chương 2: quy luật di truyền

4 363 3
chương 2: quy luật di truyền

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG II Câu 1: Nội dung chính của qui luật phân li là gì? A. Các cặp alen không hoà trộn vào nhau trong giảm phân B. Các thành viên của cặp alen phân li đồng đều về các giao tử C. F2 phân li kiểu hình xáp xỉ 3 trội /1 lặn D. F1 đồng tính còn F2 phân tính xấp xỉ 3 trội/1lặn Câu 2: Thực chất của qui luật phân li độc lập là nói về: A. Sự phân li độc lập của các cặp tính trạng B. Sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ (3:1)n C. Sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh D. Sự phân li độc lập của các cặp alen trong quá trình giảm phân Câu 3: Các gen phân li độc lập, KG AabbCCDdEE cho bao nhiêu loại giao tử? A. 4 B. 8 C. 16 D. 32 Câu 4: Các gen phân li độc lập, tỉ lệ kiểu gen AaBbCcDd tạo nên từ phép lai AaBBCCDd x AABbccDd là bao nhiêu? A.1/4 B. 1/8 C. ½ D. 1/16 Câu 5: Các gen phân li độc lập,mỗi gen qui định một tính trạng.Tỉ lệ kiểu hình A-bbccD- tạo nên từ phép lai AaBbCcdd x AABbCcDd là bao nhiêu? A. 1/8 B. 1/16 C. 1/32 D. 1/64 Câu 6: Các gen phân li độc lập,mỗi gen qui định một tính trạng.Cơ thể có KG AaBBccDdEe tự thụ sẽ cho bao nhiêu loại kiều hình khác nhau? A. 4 B. 8 C. 16 D. 32 Câu 7: Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gen lặn b nằm trên NST thường,alen B qui định người bình thường.Một gia đình có bố và mẹ bình thường nhưng người con đầu của họ bị bạch tạng. Khả năng để họ sinh đứa con tiếp theo cũng bị bệnh bạch tạng là bao nhiêu? A. 0 B. ½ C. ¼ D. 1/8 Câu 8: Bộ NST lưỡng bội của ruồi giấm 2n=8.Có thể tạo được bao nhiêu loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST? A. 4 B. 8 C. 12 D. 16 Câu 9: Khi tiến hành phép lai giữa cây đậu Hà Lan thuần chủng hoa đỏ và hoa trắng với nhau được cây F 1 toàn hoa đỏ. Cho các cây F 1 này tự thụ phấn thì ở F 2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là. Biết mỗi gen qui định 1 tính trạng: A 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng B 1 hoa đỏ : 3 hoa trắng C 100% hoa đỏ D 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng Câu 10: Trong một thí nghiệm lai giữa các cây cà chua quả đỏ có kiểu gen dị hợp với nhau người ta thu được 1200 quả đỏ lẫn quả vàng. Biết mỗi gen qui định 1 tính trạng. Số lượng quả đỏ thuần chủng có trong số quả trên là: A 400 B 300 C 500 D 600 Câu 11: Ở đậu Hà Lan, nếu kí hiệu A là alen qui định hạt vàng, a alen qui định hạt xanh, B là alen qui định hạt trơn, b là alen qui định hạt nhăn. Xác định phép lai nào sau đây tạo ra nhiều kiểu hình nhất: A AaBb x AaBB B AaBB x AABb C AABb x AaBb D AaBb x aabb Câu 12: Nếu ở thế hệ bố mẹ thuần chủng khác nhau về n cặp gen thì số lượng các loại kiểu gen ở F 2 là: A 3 n B 4 n C n D 2 n Câu 13: Ý nghĩa của qui luật phân li độc lập là: A dự đoán được kết quả của các phép lai B dự đoán được kết quả phân li kiểu hình ở F 1 C dự đoán được kết quả phân li kiểu hình ở F 2 D dự đoán được kết quả phân li kiểu hình ở đời sau Câu 14: Nhận xét nào sau đây là đúng đối với qui luật phân li độc lập? A có sự trao đổi chéo giữa các NSTtương đồng thường xảy ra trong giảm phân hình thành các giao tử mang các tổ hợp gen mới. B có sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành một kiểu hình C các gen di truyền cùng nhau nên giúp duy trì sự ổn định của loài D tạo ra một số lượng rất lớn các biến dị tổ hợp Câu 15: Ở 1 thứ lúa chiều dài của thân cây do 2 cặp gen không alen tương tác với nhau qui định. Cây cao nhất có kiểu gen AABB biểu hiện chiều cao 100cm và cứ mỗi gen lặn làm cho chiều cao giảm bớt 10cm. Kết luận nào sau đây đúng: A Các kiểu gen AABb, AaBB đều có chiều cao 80cm B Các kiểu gen AaBb, AAbb, aaBB đều có chiều cao 90cm C Cây lúa thấp nhất có chiều cao 40cm D Các kiểu gen Aabb, aaBb đều có chiều cao 70cm Câu 16: Ở 1 loài thực vật, 2 gen không alen tương tác quy định 1 tính trạng về hình dạng của lá. Kiểu gen có đủ 2 loại gen trội biểu hiện lá có cạnh phẳng, thiếu 1 trong 2 loại gen trội trên biểu hiện có răng nhọn, riêng kiểu gen đồng hợp lặn biểu hiện lá có răng bầu dục. Hình dạng lá di truyền theo quy luật: A Tác động gen kiểu át chế hay kiểu bổ sung B Tác động gen kiểu bổ sung C Tác động gen kiểu át chế D Tác động gen kiểu cộng gộp Câu 17: Giống nhau giữa liên kết gen, hoán vị gen và gen phân li độc lập là: A Có hiện tượng nhiều gen qui định 1 tính trạng B Tạo nhiều loại giao tử trong giảm phân C Có hiện tượng gen trội át gen lặn alen với nó D Giúp sự di truyền ổn định của từng nhóm tính trạng Câu 18: Điểm giống nhau giữa các qui luật: Phân li độc lập, hoán vị gen và tác động gen không alen là: A Tạo ra sự ổn định của các tính trạng trong quá trình di truyền B Tỉ lệ các loại giao tử tạo ra trong giảm phân luôn bằng nhau C Hiện tượng di truyền qua nhân D Tỉ lệ kiểu hình ở con lai luôn theo các công thức ổn định Câu 19: Khi các gen phân bố càng xa nhau trên cùng 1 NST thì hoán vị gen: A Càng ít xảy ra B Có tần số càng lớn C Không xảy ra D Có tần số càng nhỏ. Câu 20: Nếu ở thế hệ bố mẹ thuần chủng khác nhau về n cặp gen thì tỉ lệ phân li kiểu gen ở F 2 là: A (1 + 2 +1) 2 B (3 + 1) n C (1 + 2 + 1) n D (3 + 1) 2 Câu 21: Với X M : Bình thường, X m : Mù màu. Bố mẹ bình thường sinh được đứa con trai bị mù màu. Kiểu gen của bố và mẹ là: A. Bố: X M Y, mẹ: X M X M B. Bố: X m Y, mẹ: X M X m C. Bố: X M Y, mẹ: X M X M D. Bố: X M Y, mẹ: X M X m Câu 22: : Cho cá thể có kiểu gen AB ab (hoán vị với f = 22%) lai phân tích. F 1 thu được loại kiểu hình lặn cả 2 tính trạng với tỉ lệ bao nhiêu: A. 22%. B. 28%. C. 39%. D. 11%. Ở đậu Hà Lan, gen A qui định hạt vàng, gen a qui định hạt xanh ; B qui định hạt trơn, b qui định hạt nhăn. Sử dụng để trả lời từ câu 23 đến câu 25: Câu 23. Phép lai nào sau đây không làm xuất hiện KH xanh, nhăn ở thế hệ sau: A. AaBb x AaBb B. aabb x AaBb C. Aabb x aaBb D. AABb x AaBb Câu 24. phép lai nào sau đây sẽ cho số loại KH nhiều nhất ? A. aabb x aabb B. AaBb x AABb C. Aabb x aaBB D. aaBb x Aabb Câu 25: Cho phép lai AaBb x aaBb tỉ lệ đời con có KH trội về cả 2 tính trạng là bao nhiêu? A. 3/8 B. 9/16 C. 1/4 D. 3/4 Câu 26: Kiểu gen nào được viết dưới đây là không đúng? A. AB ab B. Ab aB C. Aa bb D. Ab ab Câu 27. Ý nghĩa thực tiễn của quy luật phân li độc lập là gì? A. tạo ra nguồn BD tổ hợp phong phú cung cấp cho chọn giống B. giải thích nguyên nhân của sự đa dạng của những loài sinh sản theo lối giao phối C. cho thấy sinh sản hữu tính là bước tiến hoá quan trọng của sinh giới D. chỉ ra sự lai tạo trong chọn giống là cần thiết. Câu 28. Ý nghĩa thực tiễn của liên kết gen là gì? A. Để xác định số nhóm gen liên kết B. Đảm bảo sự DT bền vững của các tính trạng C. Đảm bảo sự DT ổn định của các nhóm gen quí, nhờ đó người ta chọn lọc đồng thời được cả nhóm tính trạng có giá trị D. Để xác định số nhóm gen liên kết của loài Câu 29. Phương pháp chủ yếu xác định tần số hoán vị gen: A. Phân tích giống lai B. Lai thuận, lai nghịch C. Lai phân tích D. Lai ngược Câu 30: Khi cho lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản, F 1 đồng tính biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F 1 tự thụ phân, nếu đời lai thu được tỉ lệ 3: 1 thì hai tính trạng đó đã di truyền A. phân li độc lập. B. liên kết hoàn toàn. C. liên kết không hoàn toàn. D. tương tác gen. Câu 31: Cơ sở tế bào học của trao đổi đoạn nhiễm sắc thể là A. sự tiếp hợp các NST tương đồng ở kì trước của giảm phân I B. sự trao đổi đoạn giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì trước của giảm phân II C. sự trao đổi đoạn giữa các crômatit khác nguồn gốc ở kì trước giảm phân I D. sự phân li và tổ hợp tự do của nhiễm sắc thể trong giảm phân Câu 32: Đặc điểm nào sau đây đúng với hiện tượng di truyền liên kết hoàn toàn? A. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. B. Làm xuất hiện các biến dị tổ hợp, rất đa dạng và phong phú. C. Luôn tạo ra các nhóm gen liên kết quý mới. D. Làm hạn chế sự xuất hiện các biến dị tổ hợp. Câu 33: Đặc điểm nào dưới đây phản ánh sự di truyền qua chất tế bào? A. Đời con tạo ra có kiểu hình giống mẹ B. Lai thuận, nghịch cho kết quả khác nhau C. Lai thuận, nghịch cho con có kiểu hình giống mẹ D. Lai thuận, nghịch cho kết quả giống nhau Câu 34: Mức phản ứng là A. khả năng biến đổi của sinh vật trước sự thay đổi của môi trường. B. tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau. C. khả năng phản ứng của sinh vật trước những điều kiện bất lợi của môi trường. D. mức độ biểu hiện kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau. Câu 35: Cho biết các bước của một quy trình như sau: 1. Trồng những cây này trong những điều kiện môi trường khác nhau. 2. Theo dõi ghi nhận sự biểu hiện của tính trạng ở những cây trồng này. 3. Tạo ra được các cá thể sinh vật có cùng một kiểu gen. 4. Xác định số kiểu hình tương ứng với những điều kiện môi trường cụ thể. Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen quy định một tính trạng nào đó ở cây trồng, người ta phải thực hiện quy trình theo trình tự các bước là: A. 1 → 2 → 3 → 4. B. 3 → 1 → 2 → 4. C. 1 → 3 → 2 → 4. D. 3 → 2 → 1 → 4. Câu 36: Sự mềm dẻo kiểu hình có ý nghĩa gì đối với bản thân sinh vật? A. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp quần thể sinh vật đa dạng về kiểu gen và kiểu hình. B. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp sinh vật có sự mềm dẽo về kiểu gen để thích ứng. C. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp sinh vật thích nghi với những điều kiện môi trường khác nhau. D. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp sinh vật có tuổi thọ được kéo dài khi môi trường thay đổi. Câu 37: xét một phép lai 2 tính trạng, khi đem lai giữa cơ thể có kiểu hình trội có kiểu gen dị hợp với cơ thể có kiểu hình lặn (lai phân tích) thu được đời con gồm 4 kiểu hình phân li theo tỉ lệ 40%: 40%: 10%: 10%. 2 tính trạng nói trên di truyền theo quy luật: A. phân li độc lập b. Liên kết gen C. Hoán vị gen. D. tương tác gen. câu 38: Phép lai về 3 cặp tính trạng trội, lặn hoàn toàn giữa 2 cá thể AaBbDd x AabbDd sẽ cho thế hệ sau A. 8 kiểu hình: 18 kiểu gen B. 4 kiểu hình: 9 kiểu gen C. 8 kiểu hình: 12 kiểu gen D. 8 kiểu hình: 27 kiểu gen Câu 39: Câu nào sau đây không đúng? A. Hệ số di truyền cao khi tính trạng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen. B. Hệ số di truyền thấp khi tính trạng chịu ảnh hưởng nhiều của kiểu gen. C. Hệ số di truyền thấp khi tính trạng chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường. D. Hệ số di truyền biểu thị ảnh hưởng của kiểu gen và của môi trường lên tính trạng. Câu 40: Ở chim và bướm, NST giới tính của cá thể đực thuộc dạng A. đồng giao. B. dị giao. C. XO. D. XXX . không đúng? A. Hệ số di truyền cao khi tính trạng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen. B. Hệ số di truyền thấp khi tính trạng chịu ảnh hưởng nhiều của kiểu gen. C. Hệ số di truyền thấp khi tính. Tạo ra sự ổn định của các tính trạng trong quá trình di truyền B Tỉ lệ các loại giao tử tạo ra trong giảm phân luôn bằng nhau C Hiện tượng di truyền qua nhân D Tỉ lệ kiểu hình ở con lai luôn theo. tổ hợp tự do của nhiễm sắc thể trong giảm phân Câu 32: Đặc điểm nào sau đây đúng với hiện tượng di truyền liên kết hoàn toàn? A. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm

Ngày đăng: 02/02/2015, 10:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan