ke hoah chuong trinh MN VPT

28 247 0
ke hoah chuong trinh MN VPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- 1 - PHÒNG GD – ĐT PHƯỚC LONG TRƯỜNG MẦM NON VĨNH PHÚ TÂY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Vĩnh Phú Tây, Ngày 29 tháng 08 năm 2012 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON NĂM HỌC 2012-2013 Căn cứ vào thông tư số: 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/07/2009 của Bộ trưởng bộ giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình Giáo dục Mầm non; Căn cứ Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 23/07/2009 về bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi; Căn cứ vào kế hoạch số: 05/KH MN VPT ngày 21 tháng 09 năm 2011 của trường mầm non Vĩnh Phú Tây về việc thực hiện chương trình GDMN năm học 2011-2012; Căn cứ vào lớp học bồi dưỡng chuyên môn ngày 13-15 tháng 08 năm 2012 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Phước Long Căn cứ vào thực trạng tình hình thực tế của việc thực hiện chương trình GDMN mới năm học 2011-2012 của đơn vị; Bộ phận chuyên môn trường MN Vĩnh Phú Tây xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mầm non-mẫu giáo năm học 2012-2013 cụ thể như sau: A. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH DGMN NĂM HỌC 2010-2011: I. Ưu điểm: Có 11 lớp thực hiện chương trình GDMN mới Kiến thức cuối năm toàn trường đạt 96.89%, đa số các trẻ học chương trình này đều hiếu động sánh tạo hơn, trẻ tích cực hoạt động hơn, kỹ năng của trẻ tiến bộ hơn so với các lớp khác. Là năm thứ 2 thực hiện chương trình GDMN mới nhưng 5 giáo viên 5 lớp này rất cố gắng tìm tòi học hỏi kinh nghiệm trao dồi kiến thức đáp ứng nhu cầu của chương trình. Biết tự lên đề tài và kế hoạch chương trình theo chương trình của Bộ Giáo dục đề ra, xây dựng mục tiêu theo 5 lĩnh vực phát triển. II. Hạn chế: Trong quá trình thực hiện các lớp còn gặp phải những khó khăn nhất định: Một số giáo viên lồng ghép chưa nhẹ nhàng, tổ chức các hoạt động trong giờ học còn hạn chế: Hoạt động làm quen với toán, Làm quen chữ cái tiết 2, hoạt động thể dục. Phần lớn trẻ chưa qua đủ các lớp mẫu giáo nên còn chênh lệch nhận thức trong cùng 1 lớp. Trường còn nghèo chưa trang bị đầy đủ trang thiết bị dạy học cho tất cả các lớp đa số giáo viên tự làm đồ dung khi lên giờ hoạt động chung. Bộ phận chuyên môn còn hạn chế về nhận thức chương trình nên còn lung túng trong khâu sinh hoạt và bồi dưỡng chương trình này. Một số giáo viên xác định mục tiêu chưa phù hợp, chưa thật sự bám xác vào chương trình khung và hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN mới. Bộ phận chuyên môn chưa xao xác với việc xây dựng mục tiêu chương trình, các buổi đánh giá rút kinh nghiệm chương trình GDMN chưa đạt hiệu quả. 1 - 2 - Từ những tồn tại trên bộ phận chuyên môn đề ra mục tiêu cho năm 2012-2013 như sau: B. PHƯƠNG HƯƠNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GDMN MỚI NĂM HỌC 2012-2013; I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH: 1. Thuận lợi: Được sự quan tâm sâu sắc của bộ phận chuyên môn phòn giáo dục trong công tác giáo dục trẻ. Là năm thứ 3 thực hiện chương trình này nên bộ phận chuyên môn và giáo viên có nhiều kinh nghiệm hơn trong quá trình lập kế hoạch và giảng dạy. Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, tận tâm với nghề nghiệp và có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Năm học 2012-2013 trường không thực hiện dạy lớp ghép, giáo viên thực hiện chương trình GDMN mới 100% Cơ sổ vầt chất ngày càng được nâng lên rõ rệt. 2. Khó khăn: Các điểm lẻ xa nên khó tập trung, kiểm tra đánh giá chuyên môn được thường xuyên. Giáo viên mới kinh nghiệm giảng dạy chưa có và còn 1 số giáo viên chưa linh hoạt trong tổ chức hoạt động cho trẻ, còn nhiều lúng túng trong việc sử dụng phương pháp thực hành trãi nghiệm. Một số giáo viên chưa quen với việc thực hiện chương trình này Một số phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến việc học tập của trẻ nên chưa ủng hộ và phối hợp với nhà trường trong vấn đề chăm sóc. CSVC còn thiếu nhiều như: như máy vi tính, dụng cụ thể dục; âm nhạc, đồ dùng học toán theo chủ đề, tranh ảnh theo chủ đề… II. CHỈ TIÊU VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GDMN 1. Chỉ tiêu: - 100% giáo viên soạn giáo án bằng máy vi tính. - 50% giáo viên thực hiện chương trình GDMN mới điều dạy bằng giáo án điện tử. - 100% giáo viên có tay nghề từ khá trở lên. - 100% các lớp lá không dạy trước chương trình lớp 1. - Nhóm trẻ kiến thức từ 90% - Kiến thức trên trẻ đạt: từ 92% trẻ 5 tuổi 95% - Cháu ngoan Bác Hồ đạt: 32% trở lên - Bé ngoan đạt: 95% Trẻ 5 tuổi 98% - Chuyên cần: 98% - Tỉ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân dưới: 7% - Tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi dưới: 10% - Tập trung vào công tác bồi dưỡng UDCNTT trong giảng dạy và báo cáo qua mạng Internet 70%  80% 2 - 3 - - Đầu tư thêm 15 kệ bêka, 03 CPU và một số sách phục vụ cho chương trình GDMN mới. - Trang bị phần mềm học tiếng Việt, toán cho lớp chồi, lá. - Rèn một số kỹ năng sống cho trẻ. - Có giáo án và đồ dùng trước khi lên lớp 100%. - 100% Giáo viên biết lập kế hoạch giáo dục có lồng ghép giáo dục biển, đảo đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc đặt quyền của nước Việt Nam. 2. Biện pháp: - Phân công cụ thể giáo viên dạy các lớp, đầu tư nhiều vào chuyên môn và CSVC theo từng lớp dạy Lớp Giáo viên phụ trách Số trẻ Ghi chú Nhóm Trương Hồng Diễm 15 Dạy trên máy Mầm Lữ Thị Kiều Khuyên 27 Dạy trên máy Chồi 1 Đặng Thị Kim Muội 30 Dạy trên máy Chồi 2 Phan Thị Loan 30 Dạy trên máy Chồi 3 Ngô Lệ Trinh 25 Dạy trên máy Lá 1 Cao Diễm Phương 25 Dạy trên máy 2 buổi/ngày Lá 2 Lữ Thị Kiều Mỵ 26 Dạy trên máy 2 buổi/ngày Lá 3 La Hồng Thúy 25 2 buổi/ngày Lá 4 Ngô Thị Thanh Hòn 20 Dạy trên máy 2 buổi/ngày Lá 5 Hồ Cẩm Ngon 42 2 buổi/ngày Lá 6 Trương Thị Phượng 20 2 buổi/ngày Tổng: 11 lớp 284 6 lớp 2 buổi/ngày (159 ) Về phía BGH: - Triển khai thực hiện đại trà chương trình giáo dục mầm non mới trong toàn đơn vị. - Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên đảm bảo 100% giáo viên lập kế hoạch giảng dạy từ khá trở lên. - Bổ sung theo dõi mua sắm trang thiết bị chương trình GDMN mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. - Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên về các lĩnh vực phát triển, kỹ năng soạn giảng, ƯDCNTT… - Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên mới thực hiện chương trình GDMN mới tham gia các lớp tập huấn hướng dẫn do Sở - phòng giáo dục và đào tạo tổ chức: - Triển khai bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi theo Thông tư 23/TT-BGD&ĐT ngày 22/07/2010 đến tất cả các giáo viên. - Đưa lồng ghép giáo dục biển, đảo đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc đặt quyền của nước Việt Nam vào chủ đề sự kiện “Chú Bộ đội”, Quê hương Đất nước Bác Hồ. - Chú trọng xây dựng môi trường giáo dục đảm bảo tính sư phạm, gợi mở và an toàn. Tăng cường đầu tư các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho các lớp theo Thông tư 02/TT- BGD&ĐT, có kế hoạch đầu tư cho các lớp và lớp điểm. Đẩy mạnh và phát huy phong trào tự 3 - 4 - làm ĐDDH trong giáo viên, khuyến khích sử dụng nguyên liệu sẵn có ở địa phương, tận dụng các vật liệu đã qua sử dụng để làm ĐDDH. - Tiếp tục tổ chức Hội thi làm đô dùng dạy học trường, lớp thực hiện theo lĩnh vực được phân công)… - Thường xuyên dự giờ rút kinh nghiệm, thao giảng các hoạt động dạy, kiểm tra trẻ sau mổi chủ đề đánh giá chất lượng cô và trẻ. - Sinh hoạt chuyên môn rút kinh nghiệm về chương trình GDMN sau mổi chủ đề và đề ra mục tiêu cho chủ đề sau. - Bồi dưỡng cho giáo viên về cách soạn giảng, kỹ năng lên lớp, cách xác định mục tiêu chủ đề, lập kế hoạch giảng dạy - Đánh giá trẻ theo 3 thời điểm: cuối ngày, sau chủ đề và cuối độ tuổi - Tập trung vào hình thức tổ chức các hoạt động có chủ đích, vui chơi nhẹ nhàng, phù hợp với nhận thức của trẻ. - Tham mưu với hiệu trưởng đầu tư thêm CSVC cho các lớp thực hiện chương trình GDMN mới: thêm 06 kệ bêka, 01 máy vi tính và một số sách tham khảo, phần mềm học tiếng Việt, Toán, tranh ảnh có liên quan đến các chủ đề cho lớp chồi, lá. - Thường xuyên kiểm tra công tác rèn kỹ năng sống cho trẻ và yêu cầu giáo viên khi soạn bài phải lồng nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các hoạt động trong kế hoạch tuần. - Phó hiệu trưởng trực tiếp duyệt giáo án cho tổ trưởng, còn tổ trưởng duyệt giáo án cho tổ viên trước 01 tuần khi lên lớp vào thứ 2 và có hình thức kỷ luật đối với các cá nhân cố tình nộp giáo án trể hoặc không có giáo án khi lên lớp và sở dụng giáo án cũ. Khi duyệt giáo án yêu cầu tổ trưởng duyệt cả đồ dùng dạy học kèm theo. Về tổ chuyên môn: - Thường xuyên sinh hoạt chuyên môn đi vào chiều sâu bằng cách cho giáo viên xây dựng giáo án sau đó cho các thành viên trong tổ tham gia đóng góp tìm ra cách dạy hay nhất. - Tổ chức thao giảng các tiết dạy hay, hoạt động giỏi cho tổ viên tham gia học tập rút kinh nghiệm. - Thường xuyên dự giờ rút kinh nghiệm các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Về giáo viên: - Xây dựng chương trình dạy phù hợp với đa số trẻ trong lớp, chú trọng rèn kỹ năng sống cho trẻ. - Mạnh dạng phát biểu trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, các buổi dự giờ, bồi dưỡng … - Soạn giáo án phải đi vào chiều sâu đa dạng về hình thức tổ chức, phong phú về nội dung và phương pháp giảng dạy trong chuong trình của mình. - Giáo viên dạy các lớp có máy vi tính phải ƯDCNTT cho các tiết dạy. - Lên lớp phải có đồ dùng đầy đủ và giáo án phải được duyệt trước một tuần. - Thường xuyên đánh giá trẻ theo ngày để diều chỉnh hoạt động giáo dục kịp thời. Đánh giá cuối chủ điểm nhằm rút kinh nghiệm cho chủ điểm sau về nội dung giáo dục hay cách chăm sóc và mức độ nắm bắt của trẻ. Đánh cuối độ tuổi để làm tiền đề cho năm học sau đưa ra nội dung chăm sóc giáo dục xác với trẻ hơn. 4 - 5 - - Phản ánh lên tổ chuyên môn hay BGH những vướng mắc khi thực hiện chương trình và những thiếu hụt trong đồ dùng cần chuẩn bị dạy trẻ để bổ sung kịp thời không dạy chay khi lên lớp. - Không lạm dụng hình thức cho trẻ xem băng đĩa, tăng cường tổ chức nhiều hình thức hoạt động cho trẻ ở các thời điểm, không cho trẻ xem các loại băng đĩa không có tính giáo dục hoặc mang tính bạo lực. - Tuyệt đối ngiêm cấm giáo viên dạy trẻ viết chữ. Về công tác phối hợp: - Đảm bảo 3 môi trường giáo dục gia đình – nhà trường – xã hội: - Vận động gia đình hỗ trợ nguyên vật liệu học tập cho trẻ, phối hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục. - Vận động phụ huynh ủng hộ các nguồn quỹ như: XHHGD, đồ dùng để trang bị và sửa chửa CSVC phục vụ cho việc học tập vui chơi của trẻ. II. CHẾ ĐỘ SINH HOẠT VÀ MỤC TIÊU TỪNG TỪNG ĐỘ TUỔI 1. Chế độ sinh hoạt: 1.1. Nhóm trẻ: Thời gian Hoạt động Sáng: 7h 8h00 phút (60 phút) Đón trẻ, chơi, thể dục Sáng: 8h 8h40 phút (40 phút) Hoạt động chơi tập có chủ đích Sáng: 8h409h20 phút (40 phút) Chơi ngoài trời Sáng: 9h2010 phút (40 phút) Chơi, hoạt động ở các góc Sáng: 10h10h30 phút (30 phút) Ôn, nêu gương, trả trẻ 1.2. Mẫu giáo: * Lớp 1 buổi: Thời gian Hoạt động Sáng: 7h 8h00 phút (60 phút); Chiều: 13h-14h Đón trẻ, chơi, thể dục Sáng: 8h 8h40 phút (40 phút); Chiều: 14h-14h40 phút Hoạt động học Sáng: 8h409h20 phút (40 phút); Chiều: 14h40-15h20 phút Chơi, hoạt động ở các góc Sáng: 9h2010 phút (40 phút); Chiều 15h20-16h00 Chơi ngoài trời Sáng: 10h10h30 phút (30 phút); Chiều: 16h-1630 phút Ôn, nêu gương, trả trẻ * Lớp 2 buổi/ ngày: Hoạt động sáng Thời gian Hoạt động 7h 8h00 phút (60 phút) Đón trẻ, chơi, thể dục sáng 8h 8h40 phút (40 phút) Hoạt động học 8h409h20 phút (40 phút) Chơi, hoạt động ở các góc 9h2010 phút (40 phút) Chơi ngoài trời 10h 10h30 phút (30 phút) Trả trẻ buổi sáng 14h 14h 30 phút (30 phút) Đón trẻ buổi chiều 14h3015h10 phút (40 phút) Hoạt động tổ chức rèn trẻ 15h1015h50 (40 phút) Hoạt động vui chơi theo ý thích 15h5016h30 phút ( 40 phút) Vệ sinh; Nêu gương; Trả trẻ * Dự kiến các chủ đề trong năm: a. Nhóm trẻ Tháng Các chủ đề trong năm Số tuần thực hiện 5 - 6 - 9 Bé và các bạn 3 tuần 9-10 Đồ chơi của bé 3 tuần 10-11 Các bác, các cô trong nhà trẻ 4 tuần 11-12 Cây và những bông hoa đẹp 4 tuần 1 Những con vật đáng yêu 5 tuần 2 Ngày tết vui vẽ 3 tuần 3 Mẹ và những người thân của bé 3 tuần 3-4 Có thể đi khắp mọi nơi bằng phương tiện gì 4 tuần 4 Mùa hè đến rồi 3 tuần 4-5 Bé đi mẫu giáo 3 tuần Tổng 35 b. Chồi – Mầm Tháng Các chủ đề trong năm Số tuần thực hiện 9 Trường mầm non 02 9-10 Bản thân 03 10-11 Gia đình (Mầm 4 tuần 03 11-12 Các nghề phổ biến; ngày 20/11 (Mầm 3 tuần) 04 12-01 Phương tiện giao thông; Chú bộ đội 04 01-02 Thế giới động vật; Mùa xuân 07 02-03 Thế giới thực vật; Ngày 08/03 05 03-04 Các hiện tượng tự nhiên; Mùa hè 04 04-05 Quê hương – Thủ đô – Bác Hồ 03 Tổng 35 c. Lớp Lá Tháng Các chủ đề trong năm Số tuần thực hiện 9 Trường mầm non 02 9-10 Bản thân 03 10 Gia đình 03 11-12 Các nghề phổ biến; ngày 20/11 04 12-01 Thế giới động vật; ngày Quân đội nhân dân 06 02 Thế giới thực vật; Tết nguyên đán 06 03 Phương tiện giao thông; ngày 08/03 03 04 Các hiện tượng tự nhiên 03 04-05 Quê hương – Thủ đô – Bác Hồ 03 05 Trường tiểu học 02 Tổng 35 2. Mục tiêu phát triển từng độ tuổi: 2.1. Mục tiêu nhóm trẻ: Mục tiêu giáo dục Nội dung giáo dục 1. Phát triển thể chất: - Cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi. - Đi thẳng người. I. Giáo dục phát triển thể chất: a. Phát triển vận động: 1. Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp: * Hô hấp: tập hít vào, thở ra: - Tay: giơ cao, đưa ra sau kết hợp lắc bàn tay 6 - 7 - - Chạy theo hướng thẳng và đổi hướng không mất thăng bằng. - Bật xa bằng 2 chân khảng 20cm. - Xâu được chuổi hạt. - Làm được một số việc tự phục vụ đơn giản với sự giúp đỡ của người lớn. - Biết một số vật dụng, nơi nguy hiểm và tránh khi được nhắc nhở. - Lưng, bụng, lườn: cúi về phía phía trước, nghiêng người sang hai bên, vặn người sang hai bên. - Chân: ngồi xuống, đứng lên, co duổi từng chân. 2. Tập các vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu: - Tập bò, trườn: + Bò thẳng hướng và có vật trên lưng. + Bào chui qua cổng. + Bò, trườn qua vật cản. - Tập đi, chạy: + Đi theo hiệu lệnh, đi trong đường hẹp. + Đi có mamng vật trên tay. + Chạy theo hướng thẳng. + Đứng co 1 chân. - Tập nhún bật: + Bật tại chỗ. + bật qua vạch kẻ. - Tập tung, ném, bắt: + Tung – bắt bóng cùng cô. + Ném bóng về phía trước. + Ném bóng vào đích. 3. Tập các cử động của bàn tay, ngón tay và phối hợp tay – mắt: - Xoa tay, chạm các đầu ngón tay với nhau, rót, nhào, khuấy, đỏa, vò xé. - Đóng cọc bàn gỗ. - Nhón nhặt đồ vật. - Tập xâu, luồn dây, cài, cởi cúc, buộc dây. - Chắp ghép hình. - Chồng, xếp 6-8 khối. - Tập cầm bút tô, vẽ. - Lật mở trang sách. b. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe: 1. Tập luyện nề nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt: - làm quen với chê sđộ ăn cơm và các loại thức ăn khác nhau. - Tập luyện nề nếp thói quen tốt trong ăn uống. - Luyện thói quen ngủ 1 giấc trưa. -Luyện một một số thói quen tốt trong sinh hoạt: ăn chín, uống chín; rửa tay trước khi ăn; lau mặt, lau miệng, uống nước sau khi ăn; vứt rác đúng nơi quy định. 2. Làm quen với một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe: - Tập tự phục vụ: + Xúc cơm, uống nước. + Mặc quần áo, đi dép, đi vệ sinh, cởi quần khi bị bẩn, bị ướt. + Chuẩn bị chỗ ngủ. - Tập nói với người lớn khi có nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh. - Tập đi vệ sinh đúng nơi quy định. - Tập một số thao tác đơn giản trong rửa, lau mắt. 3. Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn: 7 - 8 - - Nhận biết một vật dụng nguy hiểm, những nơi nguy hiểm không được phép sờ vào hoặc đến gần. - Nhận biết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh. 1.2. Phát triển nhận thức: - Thích khám phá đồ vật. - Gọi tên và nói được chức năng của một số bộ phận cơ thể (mắt, mũi, tai, miệng, tay, chân, đầu). - Biết tên cô giáo và một số bạn trong lớp. - Biết dùng một số vật dụng thay thế trong trò chơi. - Nhận biết được một vài đặc điểm nổi bật của một số đồ vật, hoa quả, cây cối, con vật gần gũi (màu sắc, hình dạng) và công dụng. - Nhận ra 3 màu cơ bản (đỏ, vàng, xanh). II. Giáo dục phát triển nhận thức: a. Luyện tập và phối hợp các giác quan: Thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác: - Tìm đồ vật vừa mới cất giấu. - Nghe và nhận biết âm thanh của một số đồ vật, tiếng kêu của một số con vật quen thuộc. - Sờ nắn, nhìn, ngửi… đồ vật, hoa, quả để nhận biết đặc điểm nổi bật. -Sờ nắn, lắc, gõ đồ chơi và nghe âm thanh. b. Nhận biết: - Một số bộ phận của cơ thể con người. Tên, chức năng chính một số bộ phận của cơ thể: mắt, mũi, miệng, tai, tay, chân. - Một số đồ dùng, đồ chơi: Tên, đặc điểm nổi bật, công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi quen thuộc. - Một số phương tiện giao thông quen thuộc: Tên, đặc điểm nổi bật và công dụng của phương tiên giao thông gần gũi. - Một số con vật, hoa, quả quen thuộc. Tên và một số đặc điểm nổi bật của con vật, rau, hoa, quả quen thuộc. - Một số màu cơ bản, kích thước, hình dạng, số lượng, vị trí trong không gian. - Màu đỏ, vàng, xanh. - Kích thước (to – nhỏ). - Hình tròn, hình vuông. - Vị trí trong không gian (trên – dưới, trước - sau) so với bản thân trẻ. Số lượng (một – nhiều). - Tên và một đặc điểm bên ngoài của bản thân. - Đồ dùng, đồ chơi của bản thân và của nhóm/ lớp. - Tên và công việc của những người thân gần gũi trong gia đình. Tên của cô giáo, các bạn, nhóm/ lớp. 1.3. Phát triển ngôn ngữ: - Phát âm rõ. - Đọc được thơ, kể lại truyện ngắn quen thuộc theo tranh. - Diễn đạt được bằng lời nói các yêu cầu đơn giản. - Trả lời được câu hỏi: Để làm gì? Tại sao? III. Giáo dục phát triển ngôn ngữ: a. Nghe: - Nghe lời nói với sắc thái tình cảm khác nhau. - Nghe các từ chỉ tên gọi đồ vật, sự vật, hành động quen thuộc. - Nghe và thực hiện các yêu cầu bằng lời nói. - Nghe các câu hỏi: “Cái gì”; :Làm gì”?; “Để làm gì?”; “Ở đâu?”; “Như thế nào?” - Nghe các bài thơ, đồng dao, ca dao, hò vè, câu đố, bài hát và truyện ngắn. b. Nói: - Sử dụng các từ chỉ đồ vật, con vật, đặc điểm, hành động quen thuộc trong giao tiếp. - Trả lời và đặc câu hỏi: “Cái gì?”; “Làm gì?”; “Ở đâu?”; “Thế nào?”; “Tại sao?”. 8 - 9 - - Thể hiện nhu cầu, mong muốn và hiểu biết bằng 1 – 2 câu đơn giản và câu dài. - Đọc các đoạn thơ, bài thơ ngắn có câu 3 – 4 tiếng. - Kể lại đoạn truyện được nghe nhiều lần, có gợi ý. - Sử dụng các từ thể hiện sự lễ phép khi nói chuyện với người lớn. c. Làm quen với sách: - Lắng nghe khi người lớn đọc sách. - Xem tranh và gọi tên nhân vật, sự vật, hành động gần gũi trong tranh. 1.4. Phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mĩ: - Thích chơi với bạn. - Nhận biết cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi… - Thực hiện yêu cầu đơn giản của người lớn. - Thích tự làm một số việc đơn giản. - Biết chào hỏi, cảm ơn. - Biết được một số việc được phép làm, không được phép làm. - Thích hát một số bài hát quen thuộc và vận động đơn giản theo nhạc. - Vẽ nghuệch ngoạc bằng bút sáp, phấn… IV. Giáo dục phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mĩ. 1. Phát triển tình cảm: - Ý thức vè bản thân: - Nhận biết tên gọi, một số đặc điểm bên ngoài bản thân. - Nhận biết một số đồ dùng, đồ chơi yêu thích của mình. - Thực hiện yêu cầu đơn giản của giáo viên. - Nhận biết và thể hiện một số trạng thái cảm xúc: - Nhận biết và thể hiện một số trạng thái cảm xúc: vui, buồn, tức giận. 2. Phát triển kỹ năng xã hội: - Mối quan hệ tích cực với con người và sự vật gần gũi. - Giao tiếp với những người xung quanh. - Chơi thân thiện với bạn: chơi cạnh bạn, không tranh giành đồ chơi với bạn. - Tập sử dụng đồ dùng, đồ chơi. - Quan tâm đến các vật nuôi. - Hành vi văn hóa giao tiếp đơn giản. - Thực hiện một số hành vi văn hóa và giao tiếp: chào tạm biệt, cảm ơn, nói từ “dạ”, “vâng ạ”; chơi cạnh bạn, không cấu bạn. - Thực hiện một số quy định đơn giản trong sinh hoạt ở nhóm, lớp: xếp hàng chờ đến lượt, để đồ chơi vào nơi quy định. 3. Phát triển cảm xúc thẩm mĩ. - Nghe hát, hát và vận động đơn giản theo nhạc. - Nghe hát, nghe nhạc với các giai điệu khác nhau; nghe âm thanh của các nhạc cụ. - Hát và tập vận động đơn giản theo nhạc. - Vẽ, nặn, xé dán, xếp hình, xem tranh. - Vẽ các đường nét khác nhau, di màu, xé, vò, xếp hình. - Xem tranh. 2.2. Mục tiêu phát triển khối Mầm: Mục tiêu giáo dục Nội dung giáo dục 1. Phát triển thể chất: - Khỏe mạnh, cân nặng chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi. - Giữ được thăng bằng khi đi trong đường hẹp. I. Giáo dục phát triển thể chất. a. Phát triển vận động: 1. Tập các động tác phát triển các nhóm co và hô hấp. - Hô hấp: hít vào, thở ra. - Tay: + Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước sang 2 bên 9 - 10 - - Kiểm soát được vận động khi thay đổi tốc độ vận động đi/ chạy. - Có thể phối hợp tay – mắt trong tung/ đập – bắt bóng; sử dụng kéo hoặc cài, cởi cúc áo. - Nhanh nhẹn, khéo léo khi thực hiện vận động chạy hoặc bò trong đường hẹp. - Biết tên một số thực phẩm, món ăn quen thuộc và chấp nhận ăn các loại thức ăn khác nhau. - Thực hiện được một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt với sự giúp đỡ của người lớn. - Biết tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm khi được nhắc nhở. + Co và duỗi tay, bắt chéo 2 tay trước ngực. - Lưng , bụng, trườn: + Cúi về phía trước. + Nghiêng người sang trái, sang phải. - Chân: + Bước lên phía trước, bước sang ngang; ngồi xổm; đứng lên; bật tại chỗ. + Co duỗi chân. 2. Tập luyện các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động. - Đi và chạy: + Đi kiểng gót. + Đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh. + Đi, chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc. + Đi trong đường hẹp. - Bò, trườn, trèo: + Bò, trườn theo hướng thẳng, dích dắc. + Bò chui qua cổng. + Trườn về phía trước. + Bước lên, xuống bục cao (cao 30cm). - Tung, ném, bắt: + Lăn, đập, tung bắt bóng với cô. + Ném xa bằng 1 tay. + Chuyền bắt bóng 2 bên theo hàng ngang, hàng dọc. - Bật – nhảy: + Bật tại chỗ. + Bật về phía trước. + Bật xa 20 – 25 cm. 3. Tập các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay – mắt và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ. - Gập, đan các ngón tay vào nhau quay ngón tay, cổ tay, cuộn cổ tay. - Đan, tết. - Xếp chồng các hình khối khác nhau. - Xe, dán giấy. - Sử dụng kéo, bút. - Tô vẽ nguệch ngoạc. - Cài, cởi cúc. b. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe. 1. Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của dúng đối với sức khỏe: - Nhận biết một số thực phẩm và món ăn quen thuộc. - Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất. - Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật (ỉa chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng, béo phì…) 10 . triển trẻ 5 tuổi; Căn cứ vào kế hoạch số: 05/KH MN VPT ngày 21 tháng 09 năm 2011 của trường mầm non Vĩnh Phú Tây về việc thực hiện chương trình GDMN năm học 2011-2012; Căn cứ vào lớp học bồi dưỡng. vào thực trạng tình hình thực tế của việc thực hiện chương trình GDMN mới năm học 2011-2012 của đơn vị; Bộ phận chuyên môn trường MN Vĩnh Phú Tây xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục. 2012-2013 cụ thể như sau: A. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH DGMN NĂM HỌC 2010-2011: I. Ưu điểm: Có 11 lớp thực hiện chương trình GDMN mới Kiến thức cuối năm toàn trường đạt 96.89%, đa số các trẻ

Ngày đăng: 02/02/2015, 10:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan