skkn một số biện pháp quản lý chuyên môn ở trường ptdtbt thcs số 2 nậm xây

24 680 0
skkn một số biện pháp quản lý chuyên môn ở trường ptdtbt thcs số 2 nậm xây

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĂN BÀN TRƯỜNG PTDTBT THCS SỐ 2 NẬM XÂY MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG PTDTBT THCS SỐ 2 NẬM XÂY  Người thực hiện: LÝ XUÂN TÙNG Chức vụ Phó hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường PTDTBT THCS số 2 Nậm Xây Tháng 3 năm 2013 Mục lục Nội dung chính Trang PHẦN A ĐẶT VẤN ĐỀ 3 PHẦN B NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN 4 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG I. Những thuận lợi của nhà trường để triển khai thực hiện các biện pháp quản lý chuyên môn, hoàn thành nhiệm vụ năm học. 7 II. Những khó khăn, trở ngại ảnh hưởng tới việc triển khai thực hiện các biện pháp quản lý chuyên môn, hoàn thành nhiệm vụ năm học. 7 CHƯƠNG III GIẢI PHÁP THỰC HIỆN I. Xây dựng quy chế chuyên môn, tổ chức các hoạt động chuyên môn theo quy chế. 10 II. Tham mưu với hiệu trưởng nhà trường, phân công nhiệm vụ, giao trách nhiệm, quy định quyền hạn của từng cá nhân, tổ chức trong nhà trường. 12 III. Giao công việc cụ thể tới từng cá nhân trong từng tháng, nghiệm thu hiệu quả công việc, xếp loại giáo viên từng tháng theo mưc độ hoàn thành công việc. 13 IV. Xây dựng kế hoạch chuyên môn, tổ chức thực hiện kế hoạch chuyên môn. 17 V. Tổ chức thực hiện các biện pháp, huy động số lượng, duy trì sĩ số học sinh. 18 VI. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, tổ chức thực hiện bồi dưỡng giáo viên. 21 VII. Xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém, tổ chức thực hiện phụ đạo học sinh yếu kém. 22 CHƯƠNG IV HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN 23 PHẦN C KẾT LUẬN 24 2 PHẦN A ĐẶT VẤN ĐỀ Thực hiện Chỉ thị số 2737/CT-BGDĐT về Nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2012 - 2013. Trong đó có nhiệm vụ ”Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý”. Trường PTDTBT THCS số 2 Nậm Xây gặp rất nhiều trở ngại, khó khăn bởi một số lý do sau: Nhà trường nằm trên địa bàn thôn Phù Lá Ngài, xã Nậm Xây cách trung tâm xã 7km đường đất. Có nhiệm vụ GD cấp THCS 4 thôn trên của xã Nậm Xây, dân cư 100% là dân tộc Mông, còn nhiều hủ tục lạc hậu như tảo hôn, mê tín dị đoan, thói quen canh tác du canh du cư, có nhiều tệ nạn XH như nghiện ma túy….Dẫn tới ý thức tham gia GD của người dân rất hạn chế. Cơ sở vật chất của nhà trường chưa được đầu tư xây dựng gì, do giao thông khó khăn. 100% là các nhà tạm, chưa đủ số phòng ở cho HS, không có nhà ăn, không có sân chơi, bãi tập….Nhà trường chưa có đồ dùng thiết bị dạy học. Đội ngũ nhà giáo có đủ về số lượng, cơ cấu bộ môn. Tuy nhiên là đội ngũ trẻ, kinh nghiệm công tác hạn chế. Đôi khi tư tưởng lập trường không vững vàng, không yên tâm công tác, chán nản trong công việc. Do đứng trước khó khăn, thử thách quá lớn của nhiệm vụ hiện tại. Chất lượng đội ngũ của nhà trường chưa cao, đặc biệt là sự hạn chế trong phương pháp giảng dạy, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới còn nhiều bất cập do năng lực trình độ giáo viên, do trình độ học sinh, do đồ dùng thiết bị dạy học không có. Chất lượng đầu vào của học sinh rất thấp, chất lượng thực tế của học sinh rất thấp so với yêu cầu. Trong các năm học trước chưa có một học sinh nào tham gia các kỳ thi học sinh giỏi, hay tham gia thi văn nghệ, thể thao do các cấp tổ chức. Thực tế còn có những học sinh đọc viết hạn chế, có những học sinh đi học thất thường, nghỉ học dài ngày do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khẳ năng nhận thức, tiếp thu tri thức của học sinh còn thấp do môi trường GD ở gia đình không có, chất lượng cuộc sống thấp kém. Kĩ năng giao tiếp, ứng sử của học sinh hạn chế, đặc biệt là học sinh nữ do bất đồng ngôn ngữ, nữ giới phải làm việc gia đình nhiều, không được tạo điều kiện cho đi học bằng nam giới. Cán bộ quản lý của nhà trường cũng là quản lý trẻ, thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý, chưa qua các lớp học về quản lý. Đứng trước các thử thách nêu trên, với cương vị là phó hiệu trưởng nhà trường, được bổ nhiệm ngày 24/8/2012, được hiệu trưởng nhà trường giao phụ trách quản lý chuyên môn. Sau khi lên nhận công tác, tôi đã mạnh dặn thực hiện một số biện pháp quản lý chuyên môn ở Trường PTDTBT THCS số 2 Nậm Xây, nhằm cải thiện phần nào tình hình của nhà trường, công tác chuyên môn của nhà trường hiện tại. Góp phần hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm năm học 2012 – 2013. 3 PHẦN B NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN Các khó khăn, hạn chế nêu trong phần đặt vấn đề là những thách thức lớn đối với nhà trường, đặc biệt là cá nhân tôi. Bởi mới được bổ nhiệm làm công tác quản lý, chưa từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, chưa nắm được hoạt động, nhiệm vụ, vai trò của người quản lý chuyên môn là như thế nào. Ngay trong thời gian đầu năm học, cá nhân tôi đã bước vào đọc nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của ngành như Luật giáo dục; Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường PT có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT- BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo); Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 28 /2009/TT-BGDĐT, ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo); Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú (Ban hành kèm theo Thông tư số 24 /2010/TT-BGDĐT, ngày 02 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo); Chỉ thị số 2737/CT-BGDĐT về Nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2012 – 2013; Thông báo số 117/TB-BGDĐT ngày 26/02/2009 của Bộ GDĐT về Hội thảo “Chỉ đạo, quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông”; Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ GDĐT; quản lý, phối hợp hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh theo Thông tư số 55/2011/TT- BGDĐT ngày 22/11/2011; Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo);… Các quy chế, chỉ thị, văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học, chuyên môn của Bộ GD&ĐT, của UBND tỉnh Lào Cai, của Sở GD&ĐT Lào Cai, của UBND huyện Văn Bàn, của Phòng GD&ĐT Văn Bàn. Qua tìm hiểu các văn bản, tôi đã xác định được một số thông tin rất hữu ích cho công tác quản lý chuyên môn của mình như: Khái niệm về quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý, nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt hiệu quả cao nhất. Quản lý giáo dục ở trường THCS được thực hiện trong phạm vi xác định của một đơn vị giáo dục nhà trường và thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Quản lý chuyên môn: Là hoạt động của chuyên môn nhằm tập hợp, tổ chức, huy động tối đa các nguồn lực để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Hiệu trưởng: Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ được Hiệu trưởng phân công; Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao; 4 Thay mặt Hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền; Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. Nắm vững chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, có hiểu biết về phong tục, tập quán các dân tộc thiểu số và đặc điểm tâm lý học sinh dân tộc của địa phương; Biết sử dụng ít nhất một tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương để giao tiếp với học sinh và cộng đồng; Phối hợp với chính quyền, các cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội ở địa phương trong quản lí, chăm sóc học sinh bán trú. Kết hợp giữu lý luận và tìm hiểu tình hình thực tế của nhà trường về giáo viên, học sinh, điều kiện cơ sở vật chất và đặc điểm kinh tế, xã hội, phong tục tập quán người dân. Tôi đã định hình ra vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của bản thân. Chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng và cấp trên về nhiệm vụ trong năm học 2012 – 2013 như sau: Phụ trách chuyên môn. Xây dựng kế hoạch chuyên môn, xây dựng kế hoạch phụ đạo HS yếu, bồi dưỡng HS giỏi, xếp thời khóa biểu. Thực hiện báo cáo, thống kê liên quan công tác chuyên môn, chất lượng giáo dục. Quản lý công tác Hành chính cơ quan. Quản lý hồ sơ HS, kiểm tra nhận xét kí duyệt sổ điểm , sổ đầu bài, sổ báo giảng, học bạ , danh sách tuyển sinh lớp 6. Cùng với Hiệu trưởng phối hợp với Ban đại diện Hội CMHS trong các hoạt động giáo dục của nhà trường. Tổ chức, quản lý, điều hành công tác dạy và học Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình, chất lượng dạy và học, tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh và các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ khác. Phụ trách hoạt động của tổ chức đoàn thể quần chúng. Theo dõi xuất, nhập thực phẩm hàng ngày của HS, quản lý nền nếp ăn, ở HS bán trú Giảng dạy: Vật lý 9(2 tiết), công nghệ 9(1 tiết); Tổng số 3 tiết; TS học sinh dạy 78 Cũng qua tìm hiểu các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, từ nhiệm vụ thực tế được phân công, kết hợp vận dụng vào tình hình thực tế của nhà trường. Tôi xác định các phương pháp quản lý, tác động chủ yếu vào yếu tố con người tác động trước hết đến đội ngũ cán bộ giáo viên, tác động vào học sinh, tác động vào người dân, sau cùng là tác động, tham mưu tới các lãnh đạo của chính quyền địa phương thôn bản, chi bộ Đảng, UBND xã, Đảng ủy xã. Phương tiện quản lý chủ yếu bằng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn. Thông tin đưa tới giáo viên qua nhiều hình thức hội hop, thông qua thư ký hội đồng, thông qua người đứng đầu các tổ chức trong nhà trường, thông qua bảng tin, thư điện tử,…Khâu cuối cùng là quản lý hiệu quả công việc, nghiệm thu số lượng, chất lượng công việc. Từ đó 5 lên lộ trình, nội dung các biện pháp quản lý chuyên môn tại trường PTDTBT THCS số 2 Nậm Xây năm học 2012 – 2013 như sau: Xây dựng thể chế, nội quy, quy chế chuyên môn trong nội bộ nhà trường. Nắm vững nhiệm vụ trọng tâm của năm học, xây dựng kế hoạch chuyên môn. Kế hoạch năm học, kế hoạch học kỳ, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần phù hợp với đặc điểm tình hình của trường của địa phương, thực hiện và chỉ đạo thực hiện kế hoạch. Xây dựng chỉ tiêu và biện pháp phát triển số lượng và duy trì sĩ số học sinh. Xây dựng chỉ tiêu và biện pháp nâng cao chất lượng đại trà. Xây dựng chỉ tiêu và biện pháp nâng cao chất lượng mũi nhọn. Xây dựng kế hoạch, thực hiện và chỉ đạo thực hiện kiểm tra đánh giá. 6 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG I. Những thuận lợi của nhà trường để triển khai thực hiện các biện pháp quản lý chuyên môn, hoàn thành nhiệm vụ năm học. 1. Về đội ngũ giáo viên có đủ về số lượng, cơ cấu bộ môn, được đào tạo chuẩn và trên chuẩn chiếm tỉ lệ cao so với các trường trên địa bàn xã, đa số là các nhân tố trẻ, năng động, sáng tạo trong công việc. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn trường tính đến thời điểm tháng 3/2013 là 19, trong đó Đại học 6, Cao đẳng 13 Chuyên môn đào tạo toán-lý 4, văn-sử 2, văn –GDCD 2, hóa-sinh 3, sinh- địa 1, sử- địa 1, nhạc 1, mĩ thuật 1, tiếng Anh 1, thể dục 2, kế toán 1 2. Năm học 2012 – 2013 nhà trường được chuyển đổi thành loại hình trường phổ thông dân tộc bán trú, với 75% học sinh bán trú được hưởng chính sách hỗ trợ tiền ăn, hỗ trợ chi phí học tập, đang hoàn thiện thủ tục tách tài khoản riêng. Đó là những điều thuận lợi trong việc huy động học sinh ra lớp, tổ chức nuôi ăn ở học sinh tại trường, tổ chức học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. 3. Nhà trường được sự quan tâm đặc biệt của cấp Ủy đảng, chính quyền địa phương trong việc huy động các nguồn lực tham gia giáo dục, tuyên truyền vận động nhân dân tạo điều kiện cho con em đi học. II. Những khó khăn, trở ngại ảnh hưởng tới việc triển khai thực hiện các biện pháp quản lý chuyên môn, hoàn thành nhiệm vụ năm học. 1. Những khó khăn về địa lý, tình hình kinh tế xã hội, nhận thức của người dân về vai trò của giáo dục đã nêu sơ qua trong phần đặt vấn đề. Xin nói rõ thêm. Nhà trường có nhiệm vụ giáo dục cấp THCS con em 4 thôn Giàng Dúa Chải, Phù Lá Ngài, Phìn Hồ, Mà Sa Phìn. Ba trong bốn thôn cách xa trường từ 3 đến 5km, giao thông đi lại khó khăn cách suối, đèo dốc, trơn trượt. Dân cư là đồng bào dân tộc Mông, định cư trên các sườn đồi, với thói quen bao đời du canh, du cư sống phụ thuộc rừng. Trên địa bàn các thôn đặc biệt là Phìn Hồ, Mà sa Phìn tồn tại nhiều hủ tục, tệ nạn xã hội, sinh đẻ nhiều, nạn khai thác vàng trái phép. Thiếu đất nông nghiệp cộng với thói quen canh tác lạc hậu nên tỉ lệ nghèo đói cao, trẻ em phải tham gia lao động từ rất nhỏ, thường lứa tuổi tiểu học phải ở nhà trông các em nhỏ, làm công việc gia đình, lứa tuổi THCS phải làm nương rẫy, làm thuê cho bãi vàng. Cho nên công tác huy động, duy trì sĩ số học sinh kết quả thấp, đặc biệt là vào các ngày mùa, mùa đông trời rét hại, rét đậm. Điển hình như một số tuần của tháng 9/2012 thống kê được: 7 Trường PTDTBT THCS số 2 Nậm Xây BẢNG THEO DÕI CHUYÊN CẦN Tuần 3 (từ ngày 03/9/2012 đến ngày 08/9/2012) Lớ p T S H S Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Tổng kết tuần TSH S nghỉ TSH S đi học TSH S nghỉ TSH S đi học TSH S nghỉ TSH S đi học TSH S nghỉ TSH S đi học TSH S nghỉ TSH S đi học TSH S nghỉ TSH S đi học TSH S nghỉ TSH S đi học 6 32 15 17 10 22 9 23 8 24 8 24 8 24 58 134 7a 22 10 12 8 14 8 14 6 16 8 14 6 16 46 86 7b 23 11 12 11 12 8 15 6 17 6 17 6 17 35 90 8a 22 10 12 9 13 7 15 7 15 9 13 9 13 51 62 8b 22 9 13 10 12 6 16 5 17 7 15 8 14 37 87 9 39 17 21 7 32 7 31 10 28 8 32 5 33 54 177 Tổn g 160 73 87 54 106 45 115 42 118 47 113 42 115 281 636 BẢNG THEO DÕI CHUYÊN CẦN Tuần 4 (từ ngày 10/9/2012 đến ngày 15/9/2012) Lớ p T S H S Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Tổng kết tuần TSH S nghỉ TSH S đi học TSH S nghỉ TSH S đi học TSH S nghỉ TSH S đi học TSH S nghỉ TSH S đi học TSH S nghỉ TSH S đi học TSH S nghỉ TSH S đi học TS HS nghỉ TSH S đi học 6 32 16 16 17 15 7 25 11 21 8 24 8 24 67 125 7a 22 12 10 7 15 6 16 7 15 7 15 7 15 46 86 7b 23 16 7 13 10 6 17 6 17 5 18 8 15 54 84 8a 22 11 11 10 12 8 14 10 12 10 12 11 11 60 72 8b 22 14 8 10 12 6 16 8 14 8 14 9 13 55 77 9 39 14 24 11 27 6 32 5 33 8 30 7 32 51 177 Tổn g 160 84 76 68 92 39 121 47 113 46 114 49 111 333 621 2. Năm học 2011-2012, số lượng cán bộ giáo viên của nhà trường là 16, mức độ hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc 6, khá 10; Danh hiêụ thi đua Chiến sĩ thi đua cơ sở 1, lao động tiên tiến 5. Qua đó thấy rằng các phong trào thi đua đã được tiến hành, các giải pháp thực hiện hoàn thành nhiệm vụ năm học đã được triển khai. Song kết quả, hiệu quả công việc chưa thực sự đáp ứng được sự mong đợi của Ban giám hiệu nhà trường. Bên cạnh đó cần chú ý thêm đặc điểm của độ ngũ giáo viên là: Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng song chất lượng chưa đồng đều. Còn non trẻ về tay nghề sư phạm, năng lực công tác. Chất lượng và hiệu quả hoạt động chuyên môn của một số GV còn hạn chế. 8 Việc vận dụng PPDH mới chưa phù hợp với các đối tượng học sinh vùng cao. Do công tác ở trường có điều kiện khó khăn, nên nhiều giáo viên không yên tâm công tác hằng năm có từ 4-5 giáo viên viết đơn xin chuyển. Riêng đầu năm học 2012-2013 có 4 cán bộ, giáo viên chuyển đi nơi khác, hầu hết là các giáo viên có năng lực. 3. Cơ sở vật chất của nhà trường cũng là một vấn đề rất đáng nói. Khuôn viên trường nằm chênh vênh trên một sườn đồi dốc, với bốn căn nhà gỗ tạm, 6 gian dùng làm 6 phòng học, còn lại xếp thành 3 phòng ở học sinh, 2 phòng ở giáo viên, vách gỗ gió lùa vào mùa đông, nền đất bụi vào mùa hè, ẩm ướt vào mùa đông, nhà bếp thì làm tạm ở hai đầu hiên nhà học sinh. Không có phòng ăn, không có phòng thí nghiệm thực hành, không có sân chơi, bãi tập. Nhà trường chưa được trang bị bộ đồ dùng thiết bị dạy học theo quy định. 4. Số lượng học sinh theo kế hoạch năm học là 160, chia thành 6 lớp, học sinh ở bán trú là 120. Do nhiều nguyên nhân như đã nêu ở trên, dẫn tới chất lượng học sinh thấp, chất lượng đầu vào hằng năm cũng rất thấp. Đầu năm học nhà trường đã tổ chức khảo sát chất lượng ở 8 bộ môn, xin đưa ra kết quả hai môn toán và ngữ văn: Môn Toán Khối lớp Số học sinh Số bài khảo sát Chia ra Tổng số bài khảo sát dưới 5 Chia ra Tổng số bài KS từ 5 trở lên Chia ra SL Tỉ lệ Điểm từ 0 đến dưới 3 Điểm từ 3 đến dưới 5 SL Tỉ lệ Điểm từ 5 đến dưới 7 Điểm từ 7 đến dưới 9 Điểm 9-10 6 32 29 29 25 29 0 0 0 0 0 0 7 45 40 35 88.9 20 15 5 9.1 5 0 0 8 44 41 19 46.3 14 5 22 53.7 22 0 0 9 39 36 18 50 17 1 18 50 18 0 0 Tổng 160 146 101 69.2 80 21 45 30.8 45 0 0 Môn văn Khối lớp Số học sinh Số bài khảo sát Chia ra Tổng số bài khảo sát dưới 5 Chia ra Tổng số bài KS từ 5 trở lên Chia ra SL Tỉ lệ Điểm từ 0 đến dưới 3 Điểm từ 3 đến dưới 5 SL Tỉ lệ Điểm từ 5 đến dưới 7 Điểm từ 7 đến dưới 9 Điểm 9-10 6 32 29 22 75.9 22 0 7 24.1 7 0 0 7 45 40 26 65 20 6 19 35 19 0 0 8 44 41 22 53.7 20 2 19 46.3 19 0 0 9 39 36 25 69.5 15 10 11 30.5 11 0 0 9 Tổng 160 146 95 65.1 77 18 56 34.9 56 0 0 CHƯƠNG III GIẢI PHÁP THỰC HIỆN Đứng trước thực trạng nêu trên, đặt ra cho ban giám hiệu nhà trường rất nhiều bài toán khó giải. Riêng cá nhân tôi là một hiệu phó nhà trường, không dám có tham vọng giải quyết được nhiều vấn đề, chỉ xác định và đặt mục tiêu thực hiện một số vấn đề như: Đưa ra các biện pháp nhằm huy động, duy trì sĩ số học sinh ra lớp. Đạt mức tối thiểu đảm bảo phổ cập giáo dục THCS. Thực hiện các biện pháp nhằm tạo ra các phong trào thi đua sôi nổi, không khí làm việc nhiệt tình, phát huy được tinh thần trách nhiệm, phát huy được năng lực, tạo ra tư tưởng yên tâm công tác của đội ngũ giáo viên. Thực hiện công tác bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao dần chất lượng đội ngũ, khắc phục phần nào các hạn chế của đội ngũ giáo viên trong giảng dạy và công tác tuyên truyền tại địa phương. Thực hiện công tác phụ đạo học sinh nhằm cải thiện dần chất lượng học sinh, không để cho học sinh ra trường hạn chế đọc viết, hạn chế tính toán, hạn chế nhận thức, hạn chế giao tiếp ứng sử, góp phần đảm bảo phổ cập giáo dục THCS. Với mục tiêu xác định như vậy, xin đưa ra một số biện pháp quản lý chuyên môn được tiến hành từ đầu năm học 2012 – 2013 tại trường PTDTBT THCS số 2 Nậm Xây. I. Xây dựng quy chế chuyên môn, tổ chức các hoạt động chuyên môn theo quy chế. Qua trao đổi với giáo viên, theo dõi nền nếp hoạt động chuyên môn thấy rằng nhiều giáo viên còn chưa rõ về những việc cần phải thực hiện hằng ngày, thực hiện hồ sơ có nhiều vướng mắc, giờ công chưa thực sự đảm bảo. Tôi xin ý kiến hiệu trưởng soạn thảo quy chế thực hiện chuyên môn, để quy chế trở thành văn bản pháp quy trong nội bộ trường học. Trong buổi hội nghị viên chức ngày 27/9/2012 dự thảo quy chế đã được thông qua và xin ý kiến đóng góp của hội nghị, sau đó ra quyết định ban hành quy chế như sau: PHÒNG GD& ĐT VĂN BÀN TRƯỜNG PTDTBT THCS SỐ 2 NẬM XÂY Số /QĐ- HT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Nậm Xây, ngày 25 tháng 9 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành quy chế chuyên môn trường PTDTBT THCS số 2 Nậm Xây HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG PTDTBT THCS SỐ 2 NẬM XÂY 10 [...]... nhở quán xuyến công việc Hay việc thực hiện các biện pháp huy động số lượng đã có kết quả cụ thể, vào thời điểm tháng 11- 12/ 20 12 tỉ lệ chuyên cần của nhà trường đã đạt được khoảng gần 90%, ví dụ: Trường PTDTBT THCS số 2 Nậm Xây BẢNG THEO DÕI CHUYÊN CẦN Lớp TS Thứ 2 HS TSH TSH S S đi nghỉ học 6 32 2 30 7a 22 3 19 7b 23 3 20 8a 22 4 18 8b 22 4 18 9 39 2 37 Tổng 160 18 1 42 Tuần: 16 (từ ngày 03/ 12/ 20 12. .. cáo nhà trường những trường hợp khó vận động, có nguy cơ bỏ học Ví dụ: PHÒNG GD& ĐT VĂN BÀN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG PTDTBT THCS SỐ 2 NẬM XÂY Số: Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Nậm Xây, ngày 4 tháng 10 năm 20 12 /QĐ- HT QUYẾT ĐỊNH Về việc thành lập tổ vận động HS ra lớp trường PTDTBT THCS số 2 Nậm Xây HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG PTDTBT THCS SỐ 2 NẬM XÂY Căn cứ kế hoạch Số: …/KH -PTDTBT THCS, ngày... của nhà trường Các biện pháp nêu trên có thể không phù hợp toàn bộ với tất cả các quản lý chuyên môn, ở tất cả các trường Nhưng theo nhận định của cá nhân tôi sẽ có những nội dung hữu ích cho một số người, phù hợp với các trường có điều kiện gần tương đồng với trường PTDTBT THCS số 2 Nậm Xây Qua việc thực hiện các biện pháp quản lý chuyên môn tại nhà trường tôi thấy rằng, mọi biện pháp quản lý trươc... hoạch số 787/KH-PGD&ĐT ngày 11/9/ 20 12 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Văn Bàn về việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 20 122 013; Căn cứ tình hình thực tiễn của trường PTDTBT THCS số 2 Nậm Xây QUYẾT ĐỊNH Điều 1 Ban hành kèm theo QĐ này quy chế chuyên môn trường PTDTBT THCS số 2 Nậm Xây, năm học 20 12 - 20 13 Điều 2 Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký Điều 3 Các Ông (Bà) BGH, tổ trưởng CM,... (từ ngày 03/ 12/ 20 12 đến ngày 8/ 12/ 20 12) Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 TSH TSH TSH TSH TSH TSH TSH TSH TSH TSH S S đi S S đi S S đi S S đi S S đi nghỉ học nghỉ học nghỉ học nghỉ học nghỉ học 2 30 3 29 3 29 2 30 2 30 4 18 4 18 3 19 3 19 2 20 2 21 3 20 4 18 2 21 2 21 3 19 3 19 3 19 4 18 4 18 3 19 5 17 5 17 4 18 3 19 1 38 1 38 2 37 2 37 2 37 19 141 19 141 23 137 27 133 21 139 Tổng kết tuần TSH TSH Tỉ lệ... cầu cao đối với học sinh 22 CHƯƠNG IV HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN Các biện pháp quản lý chuyên môn trình bày trên, đã được tiến hành tại trường PTDTBT THCS số 2 Nậm Xây từ đầu tháng 9 /20 12 Có thể có những biện pháp không mới, nhưng có những biện pháp khác lạ, rất đặc thù phù hợi với điều kiện thực tế của nhà trường Cá nhân tôi không dám đưa ra vấn đề là làm thay đổi cả diện mạo của nhà trường, nhưng dám chắc... nhau, giáo viên theo dõi chấm công theo mẫu: TRƯỜNG PTDTBT THCS SỐ 2 NẬM XÂY BIỂU THEO DÕI TỈ LỆ CHUYÊN CẦN Lớp… TT THÁNG……NĂM 20 1… Họ và tên Ngày trong tháng 1 2 3 4 5 6 P K Tổng 1 Nhà trường theo dõi, nghiệm thu kết quả hàng tuần của các lớp theo mẫu: Trường PTDTBT THCS số 2 Nậm Xây BẢNG THEO DÕI CHUYÊN CẦN Tuần:… (từ ngày…… đến ngày……….) Lớp TS Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Tổng kết tuần... cứ Thông tư số 28 /20 09/TT-BGDĐT, ngày 21 tháng 10 năm 20 09 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định hế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông; Căn cứ Quyết định số 1857/QĐ-UBND ngày 25 /7 /20 12 của UBND tỉnh Lào Cai ban hành kế hoạch thời gian năm học 20 12- 2013; Căn cứ công văn Số 1044/SGD&ĐT-GDTrH, ngày 14 tháng 9 năm 20 11 Một số quy định về chuyên môn trong các trường THCS, trường THPT và trung... thị số 27 37/CT- BGDĐT ngày 27 /7 /20 12 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 20 122 013; Căn cứ Thông tư số 24 /20 10/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 8 năm 20 10 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tổ chức hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú; Căn cứ Thông tư số 28 ... điều lệ trường trung học, các văn bản chỉ đạo chuyên môn và đặc điểm công việc từng thời điểm trong năm học Hàng tháng tổ chức họp với CBH công đoàn, các tổ trưởng, ban hành biên bản giao nhiệm vụ của tháng, chẳng hạn như nhiệm vụ tháng 10 /20 12: PHÒNG GD & ĐT VĂN BÀN TRƯỜNG PTDTBT THCS SỐ 2 NẬM XÂY CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc Nậm Xây, ngày tháng năm 20 12 BIÊN BẢN . TRƯỜNG PTDTBT THCS SỐ 2 NẬM XÂY MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG PTDTBT THCS SỐ 2 NẬM XÂY  Người thực hiện: LÝ XUÂN TÙNG Chức vụ Phó hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường PTDTBT. ra lớp trường PTDTBT THCS số 2 Nậm Xây HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG PTDTBT THCS SỐ 2 NẬM XÂY Căn cứ kế hoạch Số: …/KH -PTDTBT THCS, ngày tháng 9 năm 20 12 về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 20 12- 2013; Căn. ban hành quy chế chuyên môn trường PTDTBT THCS số 2 Nậm Xây HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG PTDTBT THCS SỐ 2 NẬM XÂY 10 Căn cứ Chỉ thị số 27 37/CT- BGDĐT ngày 27 /7 /20 12 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Ngày đăng: 04/02/2015, 20:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan