Phân tích tình hình khai thác sản phẩm gỗ gia dụng của Công ty Hoàng Long

4 566 10
Phân tích tình hình khai thác sản phẩm gỗ gia dụng của Công ty Hoàng Long

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

I/ ĐỀ BÀI: Anh/chị hãy phân tích tình hình khai thác sản phẩm gỗ gia dụng của Công ty Thương mại Hoàng Long theo bảng số liệu sau. Tìm hiểu nguyên nhân tác động, từ đó đề xuất giải pháp nhằm làm tăng khả năng khai thác thu mua sản phẩm gỗ của công ty. Bảng 4.7: Tình hình khai thác thu mua đồ gỗ gia dụng của Công ty Thương mại Hoàng Long Đơn vị tính: Triệu Đồng Các phương thức khai thác hàng 2008 2009 2010 1. Nhập khẩu từ Trung Quốc 600 800 900 2. Đặt gia công 100 80 50 3. Tự sản xuất 200 250 300 4. Mua qua đơn vị cung ứng chuyên 1200 1500 1800 5. Liên doanh sản xuất - 70 140 (Nguồn : Phòng Kế hoạch- Kinh doanh) II/ BÀI LÀM: Bảng 4.7: Tình hình khai thác thu mua đồ gỗ gia dụng của Công ty Thương mại Hoàng Long Đơn vị tính: Triệu Đồng (Nguồn : Phòng Kế hoạch- Kinh doanh) Các phương thức khai thác hàng 2008 2009 2010 So Sánh 2009/2008 2010/2009 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tuyệt đối % Tuyệt đối % 1. Nhập khẩu từ Trung Quốc 600 28,57 800 29,63 900 28,21 200 33,33 100 12,50 2. Đặt gia công 100 4,76 80 2,96 50 1,57 -20 -20,00 -30 -37,50 3. Tự sản xuất 200 9,52 250 9,26 300 9,40 50 25,00 50 20,00 4. Mua qua đơn vị cung ứng chuyên 1200 57,14 1500 55,56 1800 56,43 300 25,00 300 20,00 5. Liên doanh sản xuất - 0,00 70 2,59 140 4,39 70 70 100,00 Tổng 2100 100,00 2700 100,00 3190 100,00 600 28,57 490 18,15 1. Phân tích tình hình khai thác thu mua sản phẩm gỗ của Công ty và các nguyên nhân tác động: Từ bảng số liệu trên ta thấy, tổng giá trị sản phẩm gỗ được thu mua qua các năm đều tăng mạnh, cụ thể : Năm 2009 tăng 28,57% và năm 2010 tăng 18,15%. Điều này cho thấy, công tác khai thác thu mua sản phẩm của Công ty đã được thực hiện rất thành công trong các năm vừa qua. Tuy trong giai đoạn 2008 – 2010, do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng thế giới, nhu cầu về tiêu dùng sản phẩm gỗ trong và ngoài nước có xu hướng thu hẹp nhưng nhờ chủ động thực hiện tốt việc duy trì, tìm kiếm và mở rộng khách hàng, các đơn đặt hàng tại công ty vẫn được đảm bảo và gia tăng về số lượng, tạo nên nhu cầu gỗ lớn hơn tại công ty. Việc thực hiện có hiệu quả công tác thu mua đã đáp ứng tốt, kịp thời và đảm bảo nguồn hàng cho nhu cầu hoạt động kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, xét về phương thức khai thác hàng của công ty thì vẫn còn quá tập trung, nguồn hàng của Công ty được thu mua chủ yếu qua đơn vị cung ứng chuyên và nhập khẩu từ Trung Quốc, với tổng tỷ trọng luôn chiếm hơn 80%/ năm. Điều này có thể gây nhiều rủi ro và bất lợi cho hoạt động khai thác thu mua gỗ của Công ty trong tương lai, nếu nguồn cung ứng từ các phương thức này không còn ổn định và không thể đáp ứng đủ nhu cầu của công ty. Xét riêng cho từng phương thức khai thác hàng ta thấy : - Cả ba phương thức khai thác mua hàng là: Nhập khẩu từ Trung Quốc, Tự sản xuất và Mua qua đơn vị cung ứng chuyên đều có giá trị khai thác thu mua hàng tăng qua các năm. Trong đó, Nhập khẩu từ Trung quốc có mức tăng mạnh nhưng không đều, cụ thể : năm 2009 tăng 33,33% và năm 2010 tăng 12,50%. Mua qua nhà cung ứng chuyên và Tự sản xuất có mức tăng đều, trung bình vào khoảng 22,5%/năm. Ngoài các nguyên nhân đã nói ở trên như gia tăng được đơn hàng, triển khai tốt công tác khai thác thu mua hàng như đã nói ở trên, trong các năm vừa qua, Công ty cũng đã đầu tư, gia tăng hoạt động tự sản xuất. Thành công trong việc nâng cao hơn nữa năng lực tự sản xuất của công ty đã góp phần làm gia tăng thêm giá trị khai thác hàng. Từ đó, giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nhà cung ứng bên ngoài và tăng khả năng chủ động nguồn hàng cho công ty. - Riêng đối với Đặt gia công, giá trị khai thác hàng của phương thức này có xu hướng giảm mạnh, vào năm 2010 đã giảm 37,5% so với năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn hàng khai thác từ phương thức này có chi phí quá cao, trong khi sản lượng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của Công ty. Để đảm bảo và ổn định nguồn hàng, Công ty đã chủ động khai thác ít đi từ phương thức này, thay vào đó bằng một phương thức khai thác mới, hỗ trợ và đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của Công ty. - Liên doanh sản xuất là phương thức khai thác thu mua mới được Công ty áp dụng từ năm 2009. Giá trị khai thác hàng từ phương thức này có tốc độ tăng mạnh và nhanh, tăng 100% vào năm 2010. Việc mở rộng thêm được một phương thức khai thác hàng mới không chỉ giúp công ty đáp ứng tốt về nguồn hàng mà còn giúp công ty giảm thiểu được rủi ro do việc tập trung thu mua chủ yếu từ đơn vị cung ứng chuyên và nhập khẩu từ Trung Quốc. Đây là một thành công đáng kể của công ty. 2. Đề xuất giải pháp làm tăng khả năng khai thác thu mua sản phẩm gỗ của công ty - Để giảm thiểu rủi ro do việc tập trung khai thác hàng chủ yếu từ hai phương thức Mua qua đơn vị cung ứng chuyên và nhập khẩu từ Trung Quốc, Công ty nên chủ động mở rộng tìm kiếm các nguồn cung ứng gỗ mới từ các thị trường nhập khẩu khác như: Campuchia, Lào, Châu Phi,…để giảm thiểu rủi ro nếu các nhà cung ứng không còn đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của công ty hoặc khi thị trường gỗ tại trung quốc có biến động về giá, sản lượng hoặc các chính sách xuất khẩu. - Tiếp tục duy trì và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp của công ty với các đơn vị chuyên cung ứng cũ uy tín cũng như các đối tác cung ứng của công ty tại Trung Quốc. Bên cạnh đó, kết hợp thực hiện các biện pháp nâng cao hơn nữa năng lực tự sản xuất của công ty như: tiến hành các hoạt động nhằm nâng cao tay nghề của đội ngũ sản xuất, gia tăng năng suất lao động của máy móc và đội ngũ lao động bằng các kế hoạch quản lý và tổ chức sản xuất hợp lý, đảm bảo nguồn nguyên liệu gỗ ổn định cho nhu cầu sản xuất,… - Mở rộng tìm kiếm, hợp tác với các doanh nghiệp gia công mới có giá thành và năng lực sản xuất phù hợp với nhu cầu của Công ty; Đẩy mạnh và duy trì hoạt động Liên doanh sản xuất bền vững, bằng cách như : thường xuyên kiểm định uy tín, năng lực sản xuất của các đối tác để có các kế hoạch điều chỉnh và đầu tư hợp tác sản xuất phù hợp.

Ngày đăng: 27/01/2015, 20:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan