chiến lược phát triển du lịch tỉnh nghệ an giai đoạn 2012 – 2020

21 1.5K 12
chiến lược phát triển du lịch tỉnh nghệ an giai đoạn 2012 – 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU. I.1. Tính cấp thiết của đề tài. I.2. Phương pháp tiếp cận. I.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. II. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. II.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu. II.1.1. Tiềm năng về tự nhiên. II.1.2. Tiềm năng về giao thông. II.2. Phương pháp nghiên cứu. II.2.1. Phương pháp thu thập số liệu. II.2.2. Phương pháp phân tích số liệu. III. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN. III.1. Cơ sở lý luận về Marketing Du lịch. III.2. Thực trạng hoạt động phát triển Du Lịch tại tỉnh Nghệ An. IV. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN. IV.1. Mục tiêu chiến lược. IV.2. Phương hướng phát triển. V. GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC V.1. Xây dựng chiến lược Marketing hình tượng địa phương. V.2. Chiến lược Marketing các đặc trưng địa phương. V.3. Chiến lược Marketing cơ sở hạ tầng. V.4. Chiến lược Marketing con người. VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN. VII. KẾT LUẬN. VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO. I.MỞ ĐẦU 1.1.Tính cấp thiết của đề tài Trên thế giới du lịch phát triển mạnh và trở thành ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước. Du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống dân cư và trong xã hội và là một trong những ngành phát triển nhất thế giới. Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển mình để hòa nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định kinh doanh du lịch là nền kinh tế mũi nhọn đang và sẽ là mối quan tâm của nhiều người. Nó góp phần tích cực vào việc thực hiện chính sách mở cửa, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo công ăn việc làm, mở rộng rộng giao lưu hợp tác giữa nước ta với nước ngoài, tăng cường tình hữu nghị, hòa bình và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, các quốc gia. Nghệ An là tỉnh có điều kiện tự nhiên phong phú và đa dạng cùng với đó là những tài nguyên du lịch nhân văn. Trong những năm qua du lịch tỉnh Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Doanh thu đạt được là 385,396 tỷ đồng vào năm 2005; năm 2006 đạt 419,502 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 19,5% năm. Với những tiềm năng du lịch to lớn như vậy, Nghệ An hoàn toàn có thể trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn và đem lại nguồn lợi to lớn. Tuy nhiên, ngành du lich còn có nhiều hạn chế: ngành chưa tạo được hình tượng cho riêng mình, cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, đội ngũ nhân viên chưa trang bị đầy đủ kiến thức. Vậy làm thế nào để bảo tồn và phát triển ngành Du Lịch tại tỉnh Nghệ An, để nó xứng đáng với tiềm năng vốn có, ngày càng nâng cao vị thế và thương hiệu của mình trong lòng du khách. Góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước và lưu truyền văn hóa dân tộc. Trên cơ sở thực tiễn về Du lịch tại tỉnh Nghệ An, nhóm chúng Tôi xin đề xuất “Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012 – 2020”. Chiến lược này sẽ góp phần giải quyết những vấn đề bất cập và đưa ra định hướng phát triển ngành Du lịch tại tỉnh trong thời gian tới. 1.2.Phương pháp tiếp cận Bản chiến lược áp dụng phương pháp tiếp cận từ trên xuống. Các thành viên trong bộ máy tổ chức tỉnh xây dựng và triển khai chiến lược xuống dưới. Phương pháp này có ưu điểm là các chỉ tiêu, giải pháp, cách thức tổ chức thực hiện được thống nhất từ trên xuống, tránh được hiện tượng đơn lẻ, thiếu đồng bộ. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 1.3.1.Đối tượng nghiên cứu. Chiến lược Marketing du lịch của tỉnh Nghệ An. 1.3.2.phạm vi nghiên cứu. Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại tỉnh Nghệ An, Phạm vi thời gian: Thông tin về chiến lược Marketing ở tỉnh Nghệ An được thu thập trong khoảng thời gian từ 2000 – 2010. Và đưa ra giải pháp, chiến lược áp dụng từ 2012 – 2020. II. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.Đặc điểm địa bàn nghiên cứu Với điều kiện tự nhiên đa dạng, phong phú về khí hậu và địa hình. Nghệ An có nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Phía Tây Nghệ An là các khu du lịch gắn liền với các khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát, Pù Huống, hoặc các danh thắng tự nhiên như: thác Sao Va, thác Khe Kèm… Phía Đông Nghệ An là một loạt các bãi tắm đẹp trải dài dọc theo bờ biển từ bãi Quỳnh Phương - Quỳnh Lưu đến Diễn Thành - Diễn Châu, Cửa Hiền-Nghi Lộc và nổi tiếng hơn cả là bãi biển Cửa Lò. Một số khu du lịch mới hình thành, có chất lượng cao và được nhiều du khách biết đến như khu resort Bãi Lữ (tại xã Nghi Yên - huyện Nghi Lộc) hoặc khu du lịch biển Diễn Thành (huyện Diễn Châu) đang tiếp tục phát triển và khẳng định uy tín. Trong tâm thức của người dân cả nước, Nam Đàn là vùng “địa linh nhân kiệt”- cái nôi của phong trào yêu nước, quê hương của Mai Thúc Loan, Phan Bội Châu, Chủ tịch Hồ Chí Minh… và là vùng đất có bề dày lịch sử lâu đời. Ở Nam Đàn hầu hết các di tích - danh thắng trên địa bàn huyện đều gắn liền với tên tuổi của các bậc tiền bối đã có những cống hiến lớn lao trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc như: Bến Sa Nam; Đền thờ, Mộ vua Mai; Nhà lưu niệm Cụ Phan Bội Châu; Dấu tích của thành Lục Niên; Khu mộ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp; Núi Chung vv và đặc biệt là quê Bác - Khu di tích Kim Liên - nơi tuổi thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh được tái hiện qua các di tích lưu niệm về Người. Tất cả các di sản đã phần nào nói được cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, người con ưu tú bậc nhất của xứ sở Lam Hồng và của đất nước Việt Nam. Thành phố Vinh hấp dẫn du khách bởi một quần thể khu du lịch với những nét đặc trưng tiêu biểu của một đô thị xứ Nghệ như: Quảng trường Hồ Chí Minh; lâm viên núi Quyết, rừng Bần Tràm chim Hưng Hoà; Bảo tàng Xô viết-Nghệ Tĩnh, Bảo tàng Quân khu 4, Bảo tàng Tổng hợp Nghệ An; Công viên Nguyễn Tất Thành, Công viên Trung tâm, Khu vui chơi giải trí du lịch Hồ Cửa Nam; Ngoài ra còn có vùng du lịch phụ cận với những điểm đến như: Đài liệt sỹ Xô Viết-Nghệ Tĩnh (Thái Lão), Nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Lê Hồng Phong; đền Hồng Sơn; chùa Cần Linh; Đền thờ vua Quang Trung; Đền thờ và mộ Ông Hoàng Mười, núi Hồng và sông Lam… Ngoài các tuyến du lịch nói trên, Nghệ An còn có các tuyến du lịch nội địa khác theo hành trình tự chọn. TT Tuyến Mô tả tuyến Phương tiện du lịch A Các tuyến du lịch địa phương: 1 Vinh - Cửa Lò – Nghi Lộc- Đảo Ngư Khu du lịch cao cấp Bãi Lữ, đền thờ Nguyễn Xý, Nguyễn Sư Hồi, Đền thờ Bãi Chùa - Đảo Ngư (02 ngày) Đường bộ kết hợp đường thuỷ 2 Vinh - Nam Đàn - Thanh Chương Khu di tích Kim Liên; các khu lưu niệm: Phan Bội Châu, Lê Hồng Phong; Mộ Vua Mai Hắc Đế, Đình Hoành Sơn; Mộ Nguyễn Thiếp; Mộ bà Hoàng Thị Loan; Đình Võ Liệt, Cửa khẩu Thanh Thuỷ. (02 - 03 ngày) Đường bộ 3 Vinh - Anh Sơn - Con Cuông - Tương Dương – Kỳ Sơn Nhà thờ Bảo Nham; lèn Kim Nhan; Thung Voi; rừng nguyên sinh Pù Mát; Thuỷ điện Bản Vẽ, Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn. (02 - 03 ngày) Đường bộ 4 Vinh - Quỳ Hợp - Quỳ Châu – Quế Phong Hang Bua; Bảo tàng Văn hóa dân tộc; thác Sao Va; hang Thẩm ồm; Đền 9 gian; khu di tích lịch sử Tam Hợp (03 - 04 ngày) Đường bộ 5 Vinh - Diễn Châu - Quỳnh Lưu - Nghĩa Đàn Di chỉ khảo cổ Làng Vạc, Đền Cờn, bãi biển Quỳnh Bảng, Quỳnh Phương, Đền Cuông, Cửa Hiền, biển Diễn Thành. (03 ngày). Đường bộ 6 Vinh - Đô Lương - Tân Kỳ- Nghĩa Đàn Đền thờ Ông Hoàng Mười; khu di tích Nguyễn Du; Chùa Hương Tích; Đền Củi; Ngã 3 Đồng Lộc; Khu lưu niệm TBT Trần Phú; Cửa khẩu Cầu Treo; Lạc Xao - Lào (02 ngày) Đường bộ 7 Vinh - Hà Tĩnh theo QL 1A, QL8 Hang đá trắng; Khu di tích Truông Bồn;Đền thờ Lý Nhật Quang; Khu di tích nước nóng Giang Sơn; Di chỉ khảo cổ làng Vạc; cột mốc số 0 đường Hồ Chí Minh (02 - 03 ngày) Đường bộ B Các tuyến du lịch Quốc tế: 1 Vinh –Phòng Thành, Quảng Tây – Trung Quốc 5 - 7 ngày Đường thủy 2 Vinh -Đảo Hải Nam, Trung Quốc 2 - 3 ngày Đường hàng không 3 Vinh - Nậm Cắn - Lào - Thái Lan 4 - 5 ngày Đường bộ 4 Vinh - Lào – Thái Lan 4 - 5 ngày Đường bộ 5 Vinh - Hương Sơn (Hà Tĩnh) - Cầu Treo – Lào - Thái Lan 5 - 7 ngày Đường bộ (nguồn: dữ liệu cơ bản về môi trường đầu tư tỉnh Nghệ An). Giao thông vận tải Hệ thống giao thông của thành phố bao gồm đường bộ, đường sắt, đường không và đường thuỷ, rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hoá trong tỉnh, trong nước và quốc tế. Đường bộ: Quốc lộ 1A chạy xuyên qua trung tâm thành phố theo hướng Bắc - Nam với chiều dài 10km đã được nâng cấp đạt tiêu chuẩn quốc gia. Vinh là đầu mối của các tuyến đường đi các huyện trong tỉnh, đi Lào và đông bắc Thái Lan. Đường sắt: Đường sắt xuyên Việt chạy qua phía tây thành phố có ga Vinh là ga đầu mối quan trọng có nhà ga, sân ga thoáng rộng đã được nâng cấp rất thuận lợi trong việc luân chuyển hành khách và hàng hoá đi các tỉnh trong nước. Đường thuỷ: Hệ thống sông ngòi bao quanh phía tây đông và phía nam thành phố là điều kiện thuận lợi cho giao lưu với các huyện trong tỉnh. Sông Lam có độ sâu 2 - 4m có cảng Bến Thuỷ là một cảng hàng hoá lâu đời của Bắc miền trung có khả năng cho tàu dưới 2.000 tấn ra vào thuận lợi. Đường không: Sân bay Vinh có các chuyến bay đi Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và đang được nâng cấp để mở rộng các chuyến bay quốc tế. Mạng lưới giao thông nội thị có 765km đường giao thông các loại hầu hết đã rải nhựa hoặc đổ bê tông xi măng; tỷ lệ đường rộng trên 12m chiếm 15,7%, mật độ đường giao thông đạt 12km / km 2 có 2 bến xe trong đó bến xe khách 79 - đường Lê Lợi có diện tích 2.500m 2 nằm ở trung tâm thành phố có sức chứa 80 xe, 1 bến xe phục vụ buôn bán lưu thông hàng hoá nằm ở phía nam chợ Vinh (còn gọi bến xe chợ Vinh) có sức chứa trên 50 xe. 2.2.Phương pháp nghiên cứu 2.2.1.Phương pháp thu thập số liệu Dữ liệu được thu thập trên những webside của chính phủ, của các tổ chức thương mại như: webside của tổng cục thống kê, webside của tỉnh. Ngoài ra thông tin còn được thu thập từ các diễn đàn du lịch, các tạp trí kinh tế, trên sách… 2.2.2.Phương pháp phân tích số liệu a. Phương pháp thống kê so sánh: Các số liệu và dữ liệu được thiết kế thành các bảng biểu có thể so sánh qua các năm. Trên cơ sở đó sẽ tính toán về tốc độ tăng trưởng cả về chỉ tiêu tương đối và tuyêỵ đối. Sau đó rút ra kết luận. b. Phương pháp phân tích SWOT Phương pháp phân tích SWOT được sử dụng để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của tỉnh trong thời điểm hiện tại. Từ đó nhận diện những điểm mạnh, hạn chế những điểm yếu, tận dụng những cơ hội và đối đầu với thách thức. III. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3.1.Cơ sở lý luận về Marketing Du Lịch 3.1.1.Một số lý luận về Marketing, Du lịch 3.1.1.1. Khái niệm marketing Marketing bắt nguồn từ một thuật ngữ tiếng Anh. Nghĩa đen của nó là: "làm thị trường". Thuật ngữ marketing được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1902 trên giảng đường ở trường đại học Michâgn ở Mỹ. Suốt trong gần đầu thế kỷ 20, Marketing chỉ được giảng dạy trong phạm vi các nước nói tiếng Anh. Chỉ có từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, nó mới được truyền bá sang Tây Âu và Nhật Bản. Marketing là một thuật ngữ đặc biệt, bao gồm nội dung rộng, nên không dễ dàng dùng phiên âm trọn vẹn và ngắn gonu cho các ngôn ngữ trong nước. Do vậy trên trường quốc tế cũng như Việt Nam đều dùng nguyên bản âm "Marketing" trong giao dịchcũng như trong văn bản, sách báo. Và người ta đã quen dùng và hiểu với nội dung và ý nghĩa của nó. Có rất nhiều định nghĩa về marketing. Ở mỗi thời kỳ, ở mỗi cương vị, ở mỗi lĩnh vực đều có những định nghĩa và quan niệm khác nhau về Marketing dưa trên lĩnh vực mà mình sử dụng. Lúc đầu theo một khái niệm đơn giản thì Marketing chỉ giới hạn trong lĩnh vực thương mại. Toàn bộ hoạt động Marketing chỉ là để bán hàng, chỉ là để tiếp thị tiêu thụ nhanh chóng những hàng hoá và dịch vụ đã được sản xuất ra nhằm đạt lợi nhuận cao nhất. Người ta gọi Marketing trong giai đoạn này là Marketing truyền thống. Tất nhiên một định nghĩa Marketing như vậy không phản ánh đầy đủ nội dung cơ bản củ Marketing hiện đại ngày nay. Người ta định nghĩa về Marketing hiện đại như sau: Marketin là quá trình làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc trao đổi nhằm thoả mãn những nhu cầu mong muốn của con người. Cũng có thể hiểu Marketing là một hoạt động của con người( bao gồm cả tổ chức) nhằm thoả mãn nhu cầu và mong muốn thông qua sự trao đổi. 3.1.1.2. Khái niệm về Du Lịch Theo tổ chức du lịch thế giới WTO(Word Tourism Organization): “ Du lịch là tất cả những hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ không quá 12 tháng với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, công vụ và các mục đích khác.” Theo Tổng cục Du Lịch: “ Du Lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình, nhằm thỏa mãn các nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian nhất định.” Khách Du Lịch: Theo WTO:” Là một người đi từ quốc gia này tới quốc gia khác, với một lý do nào đó, có thể là kinh doanh, thăm viếng hoặc làm môt việc gì khác.” Đặc tính của sản phẩm Du Lịch: Sản phẩm Du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình. Sản phẩm du lịch có thể là môt món hàng cụ thể như thức ăn, hoặc là một món hàng không cụ thể như chất lượng phục vụ, bầu không khí nơi nghỉ mát. Ngoài đặc tính của sản phẩm dịch vụ chung, sản phẩm du lịch có nhiều đặc tính riêng biệt. Những đặc tính này cũng là những đặc trưng riêng của ngành du lịch. * Tính vô hình hay phi vật chất: Sản phẩm du lịch ta không thể sờ chúng được trước khi ta tiêu dung chúng. Khi chưa đùng chúng họ khó có thể biết trước được chất lượng của sản phẩm đó. Họ có thể đánh giá sau khi tiêu dung chúng thông qua sự cảm nhận và độ thỏa mãn của họ. * Tính không thể phân chia: Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm Du lịch diễn ra đồng thời. Sản phẩm du lịch không thể hình thành được sau đó mới tiêu thụ.Sản phẩm du lịch không thể tách khỏi nguồn gốc của nó. * Tính không ổn định và khó xác định chất lượng: Chất lượng dịch vụ thường dao động trong một khoảng rộng, tùy thuộc vào hoàn cảnh tạo ra dịch vụ. Thẩm định chất lượng dịch vụ chủ yếu dựa vào sự cảm nhận của khách hàng. Cùng một cách thức phục vụ, đối với người này thì tốt, người kia thì không tốt. Vì vậy người phục vụ, người cung ứng dịch vụ phải thường xuyên theo dõi tâm lý của khách hàng để có những quyết định đúng đắn. * Tính không lưu giữ được: Dịch vụ du lịch không thể tồn kho hay lưu trữ được khi khách đã mua chương trình du lịch. 3.1.2. Khái niệm và những nét đặc thù về Marketing du lịch 3.1.2.1. Khái niệm. Theo tổ chức du lịc quốc tế WTO: "Marketing du lịch là một triết lý quản trị mà nhờ đó tổ chức du lịch nghiên cứu, dự đoán và lựa chọn dựa trên nhu cầu của du khách để từ đó đem sản phẩm ra thị trường sao cho phù hợp với mong muốn của thị trường mục tiêu, thu nhiều lợi nhuận cho tổ chức du lịch đó". Theo Robert Lanquar và Robert Hollier: "Marketing du lịch là một loạt phương pháp và kỹ thuật được hỗ trợ bằng một tinh thần đặc biệt và có phương pháp nhằm thoả mãn các nhu cầu không nói ra của khách hàng, có thể là mục đích tiêu khiển hoặc những mục đích khác bao gồm công việc gia đình, công tác và họp hành". 3.1.2.2. những nét đặc thù. Ngoài những đặc điểm khác biệt của ngành kinh doanh dịch vụ, ngành du lịch lại có nhữn đặc điểm mà ngành kinh doanh dịch vụ khác không có. Những đặc điểm đó bao gồm: * Thời gian tiếp cận của khách với dịch vụ du lịch thường ngắn, ít có thời gian để tạo ấn tượng tốt với khách hàng. Các snả phẩm không thể bảo hành được, khách hàng cũng không thể đổi dịch vụ vì tính chất vô hình của nó. * Do các sản phẩm du lịch được tiêu dùng và sản xuất ra đồng thời nên luôn có sự tiếp xúc giữa người với người. Những xúc cảm và tình cảm cá nhân nảy sinh trong quá trình giao tíêp có tác động đến hành vi mua sau này của khách. * Nhấn mạnh hơn về hình tượng và tầm cỡ của điểm đến du lịch do khách thường mau dựa trên yếu tố tình cảm nhiều hơn. * Đa dạng và nhiều kênh phân phối, hơn nũa các trung gian trong ngành tác động rất nhiều đến quyết định mua của khách hàng. * Sự phụ thuộc vào các công ty hỗ trợ, Bản chất của sản phẩm du lịch là một sản phẩm tổng hợp, khách du lịch đánh giá tổng thể chất lượng sản phẩm thể hiện qua các tổ chức, các đơn vị có liên quan. Nếu có một khâu nào đó có chất lượng kém, sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ cá khâu còn lại. * Do đặc điểm đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng của sản phẩm du lịch nên các dịch vụ trong ngành rất dễ bị sao chép, Đây là một thách thức rất khó khăn với những doanh nghiệp muốn làm khác biệt các sản phẩm của mình để nâng cao tính cạnh tranh. * Sản phẩm du lịch mang tính thời vụ rõ nét. Do vậy việc chú trọng khuyến mại vào ngoài thời kỳ cao điểm là rất quan trọng. * Chưa thực sự coi trọng kỹ năng của Marketing mà chỉ chú trọng coi trọng kỹ thuật chuyên môn. Vì vậy việc tổ chức trong các đơn vị kinh doanh du lịch thường không có bộ phận Marketing riêng biệt. [...]... thu hút khách du lịch đến Nghệ An Mới đây, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 5167/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án phát triển du lịch biển, đảo Nghệ An đến năm 2020 Theo đó, mục tiêu phát triển du lịch biển, đảo Nghệ An đến năm 2020 là: Đẩy nhanh phát triển du lịch biển, đảo trở thành một ngành kinh tế chủ lực của kinh tế biển và ven biển; Phấn đấu đến năm 2020, du lịch Nghệ An đón 4,5 triệu... HIỆN Thực hiện chiến lược phát triển du lịch UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 5167/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án phát triển du lịch biển, đảo Nghệ An đến năm 2020 Nhằm triển khai chiến lược một cách đồng bộ, thống nhất và đạt kết quả cao, yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ sau: * Các đơn vị trực thuộc Sở văn hóa, Thể thao, Du lịch các tỉnh, huyện tổ... khu du lịch Quỳnh Phương - Quỳnh Bảng * Phát triển các tuyến du lịch trọng điểm của Nghệ An thời kỳ 2012- 2020 gắn phát triển du lịch văn hoá lịch sử với các lễ hội truyền thống * Đẩy mạnh công tác tiếp thị quảng cáo và xúc tiến du lịch, củng cố phát triển thị trường du lịch nội địa đồng thời từng bước mở rộng thị trường du lịch quốc tế, chú trọng khai thác thị trường các nước trong khu vực ASEAN, Đông... 60.000-70.000 lao động gián tiếp ngoài xã hội 4.2 Phương hướng phát triển Phát triển đa dạng các loại hình du lịch (bao gồm: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, lịch sử văn hoá, du lịch tham quan vui chơi giải trí gắn với phát triển làng nghề ) trên cơ sở khai thác tốt lợi thế và tiềm năng du lịch của tỉnh Đầu tư phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm, có bước đi thích hợp, kết hợp... Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản * Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch và hiệu quả kinh doanh du lịch * Tập trung phát triển sản xuất các sản phẩm hàng hoá truyền thống và mang bản sắc văn hoá xứ Nghệ, phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế * Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước về Du lịch, giữ vững định hướng phát triển du lịch bền vững V.GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC Chiến lược marketing... Thực trạng hoạt động phát triển du lịch tại Tỉnh Nghệ An 3.2.1.Thuận lợi Nghệ An là một tỉnh có tiềm năng du lịch rất lớn, có hệ thống tài nguyên du lịch phong phú bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn Đầu tiên phải kể đến du lịch biển với các bãi biển đẹp nổi tiếng như Cửa Lò, Cửa Hội, Diễn Châu… Xa hơn nữa là khu dự trữ sinh quyển thế giới Tây Nghệ An với vườn quốc gia... HƯỚNG CHIẾN LƯỢC 4.1 Mục tiêu phát triển du lịch Nghệ An 4.1.1 Mục tiêu tổng quát: * Khai thác triệt để tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, lợi thế về vị trí địa lý, kết cấu cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch sẵn có của tỉnh, đẩy nhanh phát triển dịch vụ du lịch với tốc độ cao và hiệu quả, để có tỉ ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế * Phấn đấu đến năm 2020 Nghệ An trở thành trung tâm du. .. hai miền Bắc - Nam hấp dẫn du khách bởi một quần thể khu du lịch với những nét đặc trưng tiêu biểu của một đô thị xứ Nghệ Đến với thành phố Vinh, du khách có thể tham gia vào nhiều loại hình du lịch như: du lịch lịch sử văn hoá, du lịch nghiên cứu, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Với những tiềm năng du lịch to lớn như vậy, Nghệ An hoàn toàn có thể trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn và đem lại nguồn... đồng thời phát triển các khu du lịch mới với các sản phẩm du lịch đa dạng có sức hấp dẫn cao để thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế Trong đó tập trung ưu tiên đầu tư vào những khu, điểm sau: * Trung tâm Du lịch thành phố Vinh, du lịch Đền Cuông - Cửa Hiền; khu du lịch Cửa Lò - Nghi Thiết; khu du lịch Kim Liên gắn với Nam Đàn; khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia Pù Mát; khu du lịch sinh... chè xanh xứ Nghệ cũng là một nét độc đáo cần được khai thác Thêm vào đó, phát triển du lịch hướng về miền Tây Nghệ An để khám phá những nét văn hoá của các tộc người như là Thái, Thổ, Mông, Khơ Mú, Ơ Đu cũng là một nét đặc trưng của du lịch Nghệ An cần được phát huy 5.3 Chiến lược marketing cơ sở hạ tầng Nghệ An là một đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, có mạng lưới giao thông phát triển và đa . tỉnh Nghệ An. VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Thực hiện chiến lược phát triển du lịch UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 5167/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án phát triển du lịch biển, đảo Nghệ. khách du lịch đến Nghệ An Mới đây, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 5167/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án phát triển du lịch biển, đảo Nghệ An đến năm 2020. Theo đó, mục tiêu phát triển. hoạt động phát triển du lịch tại Tỉnh Nghệ An 3.2.1.Thuận lợi. Nghệ An là một tỉnh có tiềm năng du lịch rất lớn, có hệ thống tài nguyên du lịch phong phú bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên

Ngày đăng: 24/01/2015, 13:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan