Đề thi ôn luyen thi tốt nghiệp - Đại học

12 295 0
Đề thi ôn luyen thi tốt nghiệp - Đại học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CÂU HỎI Câu 1 Ở cà chua, gen A qui định quả đỏ trội hoàn toàn so vơia alen a quy định quả vàng. Phép lai nào sau đây cho F 1 có tỉ lệ kiểu hình là 3 quả đỏ : 1 quản vàng? A) AA x aa. B) Aa x aa. C) Aa x Aa. D) AA x Aa. Đáp án C Câu 2 Ở động vật, để nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó cần tạo ra các cá thể. A) Có cùng kiểu gen. B) Có kiểu hình khác nhau. C) Có kiểu hình khác nhau. D) Có kiểu gen khác nhau. Đáp án A Câu 3 Quan hệ chặt chẽ giữa hai hay nhiều loài mà tất cả các loài tham gia đều có lợi là mối quan hệ A) Cộng sinh. B) Hội sinh. C) Ức chế - cảm nhiễm. D) Kí sinh. Đáp án A Câu 4 Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình tự nhân đôi AND ở sinh vật nhân thực? A) Diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn. B) Các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối ligaza. C) Xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (tái bản). D) Diễn ra theo nguyến tắc bổ sung. Đáp án C Câu 5 Trong trường hợp mỗi gen qui định một tính trạng, phân li độc lập và trội hoàn toàn thì phép lai giữa cơ thể mang kiểu gen AaBb với cơ thể mang kiểu gen aaBb sẽ có ra F 1 có số loại kiểu gen và kiểu hình là A) 4 kiểu gen và 4 kiểu hình. B) 4 kiểu gen và 8 kiểu hình. C) 6 kiểu gen và 8 kiểu hình. D) 6 kiểu gen và 4 kiểu hình. Đáp án D Câu 6 Các động vật có cơ quan tương đồng với nhau có thể là A) Có cùng tính đa dạng với nhau. B) Tiến hóa từ cùng một tổ tiên chung. C) Ngẫu nhiên có các đột biến làm xuất hiện các cơ quan giống nhau. D) Các động vật thoát khỏi sự tuyệt chủng ở cùng một thời điểm nào đó trong quá khứ. Đáp án B Câu 7 Khi gặp điều kiện thuận lợi, một loài tảo phát triển mạnh gây ra hiện tượng “nước nở hoa” là một ví dụ về. A) Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể. B) Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. C) Sự biến động số lượng theo chu kì của quần thể. D) Sự biến động số lượng không theo chu kì của quần thể. Đáp án D Câu 8 Đậu hà lan bình thường có bộ NST lưỡng bội 2n = 14. Nghiên cứu tế bào học người ta phát hiện một số tế bào có 13 NST. Các tế bào này đã bị đột biến thể. A) Đơn bội. B) Tam bội. C) Một nhiễm. D) Tam nhiễm. Đáp án C Câu 9 Một quần thể giao phối có tỉ lệ các kiểu gen là 0,3AA : 0,6Aa : 0,1aa. Tần số tương đối của alen A và alen a lần lượt là A) 0,3 và 0,7. B) 0,6 và 0,4. C) 0,4 và 0,6. D) 0,5 và 0,5. Đáp án B Câu 10 Cơ chế gây đột biến của 5- Brôm Uraxin (5BU) là A) Làm thay thế 1 cặp nuclêotit này bằng 1 cặp nuclêotit khác. B) Làm mất 1 cặp nuclêotit. C) Làm thêm1 cặp nuclêotit. D) Làm đảo vị trí giữa 2 cặp nuclêotit. Đáp án A Câu 11 Trong các khái niệm về gen sau đây, khái niệm nào là đúng nhất? A) Gen là một đoạn của phân tử axit nucleic mang thông tin cho việc tổng hợp một loại protein quy định tính trạng. B) Gen là một đoạn cảu phân tử axit nucleic mang thông tin cho việc tổng hợp một trong các loại mARN, tARN, rARN. C) Gen là một đoạn của phân tử axit nucleic tham gia vào cơ chế điều hòa qua trình sinh tổng hợp protein. D) Gen là một đoạn của phân tử axit nucleic mang thông mã hóa cho một sản phẩm xãc định (ARN hay bị chuỗi polipeptit) Đáp án D Câu 12 Để xác định một tính trạng nào đó ở gen trong nhân hay gen trong tế bào chất quy định, người ta sử dụng phương pháp. A) Lai phân tích B) Tự thụ phấn. C) Lai thuận nghich. D) Lai trở lại. Đáp án C Câu 13 Trong kĩ thuật chuyển một gen từ người vào plasmit của vi khuẩn, cả gen nguồn và plasmit đều phải. A) Có các loại AND giống hệt nhau. B) Có nguồn gốc từ cùng một loại tế bào. C) Được cắt bởi cùng một loại enzim cắt giới hạn. D) Có độ dài tương tự nhau. Đáp án C Câu 14 Khi quần tụ các cá thể cùng loài quá mức độ cực thuận sẽ gây ra sự cạnh tranh. Kết quả là một số cá thể phải tách khỏi nhóm hoặc bầy đàn, hiện tượng này được gọi là A) Quần tụ. B) Canh tranh. C) Hợp tác. D) Cách li. Đáp án D Câu 15 Một đoạn phân tử ADN có số vòng xoắn là 120. Số nuclêôtit trên đoạn ADN đó là. A) 120 cặp nuclêôtit. B) 1200 nuclêôtit. C) 2400 nuclêôtit. D) 2400 cặp nuclêôtit. Đáp án C Câu 16 Các gen không alen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng thì di truyền theo định luật nào sâu đây? A) Di truyền độc lập. B) Tương tác gen. C) Di truyền thẳng. D) Lien kết gen và hoán vị gen. Đáp án D Câu 17 Người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị cá thể là. A) Đacuyn. B) Menđen. C) Moocgan. D) Lamac. Đáp án A Câu 18 Ở người và thú, yếu tố nào quy định giới tính đực A) Môi trường. B) Sự có mặt của NST Y trong hợp tử. C) Sự có mặt của NST X trong hợp tử. D) Sự có mặt của cả X hoặc Y. Đáp án B Câu 19 Cơ chế tiến hóa theo thuyết tiến hóa cảu Kimura là A) Sự di truyền các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng cả ngoại cảnh hay tâp quán hoạt động. B) Sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. C) Sự cố định ngẫu nhiên một tương quan của các alen. D) Tác động của các nhân tố tiến hóa (quá trình đột biến, quá trình chọn lọc tự nhiên…) làm thay đổi tần số tương đối các alen của một số gen. Đáp án C Câu 20 Cấu truc di truyền của quần thể tự thụ phấn gồm A) Các dòng thuần khác nhau về mặt di truyền. B) Các dòng thuần giống nhau về mặt di truyền. C) Các cá thể có kiểu gen thuần chủng và giống nhau về mặt di truyền. D) Các cá thể rất đa dạng cvà phong phú về kiểu gen. Đáp án A Câu 21 Ở đậu hà lan, gen A qui định hạt vàng, a qui định hạt xanh. Gen B qui định vỏ trơn, b qui định vỏ nhăn. Lai cây đậu có kiểu hình vàng – trơn với cây đậu có kiểu hình xanh – nhăn, được F 1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1. Kiểu gen cảu cây đậu mang tính trạng trội là A) AABB. B) Aabb. C) AABb. D) AaBb. Đáp án C Câu 22 Trong các cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực, sợ cơ bản có đường kính. A) 11nm. B) 2nm C) 30nm. D) 300nm. Đáp án A Câu 23 Tác dụng của cônsixin trong việc gây đột biến là: A) Làm rối loạn khả năng nhân đôi của nhiễm sắc thể. B) Làm đứt gẫy các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào C) Ion hóa các phân tử khi thấm vào tế bào. D) Kìm hãm sự hình thành thoi vô sắc, làm cho các nhiễm sắc thể không phân li Đáp án D Câu 24 Cho đến nay, các bằng chứng hóa thạch thu được cho thấy các nhóm linh trưởng phát sinh ở đại: A) Nguyên sinh B) Trung sinh C) Tân sinh D) Cổ sinh Đáp án C Câu 25 Lai phân tích ruồi cái thân xám, cánh dài (A_B) với ruồi đực thân đen,cánh cụt được thế hệ lai gồm 188 xám – cụt, 187 đen – dài, 62 xám – dài, 63 đen – cụt. Kiểu gen của P sẽ là: A) AB/ab B) AB/aB C) Ab/aB D) AB/Ab Đáp án C Câu 26 Quá trình phát sinh đột biến gen xảy ra theo trình tự nào sau đây: A) Tác nhân gây đột biến gây sai sót trên ADN → Tiền đột biến → Enzim sửa chữa → Đột biến. B) Tác nhân gây đột biến gây sai sót trên ADN → Enzim sửa chữa → Tiền đột biến → Đột biến. C) Tác nhân gây đột biến gây sai sót trên ADN → Tiền đột biến → Enzim không sửa chữa → Đột biến. D) Tác nhân gây đột biến gây sai sót trên ADN → Enzim không sửa chữa → Tiền đột biến → Đột biến. Đáp án C Câu 27 Cơ chế tiến hóa theo Lamac là: A) Sự thích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. B) Sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính C) Sự biến đổi bộ khung xương chung của động vật về mặt chi tiết dưới tác dụng của ngoại cảnh. D) Sự di truyền các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động. Đáp án D Câu 28 Trong một phép lai giữa 2 cây ngô có cùng kiểu hình thân cao, thu dược F 1 có tỉ lệ kiểu hình là 35 cao: 1 thấp. giả sử quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường, kiểu gen của P của phép lai đó có thể là: A) AAaa x Aaaa B) AAaa x AAaa C) AAAa x Aa D) AAaa x AA Đáp án B Câu 29 Thuật ngữ mô tả sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể được gọi là: A) Vốn gen. B) Tiến hóa nhỏ. C) Tiến hóa lớn. D) Sự hình thành loài. Đáp án B Câu 30 Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự cạnh tranh giữa các loài là do chúng: A) Cùng sống trong một nơi ở. B) Có các ổ sinh thái trùng lặp nhau. C) Có mùa sinh sản trùng nhau. D) Có thời gian hoạt động kiếm ăn trùng nhau. Đáp án B Câu 31 Điểm nào sau đây đánh dấu một sự ra đời của một lới mới? A) Vốn gen thay đổi thích nghi với môi trường mới. B) Vốn gen thay đổi tạo nên hàng rào sinh sản giữa hai quần thể C) Vốn gen thay đổi tạo nên thế hệ lai có kiểu hình khác với cả hai dạng bố mẹ ban đầu. D) Vốn gen thay đổi dẫn tới mỗi quần thể thích nghi với một ổ sinh thái khác nhau. Đáp án B Câu 32 Diễn thế nguyên sinh A) Thường dẫn tới một quần xã bị suy thoái. B) Xảy ra do hoạt động chặt cây, đốt rừng, … của con người. C) Khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã tương đối ổn định. D) Khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. Đáp án D Câu 33 Theo trình tự từ đầu 3’ đến 5’ của mạch mã gốc , một gen cấu trúc gồm các vùng trình tự nuclêotit: A) Vùng kết thúc, vùng mã hóa, vùng điều hòa. B) Vùng mac hóa, vùng điều hòa, vùng kết thúc. C) Vùng điều hòa, vùng kết thúc, vùng mã hóa. D) Vùng điều hòa, vùng mã hóa, vùng kết thúc. Đáp án D Câu 34 Hai sinh vật nào đó được coi là thành viên của hai loài khác nhau nếu chúng A) Sống ở những nơi khác nhau. B) Nhìn khác nhau. C) Không thể giao phối để sinh con hữu thụ. D) Là thành viễn của các quần thể khác nhau. Đáp án C Câu 35 Giới hạn chịu nhiệt của các rô phi ở Việt Nam là từ 5 0 C – 42 0 C, cho biết sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi thuận lợi nhất ở nhiệt độ nào? A) Nhỏ hơn hoặc bằng 5 0 C. B) Lớn hơn hoặc bằng 42 0 C. C) Khoảng 30 0 C. D) Ngoài khoảng từ 5 0 C – 42 0 C . hệ chặt chẽ giữa hai hay nhiều loài mà tất cả các loài tham gia đều có lợi là mối quan hệ A) Cộng sinh. B) Hội sinh. C) Ức chế - cảm nhiễm. D) Kí sinh. Đáp án A Câu 4 Đặc điểm nào sau đây chỉ. của quần thể. D) Sự biến động số lượng không theo chu kì của quần thể. Đáp án D Câu 8 Đậu hà lan bình thường có bộ NST lưỡng bội 2n = 14. Nghiên cứu tế bào học người ta phát hiện một số tế bào có. một đoạn của phân tử axit nucleic mang thông tin cho việc tổng hợp một loại protein quy định tính trạng. B) Gen là một đoạn cảu phân tử axit nucleic mang thông tin cho việc tổng hợp một trong các

Ngày đăng: 30/01/2015, 02:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan