THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

33 422 0
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhóm 09 GV: Thầy Trịnh Xuân Ánh CHƯƠNG I LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 1. Khái niệm chung đầu tư nước ngoài Đầu tư nước ngoài là sự dịch chuyển tài sản như vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý từ nước này sang nước khác để kinh doanh nhằm thu lợi nhuận cao trên phạm vi toàn cầu. Một số đặc điểm của đầu tư nước ngoài: • Mang đặc điểm của đầu tư nói chung o Tính sinh lãi. o Tính rủi ro. • Chủ sở hữu đầu tư là người nước ngoài • Các yếu tố đầu tư di chuyển ra khỏi biên giới. 2. Các hình thức đầu tư nước ngoài. 2.1Đầu tư trực tiếp (FDI-Foreign Direct Investmen) 2.1.1 Khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: Thực trạng và giải pháp Nhóm 09 GV: Thầy Trịnh Xuân Ánh Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty". 2.1.2 Đặc điểm Về vốn góp: Các chủ đầu tư nước ngoài đóng một lượng vốn tối thiểu theo quy định của nước nhận đầu tư để họ có quỳên trực tiếp tham gia điều phối, quản lý quá trình sản xuất kinh doanh. ở Việt Nam luật đầu tư nước ngoài đưa ra điều kiện: phần vốn góp của bên nước ngoài không dưới 30% vốn pháp định, trừ những trường hợp do chính phủ quy định. Về quyền điều hành quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào mức vốn góp. Nếu nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn thì quyền điều hành hoàn toàn thuộc về nhà đầu tư nước ngoài, có thể trực tiếp hoặc thuê người quản lý. Về phân chia lợi nhuận: dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh, lãi lỗ đều được phân chia theo tỷ lệ vốn góp trong vốn pháp định. 2.1.3 Vai trò FDI là một trong những nguồn vốn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt vốn đầu tư góp phần tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển. Đối với các nước đang phát trển, việc tiếp nhận số lượng lớn vốn đầu từ nước ngoài sẽ vừa tác động đến tổng cầu, vừa tác động đến tổng cung của nền kinh tế. Đầu tư sẽ tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Một minh chứng thực tế là các nước NICs trong gần 30 năm qua nhờ nhận được trên 50 tỷ USD đầu tư nước ngoài cho phát triển kinh tế cùng với một chính sách kinh tế năng động và có hiệu quả đã trở thành những con rồng Châu Á. Chỉ có “mở cửa” ra bên ngoài mới tận dụng được tối đa lợi thế so sánh của nước mình để từ đó phát huy và tăng cường nội lực của mình. Đầu tư sẽ làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, con đường tất yếu có thể tăng trưởng nhanh với tốc độ mong muốn (9-10%) là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển nhanh ở khu vực Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: Thực trạng và giải pháp Nhóm 09 GV: Thầy Trịnh Xuân Ánh công nghiệp và dịch vụ. Đầu tư sẽ góp phần giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng nghèo đói. Phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa lý, kinh tế, chính trị, … Cơ cấu ngành, cơ cấu công nghệ, cơ cấu sản phẩm và lao động, cơ cấu lãnh thổ sẽ được thay đổi theo chiều hướng ngày càng đáp ứng tốt hớn các nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Đầu tư sẽ làm tăng cường khả năng khoa học công nghệ của quốc gia. Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, các công ty (chủ yếu là các công ty đa quốc gia) đã chuyển giao công nghệ từ nước mình hoặc từ nước khác sang nước nhận đầu tư. Mặc dù còn nhiều hạn chế do những yếu tố khách quan và chủ quan chi phối, song điều không thể phủ nhận được là chính nhờ sự chuyển giao này mà các nước chủ nhà nhận được những kỹ thuật tiên tiến (trong đó có những công nghệ không thể mua được bằng quan hệ thương mại đơn thuần) cùng với nó là kinh nghiệm quản lý, đội ngũ lao động được đào tạo, rèn luyện về nhiều mặt (trình độ kỹ thuật, phương pháp làm việc, kỷ luật lao động … ) 2.2 Đầu tư gián tiếp (FII/FPI) 2.2.1 Khái niệm Đầu tư gián tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư gián tiếp xuyên biên giới. Nó chỉ các hoạt động mua tài sản tài chính nước ngoài nhằm kiếm lời. Hình thức đầu tư này không kèm theo việc tham gia vào các hoạt động quản lý và nghiệp vụ của doanh nghiệp giống như trong hình thức Đầu tư trực tiếp nước ngoài. 2.2.2 Đặc điểm Chủ đầu tư nước ngoài không nắm quyền quản lý trong các tổ chức hoạt động kinh doanh mà chỉ thu lợi tức thông qua cổ phiếu của doanh nghiệp Thu nhập của chủ đầu tư phụ thuộc vào loại chứng khoán mà nhà đầu tư thu mua, có thể cố định hoặc không cố định. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: Thực trạng và giải pháp Nhóm 09 GV: Thầy Trịnh Xuân Ánh Đây là kênh đầu tư chỉ tiếp nhận vốn bằng tiền nên nước nhận đầu tư không thể tiếp nhận máy móc thiết bị, khoa học kỹ thuật của nước tiến hành đầu tư. 2.2.3 Vai trò Góp phần làm tăng nguồn vốn trên thị trường vốn nội địa và làm giảm chi phí vốn thông qua việc đa dạng hoá rủi ro. Có càng nhiều nguồn đầu tư thì rủi ro của quá trình đầu tư càng được phân tán, giảm thiểu rủi ro có thể có của doanh nghiệp, từ đó giảm thiểu rủi ro của cả nền kinh tế. Tạo môi trường đầu tư lành mạnh cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư, thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa phát triển, kéo theo sự phát triển của cả nền kinh tế Thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tài chính nội địa: Tài chính của mỗi quốc gia là có hạn cho dù có dồi dào đến đâu. Sự tham gia của đầu tư gián tiếp nước ngoài mang đến những cơ hội mới cho cả nền kinh tế nói chung và cho các doanh nghiệp nói riêng. Vốn đầu tư từ nước ngoài giúp giải quyết nhau cầu “khát vốn” của cả nền kinh tế, gia tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển Thúc đẩy cải cách thể chế và nâng cao kỷ luật đối với các chính sách của chính phủ. Để có thể thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài Nhà nước phải tiến hành cải tổ nền kinh tế, đưa ra những chính sách kinh tế thu hút các nhà đầu tư. Điều này trực tiếp tác động đến nền kinh tế và các doanh nghiệp đang hoạt động trong môi trường đó, thúc đấy sự phát triển. 2.3Hỗ trợ phát triển chính thức - ODA 2.3.1 Khái niệm Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: Thực trạng và giải pháp Nhóm 09 GV: Thầy Trịnh Xuân Ánh Hỗ trợ phát triển chính thức (hay ODA, viết tắt của cụm từ Official Development Assistance), là một hình thức đầu tư nước ngoài. Gọi là Hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài. Đôi khi còn gọi là viện trợ. Gọi là Phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư. Gọi là Chính thức, vì nó thường là cho Nhà nước vay. 2.3.2 Đặc điểm ODA là một giao dịch quốc tế, thể hiện ở chỗ hai bên tham gia giao dịch này không có cùng quốc tịch. Bên cung cấp thường là các nước phát triển hay các tổ chức phi chính phủ. Bên tiếp nhận thường là các nước đang phát triển hay các nước gặp khó khăn về nguồn lực trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, kinh tế hay môi trường. ODA thường được thực hiện qua hai kênh giao dịch là kênh song phương và kênh đa phương. Kênh song phương, quốc gia tài trợ cung cấp ODA trực tiếp cho chính phủ quốc gia được tài trợ. Kênh đa phương , các tổ chức quốc tế hoạt động nhờ các khoản đóng góp của nhiều nước thành viên cung cấp ODA cho quốc gia được viện trợ. Đối với các nước thành viên thì đây là cách cung cấp ODA gián tiếp. ODA là một giao dịch chính thức. Tính chính thức của nó được thể hiện ở chỗ giá trị của nguồn ODA là bao nhiêu, mục đích sử dụng là gì phải được sự chấp thuận và phê chuẩn của chính phủ quốc gia tiếp nhận. Sự đồng ý tiếp nhận đó được thể hiện bằng văn bản, hiệp định, điều ước quốc tế ký kết với nhà tài trợ. ODA được cung cấp với mục đích rõ ràng. Mục đích của việc cung cấp ODA là nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của các nước nghèo. Đôi lúc ODA cũng được sử dụng để hỗ trợ các nước gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh Do đó, có lúc các nước Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: Thực trạng và giải pháp Nhóm 09 GV: Thầy Trịnh Xuân Ánh phát triển cũng được nhận ODA. Nhưng không phải lúc nào mục đích này cũng được đặt lên hàng đầu, nhiều khi các nhà tài trợ thường áp đặt điều kiện của mình nhằm thực hiện những toan tính khác. ODA có thể được các nhà tài trợ cung cấp dưới dạng tài chính, cũng có khi là hiện vật. Hiện nay, ODA có ba hình thức cơ bản là viện trợ không hoàn lại (Ggant Aid), vốn vay ưu đãi ( Loans Aid ) và hình thức hỗn hợp. 2.3.3 Vai trò Các nước đang phát triển đa phần là trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng nên thông qua ODA song phương có thêm vốn để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội. ODA mang lại nguồn lực cho đất nước. Việc sử dụng viện trợ ở các nước đang phát triển nhằm loại bỏ sự thiếu vốn và ngoại tệ, tăng đầu tư vốn đến điểm mà ở đó sự tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện cho các nước này đạt được đến quá trình tự duy trì và phát triển. Tạo điều kiện để các nước tiếp nhận có thể vay thêm vốn của các tổ chức quốc tế, thực hiện việc thanh toán nợ tới hạn qua sự giúp đỡ của ODA. ODA còn có thể giúp các nước đang lâm vào tình trạng phá giá đồng nội tệ có thể phục hồi đồng tiền của nước mình thông qua những khoản hỗ trợ lớn của các tổ chức tài chính quốc tế mang lại. ODA giúp các nước nhận hỗ trợ tạo ra những tiền đề đầu tiên, đặt nền móng cho sự phát triển về lâu dài thông qua lĩnh vực đầu tư chính của nó là nâng cấp cơ sở hạ tầng về kinh tế. ODA tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội của các địa phương và vùng lãnh thổ, đặc biệt là ở các thành phố lớn: nguồn vốn này trực tiếp giúp cải thiện điều kiện về vệ sinh y tế, cung cấp nước sạch, bảo vệ môi trường. Đồng thời nguồn ODA cũng góp phần tích cực trong việc phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển nông nghiệp, xoá đói giảm nghèo Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: Thực trạng và giải pháp Nhóm 09 GV: Thầy Trịnh Xuân Ánh ODA giúp các doanh nghiệp nhỏ trong nước có thêm vốn, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả đầu tư cho sản xuất kinh doanh, dần dần mở rộng qui mô doanh nghiệp. Ngoài ra ODA còn giúp các nước nhận viện trợ có cơ hội để nhập khẩu máy móc thiết bị cần thiết cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, từ các nước phát triển. Thông qua nước cung cấp ODA nước nhận viện trợ có thêm nhiều cơ hội mới để tham gia vào các tổ chức tài chính thế giới, đạt được sự giúp đỡ lớn hơn về vốn từ các tổ chức này. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: Thực trạng và giải pháp Nhóm 09 GV: Thầy Trịnh Xuân Ánh CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 1. Tính tất yếu khách quan của đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong xu hướng toàn cầu hóa. 1.1. Bối cảnh thế giới tác động đến đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế thế gới đang tiến dần đến một chỉnh thể thống nhất. nó tao điều kiện cho các nước tham gia vào sân chơi chung rộng lớn trên trường quốc tế, giúp cho các nước có điều kiện tốt hơn để tạo ra mội trường kinh tế, chính trị - xã hội thuận lợi cho sự phát triển của mình. Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ kéo theo sự gia tăng của các hoạt động đầu tư nước ngoài. Các quốc gia ngày càng ưu tiên cho sự phát triển kinh tế với sự gia tăng các hình thức hợp tác kinh tế quốc tế như trao đổi thương mại, chuyển giao khoa học công nghệ và đặc biệt là hợp tác đầu tư. Các nước công nghiệp phát triển đang ra sức tìm kiếm thị trường đầu tư thuận lợi đem lại lợi nhuận cao. Trong khi đó, các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) là một thị trường đáng chú ý đối với các nhà đầu tư vi đầu tư ở các nước đang phát triển, các nhà đầu tư có thể giảm được chi phí do sử dụng lao động và nguồn tài nguyên rẻ, ngoài ra các nhà đầu tư có thể giải quyết được tình trạng thừa vốn và kéo dài tuổi thọ của các sản phẩm của doanh nghiệp ở thi trường này. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có vị trí địa lý chính trị quan trọng với nhiều ưu thế hấp dẫn các nhà đầu tư. Như vậy, sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động đầu tư quốc tế, nhu cầu đầu tư của các nước công nghiệp phát triển và sự hấp dẫn của thị trường Việt Nan đã thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. 1.2. Nhu cầu thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Từ năm 1986,Việt nam đã nhận thấy một trong các giải pháp để thoát khỏi khủng hoảng, thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, từng bước tham gia quá trình toàn cầu hóa đó là phát triển kinh tế đối ngoại. trong đó, thu hút đầu tư là vấn đề quan trọng vì nó đáp ứng được những đòi hỏi của tình hình thực tiễn ở Việt Nam, đó là: - Tình hình cụ thể của Việt Nam đòi hỏi phải nhanh chóng nâng cao thu nhập quốc dân. Đòi hỏi đó buộc chúng ta phải có một nguồn vốn đầu tư rất lớn, nguồn vốn ngày không thể hoàn toàn trông chờ vào nguồn tích lũy nội bộ trong một thời gian ngắn của một đất nước còn nghèo. Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, cũng như các nước đang phát triển khác, Việt Nam gặp phải vấn đề nan giải là thiếu vốn do tích lũy nội bộ thấp hoặc không có tích lũy. Điều đó đã hạn chế đến quy mô đầu tư và đổi mới kỹ thuật gây ra tình trạng mất cân đối trong xuất nhập khẩu, cán vân thanh toán thường xuyên bị thiếu hụt, đất nước thiếu ngoại tệ. Việt thu hút nguồn vốn nước ngoài giúp Việt Nam giải quyết các khó khăn về khả năng tích lũy vốn thấp và bù đắp các khoản thiếu hụt ngoại tệ trong cán cân thanh toán. - Công nghệ của Việt Nam còn lạc hậu, năng suất thấp do trình độ phát triển kinh tế xã hội, giáo dục, khoa học ở trong nước còn hạn chế. Việt Nam có rất ít khả năng phát triển công nghệ mới, hiện đại và tiên tiến. Mặt khác khả năng tự nhập Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: Thực trạng và giải pháp Nhóm 09 GV: Thầy Trịnh Xuân Ánh khẩ công nghệ của Việt Nam cũng rất hạn chế. Đầu tư nước ngoài sẽ giúp Việt Nam thu hút được công nghệ tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý của các nhà đầu tư nước ngoài - Việt Nam là một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, nền công nghiệp còn nhỏ bé, lực lượng lao động du thừa còn rất nhiều. Đầu tư quốc tế sẽ giải quyết một phần tình trạng thất nghiệp ở VN. Thông qua việc tạo ra các xi nghiệp mới hoặc làm tăng quy mô của các đơn vị kinh tế đầu tư quốc tế tạo ra công ăn việc làm cho một số lượng khá lớn người lao động, bên cạnh đó, đầu tư quốc tế góp phần cải tiến cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, và đưa nền kinh tế tham gia phân công lao động Quốc tế một cách mạnh mẽ. Như vây, yêu cầu phát triển nội tại và thực tiễn khách quan trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã và đang đòi hỏi Việt Nam cần tới nguồn đầu tư nước ngoài để hội nhập cùng dòng chảy kinh tế - xã hội trên thế giới. 2. Thực trạng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian qua: 2.1. Đầu tư trực tiếp (FDI): 2.1.1 Tình hình FDI qua các giai đoạn Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trước những năm 90 còn e dè, mang tính thăm dò khi Việt Nam, sau khi Diễn đàn Đầu tư Việt Nam được tổ chức thành công vào năm 1991 với sự có mặt của các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng với thông điệp Việt Nam đang đổi mới, mở cửa, khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển và sẵn sàng lắng nghe ý kiến của các nhà đầu tư nước ngoài để thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế đã được đích thân Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh gửi tới giới đầu tư thế giới thì các tên tuổi lớn của thế giới đã xuất hiện: BP, Shell, Total trong ngành dầu khí hay Daewoo, Toyota, Ford… trong lĩnh vực ô tô xe máy, Sony trong ngành công nghiệp điện tử, Phú Mỹ Hưng trong lĩnh vực bất động sản. Không chỉ vốn đăng ký, mà vốn giải ngân đạt đỉnh vào năm 1997 với 3,115 tỷ USD đã giữ kỷ lục suốt 10 năm sau đó. Để nắm bắt rõ hơn về tình hình FDI ta phân chia thành một số giai đoạn sau: a) Giai đoạn 1997 – 2000 Năm 1997 mặc dù tổng dự án đăng ký giảm nhẹ so với 1996 nhưng vốn thực hiện đã mức kỷ lục 3,1 tỷ USD như đã nói trên, tuy nhiên kể từ năm này, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam liên tục giảm. Trong giai đoạn 1997- 2000, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm trung bình khoảng 24%/năm. Việt Nam đã trải qua một thời gian tụt dốc của nguồn FDI đăng ký, cụ thể là 16% năm 1998 và 59% năm 1999. Cuộc khủng hoảng đó đã gây lên sự lo ngại về sự bất ổn của thị trường châu Á, do đó đã làm cho thị trường châu Á trở nên kém hấp dẫn hơn. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giảm đáng kể từ mức vốn đầu tư đăng ký. Ngoài ra trong giai đoạn này còn có một xu hướng khác rất đáng lo ngại đó là số dự án và vốn đầu tư giải thể tăng cao hơn nhiều so với giai đoạn trước. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: Thực trạng và giải pháp Nhóm 09 GV: Thầy Trịnh Xuân Ánh Trong số các dự án đầu tư được cấp giấy phép, tính đến cuối tháng 8 năm 2001 đã thực hiện được khoảng 21 tỷ USD, chiếm 45% tổng số vốn của các dự án. Tính riêng thời kỳ 1996- 2000 vốn đầu tư thực hiện đạt 12,8 tỷ USD tăng 80% so với thời kỳ 1991- 1995. Luồng vốn đầu tư nước ngoài thuần túy chiếm khoảng 60% GDP trong thập kỷ qua. Đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc đưa vốn và công nghệ vào Việt Nam. Đồng thời nó cũng có tác động tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nền kinh tế. b) Giai đoạn 2000-2007 Nhìn chung, trong giai đoạn này lượng FDI vào Việt Nam tăng mạnh và đạt kỉ lục vào năm 2007 với tổng số vốn đầu tư đăng kí là 21,3 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 8,03 tỷ USD. Năm 2006 cả nước có 797 dự án được cấp giấy phép với tổng vốn đầu đăng ký hơn 7,6 tỷ USD, tăng 60,8% vềvốn đầu tư đăng ký so với cùng kì năm trước. Quy mô vốn đầu tư trung bình cho một dự án đạt 9,4 triệu USD/dự án, cao hơn quy mô bình quân của năm 2005 (4,6 triệu USD/dự án). Xuất hiện thấy hàng loạt các dự án có quy mô đầu tư lớn do các tập đoàn xuyên quốc gia đầu tư công ty thép 1,126 tỷ USD,công ty TNHH IntelProducts Việt Nam: 1 tỷ USD; công ty công ty TNHH thép Tycoon Steel VN : 556 triệu USD; … Điều này cho thấy nhiều nhà đầu tư lớn đang đặc biệt quan tâm đến Việt Nam. Cũng trong năm 2006 có 439 lượt dự án tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất với tổng vốn hơn 2,1 tỷ USD tăng 18,9 % về vốn so với cùng kỳ năm trước. Tuy số lượt dự án thấp hơn so với năm 2005, nhưng số vốn tăng thêm nhiều hơn, chứng tỏ số dự án tăng vốn lớn cao hơn so với năm 2005. Năm 2006, vốn FDI thực hiện đạt 4,1 tỷ USD tăng 24,2% so với năm 2005. c) Giai đoạn 2008-2012 Trong 5 năm này , VIệt Nam đã thu hút được các dự án lớn, sử dụng công nghệ cao và có khả năng tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh. Cụ thể: - Vốn thực hiện: đạt 10 tỷ USD, vượt 25% năm 2007 ( 8 tỷ USD) - Lao động: 16 vạn người, tăng 6,7% so với 2007 - Nộp ngân sách nhà nước; 2 tỷ USD, tăng 29% so với năm 2007 Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: Thực trạng và giải pháp [...]... nước ngoài và trái phiếu tư nhân, thành lập Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: Thực trạng và giải pháp Nhóm 09 GV: Thầy Trịnh Xuân Ánh Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC); quá trình cổ phần hoá đang diễn ra tại Việt Nam bao gồm cả ngân hàng thương mại quốc doanh; tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống điện và giao thông, cải cách khung pháp lý dành cho các nhà đầu tư nước. .. Việt Nam tồn tại dưới hình thức các quỹ đầu tư đại chúng đạt 3,827 tỷ USD, tăng 562 triệu USD so với thời điểm đầu năm Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: Thực trạng và giải pháp Nhóm 09 GV: Thầy Trịnh Xuân Ánh Ngoài hình thức đầu tư vào các quỹ đại chúng, dòng vốn gián tiếp nước ngoài có thể lựa chọn đầu tư vào Việt Nam thông qua nhiều hình thức khác như: quỹ đầu tư thành viên (chiếm lượng lớn hơn), mở... năng bất ổn về kinh tế liên quan đến các nhân tố nước ngoài Khác với FDI, vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài được thực hiện dưới dạng đầu tư tài chính thuần tuý với các chứng khoán có thể chuyển đổi và mang tính thanh khoản cao trên thị trường tài chính, nên các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài dễ dàng và nhanh Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: Thực trạng và giải pháp Nhóm 09 GV: Thầy Trịnh Xuân Ánh chóng mở... tư nước ngoài đã được cấp mã số giao dịch tính đến ngày 8/11/2013 Biểu đồ: Số NĐT nước ngoài được cấp mã giao dịch từ đầu năm 2013 Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: Thực trạng và giải pháp Nhóm 09 GV: Thầy Trịnh Xuân Ánh Có thể thấy, số lượng nhà đầu tư nước ngoài được cấp mã giao dịch tăng rất mạnh trong tháng 3,4 và 5, thời điểm VN-Index tăng phi mã, trung bình mỗi tháng có gần 90 nhà đầu tư nước ngoài. .. tin tư ng vào sự ổn định của nền kinh tế của Việt Nam Tính đến ngày 31/10/2013, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) đã cấp mã số giao dịch chứng khoán cho 16.605 nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có 2.208 nhà đầu tư tổ chức và 14.397 nhà đầu tư cá nhân 8 ngày đầu tháng 11 đã có thêm 12 nhà đầu tư nước ngoài cá nhân và 8 tổ chức được cấp mã số giao dịch chứng khoán, như vậy đã có 16.625 nhà đầu tư. .. các nhà đầu tư nước ngoài, đầu tư FII vào Việt Nam trong thời gian gần đây cũng đã tăng mạnh Biểu hiện rõ nhất là việc đầu tư vào thị trường chứng khoán của các tập đoàn tài chính quốc tế trong thời gian qua đã không ngừng gia tăng Làn sóng nhà đầu tư nước ngoài đổ bộ vào TTCK Việt Nam cũng tăng mạnh Tổng giá trị tài sản của dòng vốn đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam tính đến thời... nghiệp (DN) đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang diễn ra ngày càng tinh vi và phức tạp 12 năm hoạt động Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: Thực trạng và giải pháp Nhóm 09 GV: Thầy Trịnh Xuân Ánh kinh doanh tại Việt Nam, Công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam chưa phải đóng bất kỳ một đồng thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) nào với lý do thua lỗ Trong khi đó, doanh số của Metro tại Việt Nam vẫn tăng... quản lý hoạt động FDI: Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: Thực trạng và giải pháp Nhóm 09 GV: Thầy Trịnh Xuân Ánh Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước đối với hoạt động FDI theo các cấp độc lập tư ng đối với nhau Điển hình như, Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo, tổ chức xin ý kiến của các Bộ ban ngành các địa phương về chiến lược và quy hoạch thu hút vốn đầu tư FDI và trình Thủ tư ng Chính phủ thông... nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng gần 8 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ Trên thị trường thứ cấp, tính đến hết 8/2011, giá trị giao dịch bán của nhà đầu tư nước ngoài khoảng 14 nghìn tỷ đồng; giao dịch mua khoảng 20 nghìn tỷ đồng Từ năm 2003 đến nay, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, số lượng và quy mô hoạt động của các quỹ đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. .. Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) vào thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2012 đạt 300 triệu USD, tăng 25% so với năm 2011 Điều này khẳng định Việt Nam vẫn đang là địa chỉ thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài khá mạnh Tháng 1/2012, lượng nhà đầu tư nước ngoài được cấp mã số giao dịch tăng thêm 0,13% so với cuối năm 2011 Điều đó cho thấy, nhiều nhà đầu tư cá nhân, tổ chức nước ngoài vẫn . điểm đầu năm. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: Thực trạng và giải pháp Nhóm 09 GV: Thầy Trịnh Xuân Ánh Ngoài hình thức đầu tư vào các quỹ đại chúng, dòng vốn gián tiếp nước ngoài có thể lựa chọn đầu. nhà đầu tư nước ngoài đã được cấp mã số giao dịch tính đến ngày 8/11/2013. Biểu đồ: Số NĐT nước ngoài được cấp mã giao dịch từ đầu năm 2013 Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: Thực trạng và giải pháp Nhóm. động đầu tư quốc tế, nhu cầu đầu tư của các nước công nghiệp phát triển và sự hấp dẫn của thị trường Việt Nan đã thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. 1.2. Nhu cầu thu hút đầu tư nước ngoài

Ngày đăng: 01/02/2015, 10:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2. Các hình thức đầu tư nước ngoài.

  • 2.1 Đầu tư trực tiếp (FDI-Foreign Direct Investmen)

  • 2.1.1 Khái niệm

  • 2.1.3 Vai trò

    • 2.2 Đầu tư gián tiếp (FII/FPI)

    • 2.2.1 Khái niệm

    • Đầu tư gián tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư gián tiếp xuyên biên giới. Nó chỉ các hoạt động mua tài sản tài chính nước ngoài nhằm kiếm lời. Hình thức đầu tư này không kèm theo việc tham gia vào các hoạt động quản lý và nghiệp vụ của doanh nghiệp giống như trong hình thức Đầu tư trực tiếp nước ngoài.

    • 2.2.2 Đặc điểm

    • Chủ đầu tư nước ngoài không nắm quyền quản lý trong các tổ chức hoạt động kinh doanh mà chỉ thu lợi tức thông qua cổ phiếu của doanh nghiệp

    • 2.3 Hỗ trợ phát triển chính thức - ODA

    • 2.3.1 Khái niệm

    • Hỗ trợ phát triển chính thức (hay ODA, viết tắt của cụm từ Official Development Assistance), là một hình thức đầu tư nước ngoài. Gọi là Hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài. Đôi khi còn gọi là viện trợ. Gọi là Phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư. Gọi là Chính thức, vì nó thường là cho Nhà nước vay.

    • 2.3.2 Đặc điểm

    • Theo cam kết lộ trình gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, từ ngày 1/1/2009, các nhà bán lẻ nước ngoài đã được phép thành lập doanh nghiệp (DN) 100% vốn tại Việt Nam. Từ đó đến nay, đã có nhiều thương hiệu lớn của nước ngoài đã đến đầu tư và mở rộng thị phần tại Việt Nam.

    • Hiện nay bên cạnh các DN lớn nước ngoài đã “cắm rễ” tại Việt Nam như Metro, BigC, Parkson… thì thời gian gần đây, thị trường phân phối - bán lẻ trong nước tiếp tục đón nhận cuộc“đổ bộ” ồ ạt của các hệ thống siêu thị ngoại khác như Lotte (Hàn Quốc), AEON (Nhật Bản)…Trước thực trạng thị trường bán lẻ sẽ cạnh tranh khốc liệt giữa DN trong nước và DN FDI, DN Việt đang đứng trước những thách thức lớn về năng lực cạnh tranh. 

    • Biện pháp:

    • Thứ nhất sử dụng chiến lược “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”. thì NTD cũng dần bỏ bớt tâm lý sính ngoại, chuyển sang chuộng hàng Việt.

    • Thứ hai, Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tạo dựng được chữ “tín” đối với người tiêu dùng (NTD) và đó cũng chính là “chìa khóa” để thị trường nội địa trở nên tin cậy đối với NTD Việt. Nâng cao chất lượng sản phẩm.

    • Hiện nay niềm tin của NTD bị giảm sút nghiêm trọng khi ngày nào cũng nghe và chứng kiến nhiều tin xấu như: Phát hiện kẹo sữa mềm chứa Melamine tại Việt Nam; trái cây Trung Quốc dán nhãn Úc, New Zealand tràn ngập thị trường; sữa dinh dưỡng dành cho trẻ chứa chất độc…. Để thị trường nội địa trở nên đáng tin cậy đối với NTD thì cần có sự kết hợp từ 3 phía: DN sản xuất và DN phân phối - bán lẻ; cơ quan quản lý nhà nước và NTD. Trong đó DN cần phải có chiến lược và hành động thiết thực, thực hiện trách nhiệm xã hội liên quan đến việc marketing, kinh doanh trung thực, không quảng cáo sai lệch về sản phẩm, dịch vụ; bảo vệ sức khỏe và an toàn cho NTD; cung cấp sản phẩm, dịch vụ tốt để tránh xảy ra khiếu nại.

    • Biện pháp:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan