phát triển sản xuất cam tại địa bàn

115 1.4K 18
phát triển sản xuất cam tại địa bàn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN & KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM TẠI ĐỊA BÀN THỊ TRẤN CAO PHONG, HUYỆN CAO PHONG, TỈNH HÒA BÌNH” SV thực hiện : LÊ PHƯƠNG THẢO Chuyên ngành : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Lớp : K56 - KTNN Niên khóa : 2010 - 2014 GV hướng dẫn : ThS. ĐỖ THỊ DIỆP HÀ NỘI – 2014 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện đề tài Khóa luận tốt nghiệp của mình, ngoài sự nỗ lực của bản thân em còn nhận được rất nhiều sự động viên và giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè, người thân cũng như cán bộ công nhân viên các đơn vị trong và ngoài trường. Trước tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Ths. Đỗ Thị Diệp – Bộ môn Kinh tế tài nguyên và môi trường – Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn – Học viện Nông Nghiệp Việt Nam. Cô đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện Khóa luận tốt nghiệp. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới ủy ban nhân dân, phòng Kinh tế nông nghiệp, phòng Nông nghiệp, phòng Tài nguyên và môi trường huyện Cao Phong, khuyến nông viên của thị trấn và các hộ gia đình tham gia khảo sát trên địa bàn thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập. Em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo và các anh chị trong khoa Kinh tế và phát triển nông thôn đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, những người đã cộng tác và động viên giúp đỡ em hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này. Tuy nhiên, do còn ít cơ hội tìm hiểu công việc thực tế và hạn chế về nhận thức nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình tìm hiểu, trình bày và đánh giá nên em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo và bạn bè để đề tài hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2014 Sinh viên Lê Phương Thảo i MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii PHẦN I : MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phạm vi nghiên cứu 2 PHẦN II : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4 2.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất và tiêu thụ cam 4 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản 4 2.1.2. Lý luận về phát triển sản xuất cam 8 2.2. Cơ sở thực tiễn 16 2.2.1. Vài nét về nguồn gốc cam và các giống cam ở Việt Nam 16 2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam trên thế giới 19 2.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam tại Việt Nam 20 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 34 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 34 3.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội 41 3.2. Phương pháp nghiên cứu 48 3.2.1. Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu 48 3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 48 3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin 49 ii 3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin 49 3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 49 PHẦN IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 52 4.1. Thực trạng sản xuất cam tại địa bàn nghiên cứu 52 4.1.1. Tình hình sản xuất cây ăn quả của huyện Cao Phong 52 4.1.2. Thực trạng sản xuất cam tại thị trấn Cao Phong 52 4.2. Thực trạng sản xuất cam tại các hộ điều tra 56 4.2.1. Thông tin chung về các hộ điều tra 56 4.2.2. Thực trạng sản xuất cam 57 4.2.3. Thực trạng công tác bảo quản và chế biến cam 65 4.2.4. Tình hình tiêu thụ cam 66 4.2.5. Kết quả và hiệu quả sản xuất cam 72 4.3. Đánh giá về thực trạng phát triển sản xuất cam 74 4.3.1. Về quy hoạch vùng sản xuất 74 4.3.2. Về cơ sở hạ tầng 76 4.3.3. Về kỹ thuật sản xuất 76 4.3.4. Về thị trường tiêu thụ 78 4.3.5. Về kết quả, hiệu quả kinh tế 79 4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cam 81 4.4.1. Nhóm yếu tố tự nhiên 81 4.4.2. Nhóm yếu tố kỹ thuật 82 4.4.3. Nhóm yếu tố về giải pháp hỗ trợ của địa phương 85 4.5. Định hướng và giải pháp phát triển sản xuất cam tại thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong 88 4.5.1. Định hướng phát triển 88 4.5.2. Giải pháp phát triển sản xuất cam tại thị trấn Cao Phong 90 PHẦN V : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 99 5.1. Kết luận 99 iii 5.2. Kiến nghị 100 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Sản lượng cam năm 2010 của một số nước trên thế giới 19 Bảng 2.2: Diện tích cam quýt phân theo vùng miền 24 Bảng 2.3: Năng suất cam quýt phân theo vùng miền 25 Bảng 2.4: Sản lượng cam quýt phân theo vùng miền 26 Bảng 3.1: Số liệu khí tượng của thị trấn Cao Phong (từ 2006 – 2010) 35 Bảng 3.2: Tình hình sử dụng đất Nông Nghiệp của thị trấn Cao Phong 39 Bảng 3.3: Tình hình nhân khẩu và lao động của thị trấn Cao Phong trong 3 năm 2011 – 2013 42 Bảng 3.4: Giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện qua 3 năm 2011 – 2013.47 Bảng 4.1: Diện tích và thành phần các giống cam trồng 53 tại thị trấn Cao Phong 53 Bảng 4.2: Kết quả sản xuất kinh doanh cam qua 3 năm của thị trấn Cao Phong 55 Bảng 4.3: Thông tin chung về các hộ điều tra 56 Bảng 4.4: Quy mô sản xuất cam của các hộ điều tra 57 Bảng 4.5: Cơ cấu giống cam, tuổi cam của các nhóm hộ 57 Bảng 4.6: Chi phí sản xuất cho 1 ha cam của các hộ điều tra năm 2013 59 Bảng 4.7: Tình hình chăm sóc cam quýt của các hộ trồng cam 62 Bảng 4.8: Mức độ gây hại của một số loại sâu bệnh hại cam quýt ở Cao Phong 64 iv Bảng 4.9: Hình thức tiêu thụ cam của các hộ điều tra 69 Bảng 4.10: Kết quả sản xuất cam của các nhóm hộ năm 2013 73 Bảng 4.11: Hiệu quả sản xuất cam trên 1 ha diện tích năm 2013 74 Bảng 4.12: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến phát triển sản xuất cam Cao Phong 86 v DANH MỤC BIỂU ĐỒ Hình 3.1: Đồ thị nhiệt độ trung bình các tháng trong năm của 36 thị trấn Cao Phong 36 Hình 3.2: Biểu đồ lượng mưa trung bình năm ở thị trấn Cao Phong 36 Hình 3.3: Biểu đồ độ ẩm trung bình trong năm của thị trấn Cao Phong 37 Sơ đồ 4.1: Kênh tiêu thụ cam Cao Phong 67 Hình 4.1: Năng suất bình quân/ha của nhóm hộ điều tra 73 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn ĐBSH Đồng bằng sông hồng NTB Nam Trung Bộ ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long TB Trung bình BQ Bình quân KT – NN Kinh tế - Nông nghiệp NN Nông nghiệp DV Dịch vụ TT – CN Trồng trọt - chăn nuôi DT Diện tích CC Cơ cấu ĐVT Đơn vị tính UBND Ủy ban nhân dân HTX Hợp tác xã KHCN Khoa học công nghệ VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm KHKT Khoa học kỹ thuật vii viii PHẦN I : MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cây ăn quả là loại cây trồng đã có từ xa xưa, luôn gắn liền với sản xuất và đời sống của con người. Ngày nay, cây ăn quả chiếm một vị trí quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đang trở thành một phong trào rộng lớn ở các tỉnh trung du miền núi, do đã khai thác phát huy được tiềm năng lợi thế của những vùng đất đồi núi và mang lại thu nhập cao, giúp người nông dân xóa đói giảm nghèo và nhiều hộ đã đi đến làm giàu. Huyện Cao Phong là nơi sản xuất tập trung cam, quýt của tỉnh Hòa Bình. Nhiều giống cam tốt như cam Xã Đoài, cam Canh, cam Valencia (V2) đã được trồng, đang có xu hướng phát triển mạnh tại đây và hình thành nên vùng cam Cao Phong nổi tiếng. Cam Cao Phong có nguồn gốc di thực của giống cam Xã Đoài, được trồng tại huyện Cao Phong từ những năm 1960 và được người tiêu dùng ưa chuộng. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cũng như phát huy tiềm năng về điều kiện tự nhiên của địa phương, tỉnh Hòa Bình nói chung và huyện Cao Phong nói riêng trong những năm gần đây đã cải tạo, quy hoạch, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào việc chọn tạo và sản xuất giống cây đạt chất lượng và đã đưa cây cam vào phát triển kinh tế trong các hộ gia đình nhằm mở rộng quy mô sản xuất cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Năm 2007, sản phẩm cam Cao Phong đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp “Nhãn hiệu thương mại”. Công ty Rau quả Nông sản Cao Phong được giao quản lý và khai thác nhãn hiệu này. Tuy nhiên, trong quá trình hình thành và phát triển, do thị trường tiêu thụ chưa ổn định, đồng thời còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố bất lợi khác nên giá bán chưa cao, sản phẩm bảo quản sau thu hoạch còn khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, gây thiệt hại cho 1 [...]... kiện phát triển Đồng thời các thành phần kinh tế này sẽ ngày càng có mối liên hệ chặt chẽ trong việc phát triển sản xuất cam - Phát triển sản xuất cam phải đạt được sự phù hợp giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm Sản phẩm sản xuất ra phải đươc tiêu thụ với giá cả hợp lý mang lại lợi ích cho cả người sản xuất và người tiêu dùng Phát triển sản xuất cam bền vững về xã hội Là phát triển sản xuất cam. .. là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Tóm lại, sản xuất là quá trình tác động của con người vào các quá trình sản xuất, thông qua các hoạt động để tạo ra các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống con người 7 Phát triển sản xuất Từ những khái niệm về phát triển và khái niệm về sản xuất ở trên, ta có thể hiểu một cách chung nhất về phát triển sản xuất như sau: Phát triển sản. .. triển sản xuất cây cam trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây cam tại thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong - Đề xuất các giải pháp kinh tế, kỹ thuật nhằm phát triển sản xuất cây cam một cách hợp lý trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình 1.3 Đối tượng nghiên cứu - Những vấn đề kinh tế, kỹ thuật trong phát triển sản xuất cam trên địa. .. sản xuất cam tại thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình; phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cam; từ đó đề xuất giải pháp phát triển sản xuất cam ổn định và bền vững 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chủ yếu về phát triển sản xuất cây cam - Đánh giá thực trạng sản xuất cây cam tại thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong và xác định tiềm năng phát. .. hoạch vùng sản xuất: Quy mô sản xuất có tác động rất lớn đến phát triển sản xuất Để sản xuất hàng hóa nông nghiệp phát triển thì quy mô sản xuất phải lớn và tập trung từng bước hình thành vùng sản xuất Việc phát triển sản xuất sản phẩm cam Cao Phong phải gắn liền với công tác quy hoạch vùng sản xuất đảm bảo vùng cây trồng ổn định cung cấp cho nhu cầu của thị trường Việc quy hoạch vùng sản xuất không tốt... Phát triển sản xuất cam là quá trình thay đổi của sản xuất cam giai đoạn này so với giai đoạn trước đó và đạt ở mức độ cao hơn cả các chỉ tiêu phản ánh về lượng, về hiệu quả và về cả sự tiến bộ trong quá trình sản xuất Như vậy, phát triển sản xuất cam bao gồm những nội dung sau: 8 Phát triển sản xuất cam bền vững về kinh tế - Phát triển sản xuất cam theo chiều rộng là ngày càng tăng số hộ trồng cam, thể... trường - Sản xuất cho thị trường, tức là phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất theo quy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều Sản xuất này mang tính tập trung chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao Phát triển kinh tế thị trường phải theo phương thức thứ hai Nhưng cho dù sản xuất theo mục đích nào thì người sản xuất cũng... môi trường cho sản xuất có hiệu quả Quá trình phát triển sản xuất cam được xem như là quá trình phát triển bền vững khi sự phát triển này gắn với các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường Sản xuất cam đem lại thu nhập ổn định, đời sống văn hóa xã hội đa dạng, môi trường được giữ gìn bảo vệ và cuộc sống người trồng cam ngày càng nâng cao 2.1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cam * Điều kiện... lao động Thông qua phát triển sản xuất cam, đời sống vật chất, tinh thần của người lao động được nâng lên Phát triển sản xuất cam bền vững về môi trường Là phát triển sản xuất cam gắm với việc bảo vệ và giữ gìn môi trường Hệ sinh thái môi trường vùng sản xuất được khai thác hợp lý, các hoạt động trồng trọt, chăm sóc cam không gây ô nhiễm môi trường sống của người dân Môi trường trồng cam được xử lý triệt... với quy hoạch phát triển cam chung của cả nước, khu vực và phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của vùng - Phát huy vai trò của các thành phần kinh tế, tạo động lực cho các thành phần kinh tế phát triển và tạo ra được quan hệ sản xuất tiên tiến Kinh tế hộ, kinh tế cá thể phải là hạt nhân của sản xuất và phát triển sản xuất cam phải tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển, tạo động . trạng sản xuất cam tại địa bàn nghiên cứu 52 4.1.1. Tình hình sản xuất cây ăn quả của huyện Cao Phong 52 4.1.2. Thực trạng sản xuất cam tại thị trấn Cao Phong 52 4.2. Thực trạng sản xuất cam tại. luận chủ yếu về phát triển sản xuất cây cam. - Đánh giá thực trạng sản xuất cây cam tại thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong và xác định tiềm năng phát triển sản xuất cây cam trên địa bàn huyện Cao. là sản phẩm hàng hóa tiền tệ - Thị trường là nơi gặp gỡ giữa những người bán và mua 2.1.2. Lý luận về phát triển sản xuất cam 2.1.2.1. Nội dung phát triển sản xuất cam Phát triển sản xuất cam

Ngày đăng: 27/01/2015, 00:34

Mục lục

  • PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NÔNG DÂN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan