Lấy g = 10m/s 2 . ĐS: a) 1,5s; v A = 15m; v B = 5m/s; S A = 1,25m; b) 5m Bài 44: Các giọt nước rơi từ mái nhà xuống sau những khoảng thời gian bằng nhau. Giọt 1 chạm đất thì giọt 5 bắt đầu rơi. Tìm khoảng cách giữa các giọt kế tiếp nhau biết rằng mái nhà cao 16m, lấy g = 10m/s 2 . ĐS: s 12 = 7m; s 23 = 5m; s 34 = 3m; s 45 = 1m. Bài 45: Một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất mỗi vòng hết 90 phút. Vệ tinh bay ở độ cao 320km cách mặt đất. Tính vận tốc và gia tốc hướng tâm của vệ tinh. Cho biết bán kính Trái Đất là 6380km. ĐS: 28065km/h; 117065km/h 2 Bài 46: Một máy bay bổ nhào xuống mục tiêu rồi bay vọt lên theo một cung tròn bán kính R = 800m với vận tốc 600km/h. Tính gia tốc hướng tâm của máy bay. ĐS: 34,72m/s 2 Bài 47: Một vệ tinh nhân tạo, ở cách mặt đất 320km, chuyển động tròn đều quay quanh Trái Đất, mỗi vòng mất 4,5h. Tính vận tốc và gia tốc hướng tâm của vệ tinh. Cho biết bán kính Trái Đất là 6380km. ĐS: 2593m/s; 1,004m/s 2 Bài 48: Một đồng hồ có kim giờ dài 3cm, kim phút dài 4cm. So sánh tốc độ góc và tốc độ dài của hai đầu kim. (Coi chuyển động của các đầu kim là tròn đều) ĐS: 12 ; 16 p h p h v v ω ω = = Bài 49: Lúc 12 giờ trưa kim giờ và kim phút của đồng hồ trùng nhau. Lúc mấy giờ hai kim này sẽ: - vuông góc với nhau lần đầu - thẳng hàng với nhau lần đầu - trùng nhau lần thứ hai ĐS: 12h16ph22giây; 12h32ph43giây; 13h05ph24giây Bài 50: Hai điểm A và B nằm trên cùng một bán kính của một vô lăng đang quay đều, cách nhau 20cm. Điểm A ở phía ngoài có vận tốc v A = 0,6m/s, còn điểm B có vận tốc v B = 0,2m/s. Tính vận tốc góc của vô lăng và khoảng cách từ điểm B đến trục quay. ĐS: 2rad/s; 10cm Bài 51: Một vệ tinh của Trái Đất chuyển động tròn đều trên vòng tròn đồng tâm với Trái Đất có bán kính r = R + h với R = 6400km là bán kính Trái Đất và h là độ cao của vệ tinh so với 6 Bài tập tự luận Vật Lí 10 Động Học Chất Điểm mặt đất. Biết ở mặt đất gia tốc trọng trường là g 0 = 9,8m/s 2 , còn ở độ cao h gia tốc là g = 2 0 R g R h    ÷ +   , vận tốc dài của vệ tinh là 11000km/h. Tính độ cao h và chu kì quay của vệ tinh. ĐS: h = 36590km Bài 52: Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo coi như tròn bán kính R = 1,5.10 8 km, Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất theo một quỹ đạo xem như tròn bán kính r = 3,8.10 5 km. a) Tính quãng đường Trái Đất vạch được trong thời gian Mặt Trăng quay đúng một vòng ( 1 tháng âm lịch ). b) Tính số vòng quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất trong thời gian Trái Đất quay đúng một vòng ( 1 năm ) Cho chu kì quay của Trái Đất và Mặt Trăng là T Đ = 365,25 ngày; T T = 27,25 ngày. ĐS: a) 70,305.10 6 km; b) 13,4 vòng Bài 53: Trái Đất quay quanh trục Bắc – Nam với chuyển động đều mỗi vòng 24h. a) Tính tốc độ góc của Trái Đất b) Tính tốc độ dài của một điểm trên mặt đất có vĩ độ ϕ = 45 0 . Cho R = 6370km c) Một vệ tinh viễn thông quay trong mặt phẳng xích đạo và đứng yên đối với mặt đất ( vệ tinh địa tĩnh) ở độ cao h = 36500m. Tính tốc độ dài của vệ tinh. ĐS: a) 7,3.10 -5 rad/s; b) 327m/s; c) 3km/s Bài 54: Cho các dữ liệu sau: - Bán kính trung bình của Trái Đất: R = 6400km - Khoảng cách Trái Đất – Mặt Trăng : 384000km - Thời gian Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất: 2,36.10 6 s. Hãy tính: a) Gia tốc hướng tâm của một điểm ở xích đạo b) Gia tốc hướng tâm của Mặt Trăng trong chuyển động quanh Trái Đất. ĐS: a) 0,034m/s 2 ; b) 27.10 -4 m/s 2 Bài 55: Một hành khách ngồi trong một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 36km/h, nhìn qua cửa sổ thấy một đoàn tàu thứ hai dài 150m chạy song song ngược chiều và đi qua trước mặt mình hết 10s. Tìm vận tốc của đoàn tàu thứ hai. ĐS: 5m/s Bài 56: Một ô tô đang chạy với vận tốc 54km/h thì đuổi kịp một đoàn tàu đang chạy trên đường sắt song song với đường ô tô. Một hành khách ngồi trên ô tô nhận thấy từ lúc ô tô gặp đoàn tàu đến lúc vượt qua mất 10s. Đoàn tàu gồm 10 toa, mỗi toa dài 15m. Tìm vận tốc của đoàn tàu. ĐS: 10m/s Bài 57: Ô tô A chạy thẳng về hướng Tây với vận tốc 40km/h. Ô tô B chạy thẳng về hướng Bắc với vận tốc 60km/h. Hãy xác định vận tốc của ô tô B đối với người ngồi trên ô tô A. ĐS: 72,11km/h Bài 58: Hai xe ô tô chạy trên hai đường thẳng vuông góc nhau sau khi gặp nhau ở ngã tư, một xe chạy sang phía Đông, xe kia chạy lên phía Bắc với cùng vận tốc 40km/h. a) Tính vận tốc tương đối của xe thứ nhất so với xe thứ hai b) Ngồi trên xe thứ hai quan sát thì thấy xe thứ nhất chạy theo hướng nào c) Tính khoảng cách giữa hai xe sau nửa giờ kể từ khi gặp nhau ở ngã tư ĐS: 40 2 km/h; 20 2 km 7 Bài tập tự luận Vật Lí 10 Động Học Chất Điểm Bài 59: Ô tô chuyển động thẳng đều với vận tốc 54km/h. Một hành khách cách ô tô một đoạn a = 400m và cách đường một đoạn d = 80m. Hỏi người ấy phải chạy theo hướng nào với vận tốc nhỏ nhất là bao nhiêu để có thể đón được ô tô. ĐS: 10,8km/h Bài 60: Lúc trời không có gió, một máy bay bay với vận tốc không đổi 300km/h từ một địa điểm A đến một địa điểm B hết 2,2h. Khi bay trở lại từ B đến A gặp gió thổi ngược, máy bay phải bay hết 2,4h. Xác định vận tốc của gió. ĐS: 25km/h Bài 61: Một hành khách ngồi trên một toa xe đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 17,32m/s thấy các giọt nước mưa vạch trên cửa kính những đường thẳng nghiêng 30 0 so với phương thẳng đứng. Tính vận tốc rơi của các giọt mưa (coi là rơi thẳng đều theo hướng thẳng đứng đối với đất). Lấy 3 = 1,732 ĐS: 30m/s Bài 62: Một ô tô chạy với vận tốc 50km/h trong trời mưa. Mưa rơi theo phương thẳng đứng. Trên cửa kính bên của xe, các vệt mưa rơi làm với phương thẳng đứng một góc 60 0 . a) Xác định vận tốc của giọt mưa đối với xe ô tô b) Xác định vận tốc của giọt mưa đối với mặt đất. ĐS: a) 57,73km/h; b) 28,87km/h Bài 63: Trên một con sông chảy với vận tốc không đổi 0,5m/s, một người bơi ngược dòng 1km rồi ngay lập tức bơi quay trở lại về vị trí ban đầu. Hỏi thời gian bơi của người đó là bao nhiêu? Biết rằng, trong nước lặng người đó bơi với vận tốc 1,2m/s. Hãy so sánh với thời gian người đó có thể bơi được trong dòng sông lặng yên (không chảy). ĐS: 33,6min; 27,78min 8 . rơi được một đoạn bằng ¾ toàn bộ độ cao rơi. Tính thời gian rơi của vật và độ cao vật đã rơi. Lấy g = 10m/s 2 ĐS: 20m Bài 43: Từ trên tầng cao của một tòa nhà cao tầng người ta thả rơi tự do một. nhà cao 16m, lấy g = 10m/s 2 . ĐS: s 12 = 7m; s 23 = 5m; s 34 = 3m; s 45 = 1m. Bài 45: Một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất mỗi vòng hết 90 phút. Vệ tinh bay ở độ cao. kính Trái Đất và h là độ cao của vệ tinh so với 6 Bài tập tự luận Vật Lí 10 Động Học Chất Điểm mặt đất. Biết ở mặt đất gia tốc trọng trường là g 0 = 9,8m/s 2 , còn ở độ cao h gia tốc là g = 2 0 R g R

Ngày đăng: 04/02/2015, 23:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan