Bài tập đột biến Gen có đáp án

30 7.8K 26
Bài tập đột biến Gen có đáp án

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài tập đột biến gen Dạng 1: CHO BIẾT DẠNG ĐỘT BIẾN GEN, XÁC ĐỊNH SỰ THAY ĐỔI VỀ LIÊN KẾT HRÔ VÀ CẤU TRÚC CỦA PHÂN TỬ PRÔTÊIN * Các kiến thức cơ bản cần lưu ý: + Giữa A và T có 2 liên kết hrô + Giữa G và X có 3 liên kết hrô + Dạng mất cặp nuclêôtit sẽ làm giảm số liên kết hrô; dạng thêm cặp nuclêôtit sẽ làm tăng; dạng đảo vò trí sẽ không đổi; dạng thay thế sẽ có thể không làm thay đổi hoặc tăng hoặc giảm về số liên kết hrô trong gen. + Khi viết dạng đột biến ta sắp xếp trở lại các mã di truyền, từ đó suy ra được sự thay đổi của cấu trúc phân tử prôtêin. Bài 1: 1. Số liên kết hrô của gen sẽ thay đổi như thế nào khi xảy ra đột biến gen ở các dạng sau: a- Mất 1 cặp nuclêôtit trong gen. b- Lặp thêm 1 cặp nuclêôtit trong gen. c- Thay thế 1 cặp nuclêôtit trong gen. 2. Phân tử prôtêin sẽ bò thay đổi như thế nào trong các trường hợp đột biến sau đây: a- Mất 1 cặp nuclêôtit sau mã mở đầu. b- Thêm 1 cặp nuclêôtit sau mã mở đầu. c- Thay 1 cặp nuclêôtit trong gen. d- Đảo vò trí giữa 2 cặp nuclêôti (không kể đến mã mở đầu và mã kết thúc). e- Trong các dạng đột biến nói trên, dạng nào ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến cấu trúc của prôtêin? Vì sao?. Bài giải 1. a. Mất 1 cặp nuclêôtit trong gen • Nếu mất 1 cặp nuclêôtit A - T sẽ làm giảm 2 liên kết hrô. • Nếu mất 1 cặp nuclêôtit G - X sẽ làm giảm 3 liên kết hrô. b. Thêm 1 cặp nuclêôtit trong gen • Nếu thêm 1 cặp nuclêôtit A - T sẽ làm tăng 2 liên kết hrô. • Nếu thêm 1 cặp nuclêôtit G - X sẽ làm tăng 3 liên kết hrô. c. Thay 1 cặp nuclêôtit trong gen • Nếu thay 1 cặp nuclêôtit A - T bằng 1 cặp T - A hoặc thay 1 cặp nuclêôtit G - X bằng 1 cặp nuclêôtit X - G sẽ không làm thay đổi số liên kết hrô của gen. • Nếu thay 1 cặp nuclêôtit A - T bằng 1 cặp nuclêôtit G - X sẽ làm tăng số liên kết hrô lên 3 - 2 = 1 liên kết. • Nếu thay 1 cặp nuclêôtit G - X bằng 1 cặp nuclêôtit A - T sẽ làm giảm số liên kết hrô xuống 3 - 2 = 1 liên kết. 2. a. Mất 1 cặp nuclêôtit sau mã mở đầu sẽ thay đổi toàn bộ trình tự các axit amin trong chuỗi polypeptit. b. Thêm 1 cặp nuclêôtit sau mã mở đầu sẽ thay đổi toàn bộ trình tự các axit amin trong chuỗi polypeptit. c. Thay 1 cặp nuclêôtit trong gen: •Không thay đổi cấu trúc phân tử của prôtêin khi cặp nuclêôtit bò thay thế thuộc mã mở đầu hay mã kết thúc. • Không thay đổi cấu trúc của phân tử prôtêin khi mã bộ ba (Codon) sau đột biến quy đònh axit amin giống như bộ ba trước đột biến (do tính thoái hóa của mã di truyền). •Thay đổi 1 axit amin trong chuỗi polipeptit khi mã bộ ba sau đột biến quy đònh axit amin khác bộ ba trước đột biến. •Chuỗi polypeptit sẽ bò ngắn lại khi mã bộ ba sau đột biến trở thành mã kết thúc. d. Đảo vò trí giữa 2 cặp nuclêôtit (không kể đến mã mở đầu và mã kết thúc). •Không làm đổi axit amin nào trong chuỗi polypeptit khi đảo vò trí 2 cặp nuclêôtit giống nhau. • Thay đổi 1 axit amin trong chuỗi polypeptit khi đảo vò trí 2 cặp nuclêôtit của một bộ ba và mã bộ ba sau đột biến quy đònh axit amin khác với mã trước đột biến. • Thay đổi 2 axit amin trong chuỗi polypeptit khi đảo vò trí 2 cặp nuclêôtit của hai mã bộ ba và hai mã bộ ba sau đột biến quy đònh axit amin khác với trước đột biến. e. Dạng mất 1 cặp nuclêôtit hay dạng thêm 1 cặp nuclêôtit thay đổi nghiêm trọng nhất về cấu trúc của prôtêin vì hai dạng đột biến này đều sắp xếp trở lại các bộ ba từ sau mã mở đầu đến cuối gen, dẫn đến thay đổi toàn bộ trình tự các axit amin từ mã bò đột biến đến cuối chuỗi polypeptit. Bài 2 : 1.Một gen cấu trúc có trình tự xác đònh của các cặp nuclêôtit được bắt đầu như sau: 5 10 15 3' TAX XAA TTX AXA TXA XTT 5' 5' ATG GTT AAG TGT AGT GAA 3' Trình tự axit amin trong chuỗi polypeptit do gen trên tổng hợp được bắt đầu như thế nào? 2.Phân tử prôtêin do gen đột biến tổng hợp thay đổi ra sao trong các trường hợp sau: a.Thay 1 cặp nuclêôtit A - T vò trí thứ 2 bằng G - X. b. Mất 1 cặp nuclêôtit X - G vò trí thứ 4. c. Đảo vò trí 2 cặp nuclêôtit thứ 16 và 18 là X - G và T - A. d. Mất 2 cặp nuclêôtit thứ 13 và 14. e. Thay 1 cặp nuclêôtit ở vò trí thứ 10 là A - T bằng 1 cặp nuclêôtit T - A. Cho biết các bộ ba mã hóa trên phân tử m ARN tương ứng với các axit amin như sau: GAA: axit glutamic AUG: Mêtiônin UGA: Mã kết thúc. UGU: Xistêin AAG: Lizin AAG: Lizin GUU: Valin AGU: Xêrin AGU: Xêrin. Bài giải 1.Trình tự các axit amin trong chuỗi polypeptit -Mạch khuôn của gen có chiều 3' - 5' - Theo nguyên tắc bổ sung của cơ chế sao mã, từ trình tự các nuclêôtit trong mạch khuôn ta suy ra trình tự các ribônuclêôtit trong m ARN được bắt đầu như sau: Mạch khuôn: TAX - XAA - TTX - AXA - TXA - XTT MARN: AUG - GUU - AAG - UGU - AGU - GAA -Vậy, trình tự các axit amin trong phân tử prôtêin do gen cấu trúc nói trên tổng hợp có trình tự là: Mêtiônin - Valin - Lizin - Xistêin - Xêrin - axit glutamic 2.Thay đổi cấu trúc của phân tử prôtêin a. Thay 1 cặp nuclêôtit ở vò trí thứ 2 là A - T bằng G - X là thay ở mã mở đầu nên không làm thay đổi axit amin nào trong phân tử prôtêin. b. Mất 1 cặp nuclêôtit là X - G ở vò trí thứ 4 sẽ thay đổi toàn bộ axit amin trong chuỗi polypeptit từ sau axit amin mở đầu. c. Đảo vò trí 2 cặp nuclêôtit vò trí thứ 16 và 18 làm mã bộ ba tại đây bò biến đổi thành TTX, quy đònh mã sao là AAG mã hóa axit amin lizin. -Vậy trong phân tử prôtêin đã thay thế axit glutamic bằng lizin. d. Mất 2 cặp nuclêôtit thứ 13 và 14 làm mã bộ ba tại vò trí này trở thành AXT, quy đònh mã sao UGA và đây là mã kết thúc nên chuỗi polypeptit chỉ còn 4 axit amin sau: Mêtiônin - Valin - Lizin - Xistêin Dạng 2: CHO BIẾT SỰ THAY ĐỔI VỀ LIÊN KẾT HRÔ. XÁC ĐỊNH DẠNG ĐỘT BIẾN VÀ SỐ NUCLÊÔTIT MỖI LOẠI CỦA GEN ĐỘT BIẾN. • Các kiến thức cơ bản cần lưu ý: • Muốn xác đònh số nuclêôtit mỗi loại của gen đột biến ta cần biết dạng đột biến và số nuclêôit mỗi loại của gen ban đầu. Bài 1: Một gen có khối lượng 45.10 4 đvC, có hiệu số giữa nuclêôtit loại X với một loại nuclêôtit khác chiếm 20% số nuclêôtit của gen. Cho biết dạng đột biến, số nuclêôtit mỗi loại của gen đột biến trong các trường hợp sau, biết đột biến không chạm đến quá 3 cặp nuclêôtit. 1. Sau đột biến, số liên kết hrô của gen tăng 1 liên kết. 2. Sau đột biến, số liên kết hrô của gen giảm 2 liên kết. Bài giải • Tổng số nuclêôtit của gen: 45.10 4 : 300 = 1500 nuclêôtit. • X - A = 20 % A = T = 15% • X + A = 50% suy ra G = X = 35% • Số nuclêôtit mỗi loại của gen trước đột biến. A = T = 1500. 15% = 225 nuclêôtit. G = X = 1500. 35% = 525 nuclêôtit. 1. Sau đột biến, số liên kết hrô của gen tăng 1 liên kết • Trường hợp 1: Thay 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X: + Số nuclêôtit mỗi loại của gen sau đột biến: A = T = 225 - 1 = 224 nuclêôtit ; G = X = 525 + 1 = 526 nuclêôtit. • Trường hợp 2: Thay 1 cặp G - X bằng 2 cặp A - T. + Số nuclêôtit mỗi loại của gen sau đột biến: A = T = 225 + 2 = 227 nuclêôtit ; G = X = 525 - 1 = 524 nuclêôtit. 2. Sau đột biến, số liên kết hrô của gen giảm 2 liên kết • Trường hợp 1: Mất 1 cặp A - T. + Số nuclêôtit mỗi loại của gen sau đột biến là: A = T = 225 - 1 = 224 nuclêôtit ; G = X = 525 nuclêôtit. • Trường hợp 2: Thay 2 cặp G - X bằng 2 cặp A - T: + Số nuclêôtit mỗi loại của gen đột biến: A = T = 225 + 2 = 227 nuclêôtit ; G = X = 525 - 2 = 523 nuclêôtit. Bài 2 : Gen có 3120 liên kết hrô và A = 20% tổng số nuclêôtit. Tìm dạng đột biến có thể có và tính số nuclêôtit mỗi loại của gen đột biến trong các trường hợp sau, biết đột biến không chạm đến quá 3 cặp nuclêôtit. 1. Sau đột biến, số liên kết hrô của gen tăng thêm 3 liên kết. 2. Sau đột biến, số liên kết hrô của gen không đổi. Bài giải A = T = 20%  G = X = 50% - 20% = 30% • Gọi N là tổng số nuclêôtit của gen trước đột biến, ta có: 20% . N + 3. 30% . N = 3120 suy ra N = 2400 nuclêôtit. • Số nuclêôtit mỗi loại của gen trước đột biến: A = T = 2400 . 20% = 480 nuclêôtit. G = X = 2400 . 30% = 720 nuclêôtit. 1. Sau đột biến, số liên kết hrô của gen tăng 3 liên kết + Trường hợp 1: Thêm 1 cặp nuclêôtit G - X trong gen: • Số nuclêôtit mỗi loại của gen đột biến: A = T = 480 nuclêôtit; G = X = 720 + 1 = 721 nuclêôtit. + Trường hợp 2: Thay 3 cặp A - T bằng 3 cặp G - X: • Số nuclêôtit mỗi loại của gen đột biến: A = T = 480 - 3 = 447 nuclêôtit; G = X = 720 + 3 = 723 nuclêôtit. + Trường hợp 3: Thay 1 cặp G - X bằng 3 cặp A - T: • Số nuclêôtit mỗi loại của gen đột biến: A = T = 480 + 3 = 483 nuclêôtit; G = X = 720 - 1 = 719 nuclêôtit. 2. Sau đột biến, số liên kết hrô của gen không đổi Đột biến chỉ có thể thuộc dạng đảo vò trí các cặp nuclêôtit hoặc thay thế các cặp nuclêôtit. + Trường hợp 1: Đảo vò trí giữa các cặp nuclêôtit trong gen: • Số nuclêôtit mỗi loại của gen đột biến: A = T = 480 nuclêôtit; G = X = 720 nuclêôtit. + Trường hợp 2 : Thay cặp nuclêôtit A - T bằng T - A hoặc thay cặp nuclêôtit G - X bằng X - G: • Số nuclêôtit mỗi loại của gen đột biến: A = T = 480 nuclêôtit; G = X =720 nuclêôtit. + Trường hợp 3: Thay 3 cặp A - T bằng 2 cặp G - X: • Số nuclêôtit mỗi loại của gen đột biến: A = T = 480 - 3 = 477 nuclêôtit; G = X = 720 + 2 = 722 nuclêôtit. + Trường hợp 4: Thay 2 cặp G - X bằng 3 cặp A - T: • Số nuclêôtit mỗi loại của gen đột biến: A = T = 480 + 3 = 483 nuclêôtit; G = X = 720 - 2 = 718 nuclêôtit Dạng 3 : Cho biết sự thay đổi số lượng các nuclêôtit, chiều dài gen, cấu trúc prôtêin. Xác đònh dạng đột biến gen. * Các kiến thức căn bản cần lưu ý • Sau đột biến chiều dài gen không đổi thì có thể thuộc dạng đảo vò trí hoặc thay thế các cặp nuclêôtit . • Khi chiều dài gen đột biến và tỉ lệ nuclêôtit không đổi thì đột biến thuộc dạng đảo vò trí các cặp nuclêôtit hoặc thay cặp A - T bằng T - A ; thay cặp G - X bằng X - G • Khi chiều dài gen đột biến không đổi nhưng tỉ lệ các nuclêôtit thay đổi thì đột biến thì đột biến thuộc dạng thay đổi các cặp nuclêôtit khác nhau . • Vì đột biến xảy ra trên từng cặp nuclêôtit nên cấu trúc của gen đột biến vẫn tuân theo đònh luật Sacgap ( Chargaff ) : A + G = T + X . Bài 1 : Một gen cấu trúc có 4050 liên kết hrô, hiệu số giữa nuclêôtit loại Guanin với loại nuclêôtit khác chiếm 20% số nuclêôtit của gen. Sau đột biến chiều dài của gen không đổi. 1. Nếu tỉ lệ A : G của gen đột biến xấp xỉ 43,27% thì dạng đột biến thuộc loại dạng nào ? tính số nuclêôtit mỗi loại của gen đột biến . 2. Nếu sau đột biến tỉ lệ G : A xấp xỉ 2,348. Hãy cho biết : a. Số nuclêôtit mỗi loại của gen sau đột biến b. Dạng đột biến gen c. Đột biến trên làm thay đổi nhiều nhất bao nhiêu axit amin trong phân tử prôtêin biết đột biến không biến đổi bộ ba mã hóa thành mã kết thúc. d. Khi gen đột biến nhân đôi 4 đợt liên tiếp thì nhu cầu về nuclêôtit tự do thuộc mỗi loại tăng hay giảm bao nhiêu ? Bài giải : 1. Dạng đột biến, số nuclêôtit của gen đột biến - Theo đề : G - A = 20% => => G = X = 35% ; A = T = 15% Ta có : G + A = 50% => - Gọi N tổng số nuclêôtit của gen. Ta có: 2. 15% . N + 3.35% . N = 4050 => N = 3000 nuclêôtit - Số nuclêôtit mỗi loại của gen trước đột biến. A = T = 3000 . 15% = 450 nuclêôtit. G = X = 3000 . 35% = 1050 nuclêôtit. - Tỉ lệ các loại nuclêôtit của gen trước đột biến. A : G = 15 : 35 ≈ 42,86% - Vì gen đột biến không đổi chiều dài nhưng đã thay đổi tỉ lệ A : G ≈ 43,27% suy ra dạng đột biến là thay một số cặp G - X bằng bấy nhiêu cặp A - T. Cách 1: Gọi x là số cặp nuclêôtit thay thế (x nguyên dương). Ta có phương trình: A db 450 + x = ≈ 43,27 % = 0,4327 G db 1050 - x Giải ra: x = 3. Vậy dạng đột biến là thay 3 cặp G - X bằng 3 cặp A - T. - Số nuclêôtit mỗi loại của gen đột biến. A = T = 450 + 3 = 453 nuclêôtit. G = X = 1050 - 3 = 1047 nuclêôtit. Cách 2: Vì chiều dài gen đột biến không đổi suy ra ta có hệ phương trình sau: A + G = 1500 (1) => A = T = 453 nuclêôtit A ≈ 43.27%; G = 0,4327 G (2) => G = X = 1047 nucleotit Vậy đột biến thuộc dạng thay 3 cặp G - X bằng 3 cặp A - T. 2. a- Trước đột biến: G : A ≈ 2,333. Sau đột biến: G : A ≈ 2,348. - Ta có hệ phương trình: A + G = 1500 (3) => A = T = 448 nuclêôtit. G = 2,348 A (4) => G = X = 1052 nuclêôtit. b- Vậy đột biến thuộc dạng thay 2 cặp A - T bằng 2 cặp G - X. c- Đột biến làm thay đổi nhiều nhất 2 axit amin trong sản phẩm giải mã. d- Nhu cầu nuclêôtit tự do sẽ tăng: G = X = (2 4 - 1) . 2 = 28 nuclêôtit. - Nhu cầu nuclêôtit tự do sẽ giảm: A = T = (2 4 - 1) . 2 = 28 nuclêôtit. Bài 2 : Gen có 1170 nuclêôtit và A = 1/4G. Gen này bò đột biến, tổng hợp một phân tử prôtêin giảm xuống 1 axit amin và có thêm 2 axit amin mới. a.Tính chiều dài của gen bò đột biến b.Đã xảy ra dạng đột biến gen nào ? c.Nếu số liên kết hrô của gen bò đột biến là 1630 thì gen đột biến có bao d.nhiêu nuclêôtit thuộc mỗi loại . Bài giãi : 1. a. Chiều dài của gen đột biến Phân tử prôtêin do gen đột biến tổng hợp bò giảm xuống 1 axit amin chứng tỏ đã mất 3 cặp nuclêôtit trong gen. - Số nuclêôtit của gen đột biến : 1170 - 6 = 1164 nuclêôtit - Chiều dài của gen đột biến : ( 1164 :2 ) x 3,4 = 1978,8 A o b. Dạng đột biến gen Vì trong prôtêin do gen đột biến tổng hợp có thêm 2 axit amin mới. Do vậy, đã xảy ra mất 3 cặp nuclêôtit trong bộ ba mã hoá liên tiếp nhau; 6 nuclêôtit còn lại trong mạch khuôn tổ hợp lại thành hai codon mới, quy đònh 2 axit amin mới c. Số nuclêôtit mỗi loại của gen đột biến - Số nuclêôtit mỗi loại của gen trước đột biến: A = ¼ G => G = 4A (1) A + G = 1170 : 2 = 585 (2) Từ (1) và (2) suy ra : - Số liên kết hrô của gen trước đột biến : (117 x 2 ) + (468 x 3 ) = 1638 liên kết - Sau đột biến số liên kết hrô đã giảm xuống : 1638 - 1630 = 8 liên kết 8 = (3 x 2 ) +2 => trong ba cặp nuclêôtit mất đi đã có 2 cặp nuclêôtit loại G - X và 1 cặp nuclêôtit loại A - T - Số nuclêôtit mỗi loại của gen sau đột biến : A = T = 117 - 1 = 116 nuclêôtit ; G = X = 468 - 2 = 466 nuclêôtit. Bài tập đột biến cấu trúc NST Dạng 1: CHO BIẾT CẤU TRÚC CỦA NST TRƯỚC VÀ SAU ĐỘT BIẾN - XÁC ĐỊNH DẠNG ĐỘT BIẾN. • Các kiến thức cơ bản cần nhớ - Có 4 dạng đột biến cấu trúc NST gồm: Mất đoạn, thêm đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn. - Mất đoạn làm kích thước NSt ngắn lại. - Lặp đoạn làm kích thước NST dài hơn, vò trí các gen xa hơn nhưng không làm thay đổi nhóm liên kết gen . - Đảo đoạn làm kích thước NST không đổi, nhóm liên kết gen không đổi nhưng trật tự phân bố của các gen bò thay đổi. - Chuyển đoạn trên 1 NST làm kích thước NST không đổi, nhóm liên kết gen không đổi nhưng vò trí các gen thay đổi. - Chuyển đoạn tương hỗ không tương hỗ làm thay đổi tất cả gồm : vò trí gen, kích thước, nhóm liên kết gen. Bài 1 : Xét 4 loài I, II, III, IV của 1 loài có nguồn gốc đòa lý khác nhau chứa trật tự gen trên 1 NST như sau : Nòi I : MNSROPQT Nòi II : MNOPQRST Nòi III : MNQPORST Cho rằng nòi gốc là nòi II, hãy cho biết : a. Loại đột biến nào đã phát sinh ba loài còn lại b. Trật tự và cơ chế phát sinh 3 nòi đó từ nòi II ban đầu. Bài giãi : 1 . Loại đột biến nào đã phát sinh ra ba nòi còn lại : Sau đột biến, chiều dài và nhóm liên kết gen trên NST không đổi. Vậy đột biến chỉ có thể thuộc loại đảo đoạn. 2 . Trật tự phát sinh và cơ chế : + Từ nòi II đột biến thành nòi IV : Đảo đoạn OPQ thành QPO + Từ nòi IV thành nòi I : Đảo đoạn QPORS thành đoạn SROPQ + Từ nòi I biến thành nòi III : Đảo đoạn NSRO thành đoạn ORSN Bài 2 : Xét hai NST của một loài có cấu trúc gồm các đoạn sau : NST 1 : EFIJKLMN NST 2 : OPQRST 1. Từ hai loài NST trên qua đột biến đã hình thành NST có cấu trúc theo các trường hợp sau, với mỗi trường hợp hãy cho biết loại đột biến . a. OPQRQRST b. EFIKLMN c. EFIMLKJN d. EFIJKLOPQ và MNRST e. EFIJKLMNO và PQRST 2. Trong các loại đột biến nói trên : a. Loại đột biến nào làm cho các gen có vò trí xa hơn. b. Loại đột biến nào làm cho các gen không thay đổi nhóm liên kết gen Bài giãi : 1. a. Đột biến lặp đoạn QR một lần . b. Đột biến mất đoạn J c. Đột biến đảo đoạn JKLM thành MLKJ d. Chuyển đoạn tương hỗ. Đoạn MN được chuyển từ NST 1 sang NST 2 ; đoạn OPQ được chuyển từ NST2 sang NST 1 e. Chuyển đoạn không tương hỗ từ NST1sang NST 2 2. a. Loại đột biến nào làm cho các gen có vò trí xa nhau hơn + Lặp đoạn : do lặp đoạn QR đã làm cho P và S xa nhau hơn + Đảo đoạn : do đảo đoạn JKLM đã làm cho J xa I và M xa N hơn . b. Loại đột biến không làm đổi nhóm liên kết gen gồm + Lặp đoạn . + Đảo đoạn Dạng 2: DỰA VÀO KẾT QUẢ LAI PHÂN TÍCH CƠ CHẾ XUẤT HIỆN ĐỘT BIẾN. • Các kiến thức cần lưu ý: - Tần số đột biến thấp nên chỉ xảy ra ở một vài tế bào nào đó trong số lượng lớn tế bào của cơ quan sinh dục tham gia quá trình giảm phân. - Đột biến cấu trúc NST xảy ra ở cấp độ tế bào nên có thể quan sát được sự xuất hiện của chúng dưới kính hiển vi, còn đột biến thì không. Bài 1: W là gen trội quy đònh chuột đi bình thường. ˆw là gen lặn quy đònh chuột nhảy van (chuột đi lòng vòng); cặp gen alen này nằm trên NST thường. Người ta thực hiện hai phép lai và thu được kết quả như sau: Phép lai 1: P 1  chuột đi bình thường x chuột nhảy van . F 1-1 xuất hiện 75% chuột đi bình thường. 25% chuột nhảy van. Phép lai 2: P 2  chuột đi bình thường x chuột nhảy van . F 1-2 xuất hiện tất cả các lứa, xuất hiện hầu hết chuột đi bình thường nhưng trong đó có 1 con nhảy van. 1. Hãy giải thích kết quả của hai phép lai trên. 2. Làm thế nào để nhận biết nguyên nhân xuất hiện 1 con chuột nhảy van ở phép lai 2. Bài giải 1. a. Giải thích kết quả phép lai 1 Quy ước gen: W: chuột đi bình thường. W: chuột nhảy van. - F 1-1 phân li kiểu hình theo tỉ lệ: Chuột đi bình thường : chuột nhảy van = 3 : 1 chứng tỏ phép lai được di truyền theo đònh luật phân tính, kiểu gen của P 1 đều dò hợp Ww. - Sơ đồ lai: P 1 :  Ww (bình thường) x  Ww (bình thường). GP 1 : (1/2W : 1/2 w)  x  (1/2W : 1/2w) F 1-1 : 1WW : 2Ww : 1ww 3 bình thường 1 nhảy van b. F 1-2 xuất hiện tất cả các lứa đều cho chuột con bình thường trong đó chỉ có 1 chuột nhảy van, chứng tỏ chuột mẹ có kiểu gen đồng hợp trội WW. - F 1-2 xuất hiện 1 chuột con nhảy van có thể xảy ra một trong hai khả năng: Khả năng 1: (Đột biến gen). - Trong quá trình giảm phân của chuột mẹ có 1 tế bào sinh trứng nào đó bò đột biến giao tử, dạng đột biến lặn này đã tạo ra 1 trứng mang gen lặn w. Trứng này thụ tinh với tinh trùng mang w của chuột bố, tạo ra một hợp tử ww, phát triển thành 1 con chuột nhảy van. - Các chuột khác đi bình thường do giao tử bình thường của mẹ là W thụ tinh với giao tử của bố mang w tạo ra các hợp tử F 1-2 có kiểu gen dò hợp Ww phát triển hầu hết đều là chuột con bình thường. Khả năng 2: (Đột biến cấu trúc NST, loại mất đoạn). - Trong quá trình giảm phân của chuột mẹ, có một tế bào sinh trứng nào đó bò đứt đoạn mang W. Do vậy đã phát sinh một trứng không mang W (-), loại trứng này thụ tinh với tinh trùng của bố mang w tạo ra hợp tử chỉ mang gen w (-w), phát triển thành một con chuột nhảy van; các hợp tử còn lại do giao tử bình thường của mẹ mang W thụ tinh với tinh trùng bình thường của bố mang w, tạo các hợp tử khác đều mang Ww (bình thường). Cách nhận biết: Ta sử dụng phương pháp tế bào học và di truyền học. - Lấy tế bào sôma chuột nhảy van ở F 1-2 làm tiêu bản và quan sát dưới kính hiển vi. + Nếu hai NST đứng thành cặp đồng dạng thì xảy ra đột biến gen (đột biến giao tử). + Nếu hai NST không đồng dạng gồm 1 chiếc dài, 1 chiếc ngắn hơn thì đây là trường hợp đột biến mất đoạn NST. Bài tập đột biến thể dò bội Dạng 1: XÁC ĐỊNH SỐ NST TRONG TẾ BÀO THỂ DỊ BỘI • Các kiến thức cơ bản cần lưu ý: - Các loại thể dò bội gồm ba nhiễm, thể một nhiễm, thể đa nhiễm, thể khuyết điểm. - Thể ba nhiễm của 1 cặp là trường hợp có 1 cặp NST tương đồng mang 3 NST (2n + 1) - Thể một nhiễm của 1 cặp là trường hợp có 1 cặp NST chỉ mang 1 NST (2n - 1). - Thể bốn nhiễm của 1 cặp là trường hợp có 1 cặp NST tương đồng mang đến 4 NST (2n + 2). [...]... thể ba nhiễm có kiểu gen sau: a- aaa b- Aaa c- Aaa Bài giải a- Đối với kiểu gen aaa Cá thể có kiểu gen aaa tạo 2 loại giao tử có tỉ lệ 3a : 3aa = 1a : 1aa b- Đối với kiểu gen Aaa Cá thể có kiểu gen Aaa tạo 4 loại giao tử có tỉ lệ: 1A : 2a : 2Aa : 1aa c- Đối với kiểu gen Aaa Cá thể có kiểu gen Aaa tạo 4 loại giao tử có tỉ lệ: 2A : 1a : 2Aa : 1AA Dạng 3: BIẾT GEN TRỘI, LẶN KIỂU GEN CỦA GEN CỦA P, XÁC... đều có kiểu gen XMY - Nam mắc bệnh mù màu gồm: I1, II5, II7, III3 đều có kiểu gen XmY - Nữ mắc bệnh mù màu: III7 có kiểu gen XmXm - Số nữ còn lại: (XMX-) - Cá thể III5 có kiểu gen XmY, trong đó Y phải do bố truyền, Xm phải do mẹ truyền Do vậy, kiểu gen của II4 là XMXm - Lập sơ đồ lai: II3 và II4: XMY x XMXm suy ra kiểu gen của III4 có thể XMXM hoặc XMXm - Cá thể III7 có kiểu gen XmXm suy ra II6 phải có. .. III2 đều có kiểu gen dò hợp Aa (Học sinh tự lập sơ đồ: III1xIII2 suy ra kiểu gen IV1 có thể là AA hay Aa) * Tương tự, từ II1 suy ra kiểu gen của I2 là Aa * Từ I1 có kiểu gen đồng hợp lặn aa suy ra II2 và II3 phải có kiểu gen Aa * Từ I3 có kiểu gen aa ta suy ra II4, II5, II6 đều có kiểu gen dò hợp Aa * Các cá thể còn lại có kiểu gen AA hoặc Aa (Học sinh tự lập các sơ đồ lai) 3 Xác suất xuất hiện a Một... để tổ hợp Bài 1 : Hãy xác đònh tỉ lệ giao tử của các cá thể tứ bội có kiểu gen sau : a AAAA b Aaaa c Aaaa d AAAa e Aaaa Bài giải : a Đối với kiểu gen AAAA : cá thể này chỉ tạo 1 kiểu gen giao tử mang gen AA b Đối với kiểu gen aaaa : cá thể này chỉ tạo 1 kiểu gen giao tử mang gen aa c Đối với kiểu gen Aaaa : cá thể này chỉ tạo 2 loại giao tử với tỉ lệ 3Aa : 3aa : = 1Aa : 1aa d Đối với kiểu gen AAAa :... bệnh Bài giải 1 Xác đònh tính trạng trội, lặn Từ III1 và III2 đều không mắc bệnh, sinh con là IV2 mắc bệnh, suy ra tính trạng không bệnh trội so với tính trạng mắc bệnh 2 Xác đònh kiểu gen * Quy ước gen: A: bình thường a: bệnh bạch tạng * Những cá thể I1, I3, II1, IV2 mắc bệnh bạch tạng nên đều có kiểu gen aa * Những cá thể còn lại: (A_) * Do IV2 có kiểu gen aa, suy ra III1 và III2 đều có kiểu gen dò... 1Aa e Đối với kiểu gen AAaa : cá thể này tạo ra 3 loại giao tử với tỉ lệ : 1AA : 4Aa : 1aa Dạng 3 : BIẾT GEN TRỘI LẶN - KIỂU GEN CỦA P XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ LAI Cách giải : Các bước - Quy ước gen - Xác đònh tỉ lệ giao tử của P - Lập sơ đồ, suy ra tỉ lệ phân li kiểu gen và tỉ lệ phân li kiểu hình Bài 1 : Ở cà chua tứ bội ; A quy đònh quả đỏ, a quy đònh quả vàng 1 Viết kiểu gen có thể có của : a Cà chua tứ... xuất hiện kiểu hình lặn, kiểu gen aaaa thì cả hai bên P đều phải tạo loại giao tử mang gen aa - Các kiểu gen có thể tạo giao tử aa gồm: AAaa, Aaaa, aaaa và tỉ lệ giao tử mang aa chỉ có thể là 1/6 ; ½ ; 100% - Dựa vào tỉ lệ kiểu hình mang tính trạng lặn ở thế hệ sau, ta có thể phân tích việc tạo giao tử mang gen lặn aa của thế hệ trước, từ đó suy ra kiểu gen tương ứng của nó Bài 1: Ở một loài thực vật;... x XMXm suy ra kiểu gen của III4 có thể XMXM hoặc XMXm - Cá thể III7 có kiểu gen XmXm suy ra II6 phải có kiểu gen dò hợp XMXm - Cá thể I1 có kiểu gen XmY suy ra kiểu gen của II2 phải dò hợp XMXm - Cá thể II5 có kiểu gen XmY suy ra kiểu gen của cá thể I4 phải là XMXm - Kiểu gen của cá thể I2 có thể là XMXM hoặc XMXm - Lập các sơ đồ lai (học sinh tự lập) 3 Xác suất để cặp bố mẹ II3, II4 sinh được a Một... đề vì người con gái III 2 lại mắc bệnh M • Vậy bệnh M phải do gen nằm trên NST thường quy đònh b Xác đònh kiểu gen • Học sinh giải tương tự bài trên, suy ra kết quả sau đây: kiểu gen của I1 và III2 đều đồng hợp mm; kiểu gen của II1, II2, II3 đều dò hợp Mm • Kiểu gen các cá thể còn lại I2, I3, I4, II4, III1 và III3 đều có thể MM hay Mm Bài tập di truyền quần thể Dạng 1: BIẾT CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN... Vậy kiểu gen của P3: AAaa x aaaa (hoạ sinh tự lập sơ đồ lai) - Bài tập thường biến Dạng 1 : BIẾN DỊ KHÔNG LIÊN TỤC Kiến thức cơ bản cần nhớ • Là loại thường biến về mặt số lượng như : số con được sinh ra trong cùng một lứa ở lợn , gà • Đề thường yêu cầu vẽ đường biểu diễn về tính trạng được nghiên cứu, tính trò số trung bình độ lệch trung bình • Dựa vào bảng biến thiên ta ghi các giá trò của biến số . xảy ra dạng đột biến gen nào ? c.Nếu số liên kết hrô của gen bò đột biến là 1630 thì gen đột biến có bao d.nhiêu nuclêôtit thuộc mỗi loại . Bài giãi : 1. a. Chiều dài của gen đột biến Phân. nuclêôtit của gen. Sau đột biến chiều dài của gen không đổi. 1. Nếu tỉ lệ A : G của gen đột biến xấp xỉ 43,27% thì dạng đột biến thuộc loại dạng nào ? tính số nuclêôtit mỗi loại của gen đột biến . 2 nuclêôtit. Bài 2 : Gen có 3120 liên kết hrô và A = 20% tổng số nuclêôtit. Tìm dạng đột biến có thể có và tính số nuclêôtit mỗi loại của gen đột biến trong các trường hợp sau, biết đột biến không

Ngày đăng: 26/01/2015, 23:17

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Baøi giaûi

    • Baøi giaûi

    • Baøi giaûi

    • Nhoùm A = 0,24 Nhoùm AB = 0,4

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan