bo de thi van 9 ki 2

11 1K 0
bo de thi van 9 ki 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ 1 Câu I : (1,5 điểm) Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý? Hãy nêu những điều kiện để sử dụng hàm ý? Câu II : (1,5 điểm) Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục như thế nào? Câu III : (2 điểm) Bài thơ Viếng lăng Bác được ra đời vào hoàn cảnh nào? Câu IV : (1 điểm) Hãy tìm những từ ngữ liên kết trong các đoạn văn sau. Cho biết đó là phép liên kết gì? a. (1) Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao. (2) Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. (3) Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. (4) Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ. (Biển đẹp-Vũ Tú Nam) b. (1) Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn. (2) Nó vui vẻ chấp nhận cái tên tôi tặng cho và hơn thế còn dùng để xưng hô với bạn bè. (3) Mèo rất hay lọi các đồ vật với một sự thích thú đến khó chịu. (Bức tranh của em gái tôi- Tạ Duy Anh) Câu V : (4 điểm) Hình ảnh mùa xuân được khắc họa thật đẹp trong đoạn thơ sau: ”Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng” Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10-12 câu theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp, trong đó có sử dụng phép nối và một câu chứa thành phần tình thái tình thái với chủ đề : vẻ đẹp của mùa xuân, thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy (gạch dưới thành phần tình thái và những từ ngữ dùng làm phép nối) Hết ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 9 HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2011 - 2012 Câu (Điểm) Ý Nội dung Thang điểm Câu I (1,5 Điểm) 1 -Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. 0,5 điểm 2 -Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. 0,5 điểm 3 -Để sử dụng hàm ý, cần có hai điều kiện sau đây: +Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói. +Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý. 0,5 điểm Câu II (1,5 Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần được bố cục mạch lạc theo các phần: 1 -Mở bài : giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình. ( Nếu phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó.) 0,5 điểm 2 -Thân bài : Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ. 0,5 điểm 3 -Kết bài : Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ. 0,5 điểm Câu III (2 điểm) 1 -Hoàn cảnh ra đời : Bài thơ Viếng lăng Bác được viết năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chông Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác trong niềm xúc động vô bờ của đoàn người vào lăng. Bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác trong dịp đó và in trong tập thơ Như mây mùa xuân (1978). 2 điểm Câu IV (1 điểm) Từ ngữ liên kết và phép liên kết: 1 a. Phép lặp : trời, biển trong các câu ( câu 1), (câu 2), (câu 3) 0,5 điểm 2 b. Phép thế : nó (2), Mèo ( câu 3) thế cho em gái (câu 1) 0,5 điểm Câu V (4 điểm) 1 Đoạn văn viết phải bảo đảm được những yêu cầu sau: *Về hình thức : Là đoạn văn tổng – phân - hợp, đúng số câu đề bài quy định (khoảng từ 10-12 câu), không sai lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp, chữ viết sạch sẽ, rõ nét. 0,25 điểm 2 *Về nội dung : -Câu mở đoạn : +Giới thiệu khổ thơ nằm ở phần đầu bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải. +Ý chính : Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên của mùa xuân xứ Huế và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy. -Thân đoạn : Đảm bảo được rõ hai mạch ý : +Ý 1 : Mùa xuân thiên nhiên xứ Huế được miêu tả qua vài nét khắc họa : dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang trời. Qua vài nét khắc họa nhưng tác giả vẽ ra được cả không gian mênh mông, cao rộng của dòng sông, hoa tím biếc-màu tím đặc trưng cho xứ Huế ; cả âm thanh rộn rã của chim chiền dươchiện hót vang trời vọng từ trên cao, bông hoa mọc lên từ nước, giữa dòng sông xanh. Bức tranh xuân còn tràn trề sức sống được thể hiện qua nghệ thuật đảo ngữ. Từ mọc lên trước chủ ngữ và đứng đầu khổ thơ. +Ý 2 : Cảm xúc của tác giả sâu sắc, say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp tươi 0,25 điểm 1,5 điểm sáng tràn trề sức sống của mùa xuân được bộc lộ qua lời gọi, lời gọi chim ơi, hót chi ; qua sự chuyển đổi cảm giác, cảm nhận âm thanh tiếng chim từ chỗ : cảm nhận âm thanh bằng thính giác chuyển thành từng giọt, có hình, khối ảm nhận bằng thị giác. Từng giọt long lanh ấy có ánh sáng, màu sắc, có thể cảm nhận bằng xúc giác: Tôi đưa tay tôi hứng. -Kết đoạn : Hình ảnh mùa xuân được khắc họa thật đẹp ở khổ 1 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, được viết vào tháng 11, thời tiết lúc đó là mùa đông giá rét Tác giả đang bị bệnh nặng, chỉ hơn một tháng sau ông qua đời. Vì vậy qua khổ thơ, bạn đọc cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết của nhà thơ. 1,5 điểm 0,25 điểm *Về ngữ pháp : -Sử dụng đúng, thích hợp thành phần tình thái và phép nối trong câu. -Gạch chân, chú thích rõ ràng thành phần tình thái được sử dụng trong một câu và những từ ngữ được dùng làm phép nối trong đoạn văn. 0,25 điểm ĐỀ 2 Câu 1: ( 1điểm) a.Thế nào là khởi ngữ? b. Tìm khởi ngữ trong câu sau: Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng. Câu 2: (2 điểm) a. “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”. Hãy chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo trong khổ thơ cuối bài thơ Viếng lăng Bác, của Viễn Phương. b.Nêu nội dung chính của khổ thơ c. Bài thơ Viếng lăng Bác sáng tác vào năm nào và trong hoàn cảnh nào? Câu 3: (2điểm) Viết đoạn văn (khoảng 01 trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về tinh thần tự học của học sinh. Câu 3: ( 5 điểm) Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Câu 1: a. Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.(0,5đ) b. Khởi ngữ trong câu: Đối với (0,5đ) Câu 2: (2đ) a.Học sinh viết đúng 3 câu thơ tiếp theo ( nếu sai 4 lỗi chính tả trừ 0,25 đ) (0,75đ) b.Nội dung khổ thơ: Niềm xúc động mãnh liệt, không kiềm nén nỗi và tâm trạng lưu luyến mong muốn được ở mãi bên Bác.(0,5đ) c. Năm 1976, lăng Chủ tịch vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc rồi vào lăng viếng Bác. Tình cảm đối với Bác trở thành nguồn cảm hứng để ông sáng tác bài thơ này.(0,75đ) Câu 3: (2đ) -Giới thiệu tinh thần tự học là đức tính tốt đẹp của người học sinh - Biểu hiện của tinh thần tự học: tự tìm hiểu, nghiên cứu bài trước khi đến lớp; trong ớp tập trung theo dõi ghi chép bài đầy đủ; tìm hiểu tài liệu tham khảo…. Phê phán những hiện tượng lười biếng học Xây dựng thái độ, hành động tự học - Muốn học tập đạt kết quả cao cần phát huy tinh thần tự học Câu 4: (5 đ) • Yêu cầu chung : HS nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học. Bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. • Yêu cầu cụ thể: HS có thể trình bày nhiều cách khác nhau, nhưng cần phải làm được các yêu cầu sau đây: 1. Mở bài: (0,5đ) Giới thiệu tác giả và bài thơ Sang thu 2. Thân bài: (4đ) - Hình ảnh, hiện tượng thể hiện sự biến đổi của đất trời lúc sang thu: Cảm xúc ngạc nhiên, ngỡ ngàng khi nhà thơ nhận ra tín hiệu của sự chuyển mùa. - Những phát hiện tinh tế của nhà thơ khi sang thu + Ngọn gió se mang theo hương ổi + sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng + Dòng sông trôi thanh thản gợi vẻ êm đềm của khung cảnh thiên nhiên. + Cánh chim chiều đang vội vã trở về tổ ấm… + Đám mây mùa hạ đã diễn tả được cái trở mình của thời khắc giao mùa. + Nắng cuối hạ vẫn còn nồng nhưng đã nhạt dần, bớt đi những cơn mưa rào vào mùa hạ + Tiếng sấm cũng bớt bất ngờ… - Suy ngẫm của nhà thơ. 3. Kết luận: (0,5đ) Khẳng định sự thành công của Hữu Thỉnh và suy nghĩ của bản thân qua bài thơ. ĐỀ 3 Câu 1: (1,5 đ) a) Chép lại đúng, đẹp khổ cuối bài thơ "Sang thu" đã học. b) Khổ thơ này được viết theo phương thức biểu đạt nào? c) Cho biết trong khổ thơ những biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng? d) Nêu những nét cơ bản về tác giả bài thơ? Câu 2. (1,5 đ) Khởi ngữ có những đặc điểm gì ? Xác định khởi ngữ có trong những câu sau: a) Quan, người ta sợ cái uy của quyền thế. Nghị Lại, người ta sợ cái uy của đồng tiền. (Nguyễn Công Hoan) b) Thuốc ông giáo ấy không hút; rượu, ông giáo ấy không uống. (Nam Cao) Câu 3 (1đ) Giải thích nội dung hàm ý trong câu ca dao sau: Bao giờ trạch đẻ ngọn đa Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình. Câu 4 (6 đ) Cảm nhận và suy nghĩ của em về 2 khổ thơ sau đây trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải. Ta làm con chim hót Ta làm một nhành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. Đáp án và biểu điểm: Câu Yêu cầu về kiến thức Điểm a. HS chép chính xác khổ cuối bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh 0,25 b. Khổ thơ được viết theo phương thức biểu đạt Miêu tả kết hợp với biểu cảm 0,25 c. Trong khổ thơ tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật sau: + Liệt kê : nắng, mưa, sấm, hàng cây. + dùng các phó từ chỉ thời gian : vẫn, đã, cũng. + Ẩn dụ : mượn hình ảnh hàng cây đứng tuổi để nói về con người từng trải (HS có thể xác định là dùng hình ảnh tượng trưng vẫn coi là đáp án đúng) 0,25 0,25 0,25 d. Nêu được những nét cơ bản sau : Hữu Thỉnh sinh năm 1942 quê ở Tam Dương - Vĩnh Phúc, là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Ông là người viết nhiều, viết hay về mùa thu và con người, cuộc sống ở làng quê. Hiện ông là Tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam. 0,25 Câu 2 - Nêu được 2 đặc điểm của khởi ngữ: + Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu. + Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ : về, đối với, còn… 0,25 0,25 - Xác định đúng các khởi ngữ có trong 2 câu: a. Quan; Nghị Lại b. thuốc; rượu 0,5 0,5 Câu 3 Giải thích hàm ý có trong câu ca dao: câu ca dao nêu lên một sự thật hiển nhiên : Trạch thường sống và đẻ ở dưới nước Sáo sống và đẻ trứng vào tổ trên ngọn cây.  nên hàm ý rút ra là một lời từ chối (không bao giờ có chuyện ta lấy mình) 0,25 0,25 0,5 Câu 4 Yêu cầu chung * Hình thức : - Viết đúng thể loại văn nghị luận về 1 đoạn thơ (bài thơ). - Vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học để đưa ra những nhận định, đánh giá về đoạn thơ. - Bố cục rõ ràng, đầy đủ 3 phần, hành văn trong sáng. - Triển khai luận điểm, luận cứ một cách phù hợp. * Nội dung: Hai khổ thơ chính là lời tâm niệm của nhà thơ, là khát vọng cao đẹp của tác giả Thanh Hải : được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp dù nhỏ bé cảu mình cho cuộc đời chung. Dàn bài * Mở bài : - Giới thiệu khái quát về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, vị trí của 2 khổ thơ trong văn bản. - Khái quát nội dung cảm xúc của đoạn thơ: 2 khổ thơ nói lên điều tâm niệm chân thành, khát vọng cao đẹp của tác giả là được sống, cống hiến hết mình cho đất nước, cho cuộc đời…) 1đ (0,5) (0,5) * Thân bài : Lần lượt trình bày những suy nghĩ , đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. 4đ Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận - Trước cảm xúc say sưa, ngây ngất về mùa xuân thiên nhiên đất trời; cảm xúc tự hào, yêu mến về mùa xuân đất nước - cách mạng Thanh Hải đã bộc lộ ước nguyện chân thành, tha thiết. (1) - Khổ thơ thứ nhất: là 1 ước nguyện thật giản dị nhưng vô cùng cao đẹp : Ta làm con chim hót Ta làm một nhành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến. + Chỉ ra được biện pháp nghệ thuật trong khổ thơ: điệp ngữ (ta làm) và tác dụng của nó : diễn tả sâu sắc niềm mong ước của nhà thơ. (0,25) Nhà thơ muốn làm một con chim hót để mang đến niềm vui cho cuộc đời, muốn làm 1 cành hoa để tô dẹp cho cuộc sống (hơn nữa có thể đó là bông hoa sắc tím mang dáng dấp xứ Huế mộng mơ - quê hương tác giả). Đặc biệt Thanh Hải còn muốn làm một nốt nhạc song không phải là một nốt cao, nốt bổng mà là 1 nốt nhạc trầm trong bản hoà ca làm xao xuyến, lay động lòng người. (0,75) + Ước muốn của tác giả ở khổ thơ này (làm chim hót, cành hoa) còn tạo ra một sự ứng đối chặt chẽ với khổ thơ thứ nhất của bài thơ vì có những hình ảnh được nhắc lại. (0,25) + Khẳng định đó là khát vọng sống hoà nhập vào cuộc sống và thiên nhiên tươi đẹp của đất nước. (0,25) - Khổ thơ thứ hai: Tác giả thay lời rất nhiều người nói lên mong ước bình dị, khiêm nhường, đáng quý. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. (0,25) + Đánh giá về sự thay đỏi đại từ xưng hô: từ Tôi (ở đầu bài thơ) là số ít (tác giả) sang Ta : số nhiều, nhiều người để nói lên 1 ước nguyện cao đẹp chung của nhiều người, nhiều lứa tuổi, nhiều thế hệ (0.5) + Chỉ ra ngệ thuật : dùng từ láy (nho nhỏ, lặng lẽ), điệp từ (dù là) để thấy được khát vọng cống hiến không mệt mỏi từ lúc còn trẻ đến lúc đã già, từ lúc tóc còn xanh đến khi mái đầu đã bạc (trọn đời). (0,5) + Nhận xét cách cống hiến được đề cập trong khổ thơ: lặng lẽ dâng: dâng hiến một cách âm thầm, bền bỉ, không cần phải khoa trương  vẻ đẹp tâm hồn. (0,25) * Kết bài : Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ và liên hệ bản thân 1đ - Khái quát giá trị, ý nghĩa đoạn thơ: Với thể thơ 5 chữ, dùng nhiều biện pháp nghệ thuật mang lại hiệu quả cao, giọng điệu chân thành, tha thiết …đoạn thơ đã thể hiện được niềm mong ước sống có ích, dâng hiến một cách trọn vẹn của Thanh Hải và cũng là của rất nhiều người đối với đất nước, với xã hội. (0,5) - Liên hệ bản thân: + Học tập được gì từ cách sống của Thanh Hải + Những việc làm thiết thực của bản thân trong học tập, trong cách ứng xử với mọi người để thực hiện ước nguyện cao đẹp đó… (0.5) ĐỀ 4 Câu 1: a)(1,0 điểm) Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu sau và giải thích phần ý nghĩa mà nó đem lại cho câu chứa nó. -“Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, họa sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên” ( Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) b)(1,0 điểm)Chỉ ra các phép liên kết trong đoạn văn sau: “Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang” ( Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi) Câu 2:( 3 điểm) Viết một bài văn thuyết minh ngắn (không quá 300 từ) giới thiệu bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. Câu 3: (5 điểm) Cảm nhận của em về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: a) – Thành phần tình thái: Cũng may (0.5) -Thể hiện thái độ phấn khởi trước những cảm nhận của ông họa sỹ về nhân vật anh thanh niên (0,5) b) Các phép liên kết câu đã được sử dụng: - Phép lặp : Mưa - Phép nối: Nhưng Câu 2: Bài viết đảm bảo những ý sau: 1, Mở bài (0,5 đ) 2, Thân bài :(2.0đ) Viễn Phương tên khai sinh là Phan Thanh Viễn,(1928-2005), quê ở tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông hoạt động ở Nam bộ, là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. Các tác phẩm chính như : "Mắt sáng học trò" (1970), "Nhớ lời di chúc" (1972). "Viếng lăng Bác" là bài thơ được trích từ tập "Như mây mùa xuân". Bài thơ Viếng lăng Bác viết theo thể thơ tự do được sáng tác tháng 4 năm 1976, sau khi nước nhà thống nhất, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, được vào lăng viếng Bác. Với niềm xúc động sâu xa, với sự thành kính ngưỡng mộ và cả niềm đau xót xen với tự hào, tác giả đã thay mặt những người con Việt Nam viết bài thơ dâng Bác. Mạch vận động của cảm xúc đi theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác. Khổ 1 là cảm xúc của tác giả khi vừa tới lăng Bác. Khổ 2 là tình cảm niềm tự hào ,lòng biết ơn của tác giả khi đang hòa cùng dòng người vào lăng viếng Bác.Khổ 3 là nièm tiếc thương vô hạn của tác giả khi bước vào lăng. Khổ cuối là tâm trạng lưu luyến không muốn rời xa Bác trước khi rời lăng. Bài thơ có sức rung động lòng người nhờ giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào rất phù hợp tâm trạng mà nhà thơ muốn gửi gắm Giọng điệu ấy được tạo nên bởi nhiều yếu tố: thể thơ, nhịp điệu của các câu thơ, từ ngữ Hình ảnh trong bài thơ giàu tính sáng tạo, kết hợp cả hình ảnh thực với hình ảnh biểu tượng. Đặc sắc nhất là những hình ảnh ẩn dụ vừa quen thuộc, vừa phù hợp với văn cảnh lại vừa sâu sắc, có ý nghĩa khái quát cao. 3, Kết bài(0,5 đ) Câu 3: (5 điểm) :Cảm nhận của em về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. a. Mở bài (1 điểm): - (0,5 điểm): Giới thiệu được tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ; Viết khi đang trên giường bệnh. - (0,5 điểm): Bài thơ thể hiện được tình yêu và khát vọng hoà nhập, dâng hiến … b. Thân bài (4 điểm): - (1 điểm): Mùa xuân của thiên nhiên đất trời. + (0,5 điểm): Hình ảnh phân tích: Dòng sông xanh, hoa tím, tiếng chim → Âm thanh, màu sắc, không gian của mùa xuân xứ Huế … + (0,5 điểm): Nghệ thuật: Cách phối màu, sự đối lập, sự chuyển đổi cảm giác nhịp thơ, cách phác hoạ hình ảnh … - (1 điểm): Mùa xuân của đất nước. + (0,5 điểm). Hình ảnh phân tích: Người cầm súng, người ra đồng, lộc biếc, đất nước “vất vả, gian lao”… + (0,5 điểm). Nghệ thuật: Cách sử dụng từ láy, sự so sánh, phép nhân hoá … - (1 điểm). Tâm niệm của nhà thơ: + (0,5 điểm): Hình ảnh con chim, bông hoa lại xuất hiện nhưng mang ý nghĩa mới → Ước nguyện đẹp…. + (0,5 điểm). Nghệ thuật: Điệp vòng tạo đối ứng đầu cuối. Điệp ngữ “Ta làm” → Tha thiết hoà nhập, dâng hiến. Xưng hô “Tôi” → “Ta”: Ước nguyện chung của nhiều người. Sử dụng từ láy, cách sáng tạo hình ảnh: Mùa xuân nhỏ → nhiều ý nghĩa. - (1 điểm): Lời thơ tổng kết cuộc đời. + (0,5 điểm): Khát vọng dâng hiến: Từ tuổi 20 … tóc bạc, sự khiêm nhường … + (0,5 điểm): Dân ca Huế → Cái hồn âm nhạc dân gian xứ Huế → Âm thanh trẻ trung, vấn vít, xao xuyến → Tác giả sống mãi với cuộc đời. c. Kết bài (1 điểm): + (0,5 điểm): Đánh giá chung: Giọng thơ, hình ảnh, cấu tứ độc đáo → tiếng lòng tha thiết, sự hoà nhập và cống hiến … + (0,5 điểm): Liên hệ: Sống có ích, sống đẹp …. ĐỀ 4 ĐỀ: Câu 1: (2đ) Nêu những nhận xét của em về thành công của truyện “Những ngôi sao xa xôi”? Câu 2: (2đ) Xác định khởi ngữ trong các câu sau. Cho biết khởi ngữ có quan hệ trực tiếp với thành phần nào trong câu ? a. Tôi thì tôi không đi được đâu . b. Hình như trong ý mụ, mụ nghĩ : “ Chúng mày ở nhà tao, thì những thứ của chúng mày cũng như của tao”. (Làng – Kim Lân) c. Bánh rán đường đây, chia cho em mỗi đứa một cái. (Làng – Kim Lân) d. Nhìn cảnh ấy , bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi, tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi. (Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng) Câu 3: (1đ) Xác định biện pháp tu từ và phân tích giá trị biểu đạt của chúng trong câu thơ sau : Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. (Viếng lăng Bác – Viễn Phương) Câu 4: (5đ) Cảm nhận của em về bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương. ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2009-2010 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 (CHUẨN) Thời gian làm bài: 90 phút 1: (2đ) – Truyện sử dụng vai kể là nhân vật chính, cách dẫn truyện tự nhiên , ngôn ngữ chọn lọc, sinh động, phù hợp với tâm lí nhân vật. - Truyện đặc biệt thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. - Truyện giúp người đọc hiểu rõ về thực tế cuộc sống của ngững cô gái thanh niên xung phong thời kì chống Mĩ. Họ là những cô gái còn rất trẻ, hồn nhiên, trong sáng, mộng mơ, rất lạc quan và yêu cuộc sống nhưng trong chiến đấu họ là những cô gái rất dũng cảm, thông minh và giàu nghị lực. Họ là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam những năm tháng kháng chiến chống Mỹ. 2: (2đ) ) Khởi ngữ trong các câu và có quan hệ trực tiếp với thành phần câu là: a. Tôi – quan hệ với chủ ngữ b. Hình như trong ý mụ – quan hệ với vị ngữ c. Bánh rán đường đây – quan hệ với vị ngữ d. còn tôi – quan hệ với chủ ngữ 3: (1đ) - Biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hóa. - Giá trị biểu đạt: Tác giả so sánh Bác như một mặt trời tỏa sáng soi đường cho cả dân tộc Việt Nam thoát ra khỏi đêm đen nô lệ. - Mặt trời của thiên thể cũng nhìn thấy Bác – một con người vĩ đại, Người đã hy sinh cả cuộc đời vì độc lập tự do của dân tộc thì huống hồ gì chúng ta là người dân Việt Nam ai lại không biết đến Bác. 4: (5đ) * Mở bài: - Giới thiệu khái quát về nhà thơ và nội dung bài thơ : Bài thơ thể hiện tình cảm thiêng liêng cảm động của nhà thơ đối với Bác. * Thân bài: - Cảm xúc về hình ảnh hàng tre biểu tượng đất nước, con người Việt Nam. - Những suy tưởng của tác giả qua hình ảnh dòng người, mặt trời, vầng trăng, trời xanh. [...]... - Liên hệ với một số bài thơ khác viết về Bác - Tình cảm sâu nặng có ở tất cả các bài thơ - Bài thơ thể hiện tình cảm của người con Nam Bộ nói riêng và cả dân tộc Việt nam nói chung thật tôn kính và thi t tha dành cho Bác – Người cha già muôn kính vàn yêu của non sông đất nước * Kết bài: Khẳng định lại giá trị bài thơ, và nêu suy nghĩ của bản thân * Biểu điểm - Hình thức; - Đúng thể loại - Bố cục . “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương. ĐÁP ÁN KI M TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 20 09- 20 10 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 (CHUẨN) Thời gian làm bài: 90 phút 1: (2 ) – Truyện sử dụng vai kể là nhân vật chính,. lặp : Mưa - Phép nối: Nhưng Câu 2: Bài viết đảm bảo những ý sau: 1, Mở bài (0,5 đ) 2, Thân bài : (2. 0đ) Viễn Phương tên khai sinh là Phan Thanh Viễn,( 1 92 8 -20 05), quê ở tỉnh An Giang. Trong. mây mùa xuân ( 197 8). 2 điểm Câu IV (1 điểm) Từ ngữ liên kết và phép liên kết: 1 a. Phép lặp : trời, biển trong các câu ( câu 1), (câu 2) , (câu 3) 0,5 điểm 2 b. Phép thế : nó (2) , Mèo ( câu 3)

Ngày đăng: 31/01/2015, 02:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan