Luận văn thạc sỹ: Phát triển kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank)

97 672 0
Luận văn thạc sỹ: Phát triển kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế và thương mại quốc tế ngày càng phát triển trên thế giới, thanh toán quốc tế đã trở thành một hoạt động cơ bản, không thể thiếu của các ngân hàng thương mại. Hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại là một mắt xích không thể thiếu trong toàn bộ dây chuyền thực hiện một hợp đồng ngoại thương. Thực hiện tốt vai trò trung gian thanh toán của mình trong hoạt động thanh toán quốc tế, các ngân hàng thương mại đã đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế, cho khách hàng và cho bản thân các ngân hàng.Ngày nay với sự ra đời của hàng loạt các ngân hàng cổ phần, ngân hàng liên doanh với nước ngoài, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã và đang hoạt động tại Việt Nam sẽ làm cho các Ngân hàng thương mại phải nhảy vào một cuộc cạnh tranh vô cùng khó khăn và phức tạp. Để nâng cao khả năng cạnh tranh, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã tích cực đổi mới toàn diện và thích nghi với nền kinh tế thị trường như mở rộng các hoạt động kinh tế đối ngoại đặc biệt chú trọng hoạt động kinh doanh ngoại hối. Nhờ vậy các ngân hàng thương mại Việt Nam đã tỏ rõ vai trò của mình là trung gian kết nối giữa nền kinh tế trong nước với thế giới, giữa thị trường ngoại hối Việt Nam với thị trường quốc tế . Hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTMVN đã kích thích luân chuyển các khoản đầu tư và tín dụng quốc tế, cung ứng kịp thời ngoại hối cho các nhà xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư và các chủ thể khác trong nền kinh tế, góp phần giải quyết mối quan hệ hàng hóa tiền tệ, tạo nên sự liên tục của quá trình sản xuất và đẩy hanh quá trình lưu thông hàng hóa trên phạm vi quốc tế.

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT TÊN TIẾNG VIỆT TÊN TIẾNG ANH A TIẾNG VIỆT 1 HSC Hội sở chính 2 KDNH Kinh doanh ngoại hối 3 NHNN Ngân hàng Nhà nước 4 NHTM Ngân hàng thương mại 5 TMCP Thương mại cổ phần 6 XNK Xuất nhập khẩu B TIẾNG ANH 1 ANZ Ngân hàng TNHH một thành viên ANZ (Việt Nam) 2 HABUBANK Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội 3 HSBC Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) 4 VCB Ngân hàng Vietcombank DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Số trang Bảng 2.1 Một số kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng HABUBANK giai đoạn 2008 – 2011 35 Bảng 2.2 Cơ cấu huy động vốn của ngân hàng HABUBANK giai đoạn 2008-2011 38 Bảng 2.3 Cơ cấu trình độ lao động của ngân hàng Habubank giai đoạn 2008-2011 45 Bảng 2.4 Biểu đồ doanh số các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của Habubank giai đoạn 2008-2011 62 DANH MỤC HÌNH Bảng Tên hình Số trang Hình 2.1 Tổng hợp vốn huy động của ngân hàng HABUBANK giai đoạn 2008 - 2010 37 Hình 2.2 Tổng hợp dư nợ cho vay của ngân hàng HABUBANK giai đoạn 2008 – 2011 39 Hình 2.3 Doanh số thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng HABUBANK 40 Hình 2.4 Quy trình nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng Habubank 47 Hình 2.5 Kế hoạch hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng HABUBANK giai đoạn 2011-2015 50 Hình 2.6 Biểu đồ doanh số mua bán ngoại tệ hàng năm của HABUBANK 56 Hình 2.7 Biểu đồ thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối hàng năm của Việt Nam HABUBANK, Á Châu, Sacombank 60 LỜI MỞ ĐẦU 1- Lý do chọn đề tài Trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế và thương mại quốc tế ngày càng phát triển trên thế giới, thanh toán quốc tế đã trở thành một hoạt động cơ bản, không thể thiếu của các ngân hàng thương mại. Hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại là một mắt xích không thể thiếu trong toàn bộ dây chuyền thực hiện một hợp đồng ngoại thương. Thực hiện tốt vai trò trung gian thanh toán của mình trong hoạt động thanh toán quốc tế, các ngân hàng thương mại đã đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế, cho khách hàng và cho bản thân các ngân hàng. Ngày nay với sự ra đời của hàng loạt các ngân hàng cổ phần, ngân hàng liên doanh với nước ngoài, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã và đang hoạt động tại Việt Nam sẽ làm cho các Ngân hàng thương mại phải nhảy vào một cuộc cạnh tranh vô cùng khó khăn và phức tạp. Để nâng cao khả năng cạnh tranh, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã tích cực đổi mới toàn diện và thích nghi với nền kinh tế thị trường như mở rộng các hoạt động kinh tế đối ngoại đặc biệt chú trọng hoạt động kinh doanh ngoại hối. Nhờ vậy các ngân hàng thương mại Việt Nam đã tỏ rõ vai trò của mình là trung gian kết nối giữa nền kinh tế trong nước với thế giới, giữa thị trường ngoại hối Việt Nam với thị trường quốc tế . Hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTMVN đã kích thích luân chuyển các khoản đầu tư và tín dụng quốc tế, cung ứng kịp thời ngoại hối cho các nhà xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư và các chủ thể khác trong nền kinh tế, góp phần giải quyết mối quan hệ hàng hóa tiền tệ, tạo nên sự liên tục của quá trình sản xuất và đẩy hanh quá trình lưu thông hàng hóa trên phạm vi quốc tế. 1 Tuy nhiên, so với hệ thống các ngân hàng liên doanh hay các ngân hàng của nước ngoài thì ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn rất non trẻ và sơ khai về trình độ, quy mô hoạt động cũng như kỹ năng thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối. Đứng trước sự canh tranh khốc liệt cũng như nguy cơ bị thu hẹp thị phần trong hoạt động ngoại hối ngân hàng thương mại Việt Nam phải kịp thời nhận thức đầy đủ về cơ hội, thách thức và những khó khăn trong kinh doanh ngoại hối để có được những chuẩn bị cần thiết không chỉ cạnh trạnh được trong nước mà còn phát triển ra thị trường nước ngoài. Xuất phát từ nhu cầu đó đề tài “Phát triển kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) ” đã được tác giả lựa chọn nghiên cứu trong luận văn này. 2- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu : nhằm đề ra các giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng Habubank. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu của luận văn tác giả phải lần lượt trả lời được các câu hỏi sau đây: + NHTM là gì? + Thế nào là kinh doanh ngoại hối? + Phát triển kinh doanh ngoại hối là gì? + Các công việc mà Ngân hàng phải làm để phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối + Chỉ tiêu nào dùng để đánh giá sự phát triển của ngân hàng. + Các yếu tố trong giai đoạn 2008 - 2011 ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối nói chung và ngân hàng Habubank nói riêng? + Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng Habubank từ năm 2008 đến năm 2011 ? 2 + Sử dụng các tiêu chí nào để đo lường được sự phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng Habubank giai đoạn 2008 – 2011 và thực trạng thực hiện các chỉ tiêu đó trong giai đoạn 2008-2011 như thế nào? + Việc phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng Habubank từ năm 2008 đến năm 2011 đã đạt được những kết quả gì? Những tồn tại về phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng Habubank và nguyên nhân của những tồn tại đó là gì? + Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng Habubank như thế nào? + Các biện pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối là gì? + Một số kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước và Chính phủ để phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối? 3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại. Phạm vi nghiên cứu là nghiên cứu hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng Habubank giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2011, phương hướng và giải pháp đến năm 2015. 4- Phương pháp nghiên cứu Dữ liệu sơ cấp trong đề tài được thu thập trong thời gian làm việc và quan sát công việc kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng Habubank. Dữ liệu thứ cấp được trích từ báo cáo thường niên của ngân hàng Habubank, số liệu thống kê từ phòng phát triển kinh doanh, phòng thanh toán quốc tế của ngân hàng, báo chí, internet…Các dữ liệu được trình bày qua các biểu đồ, bằng phương pháp khảo sát, thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp, diễn dịch- quy nạp để trình bày các vấn đề lý luận và thực tiễn. 5- Tổng quan tình hình nghiên cứu. 3 Đối với đề tài phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng đã có các luận văn khác liên quan như sau: 1. “Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam” của Lê Văn Mạnh - Luận văn thạc sỹ K12, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, năm 2009, do PGS.TS Phan Thị Thu Hà hướng dẫn. 2. “Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” của Đinh Vân Anh - Luận văn thạc sỹ K13, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, năm 2010, do PGS.TS Lưu Thị Hương hướng dẫn. 3. “Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà Hà Nội” của Đào Hữu Thành - Luận văn thạc sỹ năm 2003, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, năm 2003, do TS Nguyễn Thị Thu Thảo hướng dẫn. Tác giả của hai luận văn thứ nhất và thứ hai đã nghiên cứu về hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, một trong những ngân hàng lớn và có thế mạnh trên nhiều lĩnh vực kinh doanh. Trong đó có một công trình nghiên cứu và đưa ra các giải pháp về đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại hối và một công trình đi vào vấn đề phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối. Trong luận văn thứ ba tác giả Đào Hữu Thành nghiên cứu về hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng Habubank nhưng lại chủ yếu nghiên cứu về hiệu quả của hoạt động và các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động đó dựa trên cơ sở vật chất sẵn có của ngân hàng. Luận văn này tác giả cũng nghiên cứu về việc ngân hàng Habubank đã làm những gì để phát triển kinh doanh ngoại hối, việc phát triển này đã thực sự có kết quả chưa và trên cơ sở đó tác giả đưa ra một số giải pháp để phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Habubank trong thời gian sắp tới. Trong quá trình nghiên cứu tác giả có tham khảo và kế thừa ý tưởng của các công trình luận văn trước để phục vụ nghiên cứu những vấn đề lý luận 4 chung cũng như khi đề xuất kiến nghị và giải pháp để phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng Habubank trong giai đoạn 2012- 2015. 6- Bố cục của luận văn Trong luận văn này tác giả sẽ trình bày thành 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về phát triển kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng phát triển kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng Habubank giai đoạn 2008 - 2011. Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng Habubank đến năm 2015. 5 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Chương 1 của luận văn trình bày khung lý luận cơ bản về phát triển kinh doanh ngoại hối tại NHTM. Để thực hiện mục tiêu đó, chương này sẽ đi vào khái quát các khái niệm cơ bản về ngân hàng thương mại, thị trường ngoại hối, kinh doanh ngoại hối của NHTM, vì sao phải phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM, việc phát triển kinh doanh ngoại hối tại NHTM chịu tác động của những yếu tố nào, muốn hoạt động này phát triển thì các NHTM phải thực hiện các công việc gì, và chúng ta làm thế nào để đo lường sự phát triển kinh doanh ngoại hối tại các NHTM. Để trả lời cho các câu hỏi trên nội dung của chương bao gồm 4 vấn đề lớn: 1/ Các khái niệm cơ bản về NHTM và kinh doanh ngoại hối 2/ Hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các NHTM 3/ Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối 4/ Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM 1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của NHTM 1.1.1.1 Khái niệm về NHTM - Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế. Ngân hàng bao gồm nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào sự phát 6 triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng. Trong số đó NHTM chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô thị phần, số lượng cũng như về quy mô tài sản. - Ngân hàng thương mại là một tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. - Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. - Các hoạt động chính của NHTM là: + Hoạt động huy động vốn + Hoạt động sử dụng vốn + Các hoạt động khác như: bảo lãnh, chiết khấu giấy tờ có giá, hoạt động ủy thác đầu tư, dịch vụ bảo quản tài sản, dịch vụ bảo hiểm … 1.1.1.2 Đặc điểm NHTM Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng của nền kinh tế. Ngân hàng bao gồm nhiều lọai tùy thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng. Ngân hàng là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất. Ngân hàng thực hiện các chính sách kinh tế đặc biệt là chính sách tiền tệ, vì vậy là một kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của chính phủ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô. Ngân hàng là một tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nền kinh tế. Hàng triệu cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp, các tổ chức kinh 7 [...]... bị thành lập Ngân hàng chuyên hoạt động tín dụng và dịch vụ trong lĩnh vực phát triển nhà tại Thành phố Hà Nội Tháng 12/1988, Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quyết định số 139-NH/QĐ về “Điều lệ Ngân hàng phát triển Nhà Thành phố Hà Nội đồng thời UBND Thành phố Hà Nội cũng ra Quyết định số 6719/QĐ-UB cho phép Ngân hàng phát triển Nhà Thành phố Hà Nội được 31 hoạt động kinh doanh. .. động phát triển kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng HABUBANK ở chương 2 29 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG HABUBANK GIAI ĐOẠN 2008 ĐẾN NĂM 2011 Chương 1 đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng thương mại Trong chương 2 tác giả sẽ phân tích thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng. .. của ngân hàng thiếu chính xác dẫn đến ảnh hưởng đến lợi nhuận của hoạt động kinh doanh ngoại hối, gây ra ảnh hưởng bất lợi cho phát triển kinh doanh ngoại hối tại các NHTM 24 1.4 PHÁT TRIỂN KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NHTM 1.4.1 Khái niệm về phát triển kinh doanh ngoại hối tại NHTM Kinh doanh ngoại hối là một trong những hoạt động mang lại nguồn thu rất lớn cho các NHTM Phát triển kinh doanh ngoại hối. .. chí đo lường sự phát triển kinh doanh ngoại hối tại NHTM 1.4.4.1 Khối lượng giao dịch ngoại hối Đây là tiêu chí đánh giá sự phát triển hoạt động ngoại hối của ngân hàng về số lượng Khối lượng giao dịch là số lượng mua bán ngoại hối của ngân hàng diễn ra hàng ngày, quý hay năm Khối lượng giao dịch ngoại hối càng nhiều cũng phản ánh sự phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng đó Trong rổ... Cuối năm 1986, Ban chuẩn bị thành lập Ngân hàng phát triển nhà Hà Nội (tiền thân của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội - Habubank ngày nay) được thành lập tại trụ sở Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội dưới sự chủ trì của Nguyên Phó Thống đốc Nguyễn Văn Chuẩn cùng với sự tham gia của đại diện Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Tháng 7/1988, Tổng giám đốc Ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt... ngoại hối của ngân hàng đang phát triển Ngược lại khi doanh thu ngoại hối thấp hơn thì ngân hàng kinh doanh có thể đang bị lỗ, sự phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng đó đang bị đình trệ Sau khi tổng kết giao dịch theo quý, kết quả lợi nhuận cao hay thấp sẽ đánh giá được sự phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng đó 1.4.4.3 Mức độ phát triển của dịch vụ kinh doanh ngoại. .. thu nhập cho ngân hàng, doanh thu từ kinh doanh ngoại hối chiếm một phần không nhỏ trong tổng doanh thu của ngân hàng 1.4.2 Vai trò của việc phát triển kinh doanh ngoại hối Phát triển kinh doanh ngoại hối của mỗi ngân hàng sẽ giúp nâng cao khả năng canh tranh, nâng cao vị thế của ngân hàng đó trên thị trường cả trong nước và quốc tế Các ngân hàng hiện nay không chỉ cạnh tranh với các ngân hàng trong... trường ngoại hối Bên cạnh sự tăng lên về số lượng thì ngân hàng cũng cần nâng cao chất lượng phục vụ đối với các sản phẩm kinh doanh ngoại hối nhằm thu hút khách hàng lựa chọn ngân hàng mình Các ngân hàng cũng cần tăng cường quảng bá thương hiệu của mình để thu hút khách hàng đến với dịch vụ ngoại hối của ngân hàng Với số lượng khách hàng ngày một tăng lên thì ngân hàng mới có thể đạt được sự phát triển. .. về ngân hàng Habubank: Sự phát triển và kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2008 – 2011 như thế nào?(2) Trong giai đoạn 2008 – 2011 những nhân tố nào đã tác động đến sự phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng và tác động theo hướng nào?(3) Hoạt động phát triển dịch vụ kinh doanh ngoại hối tại Habubank gồm những công việc gì? (4) Tình hình phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại. .. kinh doanh ngoại hối Quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu diễn ra càng mạnh mẽ, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt thì vai trò của kinh doanh ngoại hối càng quan trọng với các NHTM Thứ nhất, kinh doanh ngoại hối đem lại lợi nhuận cho ngân hàng Bằng việc kinh doanh ngoại hối, ngân hàng cung cấp ngoại tệ và dịch vụ thanh toán cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, ngân hàng đáp ứng nhu cầu ngoại . bản về ngân hàng thương mại, thị trường ngoại hối, kinh doanh ngoại hối của NHTM, vì sao phải phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM, việc phát triển kinh doanh ngoại hối tại NHTM. sẽ trình bày thành 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về phát triển kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng phát triển kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng Habubank. và kinh doanh ngoại hối 2/ Hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các NHTM 3/ Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối 4/ Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại

Ngày đăng: 30/01/2015, 15:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan