DINH DƯỠNG CHO ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI GIÀ

26 852 6
DINH DƯỠNG CHO ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI GIÀ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU31. Đặc điểm của người già (người cao tuổi)4 1.1. Thay đổi về khứu giác và vị giác4 1.2. Thay đổi của bộ máy tiêu hóa42. Nhu cầu dinh dưỡng của người già5 2.1. Nhu cầu về năng lượng5 2.2. Nhu cầu về Glucid (chất ngọt)6 2.3. Nhu cầu về lipid (chất béo)……………………………………………………………7 2.4. Nhu cầu về protein (chất đạm)……………………………………………………......8 2.5. Nhu cầu về nước, vitamin, chất khoáng…………………………………..…………..83. Chế độ dinh dưỡng cho người già10 3.1. Dinh dưỡng và các thay đổi cơ thể của người cao tuổi10 3.1.1. Rối loạn chuyển hóa cơ bản và chuyển hóa glucose có thể xảy ra do khối cơ bắp giảm10 3.1.2. Nhu cầu năng lượng giảm11 3.1.3. Dinh dưỡng và quá trình giảm khối xương11 3.1.4. Dinh dưỡng và đáp ứng miễn dịch giảm11 3.1.5. Dinh dưỡng và hệ tim mạch của người cao tuổi12 3.1.6. Dinh dưỡng và chức năng nhận thức của người cao tuổi12 3.2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý13 3.2.1. Ba yếu tố cần thiết cho cơ thể của tuổi già13 3.2.2. Chế độ dinh dưỡng dành cho người cao tuổi144. Một số điểm lưu ý trong quá trình cung cấp dinh dưỡng15 4.1. Những chất dinh dưỡng cần bổ sung15 4.2. Các chất cần hạn chế19 4.3. Nguyên tắc chung trong ăn uống của người cao tuổi……………………..…………19

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM MÔN DINH DƯỠNG ĐỀ TÀI: DINH DƯỠNG CHO ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI GIÀ GVHD : Th.s TRẦN THỊ THU HƯƠNG SVTH : NHÓM 8 LỚP : 02DHTP2 BUỔI : THỨ 4 TIẾT HỌC : TIẾT 3 – 4 Tp.HCM, 18/03/2013 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dinh dưỡng, Bộ y tế, Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội, 2008. 2. Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Y học, 2004. 3. Bài giảng Dinh dưỡng, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM, 2001. 4. Taileu.vn 5. Viendinhduong.com 6. Suckhoe.com Dinh dưỡng cho đối tượng người già 2 MỤC LỤC GVHD : Th.s TRẦN THỊ THU HƯƠNG 1 LỜI MỞ ĐẦU 4 1. Đặc điểm của người già (người cao tuổi) 5 1.1. Thay đổi về khứu giác và vị giác 6 1.2. Thay đổi của bộ máy tiêu hóa 6 2. Nhu cầu dinh dưỡng của người già 7 2.1. Nhu cầu về năng lượng 7 2.2. Nhu cầu về Glucid (chất ngọt) 8 12 Chế độ dinh dưỡng cần thiết cho người già 12 3. Chế độ dinh dưỡng cho người già 12 3.1. Dinh dưỡng và các thay đổi cơ thể của người cao tuổi 12 3.1.1. Rối loạn chuyển hóa cơ bản và chuyển hóa glucose có thể xảy ra do khối cơ bắp giảm 12 3.1.2. Nhu cầu năng lượng giảm 13 3.1.3. Dinh dưỡng và quá trình giảm khối xương 13 3.1.4. Dinh dưỡng và đáp ứng miễn dịch giảm 14 3.1.5. Dinh dưỡng và hệ tim mạch của người cao tuổi 14 3.1.6. Dinh dưỡng và chức năng nhận thức của người cao tuổi 14 4. Một số điểm lưu ý trong quá trình cung cấp dinh dưỡng 18 4.1. Những chất dinh dưỡng cần bổ sung 18 Dinh dưỡng cho đối tượng người già 3 LỜI MỞ ĐẦU Cho tới nay vẫn còn thiếu một định nghĩa đầy đủ về tuổi già. Có thể gọi người già hay người cao tuổi là những người mà khả năng chức phận cơ thể suy giảm dẫn tới giảm rõ rệt khả năng lao động trí óc và chân tay cùng với các biểu hiện bên ngoài. Hiện nay các khái niệm tuổi già được đề nghị sử dụng đối với những người trên 65 tuổi. Khi con người bước vào tuổi già sẽ xuất hiện những thay đổi sinh lý ảnh hưởng đến nhu cầu dinh dưỡng. Trước đây, người ta quy chung nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người già vào cùng mức dành cho thanh niên và người trung tuổi. Tuy nhiên, điều này không hợp lý vì khi tuổi già sẽ xuất hiện những thay đổi về cấu tạo cơ thể và chức năng sinh lý ảnh hưởng đến nhu cầu dinh dưỡng. Tiêu hóa là một chức năng rất quan trọng, liên quan chặt chẽ tới dinh dưỡng. Trong số người trên 70 tuổi, cứ 3 người thì có 1 người giảm tiết dịch acid dạ dày, làm ảnh hưởng đến sự hấp thu B 12 , acid folic, canxi, sắt và kẽm góp phần gây thiếu các chất dinh dưỡng đó. Như vậy người có tuổi bước sang một trạng thái sinh lý không giống các giai đoạn trước trong cuộc đời. Do đó, một chế độ dinh dưỡng và rèn luyện thích hợp sẽ góp phần quan trọng duy trì và nâng cao sức khỏe cho đối tượng này. Dinh dưỡng cho đối tượng người già 4 1. Đặc điểm của người già (người cao tuổi) Ở người cao tuổi, các hoạt động chuyển hóa và dinh dưỡng có nhiều biến đổi. Mắt nhìn kém, mũi ngửi lém, vị giác và xúc giác không nhạy, ảnh hưởng đến cảm giác ngon Dinh dưỡng cho đối tượng người già 5 miệng, răng bị long, cơ nhai bị teo, xương hàm trên cũng teo, teo nhiều hơn hàm dưới, gây trở ngại khi cắn, khi nhai. Tuyến nước bọt, dạ dày, ruột cũng bị teo, sức co bóp của dạ dày giảm, lượng men tiêu hóa pepsin giảm… Xét về mặt dinh dưỡng, con người là một hệ thống, một cổ máy tiêu thụ năng lượng để hoạt động. Cổ máy này cũng bị hao mòn trong quá trình sử dụng. 1.1. Thay đổi về khứu giác và vị giác Khả năng phân biệt các loại mùi tốt nhất lúc tuổi 20-40, rồi giảm dần với số tuổi già. Vào tuổi bảy tám mươi, 60% người già mất đi một phần nào khả năng khứu giác. Nguyên nhân của sự mất mát này chưa được biết rõ: có thể là hệ thống thần kinh ngửi giảm sự nhạy bén với thời gian, cũng có thể là do ảnh hưởng của sự nhiễm trùng hoặc tác dụng của các hóa chất, ô nhiễm không khí, thay đổi thời tiết nóng lạnh bất thường. Khi già, vị giác đối với các chất ngọt, đắng, chua giảm đi, còn vị giác mặn thì không thay đổi mấy. Nguyên nhân sự giảm này là do các nụ vị giác teo mất, nước miếng ít đi, vệ sinh răng miệng kém… gây cảm giác không ngon miệng khi thưởng thức thức ăn. 1.2. Thay đổi của bộ máy tiêu hóa Về già cơ hàm yếu đi dẫn đến khó khăn trong việc nhai thức ăn và giảm thưởng thức vị ngon của thực phẩm. Dịch vị bao tử giảm khoảng 25% khi ta tới tuổi 60, sự co bóp của bao tử cũng yếu đi chút ít. Nơi ruột non, hấp thụ calcium giảm làm yếu xương, hấp thụ sinh tố B 12 kém mà sinh tố này cần cho việc tạo hồng cầu cũng như tạo ra sinh lực trong cơ thể. Trái với quan niệm thông thường, không có thay đổi mấy về chức năng của ruột già khi tuổi tăng. Nhiều người cứ cho là già hay bị táo bón nhưng thực ra sự đại tiện của người cao tuổi đều khỏe giống như của người trẻ. Vậy mà sự tiêu thụ thuốc nhuận tràng vẫn rất nhiều ở lớp tuổi cao này. Khi già, chức năng sản xuất mật của gan, dịch tụy để biến hóa mỡ không thay đổi mấy. Dù có cắt đi 80% lá gan, ta cũng còn đủ mật cần thiết cho cơ thể. Thành ruột già mỏng hơn, vài chỗ phình ra thành túi nhỏ (diverticul), dễ bị nhiễm trùng. Dinh dưỡng cho đối tượng người già 6 2. Nhu cầu dinh dưỡng của người già 2.1. Nhu cầu về năng lượng Người cao tuổi hoạt động ít hơn, khối cơ (bắp thịt) của người cao tuổi cũng giảm đi khoảng 1/3 so với tuổi trẻ. Với một người 70 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng giảm đi khoảng 30% so với tuổi. Do đó người cao tuổi phải ăn ít hơn lúc còn trẻ. Như vậy cần giảm bớt nhằm tránh tăng gánh nặng cho dạ dày và hệ tiêu hóa phải làm việc quá sức. Cũng tránh ăn dư thừa dẫn đến thừa cân, tích tụ mỡ, là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh tuổi già làm giảm tuổi thọ một cách đáng tiếc. Nếu thấy vẫn ăn ngon miệng mà ăn quá thừa thì sẽ mắc bệnh béo trệ. Có rất nhiều công thức tính cân nặng nên có như chỉ số khối hoặc các chỉ số tương ứng: Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index – BMI): BMI = W/H 2 Trong đó: W là cân nặng được tính theo kg. H là chiều cao tính theo mét. Các ngưỡng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa vào kết quả chỉ số BMI (áp dụng cho người Châu Á – 5/2001): BMI: < 16: thiếu năng lượng trường diễn độ III. BMI: 16 – 16,9: thiếu năng lượng trường diễn độ II. BMI: 17 – 18,4: thiếu năng lượng trường diễn độ I. Dinh dưỡng cho đối tượng người già 7 BMI: 18,5 – 22,9: bình thường. BMI: 23 - 24,9: thừa cân. BMI: 25 – 29,9: béo phì độ I. BMI: ≥ 30: béo phì độ II. Cân nặng nên có (CNNC): 10 9)100( ×− = h CNNC với: h là chiều cao được tính theo cm. Ví dụ: Một người cao 1m70. Từ nhiều năm vẫn điều chỉnh vấn đề ăn uống và giữ cân ở mức nên có 63kg (70kg x 9/10). Nhưng đến lứa tuổi trên 70 mức đó quá cao vì khối cơ teo đi và thay vào đó là khối mỡ, bụng to ra do đó cân nặng vẫn giữ nguyên cho nên cần rút bớt xuống khoảng 60kg, bớt đi 3kg mỡ thừa. Ở lứa tuổi trung niên mỗi bữa 3 – 4 bát cơm nay chỉ ăn mỗi bữa 1 – 2 bát cũng vẫn giữ được cân. Đối với người nhiều tuổi trọng lượng nên có tất nhiên phải thấp hơn trọng lượng đã có và trọng lượng đó nên coi là trọng lương tối đa cho phép. 2.2. Nhu cầu về Glucid (chất ngọt) Tuổi càng cao càng giảm mức chịu đựng đối với chất ngọt: 70% ở nhóm tuổi 60 – 74 và 85% ở lứa tuổi trên 75 bị giảm mức chịu đựng đối với chất ngọt. Đây là tiền đề dễ mắc bệnh đái tháo đường. Ở trên 60 tuổi tỉ lệ người bị bệnh đái tháo đường cao hơn 8 - 10 lần so với dân cư chung. Trong khẩu phần ăn hằng ngày nên chọn lựa những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như bún, phở, gạo lứt, gạo xát không quá trắng, khoai củ giàu chất xơ hoặc bánh mì làm từ các loại ngũ cốc nguyên hạt… Nên hạn chế dùng các loại đường dể hấp thu có trong các loại nước ngọt có gas, bánh kẹo… Chúng ta đều biết khi ăn nhiều đường, uống nhiều nước ngọt, ăn nhiều kẹo bánh ngọt, đường hấp thu vào máu rất nhanh tạo ra đỉnh cao, một thời điểm đường huyết cao buộc tụy tạng phải hoạt động đột xuất tiết ra insulin để điều chỉnh đường huyết. không làm tăng đường huyết đột ngột lên đỉnh cao. Thiếu men đường ruột lactase nên không thủy phân được đường lactose có trong sữa và các chế phẩm. Nếu sự kiện này diễn ra nhiều lần trong ngày và liên tục trong thời gian Dinh dưỡng cho đối tượng người già 8 dài, đặc biệt ở người cao tuổi thì sẽ bắt tụy tạng hoạt động quá tải gây ra bệnh đái tháo đường. Chất ngọt là chất cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, chiếm 55 – 60% tổng năng lượng, trong đó nên dùng loại đường phức, có chỉ số đường huyết thấp. Chất ngọt từ nguồn chất bột: cơm, bánh mì…được tiêu hóa, hấp thu, dự trữ ở cơ thể và chỉ giải phóng ra từ từ đưa vào máu theo nhu cầu hoạt động của cơ thể nên từ sữa có trong chế độ ăn, nên lactose sẽ không được hấp thu mà bị chuyển hóa bởi vi khuẩn đường ruột tạo khí, làm chướng hơi và tiêu chảy, mặc dù sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa có giá trị sinh học cao. Để có thể cải thiện khả năng dung nạp sữa hay thức săn chế biến từ sữa, NCT nên thường xuyên ăn yaghourt, hoặc nên tránh uống sữa lúc bụng đói, mà ngược lại nên uống sữa sau khi ăn một ít gì đó, uống một lượng ít trong vài ngày đầu và sau đó tăng dần. Mỗi lần uống sữa chỉ nên dùng một lượng khoảng 100 – 200ml. 2.3. Nhu cầu về lipid (chất béo) Cơ thể thừa chất ngọt sẽ chuyển thành mỡ dự trữ. Ở người cao tuổi hoạt động của men lipaza phân giải chất mỡ giảm dần theo tuổi và cơ thể có xu hướng thừa mỡ trong máu, cholesterol trong máu tăng, dễ có rối loạn trong thành phần cấu tạo các nhóm mỡ. Đó là tiền đề dẫn đến xơ vữa động mạch (XVÐM) rồi ảnh hưởng đến cơ tim với các cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, phồng động mạch vành, ảnh hưởng đến thiếu máu cục bộ ở não gây mất ngủ, nhức đầu, ù tai, chóng mặt, hay quên, giảm khả năng tư duy, tập trung tư tưởng. Nặng hơn có thể bị xuất huyết não, liệt nửa người, hôn mê. Cần bảo vệ hệ thần kinh trung ương trong việc phòng và chữa XVĐM. Hạn chế căng thẳng, luyện tập thân thể đều, sinh hoạt điều độ đảm bảo giấc ngủ. Hạn chế cao trong khẩu phần ăn, giảm mỡ động vật, tăng ăn dầu thực vật, hạn chế muối, bớt đường, ăn nhiều rau quả. Lượng chất béo ăn vào nên giới hạn ở mức 30% hoặc thấp hơn tổng năng lượng, trong đó chất béo bão hòa (acid béo no) nên dưới 10%. Tuy nhiên nếu hạn chế dưới mức 20% thì năng lượng từ chất béo có thể ảnh hưởng tới chất lượng chế độ ăn. Acid béo no (có nhiều trong mỡ, bơ, nước luộc thịt) làm tăng nguy cơ bệnh lý mạch vành. Acid béo thể trans có nhiều trong mỡ, magarin, sữa động vật ăn cỏ, thức ăn nhanh, quy Dinh dưỡng cho đối tượng người già 9 trình công nghiệp chế biến ở nhiệt độ cao làm tăng cholesterol ”xấu” dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh, nên hạn chế dưới 1% trong chế độ ăn. Trong khi đó acid béo không no làm giảm các nguy cơ nói trên. Ba loại acid béo không no chủ yếu có trong chế độ ăn là acid béo không no 1 nối đôi, acid béo không no nhiều nối đôi (Omega-6, Omega-3) . Các acid béo thiết yếu nên được cung cấp ít nhất 2-3% tổng năng lượng, nghĩa là tương đương 9-10g acid béo thiết yếu như acid linoleic và linoleic từ thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật. 2.4. Nhu cầu về protein (chất đạm) Ở người cao tuổi tiêu hóa hấp thu protein kém, khả năng tổng hợp của cơ thể cũng giảm do đó dễ xảy ra trạng thái thiếu protein cho nên cần chú ý đảm bảo chất protein cho người cao tuổi. Nói tới protein thì người ta nghĩ ngay đến thịt. Chúng ta đều biết tiêu hóa thịt thường đi đôi với một quá trình phân giải tạo ra các chất có sunfua ở đại tràng và là những độc tố ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Mùi hôi nặng nề khi trung và đại tiện phản ánh một phần hậu quả của hiện tượng có nhiều chất chứa sunfua khi ăn nhiều thịt. Ðặc biệt nếu lại bị táo bón, các chất độc này không được thải ra ngoài nhanh lại bị hấp thu vào cơ thể gây ra một loại nhiễm độc trường diễn rất có hại cho sức khỏe. Cho nên đối với người nhiều tuổi nên hạn chế ăn thịt, nhất là thịt mỡ mà nên thay vào ăn cá vì cá có nhiều đạm quý, dễ tiêu, ít sinh khí sunfua hơn thịt lại có nhiều axit béo không no rất cần đối với người có tuổi, có cholesterol cao… Người có tuổi nên ăn nhiều chất đạm nguồn thực vật vì ít tạo sunfua. Ngoài ra các thức ăn nguồn gốc thực vật còn có xơ trong thức ăn có tác dụng giữ cholesterol trong ống tiêu hóa và sau đó thải ra theo phân. Ðã có nhiều nghiên cứu cho thấy sợi xơ trong thức ăn làm hạ cholesterol tự do trong máu. Tóm lại người cao tuổi nên ăn giảm thịt (nhất là thịt mỡ), ăn thêm nhiều bữa cá trong tuần và tăng cường sử dụng đậu phụ, sữa đậu nành, sữa chua từ đậu nành, các loại đậu đỗ và Dinh dưỡng cho đối tượng người già 10 [...]... dinh dưỡng cần thiết cho người già 3 Chế độ dinh dưỡng cho người già 3.1 Dinh dưỡng và các thay đổi cơ thể của người cao tuổi Chế độ dinh dưỡng hợp lý đối với người cao tuổi là một vũ khí tích cực và hiệu lực chống lại sự lão hóa Những kết luận gần đây của các nhà nghiên cứu về chế độ ăn đối với sức khỏe cũng như tuổi thọ của người cao tuổi đều có những điểm thống nhất Vì vậy nên nhu cầu dinh. .. uống phù hợp có thể giúp giảm bớt sử dụng thuốc Dinh dưỡng cho đối tượng người già 17 4 Một số điểm lưu ý trong quá trình cung cấp dinh dưỡng 4.1 Những chất dinh dưỡng cần bổ sung  Uống nhiều nước hơn Vị giác giảm dần theo thời gian, đồng nghĩa với cảm giác khát nước cũng ít nhạy bén đi Do đó, chúng ta cần nỗ lực hơn trong việc bù nước cho cơ thể Thực tế, mất nước là một trong những nguyên... khoáng chất cho người già cũng cải thiện chức năng của tế bào bạch huyết và có tác dụng chống nhiễm khuẩn 3.1.5 Dinh dưỡng và hệ tim mạch của người cao tuổi Hàm lượng cholesterol cao trong huyết thanh có liên quan đến bệnh tim mạch, đặc biệt là lượng LDL_cholesterol (trái ngược với HDL-cholesterol) Chế độ ăn có nhiều chất béo (thịt mỡ, bơ…) là một trong những nguyên nhân chính làm tăng LDL-cholesterol... yếu đuối, vừa thiếu vitamin Dinh dưỡng cho đối tượng người già 18 D, đối diện có nguy cơ tử vong cao gấp 3 lần những người khỏe mạnh và có mức vitamin D cao  Calcium Canxi tốt cho xương nhưng thực phẩm ăn hàng ngày vẫn khó có thể cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể Nếu không an tâm về chế độ dinh dưỡng của mình, hãy sử dụng những loại thực phẩm như sữa canxi dành cho người lớn tuổi Nhưng ở... Vitamin E Thoái hóa tiểu não (spinocerebellar), peripheral axonopathy 3.2 Chế độ dinh dưỡng hợp lý 3.2.1 Ba yếu tố cần thiết cho cơ thể của tuổi già 1 Năng lượng: Năng lượng cần thiết cho cơ thể phải đạt được từ 1800 - 2000 kg calo, tùy thuộc vào cơ thể và cân nặng của người già mà điều chỉnh 2 Chất lượng: Bữa ăn cho người già phải đảm bảo đủ các thành phần sau: * Đạm: chiếm 15% gồm đạm động vật... Lutein cung cấp dinh dưỡng cho mắt và da, ngoài ra cũng có khả năng hỗ trợ trí não  Chất xơ Chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và giảm nguy cơ viêm nhiễm đường tiêu hóa, có tác dụng phòng ngừa bệnh táo bón ở tuổi già Thêm nữa, chất xơ giúp giảm lượng cholesterol và giảm sự gia tăng đường trong máu thường xảy ra sau khi ăn Chất xơ có trong trái cây, rau và ngũ cốc Dinh dưỡng cho đối tượng người... rất đáng lưu ý Chất béo trong chế độ dinh dưỡng của người cao tuổi phải là chất béo không bão hòa từ những thực phẩm như đậu nành hay dầu canola  Hạn chế đường Dinh dưỡng cho đối tượng người già 21 Hạn chế các loại thực phẩm có nhiều đường luôn có lợi cho sức khỏe Điều này càng quan trọng hơn khi về già, khi tuyến tụy cần nghỉ ngơi và tối đa hóa lượng chất dinh dưỡng lành mạnh trên mỗi calo tiêu... dạ dày, thoái hóa sụn xương và càng làm giảm hấp thu vitamin B12 từ thức ăn 3.1.6 Dinh dưỡng và chức năng nhận thức của người cao tuổi Các chất dinh dưỡng được ăn vào có tác dụng khá nhạy cảm đối với hệ thần kinh trung ương, đồng thời hệ thần kinh cũng có tác dụng rõ rệt đến hệ thức ăn người ta tiêu thụ Dinh dưỡng cho đối tượng người già 14 Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng chức năng khứu giác và... chỉ số này thường thấp vào mùa đông và mùa xuân Một số nghiên cứu gần đây trên người già cho thấy khi bổ sung vitamin D và canxi có tác dụng ngăn chặn gãy xương, bao gồm cả gãy xương đùi Đối v ới người cao tuổi, tập thể dục đều đặn giúp ngăn chặn quá trình thoái hóa xương Dinh dưỡng cho đối tượng người già 13 3.1.4 Dinh dưỡng và đáp ứng miễn dịch giảm Theo dần năm tháng của cuộc đời, kích thước của một... ít sinh sunfua, có nhiều chất xơ giúp thải ra theo phân chất cholesterol, và là thực phẩm cung cấp chất đạm tốt, dễ tiêu hóa thay cho thịt gia cầm 2.5 Nhu cầu về nước, vitamin, chất khoáng Người có tuổi thường giảm nhạy cảm đối với cảm giác khát nước, vì thế cần có ý thức đề phòng thiếu nước cho người có tuổi, có chế độ cho người có tuổi uống nước vào những bữa nhất định, ví dụ uống . quan trọng duy trì và nâng cao sức khỏe cho đối tượng này. Dinh dưỡng cho đối tượng người già 4 1. Đặc điểm của người già (người cao tuổi) Ở người cao tuổi, các hoạt động chuyển. đỉnh cao, một thời điểm đường huyết cao buộc tụy tạng phải hoạt động đột xuất tiết ra insulin để điều chỉnh đường huyết. không làm tăng đường huyết đột ngột lên đỉnh cao. Thiếu. táo bón nhưng thực ra sự đại tiện của người cao tuổi đều khỏe giống như của người trẻ. Vậy mà sự tiêu thụ thuốc nhuận tràng vẫn rất nhiều ở lớp tuổi cao này. Khi già, chức năng sản xuất mật

Ngày đăng: 02/02/2015, 21:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • GVHD : Th.s TRẦN THỊ THU HƯƠNG

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • 1. Đặc điểm của người già (người cao tuổi)

    • 1.1. Thay đổi về khứu giác và vị giác

      • 1.2. Thay đổi của bộ máy tiêu hóa

      • 2. Nhu cầu dinh dưỡng của người già

        • 2.1. Nhu cầu về năng lượng

          • 2.2. Nhu cầu về Glucid (chất ngọt)

          • Chế độ dinh dưỡng cần thiết cho người già

          • 3. Chế độ dinh dưỡng cho người già

            • 3.1. Dinh dưỡng và các thay đổi cơ thể của người cao tuổi

            • 3.1.1. Rối loạn chuyển hóa cơ bản và chuyển hóa glucose có thể xảy ra do khối cơ bắp giảm

            • 3.1.2. Nhu cầu năng lượng giảm

            • 3.1.3. Dinh dưỡng và quá trình giảm khối xương

            • 3.1.4. Dinh dưỡng và đáp ứng miễn dịch giảm

            • 3.1.5. Dinh dưỡng và hệ tim mạch của người cao tuổi

            • 3.1.6. Dinh dưỡng và chức năng nhận thức của người cao tuổi

            • 4. Một số điểm lưu ý trong quá trình cung cấp dinh dưỡng

              • 4.1. Những chất dinh dưỡng cần bổ sung

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan