dân số việt nam thực trang dân số, phân tích sự biến động dân số quy mô dân số, cơ cấu...

17 4.9K 44
dân số việt nam thực trang dân số, phân tích sự biến động dân số quy mô dân số, cơ cấu...

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 .ĐẶT VẤN ĐỀ Sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người gắn liền với sự vận động tự nhiên và xã hội con người. Sự vận động đó chính là quá trình sinh ra, chết đi và di dân. Nó vừa là kết quả vừa là nguyên nhân của sự phát triển. Dó đó, biến động dân số có ý nghĩa và cũng có tác động to lớn tới sự phát triển kinh tế xã – hội nước ta. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bày tỏ ý kiến về sự phát triển kinh tế tại phiên họp Chính phủ cuối năm 2010 rằng “mục tiêu phát triển kinh tế xã hội xét đến cùng là vì con người, cho con người”. Và trong 7 nhóm giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế xã hội 2011 thì một trong những nhóm được đưa lên hàng đầu là nhóm giải pháp về dân số và nguồn nhân lực. Từ số liệu dân số những năm 20002009 cho thấy sự giảm tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử tức là tỷ lệ trẻ em giả dần và tỷ lệ người cao tuổi tăng chứng tỏ thực trạng già hóa dân số. Dân số tăng quá nhanh ảnh hưởng cực kì lớn tới kinh tế, xã hội, môi trường. Ngay từ những năm 60 Đảng và nhà nước ta đã quan tâm đến vấn đề dân số. Song nó chưa thực sự được coi trọng, bởi mức độ gia tăng đân số ở nước ta vẫn còn khá cao cho tới ngày nay, tỷ lệ này hiện nay hằng năm khoảng 1,8%năm. Quy mô dân số lớn, tốc độ gia tăng dân số lại cao trong điều kiện kinh tế xã hội còn chậm kém đang thấp kém đang đặt ra cho chúng ta những vấn đề kinh tế xã hội hết sức gay gắt cần giải quyết trước mắt cũng như lâu dài dân số và phát triển là hai mặt của vấn đề và có ảnh hưởng qua lại sâu sắc với nhau. Vì thế chúng ta cần phải có những điều chỉnh cho sự phát triển dân số sao cho phù hợp với yêu cầu của sự phát triển hiện đại và lâu dài đất nước Việt Nam ta hiện nay. Để làm rõ vấn đề về bài toán biến động dân số, cơ cấu dân số nhóm 5, lớp Đại học quản lý tài nguyên và môi trường k55 được sự hướng dẫn của cô giáo Th.s Cao Thị Thanh Thủy, thực hiện bào báo cáo “ Phân tích biến động dân số Việt Nam” trong những năm gần đây. PHẦN 2 NỘI DUNG 2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DÂN SỐ VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA DÂN SỐ 2.1.1 Quy mô và cơ cấu dân số. 2.1.1.1 Quy mô Được hiểu là tổng số người sinh sống trong một lãnh thổ nhất định, trong một thời gian nhất định.1 2.1.1.2 Cơ cấu dân số Bên cạnh những đặc điểm chung của con người là cùng chung sống trong một lãnh thổ, họ lại có những đặc điểm riêng có về giới tính, độ tuổi.v.v...Do vậy, để hiểu biết chi tiết hơn về dân số, chúng ta cần phân chia dân số thành những vấn đề khác nhau theo một tiêu thức nào đó. Sự phân chia các nhóm gọi là cơ cấu dân số. Cơ cấu dân số theo tuổi: Đây là việc phân chia tổng dân số của một lãnh thổ thành những nhóm dân số có tuổi hoặc khoảng tuổi khác nhau tại một thời điểm nào đó. Cơ cấu dân số theo giới tính: Nếu chia toàn bộ dân số nam và dân số nữ thì ta có cơ cấu dân số theo giới tính. Các chỉ tiêu thường dùng là tỷ lệ hoặc tỷ số giới tính. Nếu ký hiệu PM và P f lần lượt là dân số nam và dân số nữ thì tỷ số giới tính (SR) được xác định như sau: SR Cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn: Là việc chia tổng dân số của một lãnh thổ thành dân số cư trú ở thành thị và dân số cư trú ở nông thôn thì ta được cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn. Có rất nhiều tiêu thức khác nhau để phân chia tổng dân số, mỗi tiêu thức phục vụ cho một lợi ích nghiên cứu khác nhau và có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc phân tích, đánh giá và điều chỉnh quá trình dân số theo hướng có lợi cho quá trình phát triển kinh tế xã hội lâu dài và ổn định.1 2.1.2 Các quá trình dân số Sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người gắn liền với sự vận động tự nhiên và xã hội của con người. Sự vận động đó chính là quá trình sinh, chết và di dân.1 2.1.2.1 Mức sinh và các thước đo đánh giá mức sinh. Mức sinh: Phản ánh mức độ sinh sản của dân số, nó biểu thị số trẻ em sinh sống mà một phụ nữ có được trong suốt cuộc đời sinh sản của mình. Mức sinh phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố sinh học, tự nhiên và xã hội (Sự sinh sống là sự kiện đứa trẻ tách khỏi cơ thể mẹ và có dấu hiệu của sự sống như hơi thở, tim đập, cuống rốn rung động hoặc những cử động tự nhiên của bắp thịt. Các thước đo cơ bản: Để đánh giá mức sinh có rất nhiều thước đo khác nhau và mỗi thước đo đều chứa đựng những ưu điểm riêng biệt. Sau đây là một số thước đo cơ bản. Tỷ suất sinh thô (CBR): Biểu thị số trẻ em sinh ra trong một năm so với 1000 dân số trung bình năm đó. Công thức: CBR Trong đó: CBR là tỷ suất sinh thô. là số trẻ em sinh sống trong năm nghiên cứu. là dân số trung bình của năm nghiên cứu. Tỷ lệ sinh thô có mẫu số bao gồm toàn bộ dân số, cả những thành phần dân số không tham gia quá trình sinh sản như trẻ em, người già, đàn ông hay phụ nữ vô sinh nên đây chỉ là chỉ tiêu “thô”. Ưu điểm: Đậy là một chỉ tiêu quan trọng và được sử dụng khá rộng rãi, dễ tính toán, cần ít sô liệu, dùng trực tiếp để tính tỷ lệ tăng dân số. Nhược điểm: Không nhạy cảm đối với những thay đổi nhỏ của mức sinh, chịu nhiều ảnh hưởng của cấu trúc theo giới tính, theo tuổi của dân sô, phân bố mức độ sinh sản của các tuổi trong thời kỳ sinh sản của phụ nữ, tình trạng hôn nhân. Tỷ suất sinh chung (GFR): Biểu thị số trẻ em sinh ra trong một năm so với 1000 phụ nữ trong độ tuổi có khả năng sinh đẻ. Công thức: GFR Trong đó: GFR là tỷ suất sinh chung. : Số trẻ em sinh ra trong năm. : Số lượng phụ nữ trung bình có khả năng sinh đẻ trong năm. Tỷ suất sinh chung đã một phần nào loại bỏ được ảnh hưởng của cấu trúc tuổi và giới – nó không so với 1000 dân nói chung mà chỉ so với 100 phụ nữ trong bộ độ tuổi có khả năng sinh sản. Tuy nhiên cách tính này vẫn chịu ảnh hưởng của sự phân bố mức sinh trong thời kỳ sinh sản của phụ nữ, tình trạng hôn nhân. Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi (ASFR): Đối với các độ tuổi khác nhau, mức sinh đẻ của phụ nữ cũng khác nhau. Do vậy cần xác định mức sinh theo từng độ tuổi của phụ nữ. Công thức: ASFRX Trong đó: ASFRX : tỷ suất sinh đặc trưng của phụ nữ ở độ tuổi X. BFX : Số trẻ em sinh ra trong một năm của những phụ nữ ở độ tuổi X. WX : Số phụ nữ ở độ tuổi X trong năm. Để xác định được ASFRX cần có hệ thống số liệu chi tiết, hơn nữa mặc dù mức sinh ở các độ tuổi khác nhau là khác nhau, nhưng đối với các độ tuổi gần nhau, mức sinh không khác nhau nhiều. Do vậy, trong thực tế thì người ta thường xác định tỷ lệ sinh đặc trưng cho từng nhóm tuổi. Thông thường toàn bộ phụ nữ trong độ tuổi đẻ được chia thành 7 nhóm, mỗi nhóm 5 tuổi.1 2.1.2.2 Tỷ lệ tử và các thước đo chủ yếu: a) Tỷ lệ tử Chết là một trong những yếu tố của quá trình tái sản xuất dân số, là hiện tượng tự nhiên, không thể tránh khỏi với mỗi con người. Nếu loại bỏ sự biến động cơ học, tăng tự nhiên dân số bằng hiệu số sinh và số chết. Do đó việc tăng hay giảm số sinh hoặc số tử đều làm thay đổi quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng tự nhiên của dân số. Cùng với quá trình tái sản xuất dân so, các yếu tố sinh và chết có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Sinh đẻ nhiều hay ít, dày hay thưa, sớm hay muộn đều có thể àm tăng hoặc giảm mức chết. Ngược lại mức chết cao hay thấp sẽ làm tăng hoặc giảm tỷ lệ sinh. Việc giảm tỷ lệ chết là nghĩa vụ và trách nhiệm thường xuyên của các nước, các ngành và địa phương. Giảm mức chết vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa có ý nghĩa chính trị, xã hội và nhân văn sau sắc. Chết là sự mất đi vĩnh viễn tất cả nhũng dấu hiệu của sự sống tại một thời điểm nào đó. Để đánh giá tỷ lệ chết cần dùng các thước đo, có nhiều thước đo khác nhau. Mỗi thước đo đều phản ánh một khía cạnh riêng của mục đích nghiên cứu và có những ưu nhược điểm riêng.1 b) Các thước đo chủ yếu: Tỷ suất chết thô (CDR): Biểu thị số người chết trong một năm trong 1000 người dân trung bình năm đó trong một lãnh thổ nhất định. Công thức: CDR Trong đó CDR là tỷ suất chết thô. D : Số người chết tỏng năm của một lãnh thổ nào đó. : Dân số trung bình trong năm của lãnh thổ đó. Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính toán, để xác định được nó không cần lượng thông tin nhiều, và phức tạp do đó nó được sử dụng rộng rãi trong các án phẩm quốc gia và quốc tế nhằm đánh giá một cách tổng quát tỷ lệ chết của dân cư giữa các nước, các thời kỳ. Trực tiếp tính toán tỷ suất gia tăng tự nhiên. Nhược điểm: Không đánh giá được chính xác tỷ lệ chết của dân cư, vì trong chừng mực nhất định nó phụ thuộc khá lớn vào cơ cấu dân số. Vậy nên khi so sánh tỷ suất chết thô giữa các vùng, hoặc các thời kỳ khác nhau nó không phản ảnh chính xác được tỷ lệ chết của dân cư vì sự khác biệt giữa cơ cấu số và cơ cấu tuổi. Để khắc phục điều đó, người ta sử dụng biện pháp chuẩn hóa; đó là việc biến các tỷ suất chết thô có cấu trúc tuổi và giới khác nhau thành các tỷ suất chết tương ứng có cấu truc tuổi và giới giống nhau để so sánh. Tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi (ASDRX): Biểu thị số người chết trong năm ở một độ tuổi nào đó so với 1000 người trung bình ở độ tuổi đó trong năm tại một nơi nào đó. Công thức: ASDRX Trong đó: ASDRX ;à tỷ suất chết đặc trưng ở tuổi X. : Số người chết trong năm ở độ tuổi X. : Dân số trung bình trong năm ở độ tuổi X. Ưu điểm: Phản ánh mức độ chết ở từng độ tuổi, so sánh giữa các vùng, các thời kỳ mà không chịu ảnh hưởng của cấu trúc tuổi. Nhược điểm: Chưa phản ánh mức chết bao trùm của tổng dân số, cần nhiều số liệu chi tiết cho tính toán. Để khắc phục cần kết hợp với việc xác định tỷ suất chết thô và chỉ tính tỷ suất đặc trưng cho từng nhóm tuổi. Tỷ suất tử trẻ em dưới 1 tuổi: Đây là chỉ tiêu đặc biệt quan trọng trong phân tích về tỷ suất tử của dân số, bởi vì nó là chỉ tiêu rất nhạy cảm nhất đánh giá mức độ ảnh hưởng của y tế, bảo vệ sức khỏe tỏng dân cư. Mức độ này có ảnh hưởng to lớn tới mức độ chêt chung, đên tuổi thọ bình quân và có tác động qua lại với mức sinh. Công thức IMR Trong đó: IMR :Tỷ suất tử của trẻ em dưới 1 tuổi. : Số trẻ em chết dưới 1 tuổi trong 1 năm. B : Số trẻ em sinh sống trong cùng năm. 2.1.2.3 Di dân a) Khái niệm Biến động dân số nói chung được chia thành hai bộ phận chủ yếu tương đối riêng biệt: biến động tự nhiên và biến động cơ học. Biến động tự nhiên mô tả sự thay đổi dân số gắn liền với sự ra đời, tồn tại và mất đi của con người theo thời gian. Quá trình này trong dân số học chủ yếu thông qua các hiện tượng sinh và chết. Khác với biến động tự nhiên, biến động cơ học biểu thị sự thay đổi dân số về mặt không gian, lãnh thổ. Trong cuộc sống con người di dời bởi nhiều nguyên nhân, với nhiều mục đích khác nhau, với khoảng cách xa gần khác nhau và vào những thời điểm khác nhau. Quá trình này chịu tác động bởi nhiều những nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội do vậy nó mang bản chất kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc. Đây chính là đặc điểm mấu chốt phân biệt hai bộ phận biến động dân số nêu trên. Vậy di dân là gì ? Có rất nhiều định nghĩa về di dân, mỗi định nghĩa xuất phát từ những mục đích nghiên cứu khác nhau, do đó rất khó tổng hợp thành một định nghĩa thống nhất bởi tính phức tạp và đa dạng của hiện tượng. Tuy nhiên hiện nay người ta tạm thống nhất với nhau khái niệm về di dân nhằm đảm bảo sự thống nhất về khảo sát, điều tra, can thiệp vào hiện tượng này như sau: Di dân là hiện tượng di chuyển của người dân theo lãnh thổ với những chuẩn mực về thời gian và không gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú Hiểu về di dân như vậy là dựa vào một số đặc điểm chủ yếu sau: Thứ nhất, con người di chuyển khỏi một địa dư nào đó. Nơi đi và nơi đến phải được xác định. Có thể là một vũng lãnh thổ hay là một đơn vị hành chính. Thứ hai, con người di chuyển bao giờ cũng có mục đích, tính chất cư trú là tiêu thức để xác định di dân. Thứ ba, khoảng thời gian ở lại bao lâu ở nơi mới để xác định sự di chuyển nào đó có phải là di dân hay không.1 b) Phân loại di dân và một số phương pháp đo lường di dân Theo độ thời gian nới cư trú cho phép phân biệt các kiểu di dân: lâu dài, tạm thời hay chuyển tiếp. Di dân lâu dài bao gồm các hình thức thay đổi nơi cư trú thường xuyên và nơi làm việc đến nơi mới với mục đích sinh sống lâu dài. Những thành phần này thường không trở về quê hương nơi cư trú. Di dân tạm thời ngụ ý sự thay đổi nơi ở gốc là không lâu dài và khả năng quay trở lại nơi ở cũ là chắc chắn. Kiểu di dân này bao gồm những hình thức di chuyển nơi làm việc theo mùa vụ, đi công tác, du lịch dài ngày... Di dân chuyển tiếp phân biệt các hình thức di dân mà không thay đổi nơi làm việc. Kiểu di dân này gợi ý các điều tiết thị trường lao động. Theo khoảng cách người ta phân biệt di dân xa hay gần giữa nơi đi và nơi đến. Di dân giữa các nước gọi là di dân quốc tế; giữa các vùng, các đơn vị hành chính trong nước thì gọi là di dân nội địa. Theo tính chất chuyên quyền người ta phân biệt di dân hợp pháp hay di dân bất hợp pháp, di dân tự do hay có tổ chức, di dân tình nguyện hay bắt buộc. Tuỳ thuộc vào mức độ can thiệp của chính quyền Trung ương hay Địa phương mà người ta phân biệt di dân theo loại này hay loại khác. Các phương pháp đo lường có thể chia ra làm hai loại là di dân trực tiếp và di dân gián tiếp. Phương pháp trực tiếp: Là phương pháp xác định quy mô di dân dựa vào các cuộc tổng điều tra dân số, thống kê thường xuyên và điều tra chọn mẫu về dân số. Phương pháp gián tiếp: Nếu biết quy mô tăng dân số chung và tăng tự nhiên của dân số thì ta có thể tính được quy mô di dân thuần túy. Công thức: NM Trong đó: NM: Di dân thuần túy. và Tổng số di dân ở các thời điểm t và (t+n) và : Tổng số sinh và chết của khoảng t đến (t+n). Nếu chỉ biết tỷ lệ tăng dân số chung và tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số. Ta có thể tính được tỷ lệ di dân thuần túy. Công thức: NMR = r – NIR Trong đó: NMR là tỷ lệ di dân thuần túy. r : tỷ lệ tăng dân số chung NIR : tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số. Nếu chỉ biết hệ số sống (S), dân số ở độ tuổi x vào thời điểm t, dan số ở độ tuổi x+n vào thời điểm t+n. Ta sẽ xác định được di dân thuần túy trong số người sống ở độ tuổi x từ thời đểm t đến t+n.1 Công thức: 2.1.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dân số Quy mô dân số thường xuyên vận động theo thời gian. Nó có thể tăng hoặc giảm tuỳ theo các chiều hướng biến động của các nhân tố sinh, chết vá di dân. Nếu như tại một vùng nào đó trong một thời điểm xác định nào đó mà mức sinh và nhập cư cao hơn mức chết và xuất cư thì quy mô dân số ở vùng đó tăng trong thời gian đó và ngược lại, no sẽ giảm nếu như mức sinh và nhập cư thấp hơn mức chết và xuất cư. Để hiểu sau về tac động của các yếu tố nói trên, ta lần lượt nghiên cứu sự tác động của các yếu tố đến quá trình dân số.1 2.1.3.1 Ảnh hưởng của yếu tố sinh đến quá trình dân số Việc nghiên cứu mức sinh chiếm vị trí trung tâm trong nghiên cứu dân số bởi hàng loạt các lý do như sinh đóng vai trò thay thế và duy trì về mặt sinh học của xã hội loài người, tăng dân số phụ thuộc chủ yếu vào mức sinh. Bất kỳ một xã hội nào cũng tồn tại dựa vào thay thế thế hệ nay bằng thế hệ khác thông qua sinh đẻ. Nếu việc thay thế về số lượng không phù hợp sẽ ảnh hưởng to lớn đến sự tồn tại và phát triển của con người. Quá trình thay thế của một xã hội thông qua sinh đẻ là một quá trình rất phức tạp. Ngòai các giới hạn về mặt sinh học thì hàng loạt các yếu tố về kinh tế, xá hội, tôn giao, quan niệm, địa vị của phụ nữ đều có ảnh hưởng và quyết định đến mức sinh. Từ những năm 1960, người ta nhận thấy rõ là nhân tố chịu trách nhiệm chính trong sự gia tăng dan số là tỷ lệ sinh. Do dân số tập trung chủ yếu vào các nước đang phát triển với một đặc điểm chính của thời kỳ này là mức độ chết giảm rất nhanh chóng trong khi tỷ lệ sinh lại không giảm một cách tương ứng đã dẫn đến quy mô dân số của toàn cầu tăng qua nhanh. Việc gia tăng dân số quá nhanh như vậy là mối đe doạ quá trình phát triển kinh tế và xã hội.1 2.1.3.2 Ảnh hưởng của yếu tố chết đến quán trình dân số Hiện tượng chết là một trong ba thành phần của biến động dân sô. Vì vậy việc làm tăng hay giảm yếu tố này cũng làm thay đổi cả quy mô, cơ cấu và cả tới mức sinh. Tác động của mức chết có hai mặt: Vừa làm thay đổi sự phát triển của dân sô vừ thay đổi mức sinh. Chết nhiều dù bất cứ nguyên nhân nào đều buộc con người sinh bù để thay thế sự mất mát hay giảm sự rủi ro. Lịch sử phát triển dân sô cho thấy cứ sau một cuộc chiến tranh lại có một cuộc bùng nổ dân số, dường như mức sinh tăng lên một cách chóng mặt để bù lại sự mất mát về số lượng con người sau chiến tranh và tạo ra một trào lưu sau đó. Mức chết của trẻ em nói chung và mức chết của trẻ sơ sinh nói riêng cao sẽ gây ra một tâm lý “sinh bù”, “sinh dự trữ” hay “sinh đề phòng” để đảm bảo số con mong muốn trong thực tế.1 2.1.3.3 Ảnh hưởng của di dân đến biến động dân số Người ta thấy ngay được rằng di dân tác động trực tiếp đến quy mô dân sô. Sự xuất cư của một bộ phận dân số từ một vùng nào đó làm cho quy mô dân số của vùng đó giảm đi, và ngược lại số người từ vùng này nhập cư nhiều sang vùng khác sẽ làm dân số vùng được di cư tới tăng lên. Mặt khác số lượng di dân thuần túy có thể không lớn, song nếu số xuất và nhập cư lớn, chắc chắn chất lượng của dân số có nhiều thay đổi, sự hiện diện của những người mới đến sinh sống. Các cơ cấu tuổi và giới tính của dân số cũng chịu ảnh hưởng nhiều của di dân. Tỷ lệ giới tính giữa các độ tuổi khác nhau trong dân sô có nhiều trường hợp có những chênh lệch đăng kể do cường độ và tính chất chọc lọc của di dân. Có thể khẳng định rằng, sự biến động quy mô dân số của bất kỳ quốc gia nào cũng chịu ảnh hưởng của ba yếu tố trên. Nhưng tùy thuộc vào các điều kiện kinh tế, xã hội mà sự tác động của các yếu tố đới với mỗi vùng, mỗi quốc gia khác nhau là khác nhau.1 2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG DÂN SÔ VIỆT NAM HIỆN NAY 2.2.1 Vị trí địa lý Việt Nam Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Trên đất liền giáp Trung Quốc, Lào, Campuchia; trên biển giáp Malaixia, Brunây, Philippin, Trung Quốc, Campuchia. Phần trên đất liền nằm trong khung hệ tọa độ địa lí sau: + Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23023’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang + Điểm cực Nam ở vĩ độ 8034’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. + Điểm cực Tây ở kinh độ 102009’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. + Điểm cực Đông ở kinh độ 109024’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Ở ngoài khơi, các đảo kéo dài tới tận khoảng vĩ độ 6050’B, vàtừ khoảng kinh độ 1010Đ đến trên 117020’Đ tại Biển Đông. Đại bộ phận nước ta nằm trọn trong khu vực múi giờ thứ 7.2 2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội 2.2.2.1 Về kinh tế Kinh tế xã hội nước ta năm 2014 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm sau suy thoái toàn cầu. Các nền kinh tế lớn phát triển theo hướng đẩy nhanh tăng trưởng nhưng có nhiều yếu tố rủi ro trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ. Trong khi đó, nhiều nền kinh tế mới nổi gặp trở ngại từ việc thực hiện chính sách thắt chặt để giảm áp lực tiền tệ. Bên cạnh đó, khu vực đồng EURO bị ảnh hưởng mạnh bởi các biện pháp trừng phạt kinh tế giữa các nước trong khu vực do tình hình chính trị bất ổn tại một số quốc gia, nhất là khu vực châu Âu. Dự báo tăng trưởng năm 2014 và 2015 của hầu hết các nền kinh tế Đông Nam Á cũng được điều chỉnh giảm. Điểm nổi bật trong những tháng cuối năm là giá dầu mỏ trên thị trường thế giới giảm sâu và vẫn đang tiếp tục giảm. Đối với các quốc gia nhập khẩu dầu, giá dầu giảm giúp thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư tư nhân cũng như cải thiện cán cân thanh toán. Tuy nhiên, đối với các nước sản xuất dầu, thực trạng thị trường giá dầu mỏ giảm sẽ tác động mạnh đến kinh tế theo chiều hướng thuận lợi và khó khăn đan xen. Ở trong nước, sản xuất kinh doanh chịu áp lực từ những bất ổn về kinh tế và chính trị của thị trường thế giới, cùng với những khó khăn từ những năm trước chưa được giải quyết triệt để như áp lực về khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao; sức ép nợ xấu còn nặng nề; hàng hóa trong nước tiêu thụ chậm; năng lực quản lý và cạnh tranh của doanh nghiệp thấp... Trước bối cảnh đó, Chính phủ, Thủ tướng chính phủ ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, quyết định nhằm tiếp tục ổn định vĩ mô, tháo gỡ khó khăn và cải thiện môi trường kinh doanh, tạo đà tăng trưởng, bảo đảm công tác an sinh xã hội cho toàn dân. Được sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cùng với sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp, các ngành và các địa phương nên kinh tế xã hội nước ta năm 2014 có nhiều chuyển biến tích cực.3 2.2.2.2 Sản xuất nông nghiệp Sản lượng lúa cả năm 2014 ước tính đạt gần 45 triệu tấn, tăng 955,2 nghìn tấn so với năm trước, trong đó diện tích gieo trồng ước tính đạt 7,8 triệu ha, giảm 88,8 nghìn ha; năng suất đạt 57,6 tạha, tăng 1,9 tạha. Nếu tính thêm 5,2 triệu tấn ngô thì tổng sản lượng lương thực có hạt năm nay ước tính đạt 50,2 triệu tấn, tăng 956 nghìn tấn so với năm 2013. Trong sản xuất lúa, diện tích gieo trồng lúa đông xuân đạt 3116,5 nghìn ha, tăng 10,9 nghìn ha so với vụ đông xuân trước; sản lượng đạt hơn 20,8 triệu tấn, tăng 780,8 nghìn tấn do năng suất đạt 66,9 tạha, tăng 2,3 tạha. Diện tích gieo trồng lúa hè thu đạt 2734,1 nghìn ha, giảm 76,7 nghìn ha; sản lượng đạt 14,5 triệu tấn, giảm 93,1 nghìn tấn. Diện tích gieo trồng lúa mùa đạt 1963,1 nghìn ha, giảm 23 nghìn ha so với vụ mùa năm 2013, trong đó các địa phương phía Nam giảm hơn 20 nghìn ha do thực hiện chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và cây trồng. Tuy nhiên, do thời tiết thuận lợi nên năng suất lúa mùa cả nước ước tính đạt 49 tạha, tăng 1,9 tạha và sản lượng ước tính đạt 9,6 triệu tấn, tăng 267,5 nghìn tấn. Sản lượng lúa mùa của các địa phương phía Bắc đạt 5,9 triệu tấn, tăng 269,3 nghìn tấn; năng suất đạt 49,9 tạha, tăng 2,4 tạha. Sản lượng lúa mùa của các địa phương phía Nam đạt 3,7 triệu tấn, xấp xỉ năm trước; năng suất đạt 47,6 tạha, tăng 1,2 tạha. Sản lượng một số cây hàng năm giảm so với năm 2013 một mặt do điều kiện thời tiết không thuận lợi ở các địa phương phía Bắc, mặt khác do giá bán và thị trường tiêu thụ không ổn định ở các địa phương phía Nam. Ước tính sản lượng lạc cả năm đạt 454,5 nghìn tấn, giảm 37,4 nghìn tấn; đỗ tương đạt 157,9 nghìn tấn, giảm 10,3 nghìn tấn; đậu 165,6 nghìn tấn, giảm 3,4 nghìn tấn. Riêng sản lượng rau đạt 15,4 triệu tấn, tăng 792 nghìn tấn. Cây công nghiệp lâu năm tiếp tục phát triển theo hướng thay đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện canh tác của từng vùng để mang lại hiệu quả kinh tế cao, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Diện tích cho sản phẩm và sản lượng một số cây chủ yếu tăng so với năm 2013, trong đó diện tích chè ước tính đạt 132,1 nghìn ha, tăng 1,8%, sản lượng đạt 962,5 nghìn tấn, tăng 2,8%; cà phê diện tích đạt 641,7 nghìn ha, tăng 0,7%, sản lượng đạt 1395,6 nghìn tấn, tăng 1%; cao su diện tích đạt 977,7 nghìn ha, tăng 2%, sản lượng đạt 953,7 nghìn tấn, tăng 0,7%; hồ tiêu diện tích đạt 83,8 nghìn ha, tăng 21,4%, sản lượng đạt 147,4 nghìn tấn, tăng 13%. Sản lượng một số cây ăn quả đạt khá do thời tiết thuận lợi, trong đó sản lượng nho ước tính đạt 20,7 nghìn tấn, tăng 7,8% so với năm 2013; cam đạt 572,9 nghìn tấn, tăng 7,7%; vải, chôm chôm đạt 697,1 nghìn tấn, tăng 10,8%; xoài đạt 688,9 nghìn tấn, tăng 1,7%. Chăn nuôi gia súc, gia cầm những tháng cuối năm có nhiều thuận lợi và phát triển tốt do giá bán sản phẩm chăn nuôi luôn ở mức cao và ổn định, dịch bệnh được khống chế trong nhiều tháng qua. Đàn trâu cả nước năm nay có 2,5 triệu con, giảm 1,9% so với năm 2013 do điều kiện bãi chăn thả bị thu hẹp; đàn bò có 5,2 triệu con, tăng 1,5%, riêng chăn nuôi bò sữa tiếp tục tăng nhanh, tổng đàn bò sữa năm 2014 của cả nước là 227,6 nghìn con, tăng 22,1% so với năm 2013; đàn lợn có 26,8 triệu con, tăng 1,9%; đàn gia cầm có 327,7 triệu con, tăng 3,2% (Đàn gà 246 triệu con, tăng 4,9%). Sản lượng thịt hơi các loại năm nay ước tính đạt khá, trong đó sản lượng thịt trâu đạt 86,9 nghìn tấn, tăng 1,6%; sản lượng thịt bò đạt 292,9 nghìn tấn, tăng 2,6%; sản lượng thịt lợn đạt 3,4 triệu tấn, tăng 3,1%; sản lượng thịt gia cầm đạt 875 nghìn tấn, tăng 5,3%. Tính đến ngày 25122014, dịch lợn tai xanh đã được khống chế; dịch bệnh khác chưa qua 21 ngày còn ở các địa phương: Dịch cúm gia cầm ở tỉnh Quảng Ngãi; dịch lở mồm long móng ở tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Hà Tĩnh và Đắk Nông.3 2.2.2.3 Công nghiệp Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng Mười Hai ước tính tăng 4,6% so với tháng trước và tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2013. Trong các ngành công nghiệp, chỉ số sản xuất ngành khai khoáng tháng Mười Hai tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 11,3%, mức tăng cao nhất trong năm; sản xuất và phân phối điện tăng 9,2%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 7,6%. Tính chung cả năm 2014, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 7,6% so với năm 2013 với xu hướng tăng nhanh vào các tháng cuối năm (Quý I tăng 5,3%, quý II tăng 6,9%, quý III tăng 7,8%, quý IV ước tính tăng 10,1%), cao hơn nhiều mức tăng 5,9% của năm 2013. Trong mức tăng chung cả năm của toàn ngành công nghiệp, ngành khai khoáng tăng 2,5%, đóng góp 0,5 điểm phần trăm; ngành chế biến, chế tạo tăng 8,7%, cao hơn mức tăng 7,3% của năm 2013, đóng góp 6,2 điểm phần trăm; sản xuất và phân phối điện tăng 12,1%, đóng góp 0,8 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải tăng 6,4%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm. Xét theo công dụng của sản phẩm công nghiệp, chỉ số sản xuất của sản phẩm dùng cho quá trình sản xuất tiếp theo năm nay tăng 7,8% so với năm trước; sản phẩm cho tích lũy và tiêu dùng cuối cùng tăng 7,4%. Đối với sản phẩm là tư liệu sản xuất tăng 9,6% (Công cụ sản xuất tăng cao ở mức 22,9%; nguyên vật liệu xây dựng tăng 7%); sản phẩm tiêu dùng của dân cư tăng 6,5%. Trong các ngành sản xuất, một số ngành có chỉ số sản xuất năm 2014 tăng cao so với năm 2013: Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 37,5%; sản xuất xe có động cơ tăng 22,8%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 21,2%; dệt tăng 20,8%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 15,8%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc thiết bị) tăng 13,7%; sản xuất và phân phối điện tăng 12,1%; sản xuất trang phục tăng 11,8%. Một số ngành có mức tăng khá: Sản xuất đồ uống tăng 10,0%; sản xuất kim loại tăng 9,8%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 8,5%. Một số ngành có mức tăng thấp hoặc giảm: Khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 7,4%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 5,1%; sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất tăng 4,5%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 3,4%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 2,4%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên tăng 2,3%; sản xuất thiết bị điện tăng 1,6%; khai thác than cứng và than non tăng 1%; sản xuất thuốc lá tiếp tục giảm ở mức 12,5%.3 2.2.2.4 Sản xuất lâm nghiệp Diện tích rừng trồng tập trung năm 2014 ước tính đạt 226,1 nghìn ha, tăng 6,1% so với năm 2013, trong đó một số địa phương có diện tích rừng trồng mới tập trung nhiều: Nghệ An 16 nghìn ha; Quảng Nam 14,4 nghìn ha; Quảng Ngãi 14,2 nghìn ha; Tuyên Quang 13,8 nghìn ha; Quảng Ninh 13,3 nghìn ha; Yên Bái 12,3 nghìn ha. Số cây lâm nghiệp trồng phân tán cả năm đạt 155,3 triệu cây, bằng 98,7% năm trước. Sản lượng gỗ khai thác đạt 6456 nghìn m3, tăng khá ở mức 9,3% so với năm 2013, chủ yếu do nhu cầu của thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước đều tăng cao. Một số địa phương có sản lượng gỗ khai thác tăng nhiều so với năm trước: Quảng Nam tăng 51%; Quảng Ngãi tăng 49,5%; Thừa Thiên Huế tăng 31,2%; Quảng Ninh tăng 23,3%; Bình Định tăng 19,6%; Quảng Trị tăng 11%. Tại một số địa phương, nhiều nhà máy sản xuất sản phẩm từ gỗ đang thực hiện cơ chế liên doanh, liên kết với các hộ gia đình để trồng rừng đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu nhằm bao tiêu sản phẩm. Thời tiết nắng hạn kéo dài trong năm gây ra hiện tượng cháy rừng khá nghiêm trọng tại một số địa phương ở khu vực miền núi phía Bắc và duyên hải miền Trung. Tổng diện tích rừng bị thiệt hại năm 2014 là 4028 ha, tăng 105% so với năm trước, bao gồm: Diện tích rừng bị cháy 3157 ha, tăng 173,1%; diện tích rừng bị chặt phá 871 ha, tăng 7,7%. Một số tỉnh có diện tích rừng bị cháy nhiều: Yên Bái 692 ha; Bình Định 414 ha; Phú Yên 317 ha; Quảng Trị 236 ha; Lai Châu 211 ha; Nghệ An 176 ha; Đà Nẵng 146 ha; Sơn La 119 ha; Bình Thuận 106 ha. Một số địa phương có diện tích rừng bị chặt, phá nhiều: Đắk Nông 133 ha; Sơn La 109 ha; Lâm Đồng 91 ha; Bắc Giang 89 ha; Đắk Lắk 83 ha.3 2.2.2.5 Công tác thuỷ sản Sản lượng thuỷ sản năm 2014 ước tính đạt 6332,5 nghìn tấn, tăng 5,2% so với năm trước, trong đó cá đạt 4571 nghìn tấn, tăng 4,5%; tôm đạt 790,5 nghìn tấn, tăng 9,3%. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng cả năm ước tính đạt 3413,3 nghìn tấn, tăng 6,1% so với năm trước, trong đó cá 2449,1 nghìn tấn, tăng 4,1%; tôm 631,5 nghìn tấn, tăng 12,7%. Sản lượng tôm nuôi tăng mạnh chủ yếu do nhiều địa phương thực hiện chuyển đổi phần lớn diện tích nuôi tôm sú sang nuôi tôm thẻ chân trắng, đồng thời tăng diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh, giảm dần diện tích nuôi quảng canh. So với năm trước, diện tích thu hoạch tôm sú giảm 19 nghìn ha, diện tích thu hoạch tôm thẻ chân trắng tăng 28 nghìn ha. Sản lượng tôm thẻ chân trắng tăng mạnh, ước tính đạt 349 nghìn tấn, tăng 36,3% so với năm trước, trong khi sản lượng tôm sú thu hoạch trong năm đạt 252 nghìn tấn, giảm 8,7% so với năm 2013. Nuôi cá tra tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng diện tích thả nuôi ở khu vực doanh nghiệp và giảm diện tích thả nuôi ở khu vực hộ gia đình. Sản xuất cá tra có dấu hiệu được cải thiện khi giá cá tra tăng so với năm 2013, diện tích thả nuôi đang dần trở lại ổn định. Sản lượng cá tra năm nay ước tính đạt 1158,3 nghìn tấn, giảm 3,1% so với năm trước. Khai thác thủy sản năm nay có nhiều thuận lợi về thời tiết với nắng ấm kéo dài, ít bão nên sản lượng thủy sản khai thác năm nay tăng khá, ước tính đạt 2919,2 nghìn tấn, tăng 4,1% so với năm trước, trong đó khai thác biển đạt 2711,1 nghìn tấn, tăng 4%. Nghề câu cá ngừ đại dương đang được các ngành chức năng quan tâm và hỗ trợ trong áp dụng khoa học kỹ thuật, cải tiến phương pháp thu câu của Nhật Bản, bảo quản sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả và tính bền vững trong hoạt động khai thác.3 2.2.2.6 Công tác dân số và lao động việc làm a) Công tác dân số Dân số trung bình năm 2014 của cả nước ước tính 90,73 triệu người, tăng 1,08% so với năm 2013, bao gồm dân số thành thị 30,04 triệu người, chiếm 33,1%; dân số nông thôn 60,69 triệu người, chiếm 66,9%; dân số nam 44,76 triệu người, chiếm 49,33%; dân số nữ 45,97 triệu người chiếm 50,67%. Theo kết quả Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2014, tổng tỷ suất sinh ước tính đạt 2,09 conphụ nữ và duy trì xu hướng ở dưới mức sinh thay thế, trong đó khu vực thành thị là 1,85 conphụ nữ; khu vực nông thôn là 2,21 conphụ nữ. Tỷ suất sinh thô là 17,2‰, trong đó khu vực thành thị là 16,7‰; khu vực nông thôn là 17,5‰. Tỷ suất chết thô là 6,9‰, trong đó khu vực thành thị là 6‰; khu vực nông thôn là 7,2‰. Tỷ số giới tính khi sinh là 112,2 bé trai100 bé gái. Tuổi thọ trung bình của dân số nước ta năm nay là 73,2 tuổi, trong đó nam là 70,6 tuổi và nữ là 76,0 tuổi. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi (số trẻ em dưới 1 tuổi tử vong1000 trẻ sinh ra sống) là 14,9‰, trong đó khu vực thành thị là 8,7‰; khu vực nông thôn là 17,8‰. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi (số trẻ em dưới 5 tuổi tử vong1000 trẻ sinh ra sống) là 22,4‰, trong đó khu vực thành thị là 13,1‰; khu vực nông thôn là 26,9‰.3 b) Lao động, việc làm Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước ước tính đến thời điểm 01012015 là 54,48 triệu người, tăng 782 nghìn người so với cùng thời điểm năm trước, trong đó lao động nam chiếm 51,3%; lao động nữ chiếm 48,7%. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ước tính đến thời điểm trên là 47,75 triệu người, tăng 333,7 nghìn người so với cùng thời điểm năm 2014, trong đó nam chiếm 53,7%; nữ chiếm 46,3%. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2014 ước tính 53,0 triệu người, tăng 1,56% so với năm 2013. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2014 của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 46,6% tổng số (Năm 2012 là 47,4%; năm 2013 là 46,8%); khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 21,4% (Năm 2012 và 2013 cùng ở mức 21,2%); khu vực dịch vụ chiếm 32,0% (Năm 2012 là 31,4%; năm 2013 là 32%). Số người có việc làm trong quý I năm nay ước tính là 52526,2 nghìn người, tăng 616,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; quý II là 52838,4 nghìn người, tăng 436,1 nghìn người; quý III là 53258,4 nghìn người, tăng 520,7 nghìn người; quý IV là 53471,1 nghìn người, tăng 678 nghìn người. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động năm 2014 là 2,45%, thấp hơn mức 2,74% của năm 2012 và 2,75% của năm 2013, trong đó khu vực thành thị là 1,18% (Năm 2012 là 1,56%; năm 2013 là 1,48%); khu vực nông thôn là 3,01% (Năm 2012 là 3,27%; năm 2013 là 3,31%). Tỷ lệ thiếu việc làm có xu hướng tăng vào cuối năm (Quý I là 2,78%; quý II là 2,25%; quý III là 2,3%; quý IV là 2,46%) và tăng chủ yếu ở khu vực nông thôn (Quý I là 3,37%; quý II là 2,77%; qúy III là 2,83%; quý IV là 3,08%). Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2014 là 2,08% (Quý I là 2,21%; quý II là 1,84%; quý III là 2,17%; quý IV là 2,1%), trong đó khu vực thành thị là 3,43%, thấp hơn mức 3,59% của năm trước; khu vực nông thôn là 1,47%, thấp hơn mức 1,54% của năm 2013. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (Từ 15 24 tuổi) năm 2014 là 6,3%, cao hơn mức 6,17% của năm 2013, trong đó khu vực thành thị là 11,49%, cao hơn mức 11,12% của năm trước; khu vực nông thôn là 4,63%, xấp xỉ tỷ lệ năm 2013. Tỷ lệ thất nghiệp của người lớn từ 25 tuổi trở lên năm 2014 là 1,12%, thấp hơn mức 1,21% của năm 2013, trong đó khu vực thành thị là 2,07%, thấp hơn mức 2,29% của năm trước; khu vực nông thôn là 0,7%, thấp hơn mức 0,72% của năm 2013. Ước tính tỷ lệ lao động phi chính thức của khu vực phi hộ nông nghiệp năm 2014 là 56,1%, giảm 1 điểm phần trăm so với năm 2013. Nhìn chung tỷ lệ lao động phi chính thức của khu vực phi hộ nông nghiệp giảm so với năm 2013 ở các quý trong năm do tỷ trọng lao động trong khu vực doanh nghiệp có dấu hiệu tăng lên.3 2.2.2.7 Giáo dục đào tạo Tại thời điểm cuối năm học 2013 2014, cả nước có 13867 trường mầm non; 15337 trường tiểu học; 10882 trường trung học cơ sở và phổ thông cơ sở; 2758 trường trung học phổ thông; 242 trường phổ thông dân tộc nội trú; 687 trường phổ thông dân tộc bán trú và 715 trung tâm giáo dục thường xuyên (73 trung tâm cấp tỉnh và 642 trung tâm cấp huyện). Năm học 2013 2014, cả nước có thêm 658 trường mầm non; 449 trường tiểu học; 416 trường trung học cơ sở và 98 trường trung học phổ thông được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Theo báo cáo sơ bộ, cả nước có 910,8 nghìn thí sinh tham dự thi kỳ thi tốt nghiệp phổ thông năm học 2013 2014. Tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 99,02% (tăng 1,04 điểm phần trăm so với năm học trước), trong đó tỷ lệ tốt nghiệp loại khá, giỏi đạt 23,33%. Tỷ lệ tốt nghiệp hệ bổ túc trung học đạt 89,01% (tăng 10,93 điểm phần trăm), trong đó tỷ lệ tốt nghiệp loại khá, giỏi chiếm 3,9%. Tính đến tháng 122014, cả nước có 2163 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; 6363 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, trong đó 08 tỉnhthành phố được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2. Theo kết quả Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam năm 2014, số trẻ em trong độ tuổi đi học mầm non tham gia chương trình giáo dục mầm non đạt tỷ lệ 71,3%, trong đó số trẻ em 5 tuổi đi học đạt 96,8%; số trẻ em nhập học lớp 1 theo học đến lớp 5 đạt 98,6%; tỷ lệ đi học đúng tuổi của cấp tiểu học là 96,2%; cấp trung học cơ sở là 90,4% và cấp trung học phổ thông là 70,7%. Tỷ lệ trẻ em hoàn thành cấp tiểu học tiếp tục học cấp trung học cơ sở đạt 98,6%; tỷ lệ chuyển cấp từ trung học cơ sở lên trung học phổ thông giảm xuống còn 89,5%. Công tác đào tạo nghề tiếp tục được các cấp, các ngành và địa phương quan tâm đầu tư. Tính đến thời điểm cuối năm 2014, cả nước có 1340 cơ sở dạy nghề, bao gồm 165 trường cao đẳng nghề; 301 trường trung cấp nghề; 874 trung tâm dạy nghề.3 2.2.3 Phân tích biến động dân số, cơ cấu dân số, mức sinh, mức tử, đánh giá qua các thời kỳ “vàng” của dân số Việt Nam 2.2.3.1.Quy mô dân số việt nam Việt Nam là nước có quy mô dân số lớn, có sự thay đổi qua các thời kỳ và có sự khác biệt giữa các vùng miền trong phạm vi cả nước. 2.2.3.1.1Việt Nam là quốc gia có quy mô dân số lớn Từ năm 1975 Việt Nam được xếp vào nước có số dân đông trên Thế Giới. Các nhà khoa học Liên hợp quốc đã tính toán rằng: để đảm bảo cuộc sống thuận lợi cho người dân, bình quân trên 1km2 chỉ nên có 35 đến 40 người sinh sống. Như vậy, với một đất nước với diện tích 330.991 km2 nhỏ bé như Việt Nam thì dân số hợp lý nước ta trong khoảng 13 đến 15 triệu người. Tính đến năm 1931, dân số nước ta là 17,7 triệu người mức dân này đã là lớn so với những chỉ tiêu mà các chuyên gia tính toán. Nhưng quy mô dân số nước ta trong thời gian qua vẫn liên tục tăng nhanh. Tính từ năm 1975 dân số nước ta qua các năm liên tục tăng với con số chóng mặt.Thời gian để dân số tăng lên gấp đôi cũng ngày càng giảm dần. Tính đến 0 giờ ngày 142009, tổng quy mô dân số Việt Nam là 85.789.573 người, là nước đông dân thứ 3 ở Ðông Nam Á và đứng thứ 13 trong số những nước đông dân nhất thế giới. Diện tích nước ta không lớn, tốc độ phát triển kinh tế không cao, nhưng khi xét về quy mô dân số thì Việt Nam đạt con số khá ấn tượng so với Thế giới. Bên cạnh đó, tốc độ gia tăng dân số nước ta vẫn còn cao và tốc độ này sẽ còn duy trì trong vòng nhiều năm nữa. Theo dự báo dân số nước ta sắp công bố tới đây, quy mô dân số nước ta sẽ còn tiếp tục tăng đến giữa thế kỷ 21 (tức vào những năm 20482050 dân số nước ta mới ổn định và không tiếp tục tăng) với quy mô dân số hơn 100 triệu người và có thể sẽ thuộc vào nhóm mười nước có dân số lớn nhất thế giới. 2.3.1.2 Quy mô dân số Việt Nam có sự thay đổi qua các thời kỳ 2.3.1.2.1 Quy mô dân số Việt Nam qua các thời kì Bảng 1: Quy mô dân số Việt Nam không ngừng tăng qua các thời kỳ Đơn vị: Triệu người Năm Dân số Năm Dân số 1921 15,5 1995 73,9 1931 17,7 1999 76,3 1941 20,9 2003 81,0 1951 23,1 2004 82,1 1965 34,9 2006 84,1 1975 47,6 2007 85,15 1985 59,9 2008 86,7 Qua biểu đồ và bảng 1 số liệu chúng ta có thể đưa ra nhận xét: Quy mô dân số Việt Nam có sự thay đổi – liên tục tăng qua mỗi thời kỳ Cụ thể như sau: +Tính đến năm 2008 quy mô dân số Việt Nam là hơn 86,7 triệu người, đã tăng 71,2 triệu người so với năm 1921 hay cao gấp trên 5,5 lần. +Trong đó: Thời kỳ 1921 1941 tăng tư 15.5 triệu người lên 20,9 triệu người ( tăng 1,35 lân) Thời kỳ 1941 – 1965 tăng tư 20, 9 triệu người lên 34,9 triệu người (tăng 1,67 lần) Thời kỳ 1965 – 1985 tăng 34, 9 triệu người lên 59, 9 triệu người ( tăng 1,72 lần) Thời kỳ 1985 – 2008 tăng tư 59,9 triệu người lên 86,7 triệu người ( tăng 1,48 lần). Quy mô dân số Việt Nam đang dần hướng tới ổn định Quy mô dân số Việt Nam tăng nhanh vào giai đoạn 1960 đến 1980. Nhưng từ đầu năm 1999 đến nay, quy mô dân số nước ta đã bước đầu đi vào ổn định. Tăng dân số qua các năm trong giai đoạn từ 1999 đến 2009 không có sự biến động lớn. +Từ năm 1995 đến 2003: dân số tăng 4,7 triệu người; +Từ năm 2003 đến 2004: dân số tăng 1,1 triệu người; +Từ năm 2004 đến 2006: dân số tăng 2,0 triệu người; +Từ năm 2007 đến 2008: dân số tăng 1,55 triệu người. Theo nhận định của các chuyên gia trong và ngoài nước cho rằng: nước ta đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”, tức là số người trong độ tuổi lao động cao hơn số người phụ thuộc.. Lịch sử của một dân tộc bao giờ cũng traỉ qua các giai đoạn cơ cấu dân số. Việt Nam đã kết thúc thời kỳ cơ cấu dân số trẻ vào năm 2005. Từ năm 2007 Việt Nam bước vào cơ cấu dân sô vàng. Giai đoạn cơ cấu dân số vàng cũng chỉ kéo dài trong khoảng 40 năm. Như vậy, đó là “ cơ hội vàng’ mà nước ta cần nắm bắt để hội nhập phát triển kinh tế tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế và tương xứng với quy mô dân số lớn như hiện nay. 2.3.1.2.2 Quy mô dân số Việt Nam giữa các vùng a) So sánh giữa thành thị và nông thôn. Bảng 2: Tỷ lệ dân số giữa thành thị và dân số nông thôn Đơn vị: Triệu người Dân số chung (triệu người) Dân số thành thị Dân số nông thôn Triệu người Tỷ lệ % Triệu người Tỷ lệ % 1965 32,929 6,008 17,2 28,921 82,8 1975 47,638 10,242 21,5 37,396 78,5 1985 59,872 11,360 19,6 48,512 81,4 1995 73,959 15,161 20,5 58,797 79,5 1999 76,328 17,917 23,5 58,411 76,5 2006 84,156 22,823 27,1 61,333 72,9 2009 85,799 25,375 29,6 60,415 70,4 Từ bảng số liệu trên chúng ta đưa ra nhận xét như sau: Dân số thành thị ngày càng tăng. Theo số liệu thống kê năm 2009: + Dân số thành thị là 25.374.262 người (chiếm 29,6%). + Dân số nông thôn là 60.415.311 người (chiếm 70,4%). Tỷ lệ tăng dân số thành thị nông thôn có sự chênh lệch. + Năm 19992009, dân số thành thị đã tăng lên với tỷ lệ bình quân là 3,4%. + Khu vực nông thôn, tỷ lệ tăng dân số chỉ có 0,4%. Do ảnh hưởng của đô thị hóa, tỷ lệ dân số thành thị tại mỗi khu vực cũng có những khác biệt nhất định + Nơi có tỷ lệ dân số thành thị cao nhất là khu vực Đông Nam Bộ chiếm đến 57,1% bởi lẽ đây là nơi có mức độ đô thị hóa cao nhất và tốc độ đô thị hóa nhanh nhất. + Tại đồng bằng Sông Hồng, nơi mức độ cũng như tốc độ đô thị hóa thấp hơn, dân số thành thị chiếm 29,2%. b) So sánh giữa các vùng Quy mô dân số giữa các vùng là khác nhau nước ta.. Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009: + Khu vực đông dân nhất: đồng bằng sông Hồng (với 19.577.944 người). + Khu vực có số dân ít nhất: Tây Nguyên (5.107.437 người). Đứng đầu một trong 5 tỉnh thành có số dân đông nhất cả nước, Tp.HCM đang có 7.123.340 người, tiếp đến là Hà Nội với 6.448.837, Thanh Hóa 3.400.239, Nghệ An 2.913.055 và Đồng Nai là 2.483.211 người. Bắc Kạn là tỉnh có dân số thấp nhất cả nước với 294.660 người. 2.2.3.2 Cơ cấu dân số Việt Nam 2.2.3.2.1 Cơ cấu dân số theo giới tính và nhóm tuổi Cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi phản ánh một bức tranh tổng quát về mức sinh, mức chết và tốc độ gia tăng dân số của nhiều thế hệ, trong đó có các thế hệ mới sinh trong vòng 510 năm gần đây. Một công cụ hữu ích để mô tả cơ cấu dân số là tháp dân số. Biểu đồ 1: Tháp dân số Việt Nam năm 1999 Biểu đồ 2: Tháp dân số Việt Nam năm 2004 So sánh tháp dân số đã thu thập trong cuộc tổng điều tra dân số 141999 với số liệu của cuộc điều tra biến động dân số 142004 (cách nhau 5 năm) cho thấy: Sự thu hẹp tương đối nhanh của ba thanh ở đáy tháp đối với cả nam và nữ, đặc biệt là của nhóm 04 tuổi và nhóm 59 tuổi, nói lên rằng mức sinh giảm liên tục và nhanh trong suốt 10 năm qua. Sự “nở ra” khá nhanh của các thanh trên đỉnh tháp đối với cả nam và nữ cho thấy dân số nước ta đã bắt đầu có xu hướng lão hoá với tỷ trọng người già ngày càng tăng. Sự “nở ra” khá đều của các thanh từ 1549 tuổi và 1554 tuổi đối với cả nam và nữ làm cho hình dạng của tháp dần dần trở thành “hình tang trống” cho thấy: (1) Số phụ nữ bước vào các độ tuổi có khả năng sinh đẻ ngày càng tăng, đặc biệt là nhóm phụ nữ 2024 tuổi có tỷ suất mắn đẻ cao nhất (là những thế hệ “sinh bù sau chiến tranh” đã xảy ra trong những năm 19761980); (2) Số người bước vào độ tuổi lao động cũng ngày càng tăng nhanh, đây là một lợi thế nhưng cũng là một sức ép đối với công tác giải quyết việc làm ở nước ta; (3) Mức độ chết ngày càng giảm và tuổi thọ của dân số đang tăng khá nhanh. Trung bình mỗi năm, dân số Việt Nam tăng gần 1 triệu người và cũng có hoảng 1 triệu người gia nhập lực lượng lao động, điều này tạo ra áp lực khá lớn cho vấn đề tạo việc làm mới cho người lao động. Cơ cấu dân số Việt Nam thuộc nhóm “cơ cấu dân số trẻ”, số người thuộc nhóm dưới tuổi chiếm 31,8%, trong đó nhóm dưới 15 tuổi, chiếm 24,1 %. Bảng 3: Phần trăm dân số theo giới tính và tỷ số giới tính theo nhóm tuổi, 2012 Nhóm tuổi Tổng số Nam Nữ Tỷ số giới tính Tổng số 100,0 100,0 100,0 97,9 04 8,1 8,6 7,5 112,2 59 8,0 8,4 7,5 108,5 1014 7,8 8,2 7,5 106,1 1519 8,6 8,9 8,2 106,0 2024 8,4 8,6 8,2 102,8 2529 8,7 8,8 8,6 99,4 3034 7,9 7,9 7,9 98,4 3539 7,6 7,7 7,6 99,0 4044 7,3 7,3 7,2 99,5 4549 6,8 6,9 6,7 101,9 5054 6,2 5,8 6,5 87,5 5559 4,5 4,3 4,8 87,7 6064 3,1 2,8 3,3 81,9 65+ 7,1 5,8 8,4 68,0 Tỷ số phụ thuộc chung của nước ta có xu hướng giảm nhanh qua các năm, giảm từ 78,2% (năm 1989) xuống 63,6% (năm 1999) và 4,9% vào năm 2012. Sự giảm này chủ yếu là do hiệu quả của công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình làm giảm tỷ lệ sinh dẫn đến tỷ số phụ thuộc trẻ em giảm mạnh. Tuổi thọ tăng, người già sống lâu hơn làm cho tỷ lệ phụ thuộc người già tăng. Mức tăng này vẫn thấp hơn mức giảm sinh nên tỷ số phụ thuộc chung vẫn giảm. Điều đó chứng tỏ gánh nặng đối với dân số trong độ tuổi có khả năng lao động của nước ta ngày càng giảm Bảng 4: Tỷ số phụ thuộc, 19892012 Tỷ số phụ thuộc (%) 1989 1999 2009 2010 2011 2012 Tỷ số phụ thuộc trẻ em (014) Tỷ số phụ thuộc người già (65+) Tỷ số phụ thuộc chung 69,8 8,4 78,2 54,2 9,4 63,6 35,4 9,3 44,7 36,1 9,9 46,0 34,9 10,1 45,0 34,6 10,3 44,9 2.2.3.2.2 Mức sinh a) Tổng tỷ suất sinh Tổng tỷ suất sinh (TFR) đã giảm mạnh từ 2,25 conphụ nữ năm 2001 xuống 2,05 conphụ nữ năm 2012. TFR của khu vực thành thị là 1,80 conphụ nữ và nông thôn là 2,17 conphụ nữ. Sự khác biệt này có thể là do, so với những cặp vợ chồng ở nông thôn, các cặp vợ chồng ở thành thị được tiếp cận tới các nguồn thông tin dễ dàng hơn, có nhận thức tốt hơn về lợi ích của gia đình ít con, và họ cũng rất dễ dàng tiếp cận các cơ sở y tế cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình giúp họ tránh mang thai và sinh con ngoài ý muốn. Một lý do nữa là điều kiện sống ở khu vực thành thị tốt hơn rất nhiều so với khu vực nông thôn, trẻ em ở thành thị được chăm sóc tốt hơn trẻ em nông thôn, dẫn đến tỷ lệ chết sơ sinh và chết trẻ em ở thành thị thấp hơn ở nông thôn, góp phần làm giảm nhu cầu sinh thay thế ở khu vực này. Bảng 5: Tổng tỷ suất sinh (số conphụ nữ), 20012012 Năm Tổng tỷ suất sinh Toàn quốc Thành thị Nông thôn 2001 2,25 1,86 2,38 2002 2,28 1,93 2,39 2003 2,12 1,70 2,30 2004 2,23 1,87 2,38 2005 2,11 1,73 2,28 2006 2,09 1,72 2,25 2007 2,07 1,70 2,22 2008 2,08 1,83 2,22 2009 2,03 1,81 2,14 2010 2,00 1,77 2,11 2011 1,99 1,70 2,12 2012 2,05 1,80 2,17 Năm 2012, Tây Nguyên luôn là vùng có mức sinh cao nhất nước(2,43 conphụ nữ), tiếp theo là Trung du và miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ ). Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế xã hội là nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt về mức sinh giữa các vùng. b) Tỷ suất sinh thô Tỷ suất sinh thô (CBR) của Việt Nam năm 2012 là 16,9 trẻ sinh sống1000 dân, con số đó của thành thị là 16,0 trẻ sinh sống1000 dân, thấp hơn của nông thôn (17,4 trẻ sinh sống1000 dân). Bảng 8: Tỷ suất sinh thô (%) theo thành thịnông thôn, 20052012 Năm Toàn quốc Thành thị Nông thôn 2005 18,6 15,6 19,9 2006 17,4 15,3 18,2 2007 16,9 15,9 17,4 2008 16,7 15,8 17,3 2009 17,6 17,3 17,8 2010 17,1 16,4 17,4 2011 16,6 15,3 17,2 2012 16,9 16,0 17,4 c) Tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên Tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên trong cả nước giảm dần qua các năm, từ 20,8% năm 2005 xuống 14,2% năm 2012. Trong những năm gần đây, tỷ lệ sinh con thứ ba của phụ nữ thành thị thay đổi không đáng kể trong khi tỷ lệ này của phụ nữ nông thôn giảm mạnh. Xu hướng giảm tỷ lệ sinh con thứ ba của phụ nữ khu vực nông thôn góp phần quan trọng vào việc giảm tỷ lệ sinh con thứ ba của cả nước, tạo cơ hội ổn định dân số, giảm bớt gánh nặng phụ thuộc trẻ, tạo thời cơ thuận lợi cho Việt Nam thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế bền vững và chất lượng. Tỷ lệ phụ nữ 1549 tuổi sinh con thứ ba trở lên cao nhất ở Tây Nguyên (24,0%), tiếp theo là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (18,0%). Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là hai vùng có tỷ lệ phụ nữ 1549 tuổi sinh con thứ ba trở lên trên thấp nhất, khoảng 11%. 2.2.3.2.3 Mức Tử a) Khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá mức tử Chết là một hiện tượng tự nhiên mà bất kỳ sinh vật nào cũng đều trải qua. Sống và chết là hai mặt đối lập của mỗi sinh vật nói chung và từng con người nói riêng. Khái niệm về chết được Liên hiệp quốc và tổ chức y tế thế giới thống nhất định nghĩa như sau: Chết là sự mất đi vĩnh viễn tất cả những biểu hiện của sự sống ở một thời điểm nào đó, sau khi có sự kiện sinh sống xảy ra (sự chấm dứt tất cả những biểu hiện của sự sống mà không một khả năng nào khôi phục lại được) . Chết sớm sau khi sinh sơ sinh (neonatal death): Là sự kiện chết xảy ra trong khoảng thời gian từ khi con người được sinh ra theo định nghĩa sinh sống đã nêu ở chương 3 đến khi tròn 30 ngày tuổi. Chết muộn sau khi sinh (postneonatal death): là sự kiện chết xảy ra trong 11 tháng sau trước khi tròn một tuổi. Chết trẻ em dưới 1 tuổi (infant death): Là sự kiện chết xảy ra trong khoảng thời gian từ khi có sự kiện sinh sống cho đến khi tròn 12 tháng tuổi. Chết trẻ em từ 1 đến 4 tuổi (juvenile death): là sự kiện chết sảy ra trong khoảng thời gian từ 1 đến 4 năm sau khi có sự kiện sinh sống. Chết trẻ em dưới 5 tuổi: Là sự kiện chết sảy ra sau khi có sự kiện sinh ống cho đến khi tròn 60 tháng tuổi Các sự kiện chết ở lứa tuổi khác thì sẽ gọi tên theo độ tuổi mà người đó đã sống. b) Xu hướng biến động mức chết Mặc dù mức chết chịu sự tác động của nhiều yếu tố và mức độ rất khác nhau giữa các vùng, các nước, giữa các thời kỳ nhưng nhìn chung, nó vẫn biến động theo một xu hướng nhất định: Trong giai đoạn đầu của xã hội loài người, tỷ suất chết rất cao và đã duy trì trong thời gian dài. Bảng 4.8. Sự biến động mức chết (CDR) ở các vùng của Việt Nam. (‰) Tỷ suất chết thô(CDR ‰) TĐTDS 1999 ĐTBĐDS 2003 ĐTBĐDS 2004 ĐTBĐDS 2005 ĐTBĐDS 2006 Toàn quốc 5,7 5,8 5,4 5,3 5,3 ĐB sông Hồng 5,1 6,2 6,0 5,3 5,6 Đông bắc 6,4 7,0 6,3 5,8 6,3 Tây bắc 7,0 7,1 7,0 6,4 5,5 Bắc Trung bộ 6,7 6,7 6,7 6,0 6,2 DH Nam Trung bộ 6,4 6,0 6,0 5,7 4,9 Tây Nguyên 8,7 5,4 5,9 5,7 4,4 Đông Nam bộ 4,5 5,1 4,5 4,4 4,2 ĐB Sông Cửu Long 5,0 4,9 5,0 5,1 5,1 Nguồn: Tổng cục thống kê Gso.gov.vn 2.2.3.3 Đánh giá tóm tắt về thời kỳ “vàng” của dân số Việt Nam Ta thấy cũng như nhiều nước đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đang ở giai đoạn sau của thời kỳ quá độ dân số, chuyển đổi từ một nước có mức độ sinh và mức độ tử cao sang một nước có mức độ sinh và mức độ tử thấp. Điều đó đã làm thay đổi cấu trúc dân số Việt Nam, cụ thể như sau (được mô tả qua biểu đồ 4): Thứ nhất, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động (1565) trên tổng dân số dự kiến sẽ tăng cho đến khi đạt đỉnh ở mức 70% vào năm 2018. Điều này sẽ cung cấp một nguồn lao động tiềm năng hùng hậu, góp phần tăng trưởng kinh tế, đồng thời cũng gia tăng áp lực việc làm trong tương lai. Thứ hai, tỷ lệ người cao tuổi (trên 65 tuổi) cũng được dự kiến sẽ t

KÍNH CHÀO THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN Đề tài: Báo cáo phân tích biến động dân số VIỆT NAM trong những năm qua Quảng Bình,tháng 1 năm 2015 Thực hiện: Nhóm 5 Lớp đại học quản lý tài nguyên và môi trường K55 Võ Thị Thủy Nguyễn Duy Hùng Trần Thị Minh Châu Nguyễn Ngọc Thành Vũ Thúy Hằng Trương T.T Hương Lê Văn ThànhTrần Châu Mỹ DANH SÁCH THÀNH VIÊN ĐẶT VẤN ĐỀ - KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DÂN SỐ VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG -THỰCTRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ CÁC GIẢI PHÁP VỀ ĐIỀU CHỈNH DÂN SỐ, LAO ĐỘNG Phần 1: MỞ ĐẦU Phần 2: NỘI DUNG Phần 3: KẾT LUẬN NỘI DUNG BÁO CÁO Đặt vấn đề Phần 1: MỞ ĐẦU - Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Đến nay Việt Nam vẫn là quốc gia “đất chật, người đông” - Cần phát triển dân số sao cho phù hợp với yêu cầu của sự phát triển hiện đại và lâu dài đất nước Việt Nam ta hiện nay. - Biến động dân số là sự gia tăng hoặc giảm về số lượng dân số của một quốc gia hay vùng lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định. Phần 2: NỘI DUNG - Tính đến tháng 11 năm 2013, dân số Việt Nam chính thức cán mốc 90 triệu người so với năm 2009 là 85,799 triệu người.Vấn đề đáng lo ngại là tốc độ “già hóa” dân số đang diễn ra quá nhanh. 2.1 Khái niệm 2.2 Thực trạng biến động dân số qua các năm Ảnh hưởng của yếu tố sinh đến quá trình dân số Ảnh hưởng của yếu tố chết đến quá trình dân số Ảnh hưởng của di dân đến biến động dân số Hình ảnh trẻ em ngày nay Hình ảnh dân cư đi tắm biển Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dân số - Với quy mô dân số trên duới 86,2 triệu người. - Việt Nam là một trong những nước đông dân trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ, In donesia, Mỹ… Nước ta có tỷ lệ tăng tự nhiện hiện ở mức 1,4%. Phân tích biến động dân số, cơ cấu dân Việt Nam - Quy mô dân số Việt Nam Quy mô dân số lớn 85.789.573 triệu người 0 giờ ngày 1-4-2009 Đông dân thứ 3 ở Ðông - Nam Á và đứng thứ 13 trong số những nước đông dân nhất thế giới Đến giữa thế kỷ 21 dân số tiếp tục tăng Dự đoán Bảng 1: Quy mô dân số Việt Nam không ngừng tăng qua các thời kỳ Đơn vị: Triệu người Năm Dân sô Năm Dân số 1921 15,5 2004 82,1 1931 17,7 2006 84,2 1941 20,9 2007 85,15 1951 23,1 2008 86,7 1965 34,9 2009 84.6 1975 47,6 2010 83.4 1985 59,9 2011 82.9 1995 73,9 2012 85.5 1999 76,3 2013 83.1 2003 81,0 2014 86.2 1921 1931 1941 1951 1965 1975 1985 1999 2003 2004 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 BIỂU ĐỒ DÂN SỐ Tăng dân số qua các năm trong giai đoạn từ 1921 đến 2014 chia làm 2 giai đoạn biến động: +Từ năm 1921 đến 2003: dân số tăng 65,5 triệu người; +Từ năm 2003 đến 20014: dân số tăng 5,2 triệu người; - Quy mô dân số Việt Nam qua từng thời kỳ Cơ cấu dân số Việt Nam Biểu đồ 1: Tháp dân số Việt Nam năm 1999 Biểu đồ 2: Tháp dân số Việt Nam năm 2004 [...]...Tháp dân số Biểu đồ 3: Tháp dân số Việt Nam năm 2011 Biểu đồ 3: Tháp dân số Việt Nam năm 2013 THÁP DÂN SỐ VÀ DỰ ĐOÁN TRONG TƯƠNG LAI Đánh giá tóm tắt về thời kỳ “vàng” của dân số Việt Nam Biểu đồ 4:Cấu trúc tuổi d/s Việt Nam từ 1975 – 2003 Nguồn: United Nation Biểu đồ 5: Dự báo tỷ suất phụ thuộc dân số Nguồn: United Nation Sự biến độ tuổi cao Thứ hai, tỷ lệ người trúcđộng (trênsố trên đã làmđược... làm, giảm thất nghiệp Phần 3: KẾT LUẬN Biến động dân số thay đổi rõ rệt qua từng thời kì “vàng” Tỷ suất gia tăng dân số của nước ta khá cao, tỷ lệ chênh lệch giữa nam và nữ đang ngày càng lớn Dân số đang có xu hướng lão hóa Dân số trong đội ngũ lạo động nhiều nên nguồn lao động dồi dào nhưng chất lượng còn thấp so với các nước trong khu vực KIẾN NGHỊ Biến động dân số có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển... pháp về điều chỉnh dân số, lao động ở nước ta Chính sách về đô thị hóa Giải quy t mối quan hệ dân số và môi trường Nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kĩ thuật, dân trí cho người lao động Giải pháp Tuyên truyền, vậnđộng, giáo dục toàn dân thực hiện kế hoạch hóa gia đình Mềm mỏng trong công tác xử phạt Hợp tác quốc tế về xuất khẩu lao động việc làm Chính sách XH về di cư, phát triển Giải quy t việc làm,... lý trong kế hoạch hóa gia đình, việc tuyên tuyền nâng cao nhận thức hơn nữa Sự thiếu hụt nguồn lao động, bất ổn trong dân cư thời kỳ “vàng” của dân số nước Việt Nam Có chính sách của nhà nước về đào tạo tay nghề cho người lao động và đội ngũ kỹ thuật Là một nhà quản lý môi trường thì việc quan tâm đến quản lý, biến động dân số phải được đặt lên hàng đầu nhằm mục đích phát triển bền vững giúp nước nhà... (trênsố trên đã làmđược đổi kiến sẽ tăngsuất * Thứ nhất,đổi cấu lao tuổi dân 65 mức 70% vào năm 2018 Điều này sẽ (15-65) tuổi) cũng thay dự đáng kể tỷ phụ 5,6% năm 2006 lên khoảng 11% vào góp trong thời kỳ dân kinh tế, đồng từ cấp một nguồn hiện nay Việt năng, năm 2030 cung thuộc Như vậy,lao động tiềm Nam đang phần tăng trưởng số “vàng” và thời kỳ này được áp lực xảy ra trong vòng 30 năm, thời cũng . Quy mô dân số Việt Nam qua từng thời kỳ Cơ cấu dân số Việt Nam Biểu đồ 1: Tháp dân số Việt Nam năm 1999 Biểu đồ 2: Tháp dân số Việt Nam năm 2004 Tháp dân số Biểu đồ 3: Tháp dân số Việt Nam năm. biến động dân số, cơ cấu dân Việt Nam - Quy mô dân số Việt Nam Quy mô dân số lớn 85.789.573 triệu người 0 giờ ngày 1-4-2009 Đông dân thứ 3 ở Ðông - Nam Á và đứng thứ 13 trong số những. nước đông dân nhất thế giới Đến giữa thế kỷ 21 dân số tiếp tục tăng Dự đoán Bảng 1: Quy mô dân số Việt Nam không ngừng tăng qua các thời kỳ Đơn vị: Triệu người Năm Dân sô Năm Dân số 1921 15,5 2004

Ngày đăng: 26/01/2015, 22:49

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Slide 1

  • Slide 2

  • Slide 3

  • Slide 4

  • Slide 5

  • Slide 6

  • Slide 7

  • Phân tích biến động dân số, cơ cấu dân Việt Nam

  • Slide 9

  • Cơ cấu dân số Việt Nam

  • Tháp dân số

  • Slide 12

  • Slide 13

  • 2.3 Các giải pháp về điều chỉnh dân số, lao động ở nước ta

  • Slide 15

  • Slide 16

  • Slide 17

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan