tiểu luận chính sách Phát triển nông thôn theo chương trình 135

35 1.6K 14
tiểu luận chính sách Phát triển nông thôn theo chương trình 135

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH 135 Quyết định số 07/2006/QD-TTG ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010. - Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; - Căn cứ Nghị quyết số 10/2005/NQ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ; - Xét đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, QUYẾT ĐỊNH : Điều 1: Phê duyệt Chương trình Phát tnển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II) với những nội dung chủ yếu như sau: 1. Mục tiêu: a) Mục tiêu tổng quát: tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn một cách bền vững, giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong cả nước. Phấn đấu đến năm 2010, trên địa bàn cơ bản không còn hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn dưới 30% theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ. b) Mục tiêu cụ thể: - Về phát triển sản xuất: nâng cao kỹ năng và xây dựng tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc, tạo sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững. - Phấn đấu trên 70% số hộ đạt được mức thu nhập bình quân đầu người trên 3,5 triệu đồng/năm vào năm 2010. - Về phát triển cơ sở hạ tầng: các xã có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu phù hơp quy hoạch dân cư và quy hoạch sản xuất bảo đảm phục vụ có hiệu quả nâng cao đời sống và phát triển sản xuất tăng thu nhập. Các chỉ tiêu cụ thể: phấn đấu trên 80% xã có đường giao thông cho xe cơ giới (từ xe máy trở lên) từ trưng tâm xã đến tất cả thôn, bản; trên 80% xã có công trình thủy lợi nhỏ bảo đảm năng lực phục vụ sản xuất cho trên 85% diện tích đất trồng lúa nước; 100% xã có đủ trường, lớp học kiên cố, có lớp bán trú ở nơi cần thiết; 80% số thôn, bản có điện ở cụm dân cư; giải quyết và đáp ứng yêu cầu cơ bản về nhà sinh hoạt cộng đồng; 100% xã có trạm y tế kiên cố đúng tiêu chuẩn. - Về nâng cao đời sống văn hóa, xã hội cho nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn. Phấn đấu trên 80% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hơp vệ sinh, trên 80% số hộ được sử dựng điện sinh hoạt; kiểm soát, ngăn chặn các bệnh dịch nguy hiểm; tăng tỷ lệ hộ có hố xí hợp vệ sinh lên trên 50%; trên 95% số học sinh tiểu học, 75% học sinh trung học cơ sở trong độ tuổi đến trường; trên 95% người dân có nhu cầu trợ giúp pháp lý được giúp đỡ pháp luật miễn phí. - Về phát triển nâng cao năng lực: trang bị, bổ sung những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao nhận thức pháp luật, nâng cao kiến thức quản lý đầu tư và kỹ năng quản lý điều hành để hoàn thành nhiệm vụ cho cán bộ, công chức cấp xã và trưởng thôn, bản. Nâng cao năng lực của cộng đồng, tạo điều kiện cộng đồng tham gia có hiệu quả vào việc giám sát hoạt động về đầu tư và các hoạt động khác trên địa bàn. 2. Nguyên tắc chỉ đạo: a) Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn là chính sách xóa đói, giảm nghèo đặc thù cho vùng trọng điểm đói nghèo của đất nước. Chương trình đầu tư tập trung, không dàn trải, xác định đúng đối tượng là các xã và thôn, bản khó khăn nhất. b) Nhà nước hỗ trợ, giúp đỡ bằng các chính sách cụ thể, bằng các nguồn lực có thể huy động được một cách hợp lý phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách. c) Phát huy tối đa sự sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường của toàn thể cộng đồng và nội lực của các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo. d) Thực hiện nguyên tắc dân chủ công khai, minh bạch, tăng cường phân cấp cho cơ sở, phát huy mạnh mẽ quyên làm chủ của nhân dân trực tiếp tham gia vào Chương trình. đ) Kết hợp Chương trình này với việc thực hiện các chính sách khác trên địa bàn; các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình khác có liên quan trên địa bàn phối hợp và dành phần ưu tiên đầu tư cho Chương trình này. 3. Phạm vi và đối tượng Chương trình: a) Phạm vi Chương trình: thực hiện ở tất cả các tỉnh miền núi, vùng cao; vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh Nam Bộ. b) Đối tượng của Chương trình: - Các xã đặc biệt khó khăn. - Các xã biên giới, an toàn khu. - Thôn, buôn, làng, bản, xóm ấp (gọi tắt là thôn,bản) đặc biệt khó khănở các xã khu vực II. Từ năm 2006, xét đưa vào diện đầu tư Chương trình đối với các xã chưa hoàn thành mục tiêu Chương trình 135; xét bổ sung đối với các xã đặc biệt khó khăn và thôn, bản đặc biệt khó khăn Ở các xã khu vực II theo quy định tiêu chí phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển và đưa vào diện đầu tư từ năm 2007. 4. Nhiệm vụ chủ yếu: a) Hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển địch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc. b) Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; c) Đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở, nâng cao trình độ quản lý hành chính và kinh tế, đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng. d) Hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật. 5 . Thời gian thực hiện Chương trình: thực hiện từ năm 2006 đến năm 2010. 6. Nguồn vốn: a) Ngân sách Trung ương hỗ trợ cho các địa phương để thực hiện mục tiêu quy định tại khoản 2 Điều 1 của Quyết định này và được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của địa phương. b) Ngân sách địa phương hàng năm. c) Huy động đóng góp tự nguyện bằng nhiều hình thức của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức quốc tế, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. Điều 2. Tổ chức thực hiện 1. Ủy ban Dân tộc là cơ quan thường trực Chương trình, có nhiệm vụ: a) Giúp Ban Chỉ đạo của Chính phủ thực hiện Chương trình và chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, các địa phương quản lý chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ và các dự án Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở, nâng cao trình độ quản lý hành chính và kinh tế và đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng và Hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật. Nghiên cứu đề xuất các hình thức ghi công, biểu dương, khen thưởng các tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp trong việc thực hiện Chương trình. b) Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình cho giai đoạn 2006 - 2010, chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành đề xuất các chính sách hỗ trợ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. c) Chủ trì phối hợp với các Bộ liên quan và các địa phương xác định cụ thể danh sách các xã, thôn đặc biệt khó khăn vào diện đầu tư Chương trình trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; phối hợp các Bộ, ngành hướng dẫn các địa phương hàng năm rà soát, xác định các xã, thôn hoàn thành mục tiêu ra khỏi diện đầu tư Chương trình từ năm 2008. d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý thực hiện Chương trình này theo nguyên tắc: phân cấp quản lý cho cơ sở, đơn giản về thủ tục nhưng phải bảo đảm yêu cầu quản lý chặt chẽ. đ) Xây dựng kế hoạch tổng thể triển khai Chương trình và kế hoạch thực hiện hàng năm; hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai Chương trình. Tổ chức kiểm tra, đánh giá thực hiện Chương trình ở các địa phương. Định kỳ 6 tháng và hàng năm đánh giá kết quả thực hiện Chương trình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. e) Chủ trì, phân bổ vốn ngân sách trung ương cho các Bộ, địa phương thực hiện các dự án của Chương trình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp trình cấp có thẩm quyền quyết định. 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ: a) Phối hợp với Bộ Tài chính bố trí nguồn ngân sách Trung ương cho các dự án của Chương trình và tổng hợp phương án phân bổ vốn của Chương trình theo thẩm quyền. b) Phối hợp với Ủy ban Dân tộc phân bổ chi tiết nguồn vốn của Chương trình cho các Bộ, địa phương. 3. Bộ Tài chính có nhiệm vụ: a) Phối hơp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí nguồn vốn ngân sách Trung ương cho các dự án của Chương trình và tổng hợp phương án phân bổ vốn của Chương twnh theo thẩm quyền. Vốn thực hiện Chương trình được ghi thành một khoản mục riêng trong kế hoạch hàng năm của địa phương do địa phương quản lý, sử dụng đúng mục đích, đối tượng và đúng kế hoạch. b) Phối hợp với Ủy ban Dân tộc phân bổ chi tiết nguồn vốn của Chương trình cho các Bộ, địa phương. c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Chương trình . 4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ: a) Theo dõi, chỉ đạo các địa phương về: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng cho sản xuất (thủy lợi rừng ). b) Chủ trì, phối hơp với Ủy ban Dân tộc hướng dẫn địa phương thực hiện dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc trên địa bàn các xã thuộc Chương trình. 5. Bộ Giao thông vận tải có nhiệm vụ: - Thực hiện hoàn thành 100% xã có đường ô đến trung tâm xã. - Chỉ đạo các địa phương quy hoạch mạng lưới giao thông nông thôn theo hướng nâng cấp đường giao thông đáp ứng yêu cầu phát triển. 6. Các Bộ, cơ quan Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, căn cứ mục tiêu của Chương trình có trách nhiệm tổ chức, xây dựng và chỉ đạo phối hơp thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn để đạt mục tiêu Chương trình. 7. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc Chương trình có nhiệm vụ: a) Thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình của địa phương. b) Tổ chức xác định, bình xét lựa chọn danh sách các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn trên cơ sở thực hiện nguyên tắc dân chủ công khai, rõ ràng minh bạch, bảo đảm đúng đối tượng, báo cáo Ủy ban Dân tộc để thẩm định tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. c) Tổ chức huy động các nguồn lực trên địa bàn để thực hiện Chương trình Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vận động và tổ chức đồng bào các dân tộc tích cực tham gia trực tiếp vào thực hiện các nội dung phát triển sản xuất, xây dựng và sử dụng các công trình của cộng đồng. d) Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình đến năm 2010, kế hoạch thực hiện hàng năm, kế hoạch dự toán kinh phí tổng thể và hàng năm để thực hiện Chương trình, báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định. đ) Định kỳ báo cáo tình hình thực hiện Chương trình cho Ủy ban Đân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ để kịp thời xử lý giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện của Chương trình tại địa phương. e) Chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình trên địa bàn theo kế hoạch, đúng quy định, bảo đảm chất lượng, chống thất thoát và tiêu cực. Chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả của Chương trình. 8. Ban Chỉ đạo của Chính phủ phối hơp với các cơ quan Trung ương của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong việc vận động hưởng ứng tham gia Chương trình nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. 9. Các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương có nhiệm vụ tuyên truyền rộng rãi để toàn xã hội cùng tham gia hưởng ứng, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các quyết định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ. Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. KT. THỦ TƯỚNG PHẠM GIA KHIÊM (đã ký) NỘI DUNG: PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề. 1.1.1. Vấn đề nghèo đói và giảm nghèo ở Việt Nam. Cho đến hôm nay, đói nghèo vẫn là nỗi ám ảnh thường trực đối với cả loài người. Thế giới đã chứng kiến những thảm họa của chiến tranh, thảm họa của thiên tai, dịch bệnh với bao nỗi kinh hoàng. Thế nhưng hậu quả do những nạn đói gây ra cũng vô cùng khủng khiếp. Điều đáng sợ hơn nữa là nếu như các cuộc chiến tranh dù khốc liệt vô cùng nhưng rồi trước sau cũng được giải quyết, nếu như những thảm họa do thiên tai, dịch bệnh gây ra từng bước cũng sẽ được khắc phục thì vấn đề nghèo đói của nhân loại lại là một vấn đề vừa cấp bách, vừa phức tạp lại như một căn bệnh kinh niên khó bề chạy chữa. Đói nghèo diễn ra trên tất cả các châu lục ở các mức độ khác nhau. Đặc biệt ở các nước đang phát triển, sự nghèo đói của cư dân đang là vấn đề nhức nhối rất cấp bách phải tháo gỡ nhưng cũng vô cùng khó khăn trong việc thực hiện xóa đói giảm nghèo. Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng chưa có tiền lệ về tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo nhanh trong hai thập kỷ gần đây. Ngay từ khi nước ta dành được độc lập (1945), chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định đói nghèo như là một thứ “giặc”, cũng như giặc dốt, giặc ngoại xâm nên đã đưa ra mục tiêu phấn đấu để nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, ấm no, hạnh phúc. Vì thế giảm nghèo không chỉ là một trong những chính sách xã hội cơ bản được Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm, mà còn là bộ phận quan trọng của mục tiêu phát triển. Thực hiện đổi mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh đi đối với tiến hành công tác xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội đã hạn chế sự phân cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng. Trong 10 năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong cải cách và phát triển kinh tế, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, thực hiện điều chỉnh cơ cấu ngành và lĩnh vực kinh theo tín hiệu của thị trường nhằm thiết lập một nền kinh tế có sự quản lý của nhà nước. Thành tựu đó thể hiện kết quả của sự đổi mới, phát huy cao nguồn nội lực và sự hỗ trợ tích cực, có hiệu quả của cộng đồng quốc tế. Nhờ thực hiện các cơ chế, chính sách có hiệu quả, công cuộc xóa đói giảm [...]... định của Thủ tướng Chính phủ số 135/ 1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 phê duyệt chương trình phát triển kinh tế- xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa • Nghị quyết về việc phê chuẩn chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình • 135 giai đoạn II (2006-2010) Quyết định số 07/2006/QD-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Phát triển kinh tế - xã... đưa nông thôn các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, chậm phát triển, hòa nhập vào sự phát triển chung của cả nước.Nhìn lại 12 năm thực hiện chương trình cũng còn nhiều vấn đề còn cần phải tranh luận nhằm có những hướng điều chỉnh cho những chương trình, chính sách xóa đói giảm nghèo tiếp theo 1.2 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Tìm hiểu kết quả và hạn chế của chương trình phát. .. động, phương pháp đánh giá tác động 1.3 Phương pháp nghiên cứu Thu thập các thông tin, số liệu, kết quả đã công bố của chương trình 135 Phân tích, chọn lọc các thông tin Sắp xếp, hoàn chỉnh thông tin, số liệu trên Worl PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHƯƠNG TRÌNH 135 2.1 Cơ sở lý luận của chương trình 135 Chương trình 135 nhằm mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân... cách phát triển kinh tế giữa các dân tộc và giữa các vùng trong cả nước Và các đối tượng được đưa vào danh sách thuộc diện Chương trình 135 gồm :31 tỉnh, 91 huyện, 1000 xã, 422.802 hộ và 2.573.845 khẩu Và mục tiêu chung của chương trình 135 sẽ được thực hiện từng bước thông qua các giai đoạn tiến hành như sau: 2.1.1 Giai đoạn I (1998-2006) Điều hành chương trình 135 là Ban chỉ đạo chương trình phát triển. .. sâu, vùng xa ( hay là : chương trình một-ba-năm”), là một trong những chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam do Nhà nước Việt Nam triển khai từ năm 1998 Chương trình được biết đến rộng rãi dưới tên gọi chương trình 135 do quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt thực hiện chương trình này có số hiệu văn bản là 135/ 1998/QĐ-TTg Theo kế hoạch ban đầu, chương trình sẽ kéo dài 7 năm và... trình lập kế hoạch, ra quyết định, thực hiện và giám sát thực hiện các nội dung của chương trình Với vai trò là cơ quan thường trực Chương trình 135 của Chính phủ, UBDT đã cùng các bộ nghành liên quan thực hiện những cam kết với đối tác phát triển, góp phần nâng cao hiệu quả xóa đói giảm nghèo của Chương trình Bên cạnh đó công tác huy động nguồn lực đầu tư, hỗ trợ ngân sách thực hiện Chương trình 135. .. sản xuất nông nghiệp Đến nay, sản xuất lương thực ở các xã ĐBKK đã có chuyển biến tốt Trước năm 2001, trong ngân sách Chương trình 135 chưa cấp riêng kinh phí để thực hiện nhiệm vụ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp Nhưng từ năm 2001, Chính phủ đã bố trí kinh phí riêng thực hiện dự án phát triển sản xuất nông lâm nghiệp với mức 50 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3,2% tổng đầu tư cho Chương trình 135 (giai... giảm nghèo và việc làm nông thôn như: Chương trình hỗ tợ cho các hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; Chương trình 134; Chương trình hỗ trợ các huyện nghèo; Hiện nay, vùng dân tộc và miền núi- vùng nghèo nhất có Nghị quyết 30a/NQ-CP về giảm nghèo nhanh và bền vững cho 62 huyện nghèo; Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; Nghị quyết và Chương trình này đều được triển khai thực hiện... nhất dự án định canh địnhtrình) án hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn, chương (Cơ quan thường trực Chương cư, dự Các tổ chức đoàn thể trình xây dựng trung tâm cụm xã miền núi, vùng cao vào Chương trình 135 Ngoài ra, các năm 2001, dự án “Hỗ trợ các đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn” được chuyển từ chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo sang Chương Trình 135 Chính sách hỗ trợ các hộ đồng bào... chính là nhờ vào những nỗ lực, những chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta Trong đó, có một phần thành quả có được từ chương trình 135 Cụ thể: Ở giai đoạn 1: (1998-2006) Năm 1999, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt danh sách 1.870 xã đặc biệt khó khăn và các xã biên giới làm phạm vi của Chương trình 135 Các năm tiếp theo, do có sự chia tách và thành lập xã mói , nên số xã thuộc phạm vi chương trình . chung. 1.1.2. Hệ thống hóa văn bản chính sách. Để tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, thực hiện có hiệu quả chính sách xóa đói giảm nghèo, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng. – tập trung chủ yếu hộ nghèo - được chính phủ tập trung nguồn lực đầu tư phát triển thông qua nhiều chính sách, chương trình, dự án. Với sự quan tâm của Chính phủ, kinh tế xã hội vùng dân tộc. các Bộ, ngành đề xuất các chính sách hỗ trợ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. c) Chủ trì phối hợp với các Bộ liên quan và các địa phương xác định cụ thể danh sách các xã, thôn đặc biệt

Ngày đăng: 24/01/2015, 09:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan