tiểu luận môn tài chính quốc tế tìm hiểu cán cân thanh toán quốc tế của việt nam 2010 – 2012 và so sanh cơ cấu cán cân thanh toán quốc tế của việt nam với trung quốc

36 985 0
tiểu luận môn tài chính quốc tế tìm hiểu cán cân thanh toán quốc tế của việt nam 2010 – 2012 và so sanh cơ cấu cán cân thanh toán quốc tế của việt nam với trung quốc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC    THẢO LUẬN MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Tên đề tài: Tìm hiểu cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 2010 – 2012 và so sánh cơ cấu cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam với Trung Quốc Nhóm thực hiện (Nhóm 4) : HOÀNG TÙNG LÂM VŨ THANH LỊCH LÊ THỊ LIÊN BÙI THỊ LUẬN NGUYỄN THỊ LƯƠNG NGUYỄN HẰNG LY TRỊNH THỊ NGỌC MAI Lớp : CH21H Môn Tài chính Quốc tế Nhóm 4 MỤC LỤC MỤC LỤC 2 2.2.Kết cấu theo chiều ngang: 4 II.HIỆU ỨNG TUYẾN J 7 1.Phá giá đồng tiền, tích cực và tiêu cực của việc phá giá đồng tiền 7 2.Tác động lên cán cân thanh toán quốc tế 8 3.Áp dụng vào những số liệu thực tế của Việt Nam từ năm 2010 – 2012 9 4.Áp dụng vào những số liệu thực tế của Trung Quốc từ năm 2010 – 2012 10 III.CÁC THỪA SỐ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ 11 1.Chi tiêu chính phủ 12 2.Thừa số xuất khẩu 13 3.Ảnh hưởng lên cán cân vãng lai 13 3.1.Chi tiêu chính phủ 17 3.2.Xuất khẩu 17 IV.CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 2010 – 2012 19 V.SO SÁNH CƠ CẤU CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC 34 1.Số liệu BOP VN và TQ giai đoạn 2010-2012 34 2.So sánh cơ cấu cán cân vãng lai của VN và TQ 34 3.Phân tích 34 3.1.Việt Nam 34 3.2.Trung Quốc 35 2 Môn Tài chính Quốc tế Nhóm 4 PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ • Hiệu ứng tuyến J • Tổng hợp, chỉnh sửa và hoàn thiện nội dung Hoàng Tùng Lâm Nguyễn Thị Lương • Phân tích các thừa số trong nền kinh tế mở và ảnh hưởng của nó tới cán cân vãng lai Vũ Thanh Lịch Nguyễn Hằng Ly • Phân tích cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 2010 - 2012 Lê Thị Liên Bùi Thị Luận • So sánh cơ cấu cán cân thanh toán Việt Nam và Trung Quốc Trịnh Thị Ngọc Mai 3 Môn Tài chính Quốc tế Nhóm 4 I. KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (CCTTQT) 1. Khái niệm về CCTTQT: The Balance of Payments (BP) - Là bảng cân đối, so sánh và đối chiếu giữa các khoản tiền thu được từ ở nước ngoài với các khoản tiền phải chi trả cho nước ngoài. - Là một biểu tổng hợp phản ánh tất cả các giao dịch dưới hình thức tiền tệ của một nước với các nước khác. - Là một bản báo cáo thống kê ghi chép và phản ánh các giao dịch kinh tế giữa những người cư trú với người không cư trú trong 1 thời kỳ nhất định, thường là 1 năm (IMF). 2. Kết cấu của cán cân thanh toán quốc tế: 2.1. Kết cấu theo chiều dọc: Theo chiều dọc, BP gồm 4 cột chính là: - Cột: “ Nội dung giao dịch” - Cột: “ Doanh số thu” hay cột “Thu” - Cột “Doanh số chi” hay cột “Chi” - Cột “Cán cân ròng” Bất kỳ 1 khoản thu nào, bất kỳ một đồng tiền nào, không kể nguyên nhân phát sinh, đều được ghi vào cột “Thu” và có dấu (+) Bất kỳ 1 khoản chi nào, bất kỳ một đồng tiền nào, không kể nguyên nhân phát sinh, đều được ghi vào cột “Chi” và có dấu (-) BP được lập lấy vị thế của nền kinh tế, trong đó không có NHTW, nên bất kỳ một khoản ghi (+) hay (-) nào đều phản ánh luồng tiền vào (thu) và luồng tiền ra (chi) đối với nền kinh tế. Do BP được hạch toán theo nguyên tắc bút toán kép, nên tổng doanh số thu luôn bằng tổng doanh số chi nhưng ngược dấu, nghĩa là BP luôn tự động cân bằng. Chênh lệch giữa “doanhh số thu” và “doanh số chi” của từng cán cân bộ phận tạo ra cán cân ròng của cán cân này. 2.2. Kết cấu theo chiều ngang: Do có nhiều các giao dịch thu chi quốc tế, nên BP phải được kết cấu theo một số tiêu chí nhất định để theo dõi và phân tích. Một BOP thường bao gồm các bộ phận sau: a. Cán cân vãng lai (Current Account – CA), gồm 4 tiểu bộ phận: - Cán cân thương mại (Trade Balance – TB) là bộ phận chính của CA, phản ánh chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu về hàng hóa. - Cán cân dịch vụ (Services – SE) - Cán cân thu nhập (Income – IC) - Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều (Current Transfers – Tr) b. Cán cân vốn (Capital Balance – K) Phản ánh luồng vốn (ngắn hạn và dài hạn) di chuyển vào và ra một quốc gia. Việc phân loại nguồn vốn ngắn hạn dài hạn chỉ mang tính chất tương đối và thời hạn có thể thay đồi theo thời gian. c. Cán cân cơ bản (Basic Balance – BB) Là tổng của cán cân vãng lai (CA) và Cán cân vốn dài hạn. Tính ổn định của cán cân cơ bản ảnh hưởng lâu dài lên nền kinh tế và tỷ giá hối đoái. 4 Môn Tài chính Quốc tế Nhóm 4 d. Cán cân tổng thể (Overall Balance – OB) Bằng tổng của CA và K trong điều kiện công tác thống kê chính xác tuyệt đối. Nếu có nhầm lẫn, sai sót thì: Cán cân tổng thể = CA + K + Nhầm lẫn và sai sót Trong đó hạng mục Nhầm lẫn và sai sót thống kê bao gồm các giao dịch kinh tế thực tế đã xảy ra nhưng không được ghi chép hoặc ghi chép có nhầm lẫn không chính xác. Cán cân tổng thể là một chỉ tiêu quan trọng vì i) nếu thặng dư nó cho biết số tiền một quốc gia có thể dùng để tăng (mua vào) dự trữ ngoại hối và ii) nếu thâm hụt nó cho biết số tiền mà quốc gia đó phải trả bằng cách giảm (bán ra) dự trữ ngoại hối là bao nhiêu. Có 3 cách để tài trợ cho thâm hụt OB: - Giảm dự trữ ngoại hối - Vay (hay hợp đồng hoán đổi) IMF và các NHTW khác - Tăng tài sản nợ tại các NHTW nước ngoà e. Cán cân bù đắp chính thức (Official Financing Balance – OFB) bao gồm các hạng mục: - Thay đổi dự trữ ngoại hối quốc gia (∆R) - Tín dụng với IMF và các NHTW khác (L) - Thay đổi dự trữ của các NHTW khác bằng đồng tiền của quốc gia lập cán cân thanh toán (≠) OFB = ∆R + L + ≠ f. Nhầm lẫn và sai sót (OM) OM = – (CA + K + OFB) Đây là căn cứ tính nhầm lẫn và sai sót khi lập BOP trong thực tế. Cho đến nay, khi nói đến thâm hụt hay thặng dư cán cân thanh toán (BOP) mà không nói rõ đó là cán cân nào thì người ta hiểu đó là thặng dư hay thâm hụt cán cân tổng thể (OB), hay còn gọi là cán cân thanh toán chính thức của quốc gia (Official Settlements Balance). 3. Trạng thái của BOP 3.1. Thâm hụt và thặng dư cán cân thương mại - Thâm hụt và thặng dư cán cân thương mại thường quyết định đến tình trạng của cán cân vãng lai. - Để cân bằng cán cân thương mại, các biện pháp chủ yếu thường được áp dụng sẽ tác động vào lượng hàng hoá xuất nhập khẩu thông qua các hình thức thuế quan, quotas, v.v… và tác động vào tâm lý tiêu dùng hàng hoá nhập khẩu của công chúng. 3.2. Thâm hụt và thặng dư cán cân vãng lai - Cán cân vãng lai gồm cán cân thương mại (hữu hình), cán cân dịch vụ, thu nhập và các chuyển giao vãng lai (vô hình). - Phân tích cán cân vãng lai có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý kinh tế vĩ mô vì tình trạng của cán cân này tác động trực tiếp đến tỷ giá, lãi suất, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và cuối cùng tác động đến cán cân tổng thể. - Để tác động đến tình trạng của cán cân vãng lai, cần phải có thêm các giải pháp tổng thể về tài khoá và tiền tệ hơn là chỉ các giải pháp về chính sách thương mại quốc tế và tác động vào tâm lý tiêu dùng. 5 Môn Tài chính Quốc tế Nhóm 4 3.3. Thâm hụt và thặng dư cán cân cơ bản - Cán cân cơ bản bao gồm cán cân vãng lai và cán cân di chuyển vốn dài hạn. - Tình trạng cán cân cơ bản có tác động một cách không rõ ràng đến nền kinh tế tuỳ theo cách tiếp cận. - Đối với các nước đang phát triển, vốn là yếu tố cần thiết để thực hiện công nghiệp và hiện đại hoá, thặng dư cán cân cơ bản nhìn chung được coi là dấu hiệu tích cực. - Các chính sách thu hút vốn đầu tư, nhất là đầu tư trực tiếp là giải pháp cơ bản cho vấn đề này. 3.4. Thâm hụt và thặng dư cán cân tổng thể - Tình trạng của cán cân tổng thể là rất quan trọng và tác động trực tiếp đến nền kinh tế và sự vận hành các chính sách vĩ mô, đặc biệt khi cán cân tổng thể ở tình trạng thâm hụt - Các giải pháp cân bằng đối với cán cân tổng thể khi ở tình trạng thặng dư không những không khó mà luôn mang lại những hiệu ứng tích cực, kể cả trong ngắn hạn và dài hạn - Ngược lại, các biện pháp cân bằng khi ở tình trạng thâm hụt không những khó khăn hơn mà tác động mặt trái thường rất nặng nề, thậm chí có thể mang lại những hậu quả trong dài hạn - Cân bằng cán cân tổng thể cần lựa chọn và thực hiện các giải pháp một cách hết sức thận trọng. 3.5. Khi cán cân thanh toán quốc tế ở tình trạng thặng dư - Tăng nhập khẩu: hàng hoá tiêu dùng và tư liệu sản xuất nâng cao mức sống và điều kiện sản xuất trong nước - Giảm xuất khẩu, đặc biệt nguyên liệu thô để duy trì tài nguyên quốc gia và môi trường - Tăng xuất khẩu vốn ra nước ngoài để tận dụng hiệu quả sử dụng vốn và phát huy ảnh hưởng, mở rộng thị trường - Tăng dự trữ quốc tế, mua lại các khoản nợ. 3.6. Khi cán cân thanh toán ở tình trạng thâm hụt - Vận hành chính sách thương mại quốc tế theo hướng tăng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu: giới hạn kinh tế của chính sách bảo trợ - Vận hành chính sách tài khoá theo hướng thắt chặt Ngân sách Nhà nước: chính sách “thắt lưng buộc bụng” - Vận hành chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt mức cung tiền tệ - Phá giá tiền tệ để thúc đẩy lượng xuất khẩu đồng thời giảm lượng nhập khẩu: giới hạn của phá giá tiền tệ - Giảm dự trữ quốc tế thông qua bán các giấy tờ có giá và xuất khẩu vàng - Vay nợ nước ngoài để thanh toán các khoản chi trả và đến hạn trả: đảo nợ và sự gia tăng nợ (thâm hụt) trong dài hạn - Tuyên bố tình trạng vỡ nợ hay mất khả năng trả nợ nước ngoài. 6 Môn Tài chính Quốc tế Nhóm 4 II. HIỆU ỨNG TUYẾN J 1. Phá giá đồng tiền, tích cực và tiêu cực của việc phá giá đồng tiền. Nghiên cứu ảnh hưởng của phá giá tiền tệ đến tình trạng Cán cân thanh toán quốc tế là một điều hết sức cần thiết bởi tỷ giá là một công cụ điều tiết kinh tế khá phổ biến đối với các nhà hoạch định chính sách. Phá giá tiền tệ (devaluation) là việc một quốc gia làm giảm giá đồng nội tệ của mình so với đồng ngoại tệ, khiến đồng nội tệ mất giá ở một mức nào đó. Phá giá tiền tệ có những tác động tích cực và cả những tác động tiêu cực đến nền kinh tế. * Tích cực: Khi phân tích tác động của việc phá giá đồng nội tệ ai cũng nghĩ đến tác động tích cực đó là giúp tăng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và cải thiện tình trạng của cán cân thương mại. Khi đó, hàng hoá trong nước sẽ rẻ hơn tương đối so với hàng hoá nước ngoài, làm cầu hàng hoá của nước đó tại thị trường nước ngoài sẽ tăng lên, còn cầu về hàng hoá nhập khẩu tại thị trường nội địa sẽ giảm đi do hàng hoá nhập khẩu đắt lên một cách tương đối, khiến người tiêu dùng sử dụng các hàng hoá thay thế nhập khẩu được sản xuất trong nước. Tuy nhiên cần một khoảng thời gian nó mới phát huy tác dụng. Ngoài ra, phá giá cũng giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Phá giá sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp xuất khẩu và các doanh nghiệp sản xuất hàng thay thế nhập khẩu trong nước mở rộng sản xuất. Đồng thời, với lợi thế cạnh tranh của phá giá tiền tệ là sự rẻ đi tương đối của hàng hóa xuất khẩu sẽ dẫn đến xuất khẩu ròng tăng và tổng cầu tăng. Nếu nền kinh tế đang sản xuất dưới mức sản lượng tiềm năng, các nguồn lực nhàn rỗi sẽ được huy động làm tổng cung tăng lên, nền kinh tế tăng trưởng. * Tiêu cực: Bên cạnh các tác động tích cực, phá giá tiền tệ cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. Khi phá giá tiền tệ, một quốc gia sẽ phải đối mặt với nguy cơ lạm phát tăng cao, người dân mất lòng tin vào chính sách tỷ giá của Chính phủ, đồng thời gánh nặng nợ nước ngoài cũng tăng lên do đồng tiền quốc gia bị mất giá… Thứ nhất, do độ trễ về mặt thời gian khiến trong ngắn hạn giá hàng nhập khẩu tăng cao, giá trị hàng nhập khẩu tính theo đồng nội tệ tăng còn giá trị hàng xuất khẩu tính theo ngoại tệ giảm. Điều này có thể gây ra phản ứng xấu đi của Cán cân thương mại trong thời gian đầu sau khi phá giá. Thứ hai, phá giá nội tệ khiến rủi ro lạm phát của quốc gia đó tăng cao. Ngay sau khi phá giá, giá cả các hàng hóa nhập khẩu sẽ tăng cao. Thêm vào đó là chi phí đầu vào có nhiều nguy cơ tăng đối với các doanh nghiệp sản xuất phải nhập khẩu đầu vào. (Ví dụ: Với Việt Nam hiện nay doanh số hàng xuất khẩu của Việt Nam phần lớn là các mặt hàng có nguyên phụ liệu nhập khẩu từ nước ngoài, chưa kể có nhiều mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng phải nhập khẩu mà sản xuất trong nước chưa đủ sức thay thế). Hơn nữa, nếu nền kinh tế đã sản xuất ở mức sản lượng tiềm năng (tức không còn nhiều nguồn lực nhàn rỗi), mức tăng không đáng kể trong tổng cung không đáp ứng đủ mức tăng trong tổng cầu do lợi thế cạnh tranh của phá giá đem lại. Kết quả là mức giá sẽ tăng lên, lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp xuất khẩu có được khi phá giá không còn. Thông thường, một quốc gia thường phải đánh đổi một giá trị thấp của đồng nội tệ bằng một tỷ lệ lạm phát cao. Trong dài hạn, giá cả trong nước vẫn có nguy cơ tăng do các áp lực từ phía tổng cung. Một là, giá cả hàng nhập khẩu đắt lên khiến chi phí sản xuất của các doanh nghiệp sử dụng đầu vào nhập khẩu tăng dẫn đến tăng giá. Hai là, người tiêu dùng sử dụng hàng 7 Môn Tài chính Quốc tế Nhóm 4 nhập khẩu giá cao hơn sẽ có nhu cầu tăng lương gây áp lực tiền lương tăng. Cuối cùng, việc tăng giá và tiền lương sẽ triệt tiêu lợi thế cạnh tranh của phá giá. Có thể nói, phá giá đồng tiền danh nghĩa không thể ảnh hưởng đến các biến số thực tế của nền kinh tế trong dài hạn. Thứ ba, phá giá mạnh đồng nội tệ sẽ khiến gánh nặng nợ nước ngoài của quốc gia đó tăng lên do cần nhiều nội tệ hơn để trả các khoản nợ nước ngoài. Ngoài ra, phá giá tiền tệ còn có thể khiến người dân mất lòng tin vào giá trị đồng nội tệ và chính sách điều hành tỷ giá của Chính phủ. Kết quả là hiện tượng đầu cơ vào các ngoại tệ mạnh (thường là USD) hay hiện tượng đô la hóa trở nên phổ biến gây mất ổn định thị trưởng tiền tệ. 2. Tác động lên cán cân thanh toán quốc tế Để làm rõ những tác động của phá giá tiền tệ đến cán cân thanh toán quốc tế có nhiều hướng tiếp cận nghiên cứu. Phương pháp tiếp cận Marshall – Lerner hay còn gọi là cách tiếp cận co giãn là một phương pháp tiếp cận được đánh giá cao. Cán cân thương mại được biểu hiện bằng giá trị chứ không phải khối lượng hàng hoá xuất và nhập khẩu. Cán cân thương mại tính bằng nội tệ: TB = P.Q x – E.P * .Q m Trong đó: P: mức giá trong nước Q x : khối lượng hàng nội địa xuất khẩu E: tỷ giá (số đơn vị nội tệ tính trên một đơn vị ngoại tệ) P*: mức giá nước ngoài Q m : khối lượng hàng nhập khẩu Từ những phép biến đổi (trang 271-272/ GT TCQT) ta có: Hệ số co giãn xuất khẩu ŋ x : tỷ giá thay đổi 1% thì giá trị xuất khẩu thay đổi ŋ x % Hệ số co giãn nhập khẩu ŋ m : tỷ giá thay đổi 1% thì giá trị nhập khẩu thay đổi ŋ m % + (ŋ x + ŋ m )>1  Cán cân thương mại được cải thiện + (ŋ x + ŋ m )<1  Cán cân thương mại bị thâm hụt + (ŋ x + ŋ m )=1  Cán cân thương mại cân bằng * Tương tự với cán cân thương mại tính bằng ngoại tệ Từ đó cho thấy phá giá đồng tiền nội tệ tạo ra hiệu ứng tăng khối lượng xuất khẩu và hạn chế khối lượng nhập khẩu, song xét về mặt giá trị thì cán cân thương mại không nhất thiết được cải thiện. Do các nguyên nhân: - Cầu nhập khẩu không giảm ngay trong ngắn hạn - Cung xuất khẩu không tăng ngay trong ngắn hạn - Cạnh tranh không hoàn hảo Nên sau khi phá giá, hiệu ứng giá cả có tác dụng làm cho cho cán cân thương mại trở nên xấu đi ngay lập tức, trong khi đó hiệu ứng khối lượng xuất khẩu và nhập khẩu chỉ cải thiện được cán cân thương mại trong dài hạn. Đặc điểm này được biểu diễn bằng tuyến J như sau: 8 Môn Tài chính Quốc tế Nhóm 4 Đối với những nước công nghiệp phát triển, do nền kinh tế được đặc trưng bởi những hàng hóa đủ tiêu chuẩn tham gia thương mại quốc tế (ITG), nên khi phá giá làm cho khối lượng nhập khẩu giảm nhanh, khối lượng xuất khẩu tăng nhanh trong ngắn hạn, do đó hiệu ứng khối lượng có tác dụng tích cực ngay trong ngắn hạn, dẫn đến cán cân thương mại chỉ bị xấu đi tạm thời trong ngắn hạn, và sẽ được cải thiện rõ rệt trong dài hạn. Đối với những nước đang phát triển, khi phá giá làm cho khối lượng xuất khẩu tăng chậm và khối lượng nhập khẩu giảm chậm, do đó, hiệu ứng khối lượng có tác dụng mờ nhạt, dẫn đến cán cân thương mại bị xấu đi rõ rệt trong ngắn hạn. Các nước này cần phải thi hành một số biện pháp để cái thiện tình trạng này, rút ngắn thời gian ảnh hưởng tiêu cực: - Tăng tỉ trọng hàng hóa ITG có sẵn trong nền kinh tế. - Tăng tính linh hoạt của nền kinh tế chuyển hướng sang xuất khẩu. - Cải thiện năng lực sản xuất thay thế hàng nhập. - Giảm tâm lý sùng bái hàng ngoại, tăng lòng tin của người nước ngoài vào sản phẩm trong nước. - Giảm tỷ trọng hàng nhập đầu vào sản xuất. 3. Áp dụng vào những số liệu thực tế của Việt Nam từ năm 2010 – 2012 Năm Tỷ giá VN Exports VN Imports 2010 18.500 72.237 77.373 2011 20.600 96.906 97.356 2012 21.000 114.550 105.234 ( ) ( ) x1 96.906 72.237 : 96.906 72.237 / 2 6,26 (20.600 18.500) : (20.600 18.500) / 2 − + = = − + ŋ ( ) ( ) m1 97.356 77.373 : 97.356 77.373 / 2 2,13 (20.600 18.500): (20.600 18.500) / 2 − + =− = − − + ŋ => (ŋ x1 + ŋ m1 ) = 4,13 => Cán cân thương mại Việt Nam được cải thiện Tương tự: (ŋ x2 + ŋ m2 ) = 8,69 + (-4,05) = 4,64 => Cán cân thương mại Việt Nam được cải thiện hơn 9 Môn Tài chính Quốc tế Nhóm 4 Giả sử năm 2012 tổng lượng xuất nhập nhập của Việt Nam giữ nguyên trong khi tỷ giá là 22.000VND/USD. (ŋ x3 + ŋ m3 ) = 2,47 + (-1,15) = 1,32 => Cán cân thương mại Việt Nam được cải thiện ít hơn. Do đó, chính sách bình ổn tỷ giá của Việt Nam trong giai đoạn này là đúng đắn. 4. Áp dụng vào những số liệu thực tế của Trung Quốc từ năm 2010 – 2012 Bắt đầu từ tháng 6 năm 2012 tới quý I 2012, tỷ giá đồng nhân dân tệ luôn giảm dần theo từng tháng trước sức ép tăng giá nhân dân tệ từ Mỹ. Việc làm này nhằm mục đích giảm thặng dư thương mại của Trung Quốc đồng thời để bảo vệ vị thế đồng tiền quốc tế của đô la Mỹ. Sau Mỹ, đến lượt những nước đang phát triển như Brazil và Ấn Độ cũng cho rằng Trung Quốc nên bắt đầu thay đổi chính sách đối với đồng nhân dân tệ. Sự tăng giá của đồng nhân dân tệ rất cần thiết đối với sự cân bằng của kinh tế thế giới. Nếu Trung Quốc tăng giá đồng nhân dân tệ, tác động tích cực sẽ sớm xuất hiện. Nếu một số nước kiểm soát tỷ giá hối đoái và cố giữ chúng ở mức thấp, những tác động tiêu cực sẽ rơi vào các nước thả nổi tỷ giá. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng lên tiếng ủng hộ Mỹ trong việc kêu gọi Trung Quốc xem xét nâng giá trị nhân dân tệ. Bởi theo đánh giá của IMF, chính sách thương mại của Trung Quốc có bất lợi cho các nền kinh tế khác. Chỉ riêng việc giữ giá nhân dân tệ ở mức thấp cũng đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động xuất khẩu của các nền kinh tế đang phát triển khác, chứ không chỉ riêng với Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Tại hội nghị thượng đỉnh Âu - Á mới đây, Chủ tịch EU và Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn mạnh với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo rằng châu Âu mong muốn Bắc Kinh phải ấn định một tỉ giá chuyển đổi nhân dân tệ tương xứng với đồng euro để tránh hạn chế xuất khẩu của châu Âu và từ đó tăng trưởng của châu Âu không bị ảnh hưởng. Năm 2010 Tháng 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 Cuối kì 6.8270 6.8269 6.8263 6.8263 6.8280 6.7909 6.7750 6.8105 6.7011 6.6908 6.6762 6.6227 TB 6.8273 6.8270 6.8264 6.8262 6.8274 6.8165 6.7775 6.7901 6.7462 6.6732 6.6558 6.6515 Năm 2011 Tháng 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 Cuối kì 6.5891 6.5752 6.5564 6.4990 6.4845 6.4716 6.4442 6.3687 6.3549 6.3233 6.3482 6.3009 TB 6.6027 6.5831 6.5662 6.5292 6.4988 6.4778 6.4614 6.4090 6.3833 6.3566 6.3408 6.3281 Năm 2012 Tháng 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 Cuối kì 6.3115 6.2919 6.2943 6.2787 6.3355 6.3249 6.3320 6.3449 6.3410 6.3002 6.2892 6.2855 TB 6.3168 6.3000 6.3081 6.2966 6.3062 6.3178 6.3235 6.3404 6.3395 6.3144 6.2953 6.2900 Cán cân thương mại của Trung Quốc Đơn vị: millions US Dollars 10 [...]... vốn ra nước ngoài 33 Môn Tài chính Quốc tế Nhóm 4 V SO SÁNH CƠ CẤU CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC 1 Số liệu BOP VN và TQ giai đoạn 2010- 2012 Năm 2010 2011 2012 2 Việt Nam -7.1 +1 +8 Trung Quốc +178 + 155 +231 So sánh cơ cấu cán cân vãng lai của VN và TQ Chỉ tiêu Cán cân vãng lai Cán cân thương mại - Xuất khẩu hàng hoá(FOB) - Nhập khẩu hàng hoá (FOB) Cán cân dịch vụ - Thu từ xuất... sự cân bằng của cán cân thanh toán Cung cầu ngoại tệ lại chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau trong đó có cán cân thanh toán quốc tế Nếu cán cân thanh toán quốc tế dư thừa có thể dẫn đến khả năng cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ và ngược lại Sự cân bằng của cán cân thanh toán quốc tế lại phụ thuộc vào các nguồn cung và cầu ngoại tệ cấu thành nên cán cân thanh toán quốc tế Khi nền kinh tế. .. hưởng của các thừa số này lên cán cân vãng lai Cán cân vãng lai gồm cán cân thương mai, dịch vụ, thu nhập và cán cân chuyển giao vãng lai 1 chiều Ta có phương trình cán cân vãng lai phụ thuộc vào các thừa số kinh tế như sau: m CA = X – Ma s + m (Ca – Ma + I + G + X) Lần đầu tiên NHNN công bố một cách có hệ thống và chi tiết cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam Sau đây là số liệu 2 quý đầu năm 2012. .. đến sự lệ thuộc quá mức của nền kinh tế nước ta vào Trung Quốc và bất lợi cả khía cạnh kinh tế, tài chính và xã hội Trung Quốc đã cung cấp tới ¼ đầu vào cho nền kinh tế Việt Nam và chất lượng của đầu vào này sẽ ảnh hưởng to lớn đến khả năng cạnh tranh của chúng ta Sự phụ thuộc quá nhiều vào một nền kinh tế luôn tiềm ẩn các rủi ro và bất trắc khó lường 1.2 Cán cân dịch vụ Năm 2010 kim ngạch xuất khẩu... quá hạn và gia hạn nợ Nguồn: sbv.gov.vn Việt Nam có cán cân thanh toán cân bằng nhất Châu Á Theo ANZ, cán cân tài khoản vãng lai hàm ý rằng so với Trung Quốc và Ấn Độ, Việt Nam vẫn là một thị trường mang lại nhiều cơ hội đầu tư và lợi nhuận hơn Báo cáo tháng 3 /2012 của ANZ về tình hình kinh doanh tại các nền kinh tế mới nổi cho thấy những kết quả trái ngược, đặc biệt là với những nền kinh tế lớn của khu... THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 2010 – 2012 19 Môn Tài chính Quốc tế Ký hiệu Nhóm 4 Nội dung 2010 CA Cán cân vãng lai TB Cán cân thương mại - Xuất khẩu hàng hóa (FOB) - Nhập khẩu hàng hóa (FOB) SE Cán cân dịch vụ - Thu từ xuất khẩu dịch vụ - Chi cho nhập khẩu dịch vụ Cán cân thu nhập Ic - Thu - Chi Chuyển giao vãng lai 1 chiều Tr - Thu - Chi Doanh số chi (-) Doanh thu thu (+) +96.906 +7.460 2010 2011 2012. .. động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và hiện trạng môi trường đầu tư của Việt Nam chưa được cải thiện như mong đợi, dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam chưa tăng trưởng vững chắc Hiện trạng này chắc chắn sẽ gây sức ép không nhỏ đến cán cân thanh toán quốc tế 20 Môn Tài chính Quốc tế Nhóm 4 về khả năng chống đỡ các cú sốc bên ngoài và tính bền vững của nền kinh tế khi... Với tốc độ tăng trưởng kinh tế như vậy, Việt nam sẽ có tiềm lực kinh tế để phát triển kinh tế xã hội bền vững và ổn định Thế giới đánh giá Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong năm vừa qua, hồi phục nhanh sau khi khủng hoảng 3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2012 Chính sách tiền tệ chặt chẽ và chính sách tài khóa thắt chặt Theo Nghị... hưởng của nó đến cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam ta sẽ phân tích chi tiết từng thừa số 1 Chi tiêu chính phủ Chính phủ của bất kỳ một nước nào cũng có thể thực hiện các chính sách thuế khoá và tiền tệ riêng của mình để kiểm so t nền kinh tế Xét trên góc độ chính sách tiền tệ, chính phủ có thể cố gắng tác động đến giá trị của đồng nội tệ để cải thiện kinh tế, hạ giá đồng tiền của mình trong vài... cung-cầu tiền, và vì thế tác động đến cán cân thanh toán 11 Môn Tài chính Quốc tế Nhóm 4 Ví dụ: Trong năm 2008 tỷ lệ lạm phát của Việt Nam rất cao so với các năm trước đó trong khi tỷ lệ lạm phát của Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan… và một số nước vẫn ở mức bình thường, do đó trong năm 2008 nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam tăng cao dẫn tới nhu cầu USD tăng làm cho tỷ giá USD/VND tăng cao Sự tác động của lạm phát . TẾ QUỐC DÂN VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC    THẢO LUẬN MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Tên đề tài: Tìm hiểu cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 2010 – 2012 và so sánh cơ cấu cán cân thanh toán quốc tế. CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC 34 1.Số liệu BOP VN và TQ giai đoạn 2010- 2012 34 2 .So sánh cơ cấu cán cân vãng lai của VN và TQ 34 3.Phân tích 34 3.1 .Việt Nam 34 3.2 .Trung Quốc. ảnh hưởng của nó tới cán cân vãng lai Vũ Thanh Lịch Nguyễn Hằng Ly • Phân tích cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 2010 - 2012 Lê Thị Liên Bùi Thị Luận • So sánh cơ cấu cán cân thanh toán Việt Nam

Ngày đăng: 03/02/2015, 14:36

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

    • 2.2. Kết cấu theo chiều ngang:

    • II. HIỆU ỨNG TUYẾN J

      • 1. Phá giá đồng tiền, tích cực và tiêu cực của việc phá giá đồng tiền.

      • 2. Tác động lên cán cân thanh toán quốc tế

      • 3. Áp dụng vào những số liệu thực tế của Việt Nam từ năm 2010 – 2012

      • 4. Áp dụng vào những số liệu thực tế của Trung Quốc từ năm 2010 – 2012

      • III. CÁC THỪA SỐ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ

        • 1. Chi tiêu chính phủ

        • 2. Thừa số xuất khẩu

        • 3. Ảnh hưởng lên cán cân vãng lai

          • 3.1. Chi tiêu chính phủ

          • 3.2. Xuất khẩu

          • IV. CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 2010 – 2012

          • V. SO SÁNH CƠ CẤU CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC

            • 1. Số liệu BOP VN và TQ giai đoạn 2010-2012

            • 2. So sánh cơ cấu cán cân vãng lai của VN và TQ

            • 3. Phân tích

              • 3.1. Việt Nam

              • 3.2. Trung Quốc

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan