Bài thu hoạch học tập&làm theo...

7 1.9K 17
Bài thu hoạch học tập&làm theo...

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐẢNG BỘ XÃ VÕ LAO ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CHI BỘ 15 Võ Lao, ngày tháng 02 năm 2012 BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP CHUYÊN ĐỀ VỀ MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH NĂM 2012 - Họ và tên: Nguyễn Quý Tuyến - Chức vụ: Giáo viên - Chi bộ: 15- THCS – Đảng bộ xã Võ Lao Thực hiện chỉ thị 03-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Qua học tập một số chuyên đề về một số tác phẩm của chủ tịch Hồ Chí Minh năm 2012, tôi xin trình bày những kết quả của bản thân về nhận thức, kết quả làm theo và tự liên hệ, đề ra phương hướng tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong thời gian tới như sau: 1 . Nhận thức của bản thân về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và ý nghĩa, tầm quan trọng về nội dung các chuyên đề về một số tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Có thể nói, đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước: Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc: “Công việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém”. Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Người cho rằng có tài mà không có đức là người vô dụng nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo đức luôn luôn gắn liền với kinh tế. Trung với nước, hiếu với dân, suốt đời hy sinh cho cách mạng để giành lấy độc lập và tự do là nhằm xoá bỏ áp bức, bóc lột, phát triển kinh tế đem lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, cho mỗi con người. Hồ Chí Minh luôn luôn chủ trương tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển mọi mặt của xã hội; phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hoá, đạo đức, con người. Tinh thần này đã được thể hiện trong câu nói bất hủ của Hồ Chí Minh "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa". trong Di chúc Người để lại cho toàn Đảng, toàn dân: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền, mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn “Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân” . Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vẫn còn giữ nguyên tính thời sự, soi sáng cho Đảng và nhân dân ta hoàn thành sự nghiệp vẻ vang, xây dựng nền đạo đức Việt Nam ngang tầm với những yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới. *Tác phẩm “Đường cách mệnh”: a. Nội dung: - Đường cách mệnh xác định chuẩn mực đạo đức của những người cách mạng, những người tham gia trực tiếp vào sự nghiệp đầy gian khổ, hy sinh, nhưng vẻ vang của dân tộc. Ở đây, Hồ Chí Minh đã bước đầu thể hiện một quan niệm trở thành triêt lý nhân sinh: Lý luận cách mạng hàm chứa các giá trị nhân văn cao cả; cách mạng là sự nghiệp hào hùng, oanh liệt, vẻ vang, người cách mạng phải có nhân cách, đạo đức và phẩm hạnh thì mới tiếp thu được tinh thần của lý luận, mới làm tròn nhiệm vụ cách mạng khó khăn. Đó là người phải có đức, có tài, chí và dũng, tư cách và năng lực theo kiểu người cộng sản đó là con người có tổ chức kỉ luật gắn bó với tổ chức và đoàn thể đồng thời biết phát huy năng lực cá nhân. - Về Đảng: Đường cách mệnh xem đảng cách mệnh, đảng cộng sản là nhân tố quyết định sự thành công của cách mệnh. Người viết: “Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”. Luận điểm này của Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định một vấn đề có tính nguyên tắc, đặt nền móng lâu dài cho công tác xây dựng đảng về tư tưởng - lý luận. - Về lực lượng cách mạng : Đường cách mệnh chỉ rõ cách mạng là sự nghiệp của toàn dân tộc chứ không phải của một vài cá nhân. Lần đầu tiên trong tác phẩm này, Nguyễn Ái Quốc đã xác định khái niệm lực lượng cách mạng một cách đúng đắn, khoa học dựa vào tiêu chí “bị áp bức”: “Ai mà bị áp bức càng nặng thì lòng cách mệnh càng bền, chí cách mệnh càng quyết”. Theo tiêu chí đó, Người xếp công nông là “gốc cách mệnh”, không chỉ họ chiếm số đông trong dân chúng mà cơ bản là họ bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất, tàn bạo nhất. Nguyễn Ái Quốc coi “học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ” là “bầu bạn cách mệnh của công nông”. Những chỉ dẫn cơ bản này là nền tảng lý luận hình thành khối liên minh công nông và Mặt trận dân tộc thống nhất trong cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam. - Về đoàn kết quốc tế Người chỉ rằng : Đường cách mệnh coi đoàn kết như một trong những nhân tố quan trọng bảo đảm thắng lơi của cách mạng Việt Nam. Cách mạng ViệtNam phải đoàn kết với các lực lượng cách mạng thế giới - Đường cách mệnh giới thiệu tính chất, nội dung các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới: Từ sự phân tích tính chất, nội dung các cuộc cách mạng Mỹ, Pháp, Nguyễn Ái Quốc đi đến kết luận mang tính so sánh với tiến tình vận động lịch sử: Mặc dầu có ý nghĩa to lớn trong tiến trình phát triển của nhân loại, nhưng các cuộc cách mạng này vẫn là những cuộc cách mạng “không đến nơi”, không triệt để. Trong quan niệm của Người, chỉ có cuộc cách mạng tháng Mười Nga là cuộc cách mạng triệt để. Nguyễn Ái Quốc đã rút ra bài học lớn: Dân tộc ta phải đi theo con đường cách mạng tháng Mười Nga, tức là theo con đường cách mạng vô sản, con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. - Đường cách mệnh giới thiệu công lao to lớn của quốc tế I, Quốc tế II; phê phán đường lối phi mác-xít của những người cơ hội trong Quốc tế II. Nguyễn Ái Quốc vạch rõ cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới và để đảm bảo sự thắng lợi, cách mạng nước ta phải dựa vào Quốc tế III, tức Quốc tế Cộng sản. - Học tập kinh nghiệm của thế giới, tác phẩm hướng dẫn cách thức tổ chức, vận động quần chúng: Cách mạng Việt Nam phải tổ chức ra các đoàn thể quần chúng như công hội, nông hội, phụ nữ, thanh niên theo đường lối của cách mạng tháng Mười Nga, của Quốc tế Cộng sản. b . Ý nghĩa của tác phẩm - Tác phẩm đánh dấu một giai đoạn mới trong nhận thức lý luận của Nguyễn Ái Quốc, góp phần phát triển sáng tạo nhiều vấn đề trong lý luận cách mạng Mác - Lênin. - Tác phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc tuyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam những năm 20 thế kỷ XX, trong việc kết hợp phong trào yêu nước với chủ nghĩa Mác, tạo lập các tiền đề tư tưởng lý luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào mùa xuân 1930. - Góp phần khắc phục sự khủng hoảng về đường lối cứu nước của dân tộc; khẳng định rõ xu hướng lựa chọn con đường cách mạng Việt Nam, vừa thoả mãn được các nhu cầu khách quan của đất nước, vừa phù hợp với xu thế thời đại sau cách mạng tháng Mười Nga. - Nhiều vấn đề có liên quan đến con đường cách mạng, xây dựng, tổ chức, đoàn kết các lực lượng cách mạng, về vai trò lãnh đạo của Đảng, công tác xây dựng Đảng vững mạnh, nhất là các chuẩn mực đạo đức của người cộng sản vẫn giữ nguyên tính thời sự trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. * Tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” a. Nội dung tác phẩm: - Trong tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, Hồ Chí Minh chỉ rõ : “Đảng ta lãnh đạo rất sáng suốt đã đưa dân tộc ta tiến liên không ngừng từ thắng lợi này đến thắng lợi khác và theo Bác những thắng lợi đó đã được tạo nên bởi nhiều cán bộ, đảng viên đã lo trước thiên hạ - vui sau thiên hạ” - Trong tác phẩm người cũng nêu rõ những “bệnh tật” bắt nguồn từ chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ , đảng viên. Người gọi chủ nghĩa cá nhân là giặc nội xâm, là kẻ địch ở bên trong . Trong đó người chỉ rõ một số “bệnh tật” sau : Bệnh quan liêu; Bệnh tham lam; Bệnh lười biếng; Bệnh kiêu ngạo; Bệnh hiếu danh ; Bệnh hữu danh vô thực; Bệnh cận thị; Bệnh tị nạnh; Bệnh xu nịnh a dua; Bệnh kéo bè kéo cánh - Giải pháp nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân *. Giải pháp từ phía Đảng Thứ nhất, “Đảng ta phải ra sức tăng cường giáo dục toàn Đảng về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, về đường lối, chính sách của Đảng, về nhiệm vụ và đạo đức của người đảng viên”. Thứ hai,“Phải thực hành tự phê bình và phê bình nghiêm chỉnh trong Đảng”. Thứ ba, “Phải hoan nghênh và khuyến khích quần chúng thật thà phê bình cán bộ, đảng viên” Thứ tư, “Chế độ sinh hoạt của chi bộ phải nghiêm túc”. Thứ năm, “Kỷ luật đảng phải nghiêm minh, tự giác” Thứ sáu, “Công tác kiểm tra của Đảng phải chặt chẽ” *. Giải pháp từ phía cán bộ, đảng viên Thứ nhất, “Mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết”. Thứ hai, “Phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức kỷ luật” Thứ ba, “ Phải đi sâu sát thực tế, gần gũi quần chúng, thật sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân”. Thứ tư, “Phải cố gắng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ hiểu biết để làm tốt mọi nhiệm vụ” b. Ý nghĩa tác phẩm: - Những tư tưởng, quan điểm được Bác nêu trong tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” vẫn giữ nguyên giá trị, luôn luôn được đặt trong chương trình nghị sự của đảng, nhà nước qua các thời kì cách mạng và được quan tâm sâu sắc trong sự nghiệp đội mới. - Nâng cao đạo đức cách mạng, đó là mục tiêu phấn đấu và lý tưởng hướng tới của người cán bộ, người đảng viên. Có sự bồi dưỡng tự nguyện đạo đức cách mạng với sự hỗ trợ của tổ chức, của đoàn thể thì người cán bộ, người đảng viên mới chiến thắng được “chủ nghĩa cá nhân” nguy hại, để có thể vững tiến trên con đường cách mạng gập ghềnh quanh co, lắm thác nhiều ghềnh, nhưng cũng đầy hoa thơm quả ngọt. - Đó là những lời dạy dỗ ân cần và tâm huyết của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trên bước đường đi lên của cách mạng. * Tác phẩm “Di chúc của Bác” a. Nội dung: - Trong bản di chúc Bác nói về công việc sau khi chiến thắng đế quốc Mĩ xâm lược, Bác căn dặn: “Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta phải ra sức làm là mau chóng hàn gắn vết thương nghiêm trọng do đế quốc Mĩ gây ra trong cuộc chiến tranh xâm lược. Đó là một cộng việc cực kỳ to lớn, phúc tạp và khó khăn” - Lời căn dặn của Bác về đảng: “Phải giữ gìn đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” - Trong di chúc của người Bác nhấn mạnh nhân tố đạo đức khi đảng trở thành đảng cầm quyền có sứ mạng lãnh đạo giai cấp và dân tộc xây dựng thành công xã hội mới – xã hội chủ nghĩa. Để hoàn thành sứ mạng đó, đảng phải là : “ là đạo đức, là văn minh” - Về vấn đề xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong đảng Người khẳng định ván đề đoàn kết có tầm quan trọng hàng đầu của công tác xây dựng đảng. - Vấn đề hàng đầu của bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ. Người căn dặn Thanh niên phải: “yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu lao động , yêu khoa học kĩ thuật” - Về tinh thần quốc tế : Người mong rằng đảng ta sẽ ra sức hoạt động góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và quốc tế vô sản trong sáng. - Về việc riêng : Người đề nghị hoả táng thi hài để cho hợp vệ sinh vừa đỡ tốn kém và có tâm nguyện gửi một ít tro xương cho đồng bào miền nam. b. Ý nghĩa: Di chúc của Bác là văn kiện lịch sử vô giá kết tinh những tinh hoa đạo đức và tâm hồn cao đẹp, những nội dung tư tưởng cốt yếu định hướng phát triển lâu dài cho cách mạng ViệtNam. Đó là những tình cảm thắm thiết và niềm tin vững chắc của Người đối với nhân loại tiến bộ, mà trước hết là với Đảng ta, nhân dân ta và các thế hệ mai sau. 2. Những kết quả cụ thể làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo từng chuyên đề + Chuyên đề 1: - Luôn có lập trường tư tưởng vững vàng, chấp hành nghiêm đường lối chủ trương của Đảng, Pháp luật của Nhà nước; luôn vận động quần chúng chấp hành tốt chủ trương của Đảng và pháp luập của Nhà nước. - Bản thân luôn giữ vững phẩm chất đạo đức của người đảng viên, gương mẫu trong công tác, cũng như trong sinh hoạt hàng ngày; chấp hành nghiêm những điều đảng viên không được làm. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, ý thức tổ chức kỷ luật, phục tùng sự phân công, điều động của lãnh đạo và tổ chức. Luôn nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật của đảng, xây dựng chi đảng bộ trong sạch, vững mạnh - Tôn trọng ý kiến đóng góp và lắng nghe ý kiến của quần chúng để từ đó điều chỉnh mình trong phương pháp làm việc. Quan hệ tốt với đồng nghiệp cũng như nhân dân nơi cư trú.Bản thân luôn tự rèn luyện về suy nghĩ, nhận thức và hành động hướng thiện để làm người có ích cho xã hội; Thường xuyên giữ mối liên hệ và đóng góp xây dựng tốt với chi ủy, đảng ủy cơ sở địa phương. + Chuyên đề 2: - Luôn luôn đấu tranh để ngăn ngừa căn bệnh quan liêu, mệnh lệnh, xa rời quần chúng; chủ quan, duy ý chí trong giải quyết công việc. - Với cương vị Bí thư chi đoàn 15 tôi luôn cố gắng học tập kinh nghiệm từ các lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp trong cơ quan và đúc rút các kinh nghiệm từ thực tiễn công tác của bản thân để tham mưu, đề xuất đúng đắn và kịp thời cho ban giám hiệu về các hoạt động được giao. Bản thân tôi luôn nghiêm túc thực hiện kế hoạch do nhà trường chỉ đạo, đồng thời chủ động đề xuất các giải pháp, xây dựng kế hoạch bám sát thực tiễn hoạt động theo từng tháng và từng quý nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của Đoàn Thanh niên, đồng thời góp phần làm thắng lợi nhiệm vụ chính trị chung của nhà trường. -Tham gia xây dựng và phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong chi bộ. Có ý thức tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; sinh hoạt Đảng tại Chi bộ và tại địa phương, đóng Đảng phí đúng quy định. Hạn chế, khuyết điểm: - Trong công việc đôi lúc còn chủ quan, nghiên cứu chưa sâu nên hiệu quả chưa được như mong muốn. - Do công việc nên thời gian dành cho việc học tập và nghiên cứu các chuyên đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh còn hạn chế. + Chuyên đề 3: - Học tập và làm theo tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh, bản thân đã thực hiện các công việc cụ thể như sau: Tích cực đổi mới nâng cao chất lượng giảng dạy, phong cách sư phạm trong giao tiếp và lề lối làm việc cho thật khoa học, theo hướng sát dân, sát cơ sở, nói đi đôi với làm, dám làm, dám chịu trách nhiệm, tăng cường trách nhiệm cá nhân. Bản thân luôn chủ động và làm tròn trách nhiệm của một cán bộ công chức với những công tác chuyên môn được giao - Bản thân luôn ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thường xuyên, gìn giữ được phẩm chất đạo đức, lối sống của người đảng viên. Không quan liêu, hách dịch, tham nhũng, lãng phí; giải quyết hài hoà các mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể, với đồng chí, đồng nghiệp và nhân dân. - Giữ vững lối sống trong sạch, lành mạnh, nêu cao ý thức thực hành tiết kiệm thời gian, lao động, tài sản của Đảng, Nhà nước, của nhân dân và cá nhân; đấu tranh chống lãng phí, xa hoa, tham nhũng, tiêu cực, sách nhiễu. - Bản thân có ý thức trách nhiệm, tâm huyết với công việc được giao, gần gũi, hướng dẫn tận tình cho nhân dân trong phạm vi trách nhiệm công việc của mình. Làm đến nơi đến chốn, công khai, dân chủ, công bằng, không thiên vị, vì quyền lợi của nhân dân. - Tích cực vận động gia đình và quần chúng thực hiện đúng những quy định của địa phương nơi cư trú, và pháp luật của Nhà nước. 3. Những kiến nghị, đề xuất để thực hiện tốt cuộc vân động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong thời gian tới: Các cấp ủy Đảng tổ chức một số các hoạt động giao lưu với các tập thể cá nhân tấm gương điểm hình thực hiện tốt cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” để đảng viên được trao đổi những kinh nghiệm cùng giúp đữ nhay thực hiện cuộc vận động tốt hơn nữa. 4. Phương hướng tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian tới của bản thân: a) Rèn luyện phẩm chất chính trị: - Thường xuyên trau dồi, học tập lý luận chính trị, nắm vững đường lối, chủ trương cách mạng của Đảng và vận dụng đúng đắn đường lối chủ trương đó vào thực tiển nhiệm vụ công tác được giao. - Luôn lắng nghe, tiếp thu các ý kiến đóng góp của cá nhân, tập thể để ngày càng hoàn thiện bản thân hơn; lấy phê bình và tự phê bình, phát huy dân chủ để xây dựng đoàn kết thống nhất, gắn bó trong nội bộ để có sự điều chỉnh phù hợp. Không định kiến, hẹp hòi, bè phái gây mất đoàn kết. - Trong công việc, luôn cố gắng hoàn thành tốt công việc được giao, luôn có những cải tiến phù hợp với thực tế, đem lại hiệu quả thiết thực. b ) Rèn luyện đạo đức lối sống: - Sống lành mạnh, giản dị, không vụ lợi cho cá nhân, không bè phái, không vụ lợi cá nhân, giải quyết công việc phải vì việc chung. Vui vẻ hoà nhã với đồng chí và đồng nghiệp, góp ý chân tình để cùng hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao. - Tích cực tự rèn luyện, học tập nâng cao, bổ sung kiến thức chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ, công tác được giao. Lời nói đi đôi với việc làm, không nói suông, khi làm phải công khai minh bạch, rõ ràng, cẩn thận, chu đáo và làm đến nơi đến chốn, đúng kỷ luật, không qua loa đại khái, chiếu lệ. Hết lòng hết sức giúp đỡ nhân dân, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp. c) Rèn luyện tổ chức kỷ luật: - Luôn thể hiện trong ý thức và hành động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, bảo vệ tài sản công, tài sản cơ quan, bảo vệ lợi ích của nhân dân.Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt. Chấp hành nghiêm sự chỉ đạo phân công của lãnh đạo. - Thực hiện tốt chế độ sinh hoạt đảng, tích cực đóng góp ý kiến vào việc lãnh đạo của Đảng ủy, Chi bộ. Chấp hành nghiêm nội quy, quy chế hoạt động của tổ chức Đảng, của cơ quan và đoàn thể; chấp hành nghiêm quy định về những điều đảng viên không được làm. Trên đây là bài thu hoạch học tập các chuyên đề về tư tưởng tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh năm 2012 theo chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị NHẬN XÉT CỦA CHI BỘ NGƯỜI VIẾT THU HOẠCH Nguyễn Quý Tuyến T/M BAN VHI ỦY ( CHI BỘ) T/M ĐẢNG ỦY . làm. Trên đây là bài thu hoạch học tập các chuyên đề về tư tưởng tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh năm 2012 theo chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị NHẬN XÉT CỦA CHI BỘ NGƯỜI VIẾT THU HOẠCH Nguyễn. việc nên thời gian dành cho việc học tập và nghiên cứu các chuyên đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh còn hạn chế. + Chuyên đề 3: - Học tập và làm theo tấm gương, đạo đức Hồ Chí. Nga là cuộc cách mạng triệt để. Nguyễn Ái Quốc đã rút ra bài học lớn: Dân tộc ta phải đi theo con đường cách mạng tháng Mười Nga, tức là theo con đường cách mạng vô sản, con đường độc lập dân tộc

Ngày đăng: 27/01/2015, 21:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan