phân tích bản chất và thực tiễn của chính sách “hộp đỏ” trong hỗ trợ nông nghiệp

26 593 0
phân tích bản chất và thực tiễn của chính sách “hộp đỏ” trong hỗ trợ nông nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KHÓA LUẬN MÔN CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP Chủ đề: Phân tích bản chất và thực tiễn của chính sách “hộp đỏ” trong hỗ trợ nông nghiệp. Nhóm 10 - Lớp KT50A 1. Phạm Thị Nhung 2. Đào Thị Như 3. Đinh Thị Niên 4. Ngô Việt Phương 5. Nguyễn Hoa Phượng 1 MỤC LỤC 2.1.1. Hỗ trợ 4 I. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết Hội nhập kinh tế quốc tế củaViệt Nam đã được đẩy mạnh ngay từ đầu thập niên của thế kỷ trước với sự tham gia vào các tổ chức như ASEAN, AFTA, APEC, ASEM…Đặc biệt khi trở thành thành viên chính thức của WTO từ 11-1-2007, Việt Nam bắt đầu bước vào sân chơi chung của thị trường thương mại thế giới theo luật chơi chung dành cho tất cả các thành viên của tổ chức này và từng bước thực hiện việc hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp. Việc thực thi các cam kết, tận dụng thành công những cơ hội và giảm tới mức thấp nhất các thách thức, khó khăn khi gia nhập WTO bên cạnh nỗ lực của người dân, doanh nghiệp, còn phụ thuộc rất lớn vào việc điều chỉnh quản lý các chính sách và thực hiện cam kết của Việt Nam trong Hiệp định Nông nghiệp của WTO. Nông nghiệp là ngành có nhiều rủi ro, đặc biệt là giá cả nông sản rất bấp bênh. Do đó để có thể đứng vững và phát triển thì ngành nông nghiệp cần có 2 sự can thiệp và trợ giúp tích cực của Nhà nước. Tuy nhiên sự trợ giúp đó có thể bóp méo tính cạnh tranh trên thương trường quốc tế. Nếu tất cả các nước thành viên WTO đều áp dụng chính sách hỗ trợ tài chính cho các nhà sản xuất để họ xuất khẩu nhiều hơn sẽ dẫn đến một cuộc đua về trợ cấp giữa các nước, kéo theo sự bất bình đẳng về cạnh tranh. Vì thế, Chính phủ cần biết mức độ lợi, thiệt của mỗi hình thức hỗ trợ để có sự điều chỉnh hợp lý nhằm đạt hiệu quả cam kết về chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp của WTO. Đặc biệt là những cam kết thuộc chính sách hộp đỏ. Để hiểu rõ hơn về chính sách hộp đỏ và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Phân tích bản chất và thực tiễn của chính sách hộp đỏ hỗ trợ nông nghiệp” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu + Hệ thống hóa cơ sở lý luận về bản chất, cơ sở khoa học của chính sách “hộp đỏ” trong hỗ trợ nông nghiệp. + Thảo luận thực tiễn chính sách “hộp đỏ” trong hỗ trợ nông nghiệp trên thế giới và ở nước ta. + Đề xuất định hướng chính sách “hộp đỏ” trong hỗ trợ nông nghiệp cho phù hợp với bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO. 1.3 Phạm vi nghiên cứu + Thời gian: từ 31/10/2008 đến 14/11/2008. + Chủ đề: Phân tích bản chất và thực tiễn của chính sách “hộp đỏ” trong hỗ trợ nông nghiệp. + Không gian: Nghiên cứu ở Việt Nam 1.4 Phương pháp nghiên cứu 3 + Phương pháp thu thập thông tin: thu thập các thông tin đã công bố qua sách, báo, tạp chí, internet, luận văn thạc sỹ,… + Phương pháp phân tích: Phân tích thặng dư người tiêu dùng, thặng dư người sản xuất, an sinh xã hội, dịch chuyển tài nguyên. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Các khái niệm 2.1.1. Hỗ trợ Chi phí cho ngành nông nghiệp được lấy từ nguồn ngân sách Nhà nước và phần ngân sách đáng lẽ phải thu nhưng được bỏ qua không thu và được giữ lại để hỗ trợ cho ngành nông nghiệp. 2.1.2. Trợ cấp xuất khẩu Theo cách hiểu của WTO, trợ cấp xuất khẩu có thể là một khoản thanh toán trực tiếp từ ngân sách hoặc cũng có thể là việc Nhà nước miễn một khoản phải thu cho các nhà xuất khẩu khi họ xuất hàng hóa ra nước ngoài. 2.1.3. Hộp đỏ Loại hỗ trợ mang tính bóp méo thương mại rõ ràng và do vậy sẽ không được miễn và buộc phải cắt giảm. Mức độ hỗ trợ của chính phủ cho ngành nông nghiệp trong hộp đỏ được tính bằng “Tổng mức hỗ trợ gộp” (AMS). AMS được xác định bằng cách tính từ phần chi tiêu ngân sách Nhà nước cũng phần thu ngân sách được miễn. 4 Hỗ trợ tính gộp theo sp cụ thể Hỗ trợ tính gộp không theo sp cụ thể Mức hỗ trợ tương đương Tổng hỗ trợ tính gộp (Tổng AMS) = + + (Bùi Xuân Lưu (2004). Bảo hộ hợp lý nông nghiệ Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội). Các chính sách này phải cam kết cắt giảm nếu vượt quá mức tối thiểu. Mức tối thiểu là: - 5% giá trị sản lượng của sản phẩm được hỗ trợ đối với các nước phát triển; - 10% giá trị sản lượng của sản phẩm được hỗ trợ đối với các nước đang phát triển; Tuy nhiên, nhóm chính sách này là đối tượng của các loại thuế đối kháng (chống trợ cấp), thuế chống bán phá giá nếu ảnh hưởng đến quyền lợi của các nước thành viên khác. 2.2. Đặc điểm của chính sách hộp đỏ hỗ trợ trong nông nghiệp 2.2.1. Các hình thức hỗ trợ Trong nông nghiệp, WTO phân chia trợ cấp thành hai nhóm chính là hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu. * Hỗ trợ trong nước là những lợi ích được Chính phủ dành cho một hoặc một số đối tượng mà không trực tiếp gắn với hoạt động hay kết quả xuất khẩu của đối tượng đó. * Trợ cấp xuất khẩu có thể hiểu một cách đơn giản là những lợi ích gắn với hoạt động hoặc kết quả xuất khẩu. Trợ cấp xuất khẩu có 6 hình thức, bao gồm: + Trợ cấp trực tiếp cho người sản xuất hàng xuất khẩu; + Bán thanh lý hàng nông sản dự trữ cho xuất khẩu với giá rẻ hơn; 5 + Tài trợ các khoản chi trả cho xuất khẩu, kể cả phần được tài trợ từ nguồn thu thuế, các khoản được để lại; + Trợ cấp cho nông sản dựa theo tỉ lệ xuất khẩu; + Trợ cấp để giảm chi phí tiếp thị, kể cả chi phí xử lý, nâng cấp, tái chế sản phẩm, chi phí vận tải quốc tế, cước phí vận chuyển; + Ưu đãi về cước phí vận tải trong nước và quốc tế đối với hàng xuất khẩu hơn hàng nội địa. Trong giai đoạn thực hiện, các nước đang phát triển được phép áp dụng 2 loại trợ cấp cuối cùng. 2.2.2. Một số công cụ của chính sách hộp đỏ + Cố định giá đầu vào nhằm tránh biến động lớn về giá. Nông dân được mua giá cố định không kể địa phương hay tầng lớp xã hội. + Trợ cước và trợ giá các đầu vào quan trọng để nông dân mua được đầu vào với giá thấp hơn giá thị trường. Chính sách này áp dụng ở các vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn. + Trợ cấp bù chênh lệch giá giữa thị trường và giá thực tế mà người sản xuất nhận được. + Giá cố định định hoặc tối thiểu đối với người sản xuất và giá trần đối với người bán buôn và bán lẻ gắn với hoạt động của các kho đệm được mua vào ở mức giá sàn lúc thu hoạch và bán ra với giá trần lúc giáp hạt. (Ngô Đức Cát, Vũ Đình Thắng, 2001, giáo trình phân tích chính sách nông nghiệp, nông thôn, NXB Thống kê, Hà Nội, trang 126 – 133). 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp + Việc thực thi các nguyên tắc thị trường trong chính sách nông nghiệp khi gia nhập WTO: một số hình thức hỗ trợ nông nghiệp trong chính sách hộp đỏ làm bóp méo tính cạnh tranh trên thương trường quốc tế. Nếu tất cả các nước thành viên WTO đều áp dụng chính sách hỗ trợ tài chính cho 6 các nhà sản xuất để họ xuất khẩu nhiều hơn sẽ dẫn đến một cuộc đua về trợ cấp giữa các nước, kéo theo sự bất bình đẳng về cạnh tranh. + Sự công bằng trong một quốc gia: khi Nhà nước hỗ trợ không phải nông dân nào cũng được hưởng lợi. Có thể nông dân vùng này được nhưng nông dân vùng kia không được tạo nên sự bất công bằng trong một quốc gia. + Uy tín của quốc gia trên thương trường: đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới chính sách hộp đỏ. Thật vậy, việc thực hiện đúng các cam kết của WTO sẽ nâng cao uy tín của quốc gia trên thương trường. Do đó, quốc gia sẽ chuyển từ các biện pháp hỗ trợ thuộc hộp đỏ sang các biện pháp hỗ trợ được khuyến khích. + Xu hướng đàm phán trong tương lai: bất kỳ một chính sách, hay quy định nào cũng có thể thay đổi để phù hợp với thực tiễn. Vì thế, xu hướng đàm phán trong tương lai có thể làm thay đổi các quy định về các biện pháp hỗ trợ trong hộp đỏ. 2.4 Tác động của chính sách hộp đỏ hỗ trợ trong nông nghiệp 2.4.1 Tác động của việc trợ giá đầu vào tới người sản xuất và tiêu dùng P1 là giá trước trợ giá P2 là giá thị trường sau khi có trợ giá 7 S1 S2 P 1 P 2 a b c e d Q 1 Q 2 Đường cung sản phẩm dịch chuyển từ S1 đến S2 và lượng sản phẩm cũng tăng từ Q1 đến Q2. Thặng dư của người tiêu dùng luôn tăng một lượng là (a+d+e) Thặng dư của người sản xuất: Trước khi trợ giá là (a+b) và sau trợ giá là (b+c) (b+c) – (a+b) = c - a Nếu c > a thì người sản xuất được lợi Nếu c < a thì người sản xuất bị thiệt Tuy nhiên c lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào: độ co giãn của cầu đầu vào theo giá đầu vào; độ co giãn của năng suất so với lượng đầu vào được sử dụng. Kết luận: ngay cả trong trường hợp cầu không co dãn thì kết quả đáng ngạc nhiên của trợ giá đầu vào theo sản xuất là người tiêu dùng luôn được lợi trong khi người nông dân có thể bị thiệt. 2.4.2. Tác động của trợ giá đầu vào tới an sinh xã hôi và dịch chuyển tài nguyên 8 Q1 Q2 S1 S2 e c a b d P 0 Ở nhiều nước chính phủ đã trợ giá cho nông dân thông qua hạ giá vật tư đầu vào của sản xuất. Trợ giá đầu vào sẽ có tác dụng đến cung nông sản. S1 là cung nông sản trước trợ giá. Do giá đầu vào thấp nên nông dân tăng sản xuất. sản phẩm tăng từ Q1 đến Q2. lợi ích người sản xuất tăng từ a lên (a + b + c), trong đó b là phần thặng dư tăng thêm do tiết kiệm được chi phí ở mức sản lượng cũ (chi của chính phủ); c là phần thặng dư tăng thên do tăng sản lượng; d là phần chi phí tăng thêm để sản xuất ra lượng sản phẩm từ Q1 đến Q2. * Về thay đổi phúc lợi xã hội: Thặng dư người sản xuất tăng lên b+c Chính phủ phải chi cho trợ giá là b + c + e Phúc lợi xã hội bị mất (giảm) một lượng là e * Về dịch chuyển tài nguyên Do trợ giá đầu vào trong sản xuất nên nguồn lực sẽ được sử dụng thêm là c + d + e (giảm). Tiết kiệm ngoại tệ c + d (tăng). Kết quả tài nguyên được sử dụng thêm là e. Kết luân: trợ giá đầu vào cho nông dân trong thời gian dài là không tốt, người nông dân sẽ sử dụng vật tư không hiệu quả, có thể dẫn đến sự lạm dụng vật tư quá mức, phẩm cấp của nông sản giảm. Do vậy chỉ nên trợ giá đầu vào cho nông dân trong từng thời điểm và chỉ trợ giá cho các vật tư cần thiết. 2.4.3 Tác động của trợ cấp xuất khẩu 9 P0 P1 P c b d a Q3 Q1 Q2 Q4 D S Q + Giá cả thế giới là P o , lượng cung là Q 2 , tiêu dùng Q 1 và xuất khẩu là (Q 2 - Q 1 ) + Chính phủ trợ cấp (P 1 – P o )/đơn vị sản phẩm xuất khẩu thì mức giá tăng lên P 1 , khi đó lượng cung là Q 4 , trong đó lượng cầu là Q 3 . Với mức giá cao đó, nhà sản xuất có lợi, người tiêu dùng bị thiệt, quốc gia gánh chịu một khoản chi phí trợ cấp. Nhà sản xuất thu lợi = a+b+c Lợi ích người tiêu dùng bị mất đi = a+b Khoản trợ cấp Chính phủ phải chịu = b+c+d Phúc lợi xã hội giảm b+d Trong đó: b là phần thiệt hại do tiêu dùng bóp méo,d là thiệt hại do sản xuất bị bóp méo. Tác động về giá:làm cho giá hàng hoá tăng lên. Tác động tới tiêu dùng: lượng tiêu dùng sẽ giảm Tác động tới sản xuất: sản xuất gia tăng một lượng. Tóm lại: với trợ cấp xuất khẩu các nhà sản xuất nội địa thu lợi ít hơn so với tổng số bị mất đi của người tiêu dùng và khoản trợ cấp Chính phủ phải chi trả. Đồng thời người tiêu dùng nước ngoài sẽ có lợi. 10 [...]... bản chất, cơ sở khoa học của chính sách hộp đỏ hỗ trợ trong nông nghiệp Bản chất của chính sách hộp đỏ là hỗ trợ giá thị trường bằng cách mua theo giá can thiệp của Nhà nước, làm méo mó giá thương mại của sản phẩm Thảo luận luận về chính sách trên thế giới và ở nước ta Thực tế, các trợ cấp đang áp dụng ở Việt Nam như thưởng xuất khẩu, trợ lãi suất thu mua dự trữ gạo, cà phê, bông, bù lỗ xuất khẩu của. .. trọng phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng bền vững, tăng cường sự hỗ trợ của nhà nước đối với khu vực nông nghiệp, tăng sức cạnh tranh với mặt hàng nông sản của các quốc gia trên thế giới thông qua các chính sách cũng như các chương trình phát triển 3.2 Thực tiễn chính sách hộp đỏ ở Việt Nam 3.2.1 Hỗ trợ trong nước Trong giai đoạn 1996 – 2001, các biện pháp hỗ trợ thuộc hộp đỏ của Việt Nam có... thể hay một kế hoạch được Chính phủ phê duyệt trước Diện mặt hàng và số lượng nông sản được hỗ trợ tuỳ thuộc vào tình hình phát sinh mà chưa có những tiêu chí cụ thể cho chính sách hỗ trợ Trong khi WTO quy định đối tượng của các chính sách hỗ trợ trong nước là người sản xuất, thì Việt Nam hiện nay thường hỗ trợ cho doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, mà chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước, chưa tạo...III CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TRONG NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 3.1 Đặc điểm chính sách 3.1. 1Chính sách hộp đỏ của một số nước trên thế giới Các chuyên gia kinh tế của WTO cho rằng một số biện pháp hỗ trợ có thể mang lại lợi ích cho xã hội và hạn chế tác động của những nhân tố bên ngoài, song nhiều trợ cấp có thể gây thiệt hại lớn đến sự phát triển chung, hỗ trợ có thể làm méo mó các hoạt động thương mại Trên thực. .. hỗ trợ từ phía Chính phủ trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản cần theo hướng: 24 + Các chính sách phát triển nông nghiệp nên hướng vào sản xuất những nông sản mà Việt Nam có lợi thế so sánh + Coi trọng nhiều hơn nữa tới hỗ trợ cho việc phát triển công nghiệp chế biến + Hỗ trợ phát triển thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp + Thành lập và củng cố các hiệp hội ngành hàng nông nghiệp. .. Huế, … Các hỗ trợ khác: Bên cạnh nhóm hỗ trợ theo sản phẩm cụ thể là trợ giá và phát triển giống kể trên, Chính phủ còn áp dụng một số biện pháp khác nhằm hỗ trợ cho các mặt hàng nông sản như hỗ trợ lãi xuất để thu mua 15 và tạm trữ nông sản trong vụ thu hoạch nhằm giúp bảo đảm thu nhập cho nông dân, hỗ trợ phát triển vùng nông sản, vùng nguyên liệu thô, cho vay lãi xuất ưu đãi cho một số doanh nghiệp. .. và gián tiếp tăng thu nhập cho người sản xuất nông sản Trong khi đó, các sản phẩm nông sản của Việt Nam có năng lực cạnh tranh còn kém do còn tồn tại nhiều vấn đề lớn về chủng loại, chất lượng, chi 21 phí đầu vào, cơ cấu giá thành… Chính vì vậy, khi các biện pháp trợ cấp xuất khẩu và hỗ trợ trong nông nghiệp bị cắt giảm thì nông dân sẽ gặp nhiều nhiều khó khăn 3.4 Phân tích và nhận xét 3.4.1 Cách trợ. .. khó khăn 3.4 Phân tích và nhận xét 3.4.1 Cách trợ cấp của Việt Nam hiện nay có nhiều điểm không phù hợp Theo Bộ NN&PTNT, nhìn chung các chính sách nông nghiệp của Việt Nam là phù hợp với thông lệ WTO Tuy nhiên, một số chính sách hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn phù hợp với quy định của WTO: Các chính sách hỗ trợ của Việt Nam thường mang tính giải quyết tình thế, không... Nội Phạm Vân Đình (2005) Giáo trình chính sách nông nghiệp, NXB nông nghiệp, Hà Nội Đỗ Đức Thọ (1999) ‘Áp dụng phương pháp ma trận phân tích chính sách (PAM) để đánh giá ảnh hưởng của chính sách trợ giá mía đường vùng mía đường Lam Sơn, Thanh Hóa’, luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội Phạm Hoàng Ngân (2006) ‘Đổi mới chính sách nông nghiệp Việt Nam - Kỳ II ‘, http://www.ipsard.gov.vn/news/newsdetail.asp?targetID=897... sau khi gia nhập WTO sẽ không tăng trợ cấp so với mức hiện hành Đây là một khó khăn trong bối cảnh chúng ta đang trong quá trình xây dựng chính sách hỗ trợ xuất khẩu Trước đây, do điều kiện hạn hẹp của nền kinh tế, chúng ta không thể hỗ trợ tài chính cho sản xuất và chế biến nông sản, do vậy mức trợ cấp rất thấp Trong điều kiện hội nhập, ngành nông nghiệp rất cần sự hỗ trợ hơn nữa để nâng cao năng suất, . cơ sở lý luận về bản chất, cơ sở khoa học của chính sách “hộp đỏ” trong hỗ trợ nông nghiệp. + Thảo luận thực tiễn chính sách “hộp đỏ” trong hỗ trợ nông nghiệp trên thế giới và ở nước ta. + Đề. KHÓA LUẬN MÔN CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP Chủ đề: Phân tích bản chất và thực tiễn của chính sách “hộp đỏ” trong hỗ trợ nông nghiệp. Nhóm 10 - Lớp KT50A 1. Phạm Thị Nhung 2 hưởng đến chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp + Việc thực thi các nguyên tắc thị trường trong chính sách nông nghiệp khi gia nhập WTO: một số hình thức hỗ trợ nông nghiệp trong chính sách hộp

Ngày đăng: 24/01/2015, 12:33

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2.1.1. Hỗ trợ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan