Giai quyet tinh huong cho HS

8 222 0
Giai quyet tinh huong cho HS

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC GIANG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LỤC NGẠN    Bài viết dự thi: CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN Dành cho học sinh trung học Trường: Trung học cơ sở Tân Sơn Địa chỉ: Xã Tân Sơn – Huyện Lục Ngạn – Tỉnh Bắc Giang. Điện thoại: 02403.792.666 E-mail: thcstansonlng@gmail.com Họ và tên nhóm học sinh: VI THỊ THẢO - LỚP 9A 1 Tân Sơn, ngày 28 tháng 01 năm 2013 1 1. Tên tình huống BẠN PHẢI LÀM GÌ? Bạn Bích chỉ nhìn rõ những vật cách mắt một khoảng tối đa 100cm và khi bạn đọc sách phải đặt sách gần mắt hơn so với bình thường thì bạn mới nhìn rõ những dòng chữ trong sách vậy mắt bạn Bích bị mắc tật gì ? Bạn Bích phải làm gì để sửa tật nói trên? Bằng những hiểu biết và kiến thức đã học em hãy giải thích ? 2. Mục tiêu giải quyết tình huống. 2.1. Kiến thức: - Dựa vào những kiến thức đã được học về ở trường THCS thuộc lĩnh vực của các môn học như Sinh học, vật lý, công nghệ để có thể giúp bạn Bích trong trường hợp này. + Biết được cấu tạo và sự điều tiết của mắt. + Biết được các đặc điểm của mắt cận; nguyên nhân gây ra tật mắt cận + Nêu được đặc điểm của mắt cận so sánh sự khác nhau giữa mắt thường và mắt bị cận thị. + Nắm được cách khắc phục, cách phòng ngừa và một số bài tập phòng ngừa tật cận thị. 2.2. Kỹ năng: - Có kỹ năng thu thập thông tin, vận dụng kiến thức nhiều môn học để giải quyết các vấn đề thực tế gặp phải hàng ngày. - Có kỹ năng tập trung cao độ để xử lý tình huống thực tế. - Thực hiện được các bài tập đã học để có thể đưa vào rèn luyện thị lực hàng ngày. 2.3. Thái độ: - Đoàn kết, giúp đỡ bạn bè trong cuộc sống hàng ngày. - Giải quyết được các tình huống mà thực tế trong cuộc sống mang lại. 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến viêc giải quyết tình huống: - Cấu tạo và sự điều tiết của mắt. - Đặc điểm của mắt cận thị, nguyên nhân và cách khắc phục và biện pháp phòng ngừa tật cận thị. - Một số bài tập giảm bớt và phòng ngừa tật cận thị. 4. Giải pháp giải quyết tình huống: - Qua kiến thức đã được học, em vận dụng để giải quyết vấn đề được đặt ra trong tình huống nói trên đó là: + Vận dụng những kiến thức Sinh học để tìm hiểu những đặc điểm cấu tạo của mắt và cách vệ sinh mắt hợp lý để tránh các bệnh thường gặp về mắt. + Vận dụng những kiến thức Vật lý để tìm hiểu cấu tạo của mắt về phương diện quang học, cách khắc phục và cách phòng ngừa tật cận thị. 2 + Vận dụng kiến thức môn công nghệ để tìm hiểu và bổ sung thêm những thực phẩm giàu VitaminA trong bữa ăn hàng ngày. - Qua đó giúp các bạn hiểu biết đặc điểm về tật cận thị và cách phòng ngừa để vận dụng vào thực tế nhằm đưa ra các bài tập nhằm điều chỉnh thị lực của mắt. 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: 5.1. Các tư liệu được sử dụng: - Sinh học 8, Nhà xuất bản Giáo dục, Nguyễn Quang Vinh - Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên - Vật lý 9, Nhà xuất bản Giáo dục, Vũ Quang - Tổng chủ biên - Công nghệ 6, Nhà xuất bản Giáo dục, Nguyễn Minh Đường - Tổng chủ biên 5.2. Những ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết tình huống: Bằng hiểu biết của bản thân, qua hệ thống các phương tiện hiện đại như mạng internet em đã tra cứu những tài liệu cần thiết để giải quyết tình huống trên. 5.3. Mô tả quá trình thực hiện: * Vận dụng kiến thức sinh học, vật lý để tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và sự điều tiết của mắt của mắt: Gồm hai bộ phận quan trọng nhất đó là thủy tinh thể và màng lưới (gọi là võng mạc). + Thủy tinh thể: Là một thấu kính hội tụ bằng một chất trong suốt và mền, nó dễ dàng phồng nên hay dẹt xuống khi cơ vòng đỡ nó bóp lại hay dãn ra làm cho tiêu cự của nó thay đổi + Màng lưới: Là một màng ở đáy mắt, tại đó ảnh của vật mà ta nhìn thấy sễ hiện lên rõ nét. * Để nhìn rõ những vật ở những khoảng cách khác nhau thì ảnh của vật phải luôn hiện rõ nét trên màng lưới. Cơ vòng đỡ thể thủy tinh đã phải co dãn một chút làm thay đổi tiêu cự của nó, quá trình này gọi là sự điều tiết của mắt. Sự điều tiết này xảy ra hoàn toàn tự nhiên + Điểm cực cận: Là điểm gần mắt nhất mà khi có vật ở đó, mắ có thể nhìn rõ vật ( C C ). + Điểm cực viễn: Là điểm xa mắt nhất mà khi có vật ở đó, mắt không điều tiết mà có thể nhìn rõ vật (C V ). * Mắt tốt là mắt khi không điều tiết thấu kính mắt có tiêu điểm nằm trên võng mạc: 3 f max = OF ’ = OV - Điểm cực cận cách mắt từ 10cm đến 20cm lấy trung bình Đ =OC c = 25cm.Khi nhìn vật ở cực cận mắt phải điều tiết tối đa - Điểm cực viễn C v ở vô cực . Nhìn vật ở vô cực mắt không phải điều tiết. * Vận dụng kiến thức sinh học, vật lý và công nghệ để tìm hiểu đặc điểm, nguyên nhân, cách điều trị và biện pháp phòng ngừa tật cận thị đồng thời đưa ra một số bài tập giảm bớt và phòng ngừa tật cận thị: Tật cận thị là một dạng lỗi khúc xạ ảnh hưởng đến cơ chế hội tụ của mắt. Do nhãn cầu bị dài ra, tia sáng sẽ hội tụ trước võng mạc thay vì thay võng mạc. Và kết quả của điều này là những vật thể ở gần thì ta sẽ nhìn thấy rõ còn những vật ở xa thì lại mờ. 1. Đặc điểm của mắt cận thị. + Mắt nhìn xa kém hơn so với người bình thường. + Điểm cực viễn không ở vô cực mà cách mắt một khoảng không lớn, cỡ 2m trở lại . + Khi không điều tiết thấu kính của mắt cận ở phía trước màng lưới. + Điểm cực cận của mắt gần hơn so với mắt bình thường (Cỡ khoảng 10- 15 cm). *Biểu hiện của mắt cận: - Hay nheo mắt, nháy mắt. - Hay dụi mắt, kêu mỏi mắt, khó nhìn và bị chói mắt khi tiếp xúc với ánh sáng. - Đau thái dương, nhức đầu. - Đọc sách, xem ti vi ở khoảng cách gần. 2. Nguyên nhân. - Giác mạc vồng quá hoặc do tăng độ dài trục trước-sau của mắt. - Thời gian ngủ quá ít: Đặc biệt là từ 7-9 tuổi và 12-14 tuổi, trong khoảng thời gian này nếu trẻ ngủ quá ít hoặc do không đủ thời gian để ngủ vì cha mẹ bắt học quá nhiều rất dễ gây ra cận thị. - Do yếu tố di truyền nếu cả Bố, mẹ đều cận nặng quá 9 Điốp. - Xem Tivi nhiều hơn hai giờ đồng hồ với khoảng cách từ mắt tới Tivi nhỏ hơn 3m. - Đọc sách trong điều kiện không phù hợp và thiếu ánh sáng như: Bàn học không phù hợp tuổi để các cháu cúi sát sách vở, lớp học không đủ ánh sáng đèn, ít ánh sáng tự nhiên chiếu qua cửa sổ, rồi tường phản xạ ánh sáng kém; bảng lóa…. 3. Cách điều trị và biện pháp phòng ngừa. Thị lực có thể phục hồi nếu nhược thị được điều trị khi trẻ dưới 6 tuổi, nhưng khi trẻ đã lớn sẽ rất khó thậm chí không thể hồi phục. Trong trường hợp nhược thị sâu có thể dẫn đến lé, 4 song thị . . . Do vậy phát hiện sớm để được điều trị kịp thời là rất quan trọng. Ở người lớn khi bị cận thị có thể phát hiện sớm nhưng trẻ em đa số chỉ phát hiện khi các cháu bắt đầu đi học, cô giáo thấy đọc sai chữ trên bảng, lộn chữ hoặc bé học sút kém lúc đó mới đi khám và đeo kính thì hơi muộn. 3.1. Phương pháp điều trị cận thị: 1.Để sửa mắt cận thị tức là làm cho mắt quan sát được như mắt thường (quan sát được vật ở xa vô cực mà mắt không phải điều tiết), ta phải đeo sát mắt một thấu kính phân kì sao cho vật ở xa vô cực qua kính cho ảnh hiện lên ở điểm cực viễn của mắt. Vì vậy tiêu cự của kính phải là f k = - OC V đeo kính là cách thông dụng, rẻ tiền, dễ áp dụng. Tuỳ theo mức độ cận thị, bệnh nhân cần đeo kính thường xuyên hay chỉ cần đeo kính khi nhìn xa. Nếu bệnh nhân cận thị được chỉnh kính đúng thì tiến triển cận thị sẽ chậm lại, không bị tăng độ. Tuy nhiên khi đeo kính, góc nhìn bị thu hẹp, hình ảnh bị thu nhỏ và gây vướng víu cho bệnh nhân. Sử dụng kính sát tròng thì bệnh nhân phải giữ gìn vệ sinh tốt, đeo kính vào sáng sớm và tháo ra buổi tối trước khi ngủ. Không được đeo kính sát tròng khi xuống nước như khi đi tắm biển., phải ngưng sử dụng kính nếu có bất thường trên giác mạc hoặc có phản ứng của mắt với kính. 2. Bệnh nhân đeo kính sát tròng cần được kiểm tra giác mạc 3 tháng một lần 3. Đối với bệnh nhân trên 18 tuổi có thể điều trị bằng phương pháp mổ laser. Phẫu thuật này khá phổ biến, chính xác và có hiệu quả cao nhất trong phẫu thuật khúc xạ hiện nay, nhất là dùng excimer laser. Ưu điểm là không đau, thời gian phẫu thuật ngắn dưới 10 phút, độ chính xác cao, hơn 90% bệnh nhân trở về dưới 0,5 đi ốp, phục hồi thị lực nhanh, bệnh nhân nhìn rõ sau mổ 12-24 giờ. Tuy nhiên có thể có những biến chứng trong khi phẫu thuật như rách vạt, đứt vạt giác mạc với tỷ lệ rất thấp dưới 1%, hoặc biến chứng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật. 4. Phương pháp đặt thủy tinh thể nhân tạo trong mắt được sử dụng khi bị cận nặng, có kèm bệnh đục thủy tinh thể. Dùng vật lý trị liệu như luyện tập điều tiết trên máy, dùng sóng siêu âm, điện, điện tử, laser năng lượng thấp có tác dụng làm phục hồi chức năng điều tiết mắt, tăng cường tuần hoàn cơ thể mi, võng mạc, tăng cường trương lực cơ. 3.2. Cách phòng ngừa. - Đeo kính phân kỳ thích hợp với độ Điôp của mắt. - Không xem sách ở nơi thiếu ánh sáng. - Không bắt mắt làm việc quá lâu. - Hai người nam nữ đều cận thị nặng (quá 9 Điôp trở lên) không nên lập gia đình với nhau để tránh ảnh hưởng di truyền cho con cháu. - Trong lớp nên xếp những học sinh cận thị ngồi gần bảng. Không nên học tập, làm việc bằng mắt liên tục và kéo dài nhiều giờ. Nên cho mắt nghỉ ngơi từ 5 đến 10 phút bằng cách nhắm mắt lại hoặc thư giãn bằng cách nhìn ra xa sau mỗi giờ học. Không nên đọc sách trong bóng 5 tối hoặc ngồi trước máy vi tính quá nhiều sẽ gây mỏi mắt. Hạn chế và giảm những triệu chứng mỏi mệt điều tiết do cận thị gây ra, cần làm việc ở khoảng cách thích hợp, từ mắt đến sách khoảng 30 - 40 cm. Khi tham gia giao thông (trên ô tô, tàu hỏa, tàu thủy ), không nên đọc sách, báo do chuyển động lắc lư gập ghềnh của phương tiện khiến mắt phải điều tiết liên tục gây mỏi. - Theo các chuyên gia Nhật Bản: Người cận thị ăn nhiều chất ngọt có thể làm cho bệnh phát triển thêm do thành phần đường quá nhiều sẽ làm giảm lượng sinh tố B1 thậm chí làm sụt hàm lượng Canxi trong cơ thể khiến cho khả năng đàn hồi của mắt kém đi, dẫn đến giảm thị lực. Do vậy để đôi mắt khỏe mạnh sẽ có sức chống đỡ tốt hơn với các tác động từ bên ngoài, ngăn ngừa cận thị và các bệnh về mắt khác. Hàng ngày cần bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều VitaminA để tăng cường sức khỏe cho đôi mắt như sữa, sữa dê, bơ, quả óc, gan và thận động vật, cà rốt, rau bina, cải bắp, cà chua, sơn tra và một loạt các trái cây tươi.Ngoài ra, trà hoa cúc và trà lá hồng cũng có tác dụng củng cố thị lực và ngăn chặn tác động xấu cho mắt. Trà hoa cúc cũng giúp hấp thụ bức xạ từ màn hình. Nếu phải thường xuyên đối mặt với máy tính, bạn có thể uống trà hàng ngày để giảm thiệt hại cho đôi mắt, đồng thời phải vệ sinh mắt hàng ngày đặc biệt khi thấy mắt ngứa, không được dụi tay bẩn vào mắt mà phải rửa mắt bằng nước muối pha loãng và thuốc nhỏ mắt. 4. Một số bài tập giảm bớt và phòng ngừa tật cận thị. - Ngồi ở ghế nheo 2 mắt lại khoảng 3 - 5 giây, mở ra 3 - 5 giây. Tập 6 - 8 lần. - Chớp mắt nhanh thật nhanh trong suốt 1 - 2 phút. - Đứng lên nhìn về phía trước mắt 2 – 3 phút. Nâng ngón tay trỏ bên phải lên cách mắt khoảng 20 – 25cm, nhìn vào đầu ngón tay 5 phút, hạ xuống. Tập 10 lần. - Giơ tay về phía trước nhìn đầu ngón tay, đưa ngón tay từ từ vào gần mắt cho đến khi thấy nhòa thành 2. Lập lại 8 lần - Đứng lên nâng bàn tay phải lên cách mắt 25 - 30cm duỗi một ngón tay và nhìn nó bằng 2 mắt 3 - 5 giây. Dùng tay trái che mắt trái nhìn bằng mắt phải 3 - 5 giây rồi đổi sang mắt phải. Tập 6 lần mỗi bên 3 lần. Như vậy qua tình huống của bạn Linh mình đã đưa ra hướng giải quyết đồng thời đã tìm hiểu được nguyên nhân, cách điều trị nhằm giảm bớt và phòng ngừa tật cận thị đã và đang trở thành một vấn đề hết sức bức xúc của y tế học đường trong những năm gần đây, việc giải quyết tình huống trên mang tính xã hội sâu sắc đồng thời giúp các bạn học sinh biết cách tự phòng tránh tật cận thị qua các bài tập để tăng cường thị lực và thông qua việc điều chỉnh bổ sung thực phẩm giàu vitaminA vào trong bữa ăn hàng ngày. * MÔ HÌNH SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG. 6 - Để giúp các bạn học sinh đặc biệt khi đọc viết phải nhìn cách trang sách vở 33 - 40cm, yêu cầu mỗi bạn tự mua cho mình một cái thước nhựa có GHĐ 30cm và yêu cầu mỗi bạn HS khi đọc, viết phải cách trang sách vở có chiều dài ít nhất bằng chiều dài của thước. - Ngoài ra có thể dùng thiết bị chống cận là đóng một chiếc giá tỳ cằm để đọc viết ở nhà và ở lớp. 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống: 6.1. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống đối với thực tiễn học tập: - Qua tình huống của thì em có thể thấy rằng khi gặp bất kỳ một vấn dề gì trong thực tế hàng ngày, nếu biết vận dụng kiến thức đã được học thì mỗi bạn học sinh chúng ta đều có thể giải quyết chúng dựa trên cơ sở khoa học. - Qua việc giải quyết tình huống giúp học sinh nâng cao được ý thức và tầm quan trọng của việc bảo vệ, vệ sinh mắt đúng cách đặc biệt là biết ngồi học, đọc và làm việc đúng tư thế. - Thường xuyên trau dồi kiến thức, ham học hỏi, tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến những kiến thức đã được học trên lớp đồng thời phải biết khai thác những kiến thức liên quan trên phương tiện hiện đại như internet. - Bản thân em qua việc giải quyết tình huống này giúp em có thêm nhiều kiến thức mới trong việc phòng và tránh các bệnh về mắt mà em đã được học ở THCS. - Học sinh có được những kiến thức để vận dụng vào sinh hoạt hàng ngày của bản thân, biết sắp xếp thời gian làm việc hợp lí không gây tác hại cho mắt. - Biết tạo ra sản phẩm phù hợp với khả năng của mình để có thể tập luyện rèn khả năng điều tiết của mắt khi nhìn các vật ở xa. 6.2. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống đối với đời sống kinh tế xã hội: - Giúp đỡ bạn bè, những người thân khi gặp một số vấn đề về mắt đặc biệt là tật cận thị trong đời sống hàng ngày. - Có được những kiến thức cơ bản để có thể đề phòng và tránh bệnh cận thị, đặc biệt là biết điều chỉnh bổ sung một số thực phẩm giàu vitamin A vào trong bữa ăn hàng ngày để tăng cường thị lực cho mắt. - Giảm một số nguy cơ như làm giảm chất lượng cuộc sống, bệnh tăng nhãn áp và rách và bong võng mạc… - Giúp các cơ sở giáo dục điều chỉnh về cơ sở vật chất như: bàn ghế, bảng viết, ánh sáng phù hợp với từng lứa tuổi của học sinh. 7 8 . tức là làm cho mắt quan sát được như mắt thường (quan sát được vật ở xa vô cực mà mắt không phải điều tiết), ta phải đeo sát mắt một thấu kính phân kì sao cho vật ở xa vô cực qua kính cho ảnh hiện. sự điều tiết của mắt của mắt: Gồm hai bộ phận quan trọng nhất đó là thủy tinh thể và màng lưới (gọi là võng mạc). + Thủy tinh thể: Là một thấu kính hội tụ bằng một chất trong suốt và mền, nó dễ. chứng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật. 4. Phương pháp đặt thủy tinh thể nhân tạo trong mắt được sử dụng khi bị cận nặng, có kèm bệnh đục thủy tinh thể. Dùng vật lý trị liệu như luyện tập điều tiết trên

Ngày đăng: 24/01/2015, 05:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan