phân tích bản chất và thực tiễn của chính sách ”hộp vàng” trong hỗ trợ nông nghiệp

31 540 2
phân tích bản chất và thực tiễn của chính sách ”hộp vàng”  trong hỗ trợ nông nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 2 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 3 1.3 Phạm vi nghiên cứu: 3 1.4 Phương pháp thu thập thông tin: 3 1.5 Phương pháp phân tích: 3 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 4 2.1 Chính sách hỗ trợ trong nước 4 2.1.1 Hỗ trợ 4 2.1.2 Chính sách hộp đỏ ( hổ phách): 4 2.1.3 Chính sách hộp xanh: 4 2.1.4 Chính sách hộp vàng: 5 2.2 Chính sách hộp vàng 5 2.2.1 Khái niệm chính sách “Hộp vàng” 5 2.2.2 Nội dung 5 2.2.3 Mục tiêu 6 2.2.4 Tác động 6 2.3 Chính sách hộp vàng của một số nước trên thế giới 11 2.3.1 Mỹ 11 2.3.2 Indonesia 12 2.3.3 Thái lan 13 2.3.4 Trung Quốc 13 3. THỰC TIỄN CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM 15 3.1 Khái quát tình hình phát triển nông nghiệp Việt Nam 15 3.2 Chính sách hộp vàng của Việt Nam 17 3.2.1 Cơ cấu hỗ trợ thuộc chính sách hộp vàng 17 3.2.2 Chính sách đầu tư: 19 3.2.3 Chính sách hỗ trợ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp 20 3.2.4 Chính sách trợ cấp chuyển dịch cây trồng thay cây thuốc phiện. 21 3.3 Tác động của chương trình phát triển tại Việt Nam 21 3.3.1 Với phát triển nông nghiệp 21 3.3.2 Đối với xoá đói, giảm nghèo 23 3.4 Tác động tích cực, tiêu cực của chương trình phát triển tại Việt Nam 24 3.5 Một số đề xuất, định hướng chính sách 27 4. KẾT LUẬN 28 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài. Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Tỷ lệ dân số ở nông thôn chiếm đến 73.3% tổng dân số trêm toàn quốc, khoảng 71 % dân số làm nghề nông (Đỗ Kim Chung – 2008). Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng đối với đời sống kinh tế xã hội. Ngày 11/01/2007 Việt Nam là thành viên chính thức của WTO, theo đó một mặtViệt Nam phải ký các hiệp định đa phương, hiệp định song phương với các thành viên WTO, mặt khác phải ký cam kết với WTO trong đó cam kết về nông nghiệp là một nội dung quan trọng. Nội dung chính gồm: mở cửa thị trường, chính sách hỗ trợ trong nước đối với nông nghiệp và về trợ cấp xuất khẩu nông sản. Trong đó, Việt Nam phải cắt giảm các biện pháp hỗ trợ sản xuất nông nghiệp gây méo mó, lệch lạc thị trường. Nghị quyết về Tam Nông của Bộ Chính Trị khẳng định: Tam nông có vai trò quan trọng trong sự nghiệp CNH-HĐH , xây dựng và bảo vệ tổ quốc, có quan hệ mật thiết với CNH-HĐH. Phát triển tam nông phải dựa trên cơ chế thị trường định hướng XHCN, phù hợp với từng điều kiện cụ thể. Giải quyết vấn đề tam nông là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, xã hội. Tất cả nhằm mục tiêu tổng quát là nâng cao chất lượng tam nông, xây dựng nông thôn hiện đại, phát triển, xây dựng giai cấp nông dân vững mạnh. Tình hình sản xuất nông nghiệp Việt Nam ngày càng khó khăn. Gía vật tư nông nghiệp, phân bón, nhân công không ngừng tăng khiến chi phí đầu vào bị đội lên nhiều lần. Cạnh đó, tình hình thời tiết ngày càng khắc nghiệt. Người nông dân cùng một lúc phải đối mặt với nhiều khó khăn. Hàng nông sản Việt Nam phải cạnh tranh với nông sản các nước thành viên WTO. Đây là thách thức lớn đối với nông dân, nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. 2 Xuất phát từ những lý do trên việc tiến hành nghiên cứu đề tài “ phân tích bản chất và thực tiễn của chính sách ”hộp vàng” trong hỗ trợ nông nghiệp” là cần thiết và có ý nghĩa trong nghiên cứu và hoạch định chính sách nông nghiệp. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: Hệ thốn hoá cơ sở lý luận về bản chất, cơ sở khoa học của chính sách hộp vàng. Thảo luận thực tiễn vấn đề chính sách hộp vàng trên thế giới và ở Việt Nam. Đề xuất chính hướng chính sách hộp vàng phù hợp nhất đối với điều kiện của Việt Nam. 1.3 Phạm vi nghiên cứu: Thời gian: Đề tài đợc tiến hành nghiên cứu, thảo luận từ ngày 27/10/2008 đến 13/11/2008 Về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội. Về nội dung: Tập chung nghiên cứu chính sách hộp vàng theo quy đinh của WTO. Tác động của chính sách và tình hình vận dụng chính sách hộp vàng của các nước. 1.4 Phương pháp thu thập thông tin: Hoàn toàn sử dụng những thông tin đã công bố trên các sách, báo, tạp chí và mạng internet. 1.5 Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp phân tích phúc lợi trong phân tích chính sách. 3 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Chính sách hỗ trợ trong nước 2.1.1 Hỗ trợ Là các chi phí dành cho ngành nông nghiệp được lấy từ ngân sách nhà nước hoặc từ các khoản đáng ra phải nộp nhưng được để lại hỗ trợ cho ngành nông nghiệp. Các biện pháp phi thuế hạn chế xuất, nhập khẩu có tác động hỗ trợ giá nông sản trong nước được tính quy đổi ra hỗ trợ. Hiệp định về nông nghiệp của WTO quy định về chính sách hỗ trợ trong nước gồm các nhóm chính sách khác nhau. Căn cứ mức độ tác động tới thương mại nông sản có thể chia làm 3 loại sau: 2.1.2 Chính sách hộp đỏ ( hổ phách): là những chính sách hỗ trợ trực tiếp, gây méo mó thương mại. Nhóm chính sách này phải cam kết cắt giảm. Hiện tại các nước vẫn được duy trì một mức nhất định nếu tổng giá trị hỗ trợ chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (5% với các nước phát triển và 10% với các nước đang phát triển) trong giá trị sản xuất các sản phẩm cụ thể hoặc tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. 2.1.3 Chính sách hộp xanh: Là những hỗ trợ không có tác động hoặc chỉ ảnh hưởng đến sản xuất, bóp méo thương mại ở mức tối thiểu và thoả mãn các tiêu chuẩn sau: - Trợ cấp thông qua một chương trình do chính phủ tài trợ, không liên quan tới các khoản thu từ người tiêu dùng. - Không có tác dụng trợ giá cho người sản xuất. 4 Các chính sách thuộc hộp xanh bao gồm: Dịch vụ công, dự trữ quốc gia vì mục đích an ninh lương thực, trợ cấp lương thực trong nước, thanh toán theo các chương trình môi trường 2.1.4 Chính sách hộp vàng: là những chính sách hỗ trợ người sản xuất nằm trong chương trình khuyến khích sản xuất hoặc thu hẹp sản xuất nông nghiệp. Những chính sách này hiện tại không phải cam kết cắt giảm song phải chịu sự giám sát chặt chẽ. Chính sách này gồm 2 dạng: - Chương trình phát triển áp dụng cho các nước đang phát triển và chậm phát triển. - Chương trình thu hẹp sản xuất áp dụng cho các nước phát triển. 2.2 Chính sách hộp vàng 2.2.1 Khái niệm chính sách “Hộp vàng” Là các khoản chi trả trực tiếp từ ngân sách nhưng mà gắn với sản xuất và thuộc các chương trình thu hẹp sản xuất nông nghiệp. 2.2.2 Nội dung Với các nước phát triển Chính sách này được áp dụng là: Các khoản chi trả trực tiếp cho nông dân trong chương trình hạn chế sản xuất được tính trên: - Diện tích sản xuất - Đầu gia súc - Sản lượng nông nghiệp Với các nước đang và chậm phát triển: Áp dụng chính sách này nhằm khuyến khích sản xuất, gọi tắt là“chương trình phát triển” Chính sách gồm: 5 - Các khoản trợ cấp đầu tư. Cho vay ưu đãi, hỗ trợ sau đầu tư, hỗ trợ lãi suất - Trợ cấp các loại vật tư đầu vào cho người nghèo, người có thu nhập thấp, nông dân ở các vùng khó khăn - Hỗ trợ để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. 2.2.3 Mục tiêu Với các nước đang và chậm phát triển: Chính sách nhằm tăng cường sức sản xuất nông nghiệp, giúp người nông dân nghèo có thể tiếp cận với nguồn vốn, các yếu tố sản xuất để họ có thể phát huy tiềm năng sản xuất vốn có của mình; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đảm bảo mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội cho phát triển nông nghiệp và nông thôn. Với các nước phát triển: Chính sách hộp vàng nhằm làm giảm lượng cung khi cung vượt quá cầu, tăng giá nông sản trên thị trường, đảm bảo lợi ích người nông dân. Đảm bảo mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội cho phát triển nông nghiệp và nông thôn. 2.2.4 Tác động Với điều kiện cho phép, chúng tôi chỉ trình bày tác động của “ chương trình phát triển” tại các nước đang phát triển. “Chương trình phát triển” nhằm giảm chi phí cho người nông dân bằng cách lấy Ngân sách nhà nước bù một phần chi phí. Như vậy, chính sách có tác động như sau. 2.2.4.1 Đối với người sản xuất: Trong ngắn hạn: Do được hỗ trợ về vốn, về vật tư đầu vào người nông dân một mặt tiết kiệm được một khoản chi phí, mặt khác có điều kiện mở rộng sản xuất. Trong ngắn hạn, giá bán nông sản không thay đổi, do vậy lợi ích người sản xuất sẽ tăng. 6 Hình 2.1 Tác động của “chương trình phát triển” tới thặng dư người tiêu dùng. Từ đồ thị ta thấy: Trước trợ giá: PS = a Sau trợ cấp: PS = a + b + c PS tăng là: ∆PS = b + c Trong đó: b: lợi ích tăng lên do tiết kiệm chi phí c: lợi ích tăng lên do mở rộng sản xuất Trong dài hạn: Do mở rộng sản xuất, đường cung sản phẩm nông nghiệp dịch chuyển từ S 1 đến S 2 . Trong khi cầu nông sản không đổi. Điều này làm giá nông sản giảm từ P 1 xuống P 2 . a P S 1 S 2 c Q 1 Q 2 Q P b 7 Hình 2.2 Tác động của hỗ trợ sản xuất tới người tiêu dùng và người sản xuất. Từ đồ thị trên ta thấy: Cung tăng từ S1 sang S2, giá giảm từ P1 xuống P2 Lợi ích của người sản xuất : Chưa trợ giá: PS = b + c Có trợ giá: PS = c + f+ g Thay đổi: ∆PS = f + g – b Nếu f+g >b: người sản xuất được lợi. Nếu f+g < b: người sản xuất bị thiệt. Nếu f+g = b: Lợi ích người sản xuất không thay đổi Tuy nhiên f+g lớn hay nhỏ phụ thuộc vào độ co giãn của cầu đầu vào theo giá đầu vào và độ co giãn của năng suất so với lượng đầu vào được sử dụng. Như vậy, chương trình phát triển của các nước đang phát triển chỉ có thể giúp người sản xuất tăng thêm lợi ích trong ngắn hạn còn trong dài hạn chưa hẳn người sản xuất đã được lợi. 2.2.4.2 Đối với người tiêu dùng: Trong ngắn hạn: Lợi ích người tiêu dùng không tăng lên mà cũng không giảm đi do giá nông sản không thay đổi. S 2 S 1 Q 2 Q 1 P P 1 P 2 Q b c d e f a g 8 Trong dài hạn: Lợi ích người tiêu dùng tăng lên do khi cung nông sản tăng làm giá nông sản giảm làm người tiêu dùng mua được nhiều hàng hoá với giá thấp hơn. Nó được minh chứng cụ thể ở mô hình 2.2 Từ đồ thị trên ta thấy: Cung tăng từ S1 sang S2, giá giảm từ P1 xuống P2 Thặng dư của người tiêu dùng : Chưa trợ giá: CS = a Có trợ giá: CS = a + b + d + e Thay đổi: ∆CS = b + d + e. Qua phân tích mô hình ta thấy trong dài hạn lợi ích của người tiêu dùng tăng lên nguyên nhân là do giá giảm Như vậy, ta có thể thấy rằng chương trình phát triển luôn làm cho người tiêu dùng có lợi. 2.2.4.3 Đối với ngân sách chính phủ: Do chính phủ phải chi trả trực tiếp chương trình từ hỗ trợ lãi xuất, hỗ trợ đầu vào tới hỗ trợ để chuyển dịch cơ cấu cây trồng nên ngân sách sẽ giảm. Cụ thể từ hình 2.2 ta thấy: ngân sách nhà nước giảm: b + c + e 2.2.4.4 Đối với an sinh xã hội và dịch chuyển nguồn lực. Hình 2.3 Ảnh hưởng của hỗ trợ sản xuất đối với an sinh xã hội và dịch chuyển nguồn lực. Qua mô hình 2.3 cho thấy: a P b S 1 S 2 c Q 1 Q 2 P d 9 Với an sinh xã hội: - Giá rẻ hơn, mở rộng sản xuất, thặng dư sản xuất tăng: a + b - Chính phủ chi cho hỗ trợ: a + b + c - An sinh xã hội ( giảm) : - c Với dịch chuyển nguồn lực: - Nguồn lực sử dụng thêm: - (c + b + d) - Tiết kiệm ngoại tệ để nhập khẩu: b + d - Kết quả chung( giảm) : -c Như vậy, chính sách cho chương trình phát triển đều làm giảm an sinh xã hội và tài nguyên được sử dụng tăng thêm. 2.2.4.5 Đối với thị trường: Chương trình phát triển gây méo mó thị trường. Giá nông sản trên thị trường giảm. Tuy nhiên, giá thành nông sản không giảm. Điều này ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của các nông sản ở các nước, khu vực không được hỗ trợ. Gây bất bình đẳng trong thị trường cạnh tranh. 2.2.4.6 Đối với nền nông nghiệp trong nước: Chương trình phát triển áp dụng các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích sản xuất. Do vậy, diện tích, quy mô sản xuất nông nghiệp tăng ,đồng thời sản lượng hàng hoá nông sản trên thị trường tăng lên. Đồng thời, cơ cấu kinh tế nông nghiệp sẽ được chuyển dịch theo hướng tích cực. Những cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao sẽ được khuyến khích phát triển, những cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế thẫp sẽ bị loại trừ. Nền nông nghiệp trong nước được thúc đẩy tăng trưởng, đáp ứng mục tiêu kinh tế trong ngành nông nghiệp. Khả năng cạnh tranh của nền nông nghiệp trong nước trước mắt được giữ vững, không bị hàng nông sản nước ngoài loại bỏ. Do giá nông sản hàng hoá trong nước được hạ thấp, mức độ đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, thị phần tiêu thụ nông sản trong nước tương đối cao. Tuy nhiên về lâu dài, chính sách này có thể gây phản ứng ngược lại. Do năng suất sản xuất không tăng, 10 [...]... các chính sách đó đang dần được điều chỉnh đặc biệt là chính sách về nông nghiệp Trong nông nghiệp nước ta áp dụng nhiều chính sách khác nhau và rất rộng như các chính sách điều chỉnh sản xuất, quan hệ sản xuất, chính sách xã hội…Tạo nên một tổng thể chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn Khi nghiên cứu phân tích chính sách nông nghiệp trên góc độ quy định của WTO thì các chính sách nông nghiệp. .. định của WTO về chính sách hỗ trợ nông nghiệp thì Việt Nam sẽ thay đổi và thực hiện chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp ra sao để nông nghiệp vẫn tiếp tục phát triển, người dân không phải bỏ đất trống đó là các chính sách thuộc các nhóm hộp màu khác nhau Vậy với nhóm chính sách hộp vàng (xanh lơ) thực tiễn đước áp dụng ở Việt Nam ra sao chúng ta cùng đến với phần tiếp theo 3.2 Chính sách hộp vàng của. .. hệ thống chính sách này, chuyển từ trợ cấp sản xuất nông nghiệp trong khâu lưu thông sang trợ cấp trực tiếp cho tất cả các khâu liên quan đến quá trình sản xuất Sẽ hỗ trợ giá và áp dụng các chính sách ưu đãi cho vật tư sản xuất nông nghiệp, như giống cây, con, hoá học nông nghiệp, các chất sinh hoá, phân, nhiên liệu Sử dụng cho nông nghiệp và máy nông nghiệp, đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng nông thôn,... cho nông nghiệp, tăng hỗ trợ theo vùng Theo chính sách hộp vàng, giai đoạn 96-98, hỗ trợ nông nghiệp của Trung Quốc chiếm 1,4% giá trị sản lượng nông nghiệp còn thấp hơn so với quy định của WTO và Trung Quốc còn có thể tăng hỗ trợ nông nghiệp qua nhóm chính sách này Để sử dụng hợp lý các quy định về xâm nhập thị trường, thứ nhất sẽ tăng cường và củng cố quy định về thuế nhập khẩu đối với những nông. .. khu vực nông thôn Góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong nước Hạn chế tình trạng phụ thuộc nông sản nhập khẩu Góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về xoá đói, giảm nghèo Đảm bảo các chỉ tiêu về kinh tế nông nghiệp, xã hội nông thôn 2.3 Chính sách hộp vàng của một số nước trên thế giới 2.3.1 Mỹ Mỹ là nước áp dụng các chính sách hỗ trợ nông nghiệp từ rất sớm Hầu hết chính sách nông nghiệp của Mỹ đều... 3.2.1 Cơ cấu hỗ trợ thuộc chính sách hộp vàng Các chính sách hỗ trợ trong nhóm chương trình phát triển đang áp dụng chiếm 10,7% tổng nhóm hỗ trợ trong nước Chủ yếu dưới các hình thức hỗ trợ cho 1 số 17 chương trình hỗ trợ sau đầu tư, hỗ trợ lãi suất cho mía đường, sản xuất sữa, chăn nuôi; hỗ trợ lãi suất thấp cho người nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế (bỏ trồng cây thuốc phiện) Cụ thể hỗ trợ bình quân... năm của chính phủ như sau: Bảng 3.3: Giá trị hỗ trợ thuộc chính sách hộp vàng hàng năm của Việt Nam Đơn vị tính: tỷ VNĐ Loại hỗ trợ Hỗ trợ đầu tư Hỗ trợ đầu vào cho dân nghèo Giai đoạn Giai đoạn 1998 1996 - 1998 đến nay So sánh (%) 183 181.5 99.10 333 330 99.09 15.6 38.5 246.79 532 550 103.38 Hỗ trợ chuyển dịch cây trồng thay cây thuốc phiện Tổng hỗ trợ Nguồn: Đỗ Kim Chung, 2008; Bộ Nông Nghiệp Và Phát... Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn (2001) ‘ Chính sách hỗ trợ nông nghiệp của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO’, 10/05/2001 2 Bộ Thương Mại - Vụ CSTM Đa Biên (2002) Trợ cấp cho nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh đàm phán gia nhập WTO 3 Đỗ Kim Chung (2008) Càng làm nông nghiệp nông dân càng nghèo, Tạp chí Đại Đoàn Kết, 26/3/2008 4 Đỗ Kim Chung (2008) ‘Hệ thống bài giảng môn Chính Sách Nông Nghiệp, ... chung Vậy thì tác động của chính sách hộp vàng tới các đối tượng khác nhau là như thế nào chúng ta hãy tìm hiểu thông qua phần tác động này 25 26 Tác động Tích cực Tiêu cự Chỉ tiêu Việc xây dựng các chính sách trong nước phù Hỗ trợ đầu tư vào các hợp tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển; nông dân không thồng nhất, khôn được hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ đầu vào trong sản xuất, hỗ trợ tình trạng mất cân... ra trong các hiệp định chủ yếu là xoay quanh vấn đề hỗ trợ cho nông nghiệp Hiệp định nông nghiệp phân loại các hỗ trợ trong nước đối với nông nghiệp thành các nhóm khác nhau căn cứ vào mức độ ảnh hưởng của các biện pháp này đối với thương mại trong nông nghiệp Qua trên cho chúng ta thấy được kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây có sự thay đổi đặc biệt là sự chuyển đổi tích cực từ ngành nông nghiệp . nghiên cứu đề tài “ phân tích bản chất và thực tiễn của chính sách ”hộp vàng” trong hỗ trợ nông nghiệp là cần thiết và có ý nghĩa trong nghiên cứu và hoạch định chính sách nông nghiệp. 1.2 Mục. triển nông nghiệp Việt Nam 15 3.2 Chính sách hộp vàng của Việt Nam 17 3.2.1 Cơ cấu hỗ trợ thuộc chính sách hộp vàng 17 3.2.2 Chính sách đầu tư: 19 3.2.3 Chính sách hỗ trợ đầu vào cho sản xuất nông. nông nghiệp, xã hội nông thôn 2.3 Chính sách hộp vàng của một số nước trên thế giới 2.3.1 Mỹ Mỹ là nước áp dụng các chính sách hỗ trợ nông nghiệp từ rất sớm. Hầu hết chính sách nông nghiệp của

Ngày đăng: 24/01/2015, 12:33

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. ĐẶT VẤN ĐỀ

    • 1.1 Tính cấp thiết của đề tài.

    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu:

    • 1.3 Phạm vi nghiên cứu:

    • 1.4 Phương pháp thu thập thông tin:

    • 1.5 Phương pháp phân tích:

    • 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN

      • 2.1 Chính sách hỗ trợ trong nước

        • 2.1.1 Hỗ trợ

        • 2.1.2 Chính sách hộp đỏ ( hổ phách):

        • 2.1.3 Chính sách hộp xanh:

        • 2.1.4 Chính sách hộp vàng:

        • 2.2 Chính sách hộp vàng

          • 2.2.1 Khái niệm chính sách “Hộp vàng”

          • 2.2.2 Nội dung

          • 2.2.3 Mục tiêu

          • 2.2.4 Tác động

            • 2.2.4.1 Đối với người sản xuất:

            • 2.2.4.2 Đối với người tiêu dùng:

            • 2.2.4.3 Đối với ngân sách chính phủ:

            • 2.2.4.4 Đối với an sinh xã hội và dịch chuyển nguồn lực.

            • 2.2.4.5 Đối với thị trường:

            • 2.2.4.6 Đối với nền nông nghiệp trong nước:

            • 2.2.4.7 Đối với nền kinh tế, xã hội.

            • 2.3 Chính sách hộp vàng của một số nước trên thế giới

              • 2.3.1 Mỹ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan