Câu hỏi , bài tập sử 7

85 204 0
Câu hỏi , bài tập sử 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CÂU HỎI BÀI TẬP TRÊN MẠNG LỊCH SỬ - LỚP 7 Mã nhận diện câu hỏi: LS7 – B1 I. Thông tin chung 1. Lớp : 7 - Học kỳ: I 2. Chương, phần : Phần một 3. Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU (Thời sơ – trung kì trung đại) 4. Chuẩn cần đánh giá: Sự ra đời xã hội phong kiến ở châu Âu. 5. Mức độ : Hiểu II. Nội dung câu hỏi và bài tập 1. Câu 1: Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành như thế nào? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 1. - Hoàn cảnh lịch sử: Cuối thế kỷ V, các bộ tộc người Giéc-man từ phương Bắc tràn xuống tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương Tây, bộ máy nhà nước chiếm hữu nô lệ sụp đổ. - Các chính sách của người Giéc-man: + Thành lập nhiều vương quốc mới như vương quốc Ăng-glô Xắc-xông, vương quốc Phơ-răng, vương quốc Tây Gốt, vương quốc Đông Gốt,… mà sau này phát triển thành các vương quốc Anh, Pháp, Tây Ban Nha,… + Chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ chia cho nhau, trong đó tướng lĩnh quân sự và quý tộc được phần nhiều hơn, đồng thời cũng được phong các tước vị cao thấp khác nhau như công tước, hầu tước, bá tước, nam tước,… - Biến đổi trong xã hội: + Tướng lĩnh, quý tộc trở thành các lãnh chúa phong kiến. + Nô lệ và nông dân trở thành nông nô, phụ thuộc vào các lãnh chúa. I. Thông tin chung 1. Lớp : 7 - Học kỳ: I 2. Chương, phần : Phần một 3. Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU (Thời sơ – trung kì trung đại) 4. Chuẩn cần đánh giá: Sự ra đời thành thị trung đại 5. Mức độ : Biết II. Nội dung câu hỏi và bài tập 2. Câu 2: Thành thị trung đại châu Âu ra đời biểu hiện sự tiến bộ trước hết trong lĩnh vực nào? A. Nông nghiệp B. Công nghiệp C. Thương nghiệp D. Thủ công nghiệp GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 2. D I. Thông tin chung 1. Lớp : 7 - Học kỳ: I 2. Chương, phần : Phần một 3. Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU (Thời sơ – trung kì trung đại) 4. Chuẩn cần đánh giá: Các quan hệ kinh tế trong thành thị trung đại. 5. Mức độ : Hiểu II. Nội dung câu hỏi và bài tập 3. Câu 3: Thành thị trung đại có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế của xã hội phong kiến ở châu Âu? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 3: Thành thị trung đại có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế của xã hội phong kiến ở châu Âu? - Nền kinh tế hàng hoá - tiền tệ của thành thị đã từng bước đẩy lùi nền kinh tế tự nhiên trong các lãnh địa. - Thị dân tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của lãnh địa đồng thời cung cấp cho lãnh địa nông cụ, vải vóc, các nhu yếu phẩm như muối, diêm, xà phòng,… - Nông dân đem bán những nông phẩm của mình để lấy tiền nộp tô cho lãnh chúa. Tô tiền đã dần thay thế cho tô hiện vật - Sự phát triển của thành thị đã kích thích hoạt động chung của thương nghiệp châu Âu với sự mở rộng của thương mại hội chợ Mã nhận diện câu hỏi: LS7 – B2 I. Thông tin chung 1. Lớp : 7 - Học kỳ: I 2. Chương, phần : Phần một 3. Bài 2: SỰ HÌNH SUY VONG CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN VÀ SỰ HÌNH THÀNH CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU 4. Chuẩn cần đánh giá: Những cuộc phát kiến lớn về địa lý thế kỷ XV - XVI. 5. Mức độ : Biết II. Nội dung câu hỏi và bài tập 1. Câu 1: Những nước nào đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lý thế kỷ XV - XVI? A. Pháp, Bồ Đào Nha B. Đức, Ý C. Anh, Pháp D. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 1. D I. Thông tin chung 1. Lớp : 7 - Học kỳ: I 2. Chương, phần : Phần một 3. Bài 2: SỰ HÌNH SUY VONG CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN VÀ SỰ HÌNH THÀNH CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU 4. Chuẩn cần đánh giá: Những cuộc phát kiến lớn về địa lý thế kỷ XV - XVI. 5. Mức độ : Biết II. Nội dung câu hỏi và bài tập 2. Câu 2: Người tìm ra châu Mĩ năm 1492 là A. B. Đi-a-xơ. B. Va-xcô đơ Ga-ma. C. C. Cô-lôm-bô. D. Ph. Ma-gien-lan. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 2. C I. Thông tin chung 1. Lớp : 7 - Học kỳ: I 2. Chương, phần : Phần một 3. Bài 2: SỰ HÌNH SUY VONG CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN VÀ SỰ HÌNH THÀNH CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU 4. Chuẩn cần đánh giá: Ý nghĩa của những cuộc phát kiến địa lý TK XV – XVI 5. Mức độ : Hiểu II. Nội dung câu hỏi và bài tập 3. Câu 3: Hãy cho biết hệ quả của những cuộc phát kiến địa lý thế kỷ XV – XVI? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 3: Hãy cho biết hệ quả của những cuộc phát kiến địa lý thế kỷ XV – XVI? - Đem lại cho thương nhân châu Âu những nguồn nguyên liệu quý giá, nhiều vàng bạc, châu báu; thúc đẩy công thương nghiệp châu Âu phát triển mạnh hơn. - Là cuộc cách mạng về giao thông: mở ra những con đường giao thông buôn bán mới, tạo ra thị trường mới, chấm dứt thời kỳ cách biệt Đông – Tây, mở ra giai đoạn mới trong giao lưu quốc tế giữa các quốc gia và các nền văn minh, văn hoá khác nhau. - Là một cuộc cách mạng về tri thức: mang lại cho loài người hiểu biết về những vùng đất mới, dân tộc mới, nhiều ngành khoa học mới có điều kiện phát triển như ngôn ngữ học, dân tộc học, hải dương học… - Hạn chế: phát kiến địa lý dẫn đến nạn buôn bán nô lệ và mở ra thời kỳ xâm chiếm cướp bóc thuộc địa ở châu Phi, Mĩ Latinh và châu Á, mở đầu cho sự ra đời của chủ nghĩa thực dân. I. Thông tin chung 1. Lớp : 7 - Học kỳ: I 2. Chương, phần : Phần một 3. Bài 2: SỰ HÌNH SUY VONG CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN VÀ SỰ HÌNH THÀNH CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU 4. Chuẩn cần đánh giá: Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu. 5. Mức độ : Hiểu II. Nội dung câu hỏi và bài tập 4. Câu 4: Chủ nghĩa tư bản đã được hình thành ở châu Âu như thế nào? Nêu những biểu hiện. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 4: Chủ nghĩa tư bản đã được hình thành ở châu Âu như thế nào? * Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu: - Sự tích lũy ban đầu của CNTB là quá trình khởi đầu tạo ra hai yếu tố đầu tiên cho sản xuất và kinh doanh là tư bản và nhân công + Tư bản: được tích luỹ trong một thời gian dài qua nhiều con đường khác nhau như buôn bán nô lệ, cướp bóc thuộc địa, rào đất cướp ruộng… + Nhân công: sự bần cùng hoá, tước đoạt tư liệu của người lao động (nông dân, thợ thủ công) đã tạo ra lực lượng lao động làm thuê. - Quan hệ sản xuất tư bản được hình thành. * Biểu hiện: + Kinh tế: các hình thức kinh doanh TBCN xuất hiện. Các nhà tư sản mở rộng kinh doanh, lập các xưởng sản xuất có quy mô lớn, các công ty thương mại và các đồn điền rộng lớn. + Xã hội: Các chủ xưởng, chủ đồn điền và những thương nhân giàu có trở thành giai cấp tư sản. Họ dùng đủ mọi cách để bóc lột đến kiệt quệ sức lao động của người làm thuê. Đông đảo những người làm thuê trở thành giai cấp vô sản. Mã nhận diện câu hỏi: LS7 – B3 I. Thông tin chung 1. Lớp : 7 - Học kỳ: I 2. Chương, phần : Phần một 3. Bài 3: CUỘC ĐẤU TRANH CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN CHỐNG PHONG KIẾN HẬU KỲ TRUNG ĐẠI Ở CHÂU ÂU 4. Chuẩn cần đánh giá: Phong trào văn hoá Phục hưng 5. Mức độ : Biết II. Nội dung câu hỏi và bài tập 1. Câu 1: Quê hương của phong trào Văn hóa Phục hưng là quốc gia nào? A. Nước Pháp B. Nước Anh C. Nước Tây Ban Nha D. Nước Ý GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 1. D I. Thông tin chung 1. Lớp : 7 - Học kỳ: I 2. Chương, phần : Phần một 3. Bài 3: CUỘC ĐẤU TRANH CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN CHỐNG PHONG KIẾN THỜI HẬU KỲ TRUNG ĐẠI Ở CHÂU ÂU 4. Chuẩn cần đánh giá: Phong trào văn hoá Phục hưng 5. Mức độ : Biết II. Nội dung câu hỏi và bài tập 2. Câu 2. Văn hoá Phục hưng là A. khôi phục lại toàn bộ nền văn hoá cổ đại B. khôi phục lại nền văn hoá La Mã cổ đại C. khôi phục lại những tinh hoa văn hoá của người Giéc-man D. khôi phục tinh hoa văn hoá Hi Lạp – La Mã cổ đại GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 2. D Mã nhận diện câu hỏi: LS7 – B4 I. Thông tin chung 1. Lớp : 7 - Học kỳ: I 2. Chương, phần : Phần một 3. Bài 4: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN 4. Chuẩn cần đánh giá: Một số điểm nổi bật về kinh tế, chính trị của Trung Quốc thời phong kiến. 5. Mức độ : Biết II. Nội dung câu hỏi và bài tập 1. Câu 1: Trình bày những chính sách cai trị của nhà Tần? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 1: Trình bày những chính sách cai trị của nhà Tần? - Chia đất nước thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan lại đến cai trị - Ban hành chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất cho cả nước - Thực hiện chính sách cai trị hà khắc: bắt hàng triệu người đi lính, đi phu xây đắp Vạn lí trường thành, cung A Phòng, lăng Li Sơn… - Gây chiến tranh, mở rộng lãnh thổ về phía bắc và phía nam I. Thông tin chung 1. Lớp : 7 - Học kỳ: I 2. Chương, phần : Phần một 3. Bài 4: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN 4. Chuẩn cần đánh giá: Một số điểm nổi bật về kinh tế, chính trị của Trung Quốc thời phong kiến. 5. Mức độ : Hiểu . dầu m , nghề in, la bàn, thuốc súng. C. giấy viết, nghề in, la bàn, thuốc súng. D. kĩ thuật khai m , giấy viết, nghề in, la bàn. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 4. C Mã nhận diện câu hỏi: LS7 –. CÂU HỎI BÀI TẬP TRÊN MẠNG LỊCH SỬ - LỚP 7 Mã nhận diện câu hỏi: LS7 – B1 I. Thông tin chung 1. Lớp : 7 - Học kỳ: I 2. Chương, phần : Phần một 3. Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ. Biết II. Nội dung câu hỏi và bài tập 1. Câu 1: Những nước nào đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lý thế kỷ XV - XVI? A. Pháp, Bồ Đào Nha B. Đức, Ý C. Anh, Pháp D. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha GỢI

Ngày đăng: 24/01/2015, 15:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan