đề cương ôn tập thi học kì II lớp 8

14 438 0
đề cương ôn tập thi học kì II lớp 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CÔNG DÂN 1- Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác a- Quyền sở hữu tài sản của công dân: -Là quyền của công dân đối với tài sản thuộc sở hữu của mình. + Có các quyền: -Quyền chiếm hữu là quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản. -Quyền sử dụng là quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản và hưởng lợi từ các giá trị sử dụng tài sản đó. -Quyền định đoạt là quyền quyết định đối với tài sản như mua bán, tặng cho, để lại thừa kế, phá hủy, vứt bỏ, -Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong tổ chức kinh tế. b-Nghĩa vụ công dân: -Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu của người khác, không được xâm phạm tài sản của cá nhân, của tổ chức, của tập thể và của Nhà nước. Nhặt được của rơi phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc thông báo cho cơ quan có trách nhiệm xử lí theo quy định của pháp luật. Khi vay, nợ phải trả đầy đủ, đúng hẹn. Khi mượn phải giữ gìn cẩn thận, sử dụng xong phải trả lại cho chủ sở hữu, nếu làm hỏng, phải sửa chữa hoặc bồi thường tương ứng với giad trị tài sản. Nếu gặp thiệt hại về tài sản phải bồi thường theo quy định của pháp luật. c- Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân. 2- Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân a- Quyền khiếu nại : - Khái niệm: là quyền của công dân đề nghị cơ quan tổ chức có thẩm quyền, xem xét lại các quyết định, các việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ theo quy định của pháp luật, quyết định kỉ luật, khi cho rằng, quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. -Cách thực hiện: Người khiếu nại có thể đến khiếu nại trực tiếp hoặc gửi đơn khiếu nại đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật b- Quyền tố cáo: - Khái niệm: là quyền của công dân, báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về một vụ, việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, đơn hoặc trực tiếp tố cáo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. - Cách thực hiện: Người tố cáo có thể gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. c- Ý nghĩa: Quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật.Công dân khi thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo cần trung thực, khách quan, thận trọng. d-Trách nhiệm của nhà nước, công dân -Công dân: không lợi dụng quyền khiếu nại tố cáo của mình để làm hại người khác. -Nhà nước nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác. *So sánh quyền khiếu nại và tố cáo -Giống : Đều là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp. Là công cụ để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Là phương tiện để công dân tham gia quản lý Nhà nước. Khác nhau Khiếu nại Tố cáo -Người khiếu nại là người trực tiếp bị hại -Nhằm khơi phục quyền vè lợi ích hợp pháp của bản thân khi bị xâm hại. -Người tố cáo là mọi cơng dân -Nhằm ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích của nhà nước, của tổ chức, cơ quan và cơng dân * Vì sao hiến pháp quy định cơng dân có quyền khiếu nại tố cáo: -Tạo cơ sở pháp lí cho cơng dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi bị xâm phạm. - Để tạo cơ sở pháp lí cho cơng dân giám sát các hoạt động của cơ quan và cán bộ cơng chức nhà nước. - Để ngăn ngừa và đấu tranh phòng chống tội phạm. 3- Quyền tự do ngơn luận a- Khái niệm : là quyền của cơng dân được tham gia, bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến đối với những vấn đề chung của đất nước, của xã hội. b-Cơng dân có quyền tự do ngơn luận: - Cơng dân sử dụng quyền tự do ngơn luận phải tn theo những qui định của pháp luật vì như vậy sẽ phát huy tính tích cực quyền làm chủ cơng dân, góp phần xây dựng nhà nước quản lí xã hội theo u cầu chung của xã hội. c- Trách nhiệm của Nhà nước: -Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để cơng dân thực hiện quyền tự do ngơn luận, tự do báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình. 4-Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam a-Hiến pháp .Vị trí hiến pháp: -Hiến pháp là luật cơ bản nhà nước có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của hiến pháp, khơng dược trái với hiến pháp. b- Nội dung cơ bản Hiến pháp: -Quy định những vấn đề nền tảng, những ngun tắc mang tính định hướng của đường lối xây dựng phát triển đất nước, bản chất nhà nước, chế độ chính trị kinh tế, nghĩa vụ cơ bản của cơng dân, tổ chức bộ máy nhà nước, c-Trách nhiệm của cơng dân, học sinh: -Cơng dân phải chấp hành hiến pháp, pháp luật. -Học sinh: + có trách nhiệm trong học tập, tìm hiểu về hiến pháp qua sách báo, ti vi, qua mơn GDCD và qua các mơn học khác. + có ý thức tự giác sống và làm việc theo hiến pháp: học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác phù hợp với hiến pháp ở mọi lúc, mọi nơi. *điều 8 Luật chăm sóc và giáo dục trẻ em : Trẻ em được Nhà nước và xã hội tôn trọng,bảo vệ tính mạng , thân thể , nhân phẩm và danh dự , được bày tỏ ý kiến nguyện vọng của mình về những vấn đề có liên quan . *Hiến pháp năm 1992 ra đời vào ngày 15-4-1992 gồm 12 chương và 147 điều. *Hiến pháp đàu tiên của nước ta ra đời từ năm nào ? Có sự kiện lòch sử gì ? -Ra đời năm 1946. Sau khi cách mạng tháng tám thành công, Nhà nước ban hành Hiến pháp của cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân. *Biết thêm: -Hiến pháp 1959 là của thời kỳ xây dựngXHCN ở miền bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà. -Hiến pháp 1980 là của thời kỳ quá độ trên phạm vi cả nước . -Hiến pháp 1992 là của thời kỳ đổi mới đất nước . 5-Pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam a- Nguồn gốc của Pháp luật: Sự ra đời của Pháp luật gắn liền với sự ra đời của nhà nước. b-Pháp luật : là những qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. c-Đặc điểm chung của pháp luật : -Tính quy phạm phổ biến: các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người trong xã hội quy định khuôn mẫu, những quy tắc xử sự chung mang tính phổ biến. -Tính xác định chặt chẽ: các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp luật. -Tính bắt buộc (tính cưỡng chế): Pháp luật do Nhà nước ban hành, mang tính quyền lực nhà nước, bắt buộc mọi người đều phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị Nhà nước xử lí theo quy định. d-Bản chất pháp luật: Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản việt Nam, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội (chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục) e-Vai trò của pháp luật: Pháp luật là công cụ để thực hiện quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, văn hóa xã hội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm công bằng xã hội. f-Trách nhiệm của công dân: -Tuân theo hiến pháp, pháp luật. -Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia trật tự an toàn xã hội. -Giữ gìn bí mật quốc gia. -Chấp hành nguyên tắc sinh hoạt cộng đồng, công cộng. *Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật về cơ sở hình thành; tính chất, hình thức thể hiện và phương thức bảo đảm thực hiện. -Giống nhau: Đều là hệ thống các quy tắc xử sự chung, chuẩn mực xã hội; giúp con người tự giác đièu chỉnh hành vi sao cho phù hợp với lợi ích cộng đồng, xã hội. -Khác nhau: Nội dung so sánh Đạo đức Pháp luật Cơ sở hình thành Chuẩn mực đạo đức được đúc kết từ thực tế cuộc sống ,nhận thức con người qua các thế hệ và nguyện vọng của nhân dân. Do nhà nước đặt ra. Hình thức thể hiện Ca dao, tục ngữ, châm ngôn. Các văn bản pháp luật VD: các bộ luật, điều luật, Tính chất Không bắt buộc, tự nguyện Bắt buộc Phương thức bảo đảm thực hiện Tự giác, thông qua dư luận xã hội Tuyên truyền giáo dục, thuyết phục, răn đe, cưỡng chế.  ọ 1- Sơ đồ điều hòa đường huyết tuyến tụy 2- Tuyến tụy và tuyến trên thận a.Tuyến tụy * Chức năng của tuyến tụy -Ngoại tiết: tiết dịch tụy đổ vào tá tràng -Nội tiết:+ tế bào hết Glucagon biến Glicôgen > Gluco + Tế bào hết Insulin biến Glico > Glicogen * Vai trò của các hoocmon tuyến tụy -Tỉ lệ đường huyết chiếm 0,12%, nếu tỉ lệ này tăng cao sẽ kích thích các tế bào tiết insulin. Hoocmôn này có tác dụng chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ trong gan và cơ. -Trong trường hợp tỉ lệ đường huyết giảm so với bình thường sẽ kích thích các tế bào tiết ra glucagôn, có tác dụng ngược lại với insulin, biến glocôgen thành glucôzơ để nâng tỉ lệ đường huyết trở lại bình thường. => Nhờ có tác dụng đối lập của hai hoocmôn trên của các tế bào đảo tụy mà tỉ lệ đường huyết luôn ổn định. b. Tuyến trên thận -Phần vỏ (gồm lớp ngoài, lớp giữa, lớp trong _ lớp cầu, lớp sợi, lớp lưới) tiết các hoocmôn có tác dụng điều hòa đường huyết, điều hòa các muối natri, kali trong máu và làm thay đổi các đặc tính sinh dục nam. -Phần hoocmôn tủy tuyến có cùng nguồn gốc với thần kinh giao cảm, tiết ađrênalin và norađrênalin có tác dụng điều hòa hoạt động tim mạch và hô hấp, góp phần cùng glucagôn điều chỉnh lượng đường trong máu. 3- Tính chất và vai trò của hoocmôn a.Tính chất của hoocmôn -Mỗi hoocmon chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xác đinh ( gọi là cơ quan đích), mặc dù hoocmon này theo máu đi khắp cơ thể. VD:+Insulin do tụy tiết ra chỉ có tác dụng làm hạ đường huyết + Hoocmon kích thích nang trứng hoặc tinh hoàn lại chỉ có ảnh hưởng đối với quá trình trứng chín hoặc sinh tinh. -Hoocmon có hoạt tính sinh học rất cao, chỉ với một lượng nhỏ cũng gây hiệu quả rõ rệt. α β β α -Hoocmon khong mang tính đặc trưng cho loài. VD: Insulin của bò chữa bệnh tiểu đường cho người. b.Vai trò của hoocmon -Duy trì được tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể. -Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường. 4-Bệnh đau mắt hột, cẫn, viễn a.Cận thị: -Là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần. *Nguyên nhân: do cầu mắt dài (bẩm sinh) hoặc thể thủy tinh luôn phòng, ảnh của vật ở xa tạo trước màng lưới. *Khắc phục: đeo kính cận (lõm, phân kì) b. Viễn thị: -Là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa. *Nguyên nhân: cầu mắt ngắn hoặc thể thủy tinh bị lão hóa mất tính đàn hồi không phồng được. Ảnh của vật ở gần tạo sau màng lưới. *Khắc phục: Đeo kính lão (kính hội tụ) c. Bệnh đau mắt hột: -Bệnh đau mắt hột do một loại virut gây nên, thường có trong dử mắt. -Bệnh dễ lây lan do dùng chung khăn, chậu với người bệnh, hoặc tắm rửa trong ao hồ tù hãm. -Người bị đau mắt hột, mặt trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên, khi hột vỡ ra làm thành sẹo, có kéo lớp trong mi mắt làm cho lông mi quặp vào trong (lòng quặm), cọ xát làm đục màng giác dẫn tới mù lòa. -Thấy mắt ngứa, không được dụi tay bẩn, phải rửa bằng nước ấm pha muối loãng và nhỏ thuốc mắt. Cận thị Viễn thị 5-Cấu tạo và chức năng của đại não: a.Cấu tạo của đại não: -Gồm 3 rãnh, chia đại não làm 4 thùy là thùy trán, thùy đỉnh, thùy thái dương và thùy chẩm. -Khe và rãnh tại thành khúc cuộn làm tăng diện tích bề mặt não. -Cấu tạo trong của não gồm chất xám ở ngoài làm thành vỏ não dày từ 2 đến 3mm gồm 6 lớp. Chất trắng ở trong là các đường thần kinh bắt chéo ở hành tủy hoặc ở tủy sống. b. Sự phân vùng và chức năng của đại não: -Vỏ đại não là trung ương thần kinh của các phản xạ có điều kiện. -Vỏ não có nhiều vùng chức năng như: vùng cảm giác, vùng vận động, vùng vị giác, vùng thính giác,vùng thị giác, vùng hiểu tiếng nói, vùng hiểu chữ viết, vùng vận động ngôn ngữ (nói và viết). 6-Trụ não, tiểu não, não trung gian *Trụ não: -Cấu tạo: chất xám bên ngoài, chất trắng bên trong. Chất xám ở trụ não tập trung thành các nhân xám. -Chức năng: điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan, đặc biệt là hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, do các nhân xám đảm nhiệm.Chất trắng làm nhiệm vụ dẫn truyền. *Não trung gian: -Cấu tạo: gồm đồi thị và vùng dưới đồi thị -Chức năng: là trung ương điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt. *Tiểu não: -Cấu tạo: chất xám làm thành lớp vỏ tiểu não và các nhân.Chất trắng nằm ở bên trong. -Chức năng: Tiểu não điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể. 7- Phản xạ không điều kiện, phản xạ có điều kiện: a.Phân biệt PXCĐK và PXKĐK -PXKĐK:là phản xạ sinh ra đã có không cần phải học tập ( đi nắng, mặt đỏ gay mồ hôi vã ra; tay chạm phải vật nóng, rụt tay lại; trời rét, môi tím tái, người run cầm cập và sởn gai ốc) -PXCĐK: là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập rèn luyện.( qua ngã tư đường thấy đèn đỏ dừng xe lại, ) b.Sự hình thành phản xạ có điều kiện: *Hình thành phản xạ có điều kiện: -Phải có sự kết hợp giữa một kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện. Quá trình đó phải lặp đi lặp lại nhiều lần. *Ức chế phản xạ có điều kiện: -Phải thường xuyên củng cố phản xạ có điều kiện đã được hình thành nếu không phản xạ có điều kiện sẽ mất đi do ức chế tắt dần. Ý nghĩa:+ Đảm bảo sự thích nghi của cơ thể với môi trường luôn thay đổi. + Hình thành các thói quen tập quán tốt với con người. c. So sánh các tính chất của PXKĐK với PXCĐK Tính chất của phản xạ không điều kiện Tính chất của phản xạ có điều kiện Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện( đã được kết hợp với kích thích không điều kiện một số lần) Bẩm sinh Được hình thành trong đời sống Bền vững Dễ mất khi không củng cố Có tính chất di truyền, mang tính chất chủng loại Không di truyền, có tính chất ca thể Số lượng hạn chế Số lượng không hạn định Cung phản xạ đơn giản Hình thành đường liên hệ tạm thời Trung ương nằm ở trụ não Trung ương nằm ở vỏ não  1. Vì sao thực dân Pháp xâm lược nước ta? Trình bày tóm lược quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp từ 1858 - 1862. Nội dung cơ bản của hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862). -TDP xâm lược nước ta vì :-Từ giữa thế kỉ 19, các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông để mở rộng thị trường vơ vét nguyên liệu. -Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên. -Chế độ phong kiến Nguyễn khủng hoảng suy yếu. -Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp từ 1858 - 1862: *Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858 - 1859: +Ngày 1-9-1858, lấy cớ bảo vệ đạo Gia-tô quân Pháp nổ súng đánh Việt Nam. +Quân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương lập phòng tuyến anh dũng chống trả. +Sau 5 tháng xâm lược chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bị thất bại. *Chiến sự ở Gia Định năm 1859: +Ngày 17-2-1859, Pháp tấn công thành Gia Định. Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã. +Đêm 23 rạng sáng 24-2-1861, Pháp tấn công và chiếm được Đại đồn Chí Hòa. Thừa thắng quân Pháp lần lượt chiếm luôn các tình : Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long. +Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng cho chúng nhiều quyền lợi. -Nội dung cơ bản của hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862): Triều đình Huế thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn; mở ba cửa biển cho Pháp vào buôn bán; cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây; bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc; Pháp sẽ "trả lại" thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến 2. Phong trào kháng chiến của nhân dân Hà Nội và các tình Bắc Kì diễn ra như thế nào khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần II ? Tại sao thực dân Pháp không nhượng bộ triều đình Huế sau khi Ri- vi-e bỏ mạng tại Cầu Giấy? -Khi Pháp tiến đánh Bắc Kì lần II: +Tại Hà Nội, nhân dân tự tay đốt nhà tạo bức tường lửa chặn bước tiến của giặc. Nhân dân Hà Nội không bán lương thực cho Pháp, phối hợp với đồng bào các vùng xung quanh, đào hào, đắp quỹ, lập ra các đội dân dũng, bất chấp lệnh giải tán của triều đình. +Tại các nơi khác, nhân dân tích cực đắp đập, cắm kè trên sông, làm hầm chông, cạm bậy để ngăn chặn bước tiến của giặc. +Ngày 19-5-1882 quân dân ta dành thắng lợi trong trận Cầu Giấy lần II, nhiều sĩ quan và bình lính Pháp bị tiêu diệt, trong đó có Ri-vi-e. -Chiến thắng Cầu giấy lần II càng làm cho quân Pháp thêm hoang mang, dao động, nhưng triều đình Huế lại chủ trương thương lượng với hi vọng Pháp sẽ rút quân như năm 1873. Song, tình hình lúc này đã khác. Sau khi có thêm viện binh, cuối tháng 7-1883 nhân cơ hội vua Tự Đức qua đời, nội bộ triều đình lục đục, chủ nghĩa tư bản Pháp trên đà phát triển, thực dân Pháp quyết định đem quân tấn công thẳng vào Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế. 3. Trình bày nguyên nhân, diễn biến cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế (5-7-1885). Dựa vào đâu phe chủ chiến có hành động quyết liệt chống Pháp? -Nguyên nhân:+Sau hiệp ước 1884 phe chủ chiến vẫn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp. +Pháp lo sợ tìm cách tiêu diệt phe chủ chiến. Tình hình hết sức căng thẳng. -Diễn biến: +Đêm ngày 4 rạng sáng ngày 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tân công quân Pháp ở đồn Mang Cá và Tòa Khâm Sứ. +Bị tấn công bất ngờ Pháp nhất thời rối loạn. Sau khi củng cố tinh thần, lại nhờ ưu thế về vũ khí Pháp phản công chiếm lại kinh thành. Phe chủ chiến thất bại. -Phe chủ chiến có hành động quyết liệt chống Pháp là dựa vào ý chí của nhân dân yêu nước và các quan lại chủ chiến tại các địa phương, Tôn Thất Thuyết (Thượng thư Bộ Binh, thành viên Hội đồng Phụ chính) ra sức xây dựng lực lượng, tích trữ lương thảo, khí giới Ông còn thẳng tay trừng trị những kẻ thân Pháp và đưa Ưng Lịch lên ngôi (vua Hàm Nghi). 4. Em hãy cho biết nội dung cơ bản nhất của các hiệp ước nhà Nguyễn kí với Pháp 1883 - 1884? Tại sao nói từ 1858 - 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược? *Nội dung cơ bản nhất của các hiệp ước nhà Nguyễn kí với Pháp 1883 - 1884: - Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883): Triều đình Huế chính thức thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì. Giao thiệp với nước ngoài đều do Pháp nắm. Có công sứ, thống sứ, khâm sứ của Pháp ở 3 Kì để kiểm soát công việc triều đình, nắm quyền trị an và nội vụ. - Hiệp Pa-tơ-nốt (6-6-1884) : giống hiệp ước Hác Măng, chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực Trung Kì nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn. * Nói từ 1858 - 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược vì : - Từ thiếu kiên quyết, nhu nhược không coi trọng quyền lợi dân tộc - tư tưởng chủ hòa, tin vào lương tâm hỏa ý của người Pháp, từng bước đầu hàng quân xâm lược - Từ 1858 - 1884 có 4 hiệp ước đầu hàng của triều đình Huế với Pháp : + Năm 1862 : Hiệp ước Nhâm Tuất nhượng 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp. + Năm 1874 : chính thức thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì. + Năm 1883 : Hiệp ước Hác Măng thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì. + Năm 1884 : Hiệp ước Pa-tơ-nốt giống hiệp ước Hác-măng nhưng thay đổi về địa giới. -Là quá trình cắt từng bộ phận lãnh thổ và thừa nhận nền thống trị của Pháp trên Việt Nam. -Các điều kiện, điều khoản ngày càng nặng nề, tính chất thỏa hiệp ngày càng nghiêm trọng. 5. Các sĩ phu Duy Tân cuối thế kỉ 19 đề xướng cải cách trong hoàn cảnh nào? Nêu tên 2 nhà cải cách tiêu biểu nhất và nội dung cải cách của họ? *Hoàn cảnh : Đất nước khó khăn về mọi mặt (chính trị, kinh tế, xã hội). Các sĩ phu đề xướng cải cách để duy tân đất nước, tạo thực lực để đất nước chống ngoại xâm. * Nhà cải cách tiêu biểu: - Nguyễn Trường Tộ (1863 - 1871) gửi lên triều đình 30 bản điều , đề cập đến một loạt vấn đề kinh tế,văn hóa, chính trị, giáo dục như chấn chỉnh bộ máy quan lại; phát triển công, thương nghiệp và tài chính; chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục, - Nguyễn Lộ Trạch (1877 - 1882) ông dân hai bản "Thời vụ sách" lên vua Tự Đức, đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước. 6. Em hãy nêu một số điểm giống và khác nhau giữa các phong trào yêu nước đầu thế kỉ 20 với phong yêu nước cuối thế kỉ 19 về mục đích và hình thức đấu tranh. *Giống nhau : Đều mong muốn đánh đuổi thực dân Pháp, đem lại hòa bình cho dân tộc * Khác nhau : Phong trào yêu nước cuối thế kỉ 19 Phong trào yêu nước đầu thế kỉ 20 Mục đích + Phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX thiết lập lại chế độ phong kiến . + Phong trào tự vệ vũ trang kháng pháp của quần chúng thế kỉ XIX: Đòi cơm no , áo ấm , ruộng đất , độc lập dân tộc . Mong muốn đưa nước nhà lên con đường tư bản chủ nghĩa Hình thức đấu tranh Đấu tranh vũ trang Hình thức đấu tranh phong phú như mở trường dạy học… Geography 1. Chứng minh tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm trong khí hậu nước ta được thể hiện như thế nào? - Tính chất nhiệt đới: + Quanh năm nhận được một lượng nhiệt khá dồi dào. . với Pháp 188 3 - 188 4: - Hiệp ước Hác-măng (25 -8- 188 3): Triều đình Huế chính thức thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì. Giao thi p với nước ngoài đều do Pháp nắm. Có công sứ, thống. nguyên thi n nhiên. -Chế độ phong kiến Nguyễn khủng hoảng suy yếu. -Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp từ 185 8 - 186 2: *Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 185 8 - 185 9: +Ngày 1-9- 185 8, lấy. hai hoocmôn trên của các tế bào đảo tụy mà tỉ lệ đường huyết luôn ổn định. b. Tuyến trên thận -Phần vỏ (gồm lớp ngoài, lớp giữa, lớp trong _ lớp cầu, lớp sợi, lớp lưới) tiết các hoocmôn có tác

Ngày đăng: 31/01/2015, 11:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan