quốc tế cộng sản 2

11 1.1K 9
quốc tế cộng sản 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Friedrich Engels (1820 - 1895) HỌC PHẦN: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI Đề tài: QUỐC TẾ CỘNG SẢN 2 (1889 - 1914) GVHD: Thạc sỹ LÊ TÙNG LÂM SVTH: Nguyễn Công Đoàn, Nguyễn Văn Phước, Nguyễn Thanh Tú QUỐC TẾ CỘNG SẢN II (1889 - 1914) 1.Hoàn cảnh lịch sử. - Sau công xã Pa – ri (1871), Quốc tế I giải tán (15/7/1876), PTCN bắt đầu thời kỳ tập hợp lực lượng chuẩn bị cho cuộc đấu tranh chống CNTB trong tương lai. - Dưới tác động của việc truyền bá chủ nghĩa Mác, ở các nước Châu Âu, Châu Mĩ đã thành lập được các Đảng công nhân, Đảng xã hội nhằm đấu tranh cho giai cấp công nhân như các Đảng: Đảng XHDC Đức – 1869, rồi lần lượt các Đảng của công nhân xuất hiên ở Hà Lan – 1870, ở Đan Mạch – 1871, ở Mỹ - 1876, Pháp – 1879…vv - Do nhu cầu đòi hỏi, tình đoàn kết quốc tế của giai cấp vô sản cùng với những điều kiện trên đã thúc đẩy việc thành lập tổ chức quốc tế mới – Quốc tế II (Liên minh quốc tế của các Đảng xã hội) - Những năm 1880 – 1890, PTCN thế giới phát triển mạnh mẽ, điển hình như cuộc đấu tranh của 40.000 công nhân ở Chicagô (Mỹ) vào ngày 1/5/1886 bãi công đòi ngày làm 8 giờ. Phong trào công nhân các nước quyên góp, ủng hộ công nhân nước khác bãi công, ủng hộ các nước bị xâm lược, lên án chính phủ các nước tư bản đi xâm lược phát triển ngày càng mạnh mẽ và lan rộng. 2.Sự thành lập Quốc tế II - Ngày 14/7/1889, ngày kỷ niệm 100 năm phá ngục Bastille, Đại hội công nhân quốc tế khai mạc tại Hội trường Pêtôren (Pa-ri) với sự có mặt tham dự của 395 đại biểu ở hầu hết các nước Châu Âu và ở Mỹ, Áchentina. - Paul Lafargue, nhà lãnh đạo của những người xã hội chủ nghĩa Pháp, thay mặt Ban tổ chức đọc lời chào mừng và khai mạc Đại hội. Lời khai mạc có đoạn viết: Các đại biểu khắp châu Âu, châu Mỹ tập hợp tại đây đoàn kết lại không phải biến ngọn cờ ba màu, hay ngọn cờ dân tộc nào khác mà đoàn kết dưới ngọn cờ đỏ của giai cấp vô sản quốc tế''. - Khẩu hiệu của Đại hội là ''Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”. Paul Lafargue (15/1/1842 – 25/11/1911) 3.Hoạt động của Quốc tế II - Đại hội đã thảo luận 4 vấn đề chính: 1- Hoạt động hợp pháp của giai cấp công nhân. 2- Việc thủ tiêu đội quân thường trực. 3- Lấy ngày 1/5 làm ngày biểu dương lực lượng của giai cấp công nhân. 4- Đấu tranh kinh tế và đấu tranh chính trị. - Đại hội II tại Brúcxen (8/1891) Đại hội Brúcxen chú ý nhiều đến việc xác định con đường đấu tranh vì quyền lợi hàng ngày của giai cấp công nhân, đồng thời nhấn mạnh nhu cầu kết hợp chặt chẽ cuộc đấu tranh vì quyền lợi trước mắt với cuộc đấu tranh cho mục tiêu cuối cùng của giai cấp công nhân. - Đại hội III tại Duyrích (8/1893) Đại hội Duyrích cũng ra lời kêu gọi giai cấp vô sản quốc tế hãy không ngừng và kiên quyết phản đối âm mưu gây chiến tranh. Đại hội đề nghị rất cụ thể đối với các nghị sĩ xã hội chủ nghĩa cần bỏ phiếu có nguyên tắc chống ngân sách chiến tranh, đòi giảm chi phí cho đội quân thường trực và xoá dần đội quân thường trực. - Đại hội IV tại Luân Đôn (7/1896) Các lãnh tụ của các đảng công nhân cho rằng cần lên án chính sách thuộc địa của chủ nghĩa tư bản vì bất cứ lý do nào, chủ nghĩa thực dân chỉ là nhằm mở rộng khu vực bóc lột tư bản, phục vụ lợi ích giai cấp tư sản. Đại hội lên án bọn vô chính phủ và đuổi chúng ra khỏi Quốc tế II. - Đại hội V tại Pari (năm 1900) vấn đề thuộc địa lại được đưa ra thảo luận và trở thành một trong những vấn đề chính của Đại hội. Trong bối cảnh đã xảy ra các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên, Đại hội Pa-ri năm 1900 đã có quyết nghị đúng đắn, lên án chính sách thuộc địa của các nước đế quốc kêu gọi giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới đấu tranh chống lại những cuộc chiến tranh ăn cướp và kêu gọi thành lập các đảng xã hội chủ nghĩa ở các thuộc địa - Đại hội VI tại Amxtecđam (năm 1904) Đại hội đã thảo luận những nguyên tắc quốc tế của sách lược xã hội chủ nghĩa. Đây là vấn đề mà những người mác xít phải đấu tranh gay gắt với bọn cơ hội - xét lại. Bọn xét lại cho rằng không cần thiết phải đưa ra nguyên tắc đó. - Đại hội VII tại Stútga (năm 1907) Cuộc thảo luận ở Đại hội về vấn đề thuộc địa là một cuộc đấu tranh gay go quyết liệt giữa những người mác xít với bọn cơ hội - xét lại. Bởi vì bọn này đã ủng hộ công khai chính sách nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, đối lập với chủ nghĩa Mác về vấn đề thuộc địa. - Đại hôi VIII tại Côpenhaghen (8/1910) Đại hội Côpenhaghen năm 1910 một lần nữa phân tích vấn đề đấu tranh chống nguy cơ chiến tranh và chủ nghĩa quân phiệt. Đại hội kêu gọi các đảng xã hội, các tổ chức công nhân các nước xuống đường biểu tình, đoàn kết chặt chẽ chống chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc. - Đại hội IX tại Balơ (năm 1912) Đại hội Balơ đã ra được bản tuyên ngôn có tính chất lịch sử của phong trào công nhân quốc tế kêu gọi công nhân các nước chống chiến tranh, đoàn kết chặt chẽ tạo nên sức mạnh chống chủ nghĩa đế quốc. - Đây là đại hội bất thường, khi mà các cuộc xung đột đang xảy ra tại Ban-căng dẫn đến chiến tranh đế quốc. Tuyên ngôn mà đại hội thông qua ngày 25/11/1912, bị bọn cơ hội giấu kín trong văn phòng Quốc tế II. Vì vậy mà Lê-nin gọi là “Tuyên ngôn trên giấy” 5.Vai trò của Quốc tế II - Quốc tế II có vai trò to lớn trong việc đấu tranh chống những phần tử cơ hội làm cho Quốc tế II giữ vững bản chất vô sản và cách mạng, hoạt động theo đúng mục tiêu đề ra. - Là tổ chức phát triển trên cơ sở chủ nghĩa Mác, Quốc tế II đã góp phần truyền bá lý luận chủ nghĩa cộng sản khoa học vào giai cấp vô sản và phong trào công nhân quốc tế. - Quốc tế II nâng cao ý thức giáo dục, giác ngộ giai cấp vô sản vì mục tiêu đấu tranh trong điều kiện mới với những hình thức phù hợp, nhằm xóa bỏ áp bức bóc lột. - Quốc tế II định hướng cho các Đảng cách mạng vạch rõ nguồn gốc, bản chất, của chiến tranh đế quốc, hiểu được chiến tranh và hòa bình, biến chiến tranh thành nội chiến cách mạng. 5.Nguyên nhân tan rã của Quốc tế II Sau khi Engels qua đời ngày 5/8/1895, phái cơ hội bắt đầu tấn công vào chủ nghĩa Mác và phái cơ hội dần chiếm ưu thế trong Quốc tế II. Đứng đầu là Eduard Bernstein (người Đức). Quốc tế II bị phân liệt thành 3 phái khác nhau. - Phái “tả” do Lê-nin đứng đầu gồm Đảng Bônsêvích Nga, đại biểu xã hội ở Đức, Bungari, BaLan…đã đấu tranh không mệt mỏi chống lại bọn cải lương xét lại, chống phái “giữa” trong Quốc tế II. E.Bernstein (6/1/1850 – 18/12/1932) - Phái “giữa” gồm Cauxky, Trôtxky, Mactôp…ủng hộ chiến tranh đế quốc, tuyên truyền cho giai cấp công nhân không nên đấu tranh với giai cấp tư sản. Karl Johann Kautsky (16/10/1854 – 17/10/1938) [...]... “hữu” đại diện là Plêkhanốp, Sayđenman công khai ủng hộ chiến tranh đế quốc Năm 1914, chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ Đa số các lãnh tụ của các đảng trong Quốc tế II ủng hộ chính phủ từ bỏ quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao dộng đứng về phía giai cấp tư sản Đến dây Quốc tế II tan rã, như Lê-nin nhận định Quốc tế II đã chết vì bị chủ nghĩa cơ hội đánh bại” Chỉ có Đảng Bôn sê vích... chết vì bị chủ nghĩa cơ hội đánh bại” Chỉ có Đảng Bôn sê vích do Lê-nin lãnh đạo đã thực hiện được khảu hiệu của Lê-nin đưa ra: “Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng” đãn đến cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917 V.I.Lê - nin (22 /4/1870 – 24 /1/1 924 ) . cầu đòi hỏi, tình đoàn kết quốc tế của giai cấp vô sản cùng với những điều kiện trên đã thúc đẩy việc thành lập tổ chức quốc tế mới – Quốc tế II (Liên minh quốc tế của các Đảng xã hội) - Những. giai cấp vô sản quốc tế& apos;'. - Khẩu hiệu của Đại hội là ''Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”. Paul Lafargue (15/1/18 42 – 25 /11/1911) 3.Hoạt động của Quốc tế II - Đại. phòng Quốc tế II. Vì vậy mà Lê-nin gọi là “Tuyên ngôn trên giấy” 5.Vai trò của Quốc tế II - Quốc tế II có vai trò to lớn trong việc đấu tranh chống những phần tử cơ hội làm cho Quốc tế II

Ngày đăng: 04/02/2015, 01:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan