tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách xuất khẩu lúa gạo ở đồng bằng sông cửu long

36 945 3
tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách xuất khẩu lúa gạo ở đồng bằng sông cửu long

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách xuất khẩu lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long Danh sách nhóm 17: Họ và tên Mã sinh viên Lớp Hồ Hải Yến 542043 KTNN54C Hoàng Ngọc Cảnh 543627 XHH54 Lê Ngọc Lâm 541991 KTNN54C Phạm Văn Tuấn 542039 KTNN54C Trang 1 Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách xuất khẩu lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long PHẦN MỞ ĐẦU I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay, tốc độ toàn cầu hóa phát triển nhanh chóng đòi hỏi các nước phải mở cửa nền kinh tế và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó, đặc biệt từ sau khi gia nhập WTO. Những thành tựu trong xuất khẩu của Việt Nam đã đạt được trong những năm qua là nền tảng vững chắc để bước tiếp vào tương lai, một tương lai tươi sáng đang rộng mở. Trong đó, gạo là một mặt hàng đóng góp khá lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (năm 2008 đạt 2,89 tỷ USD, năm 2009 đạt gần 2,7 tỷ USD) đưa nước ta lên đứng vị trí thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo. Song song với quá trình toàn cầu hóa và nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ thì sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Do đó, nước ta muốn giữ vững vị trí trên trường quốc tế thì phải linh hoạt hơn, thường xuyên đánh giá lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh, vấn đề sử dụng các nguồn lực của từng vùng; từ đó đưa ra các chính sách cụ thể để góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm. Đồng Bằng Sông Cửu Long là vựa lúa gạo chủ yếu của cả nước và cả khu vực Đông Nam Á. Các vấn đề liên quan đến lúa gạo của vùng không chỉ tác động đến cuộc sống của gần hai triệu hộ nông nghiệp, mà còn liên quan đến hàng chục triệu người tiêu dùng lương thực trong vùng. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu lúa gạo của vùng trong nhiều năm nay dường như vẫn còn nhiều bất ổn. Hàng năm, cứ đến vụ thu hoạch Đông Xuân lại nổi lên những tranh luận về giá thu mua lúa, giá xuất khẩu gạo và sự không công bằng trong phân phối lợi nhuận của ngành hàng gạo xuất khẩu giữa nông dân và doanh nghiệp. Những tranh cãi dai dẵng phản ảnh sự bất ổn về chính sách xuất khẩu lúa gạo và trong những quan hệ kinh tế, kỹ thuật giữa các tác nhân tham gia trong ngành hàng gạo xuất khẩu. Vì vậy, em đã chọn đề tài “Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách xuất khẩu lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long”. Nhằm tham gia một số ý kiến đánh giá về tình hình sản xuất lúa Trang 2 Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách xuất khẩu lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long gạo, chính sách xuất khẩu gạo và phân tích những bất cập, tồn tại hiện nay theo quan điểm kinh tế học và tổ chức sản xuất ngành hàng; từ đó đề xuất một số gợi ý chính sách cải thiện tình hình. II/ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1/ Mục tiêu chung Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách xuất khẩu lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long 2/ Mục tiêu cụ thể • Một số lý luận về chính sách xuất khẩu lúa gạo • Hệ thống các văn bản chính cách liên quan đến chính sách xuất khẩu lúa gạo • Tình hình thực hiện chính sách xuất khẩu lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long • Kết quả thực hiện chính sách xuất khẩu lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long • Đánh giá tồn tại, hạn chế và bất cập của chính sách xuất khẩu lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long • Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và khó khăn cũng như góp phần nâng cao hiệu quả trong xuất khẩu gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long. III/ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1/ Không gian Các tỉnh, thành phố ở Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là những tỉnh, thành phố có sản lượng lúa gạo nhiều như An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp… 2/ Thời gian Số liệu thu thập qua các năm từ 2008-2010. 3/ Đối tượng nghiên cứu Các hoạt động xuất khẩu gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long. IV/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1/ Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp: Internet, tạp chí chuyên ngành 1.2/ Phương pháp phân tích - Mô tả tình hình sản xuất lúa gạo và xuất khẩu gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long: phương pháp thống kê mô tả. - Phân tích vai trò xuất khẩu gạo: phương pháp so sánh. Và phương pháp dự báo kinh tế để đánh giá khả năng cạnh tranh của gạo xuất khẩu. - Sử dụng phương pháp tự luận để đề ra giải pháp. Trang 3 Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách xuất khẩu lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long PHẦN NỘI DUNG I/ MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH: 1. Sự cần thiết phải có chính sách nông nghiệp: Nông nghiệp là ngành sản xuất kém hiệu quả nhất trong nền kinh tế song Nhà nước vẫn phải quan tâm phát triển bởi vì: a) Nông sản là sản phẩm thiết yếu đối với toàn xã hội. b) Sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên nông nghiệp thường gặp nhiều rủi ro. c) Dân số sống trong lĩnh vực nông nghiệp và khu vực nông thôn chiếm tỷ trọng lớn. Do vậy, sự can thiệp của Chính phủ vào nông nghiệp nhằm đảm bảo lợi ích của người sản xuất nông nghiệp là cần thiết. Đứng trên góc độ ngành hàng, nông sản là sản phẩm đầu tiên của một chuỗi hàng lấy nông sản đó làm nguyên liệu. Việc thực hiện các hoạt động tiếp theo trong chuỗi hàng sẽ tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động nông thôn. Đến lượt mình, các khâu chế biến và tiêu thụ nông sản phẩm kích thích sự phát triển của nông nghiệp. Cuối cùng thu nhập của nông dân thường thấp, trình độ dân trí ở khu vực nông nghiệp, nông thôn thường thấp nên khả năng tiếp cận với kinh tế thị trường kém và hiện nay nghèo đói vẫn là một thách thức ở vùng nông thôn. Chính phủ muốn phát triển kinh tế đất nước thì phải từng bước nâng cao mức sống cho người dân, đặc biệt là những người sống bằng nghề nông. 2. Khái niệm về chính sách nông nghiệp: Chính sách được hiểu là phương cách, đường lối hoặc phương hướng dẫn dắt hành động trong việc phân bổ và sử dụng nguồn lực. Chính sách là tập hợp các quyết sách của Chính phủ được thể hiện ở hệ thống quy định trong các văn bản pháp quy nhằm từng bước tháo gỡ những khó khăn trong thực tiễn, điều khiển nền kinh tế hướng tới những mục tiêu nhất định, đảm bảo sự phát triển ổn định của nền kinh tế. Trang 4 Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách xuất khẩu lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long Chính sách nông nghiệp là tổng thể các biện pháp kinh tế hoặc phi kinh tế thể hiện sự tác động, can thiệp của Chính phủ vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp theo những mục tiêu nhất định, trong một thời gian nhất định. Chính sách nông nghiệp thể hiện hành động của Chính phủ nhằm thay đổi môi trường của sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển. Chính sách nông nghiệp có liên quan đến nhiều lĩnh vực sản xuất, phân phối lưu thông và tiêu thụ sản phẩm. Các vấn đề có liên quan đến sản xuất gồm các tác động đến giá thị trường yếu tố đầu vào, thị trường tư liệu sản xuất, các tác động đến sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, các vấn đề có liên quan đến tổ chức phối hợp các nguồn lực. Các vấn đề có liên quan đến lưu chuyển sản phẩm, chế biến, bảo quản, vận chuyển, bán sản phẩm. Các vấn đề có liên quan đến tiêu dùng sản phẩm gồm chế độ phân phối sản phẩm, giá mua sản phẩm, thuế nhập khẩu sản phẩm…. 3. Các loại văn bản chính sách ở Việt Nam • Nghị định: Nghị định là một loại văn bản pháp quy của Chính phủ về một lĩnh vực hoặc một ngành cụ thể. Nghị định thường định ra cho một thời gian dài và phát huy tác dụng trong thời gian dài. Đây là loại văn bản mang tính pháp quy cao nhất, quan trọng nhất, chứa đầy đủ nhất tinh thần của một chính sách. Nghị định được ban hành do Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ ký thay Thủ tướng. • Nghị quyết, quyết định: Nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng hoặc Quyết định của Thủ tướng Chính phủ là văn bản pháp quy về những vấn đề tương đối bức xúc cần được giải quyết trong thực tiễn. Văn bản này do Thủ tướng kí, hoặc do các Phó Thủ tướng kí thay Thủ tướng. • Thông tư: Thông tư là văn bản do các Bộ/ Ngành chức năng ban hành nhằm hướng dẫn thực hiện Nghị định, Quyết định của Chính phủ. Trang 5 Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách xuất khẩu lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long • Quyết định của các Bộ/ Ngành: Các quyết định của cá Bộ/ Ngành ban hành được Bộ trưởng ký hoặc Thứ trưởng ký thay Bộ trưởng. Các quyết điịnh của Bộ/ Ngành thường ban hành kèm theo văn bản quy định cụ thể về một vấn đề dựa trên cơ sở của Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. • Chỉ thị: Chỉ thị là văn bản đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện chính sách. Tùy theo nội dung và phạm vi thi hành mà Thủ tướng Chính phủ, các Bộ/ Ngành đưa ra các chỉ thji cho các ban ngành, các cấp tổ chức hướng dẫn thực hiện các văn bản chính sách của Chính phủ. • Công văn: Công văn cũng là một loại văn bản chính sách, do Thủ tướng Chính phủ hoặc các Bộ/ Ngành ban hành. Nội dung công văn hướng dẫn, nêu ý kiến chỉ đạo của cấp trên đối với cấp dưới trong việc triển khai thực hiện chính sách. 4. Lý luận về chính sách xuất khẩu lúa gạo: a) Khái niệm về xuất khẩu: Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiên thanh toán, với mục tiêu là lợi nhuận.Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc với cả hai quốc gia. Mục đích của hoạt động này là thu được một khoản ngoại tệ dựa trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Khi việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động này. b) Vai trò của xuất khẩu gạo đối với nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam là một nước đông dân, trong đó gạo là lương thực chính và khó có thể thay thế. Qua đó cho thấy tầm quan trọng của sản xuất gạo đối với nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó, khi đất nước đã có thể đảm bảo an ninh lương thực, xuất Trang 6 Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách xuất khẩu lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long khẩu gạo trong điều kiện kinh tế hiện nay có ý nghĩa quyết định đối với quá trình hội nhập của nước ta và được thể hiện trên nhiều khía cạnh, mà chủ yếu là:  Xuất khẩu gạo tăng thu ngoại tệ, tích luỹ vốn cho quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá (CNH-HĐH) đất nước. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta những năm gần đây, kim ngạch từ xuất khẩu gạo chiếm một tỷ trọng khá lớn. Gạo đã trở thành một mặt hàng chủ lực của nông sản Việt Nam trên trường quốc tế. Thực tế cho thấy xuất khẩu gạo từ lâu đã mang lại một nguồn vốn không nhỏ cho nước ta. Theo số liệu mới nhất của Bộ Thương mại, trong suốt 11 năm từ 1989 đến 2000, tổng kim ngạch mà xuất khẩu gạo mang lại đạt gần 7 tỷ USD, chưa kể đến xuất khẩu tiểu ngạch sang các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Campuchia.  Xuất khẩu góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sản xuất phát triển. Khi Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu gạo đồng nghĩa với việc tăng cường sản xuất theo quy mô vùng. Hiện nay, ở nước ta đã và đang hình thành những vùng lúa tập trung chuyên sản xuất gạo xuất khẩu bao gồm cả hai khu vực chủ yếu là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Mỗi vùng phù hợp với những loại giống lúa khác nhau. Như vậy, cơ cấu nông nghiệp sẽ thay đổi phát huy theo lợi thế của từng vùng. Khi đẩy mạnh xuất khẩu gạo, cơ cấu ngành nghề cũng sẽ thay đổi. Hàng loạt các nghề phụ liên quan đến sản xuất và chế biến gạo như xay sát, bảo quản, đánh bóng cũng phát triển theo Trong những năm gần đây, sản lượng lúa thu hoạch tăng cao. Xuất khẩu gạo tạo điều kiện mở rộng tiêu thụ sản phẩm, tránh ứ đọng, tồn kho và khi khâu tiêu thu được giải quyết sẽ tạo tâm lý an tâm khuyến khích nông dân tăng cường, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Như vậy, xuất khẩu đã tác động ngược trở Trang 7 Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách xuất khẩu lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long lại đối với sản xuất, là một tiền đề cho sản xuất phát triển, tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp và khả năng tiêu dùng của một quốc gia như Việt Nam. Khi tham gia xuất khẩu gạo, Việt Nam có điều kiện cạnh tranh, cọ xát với các sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế. Đây vừa là thuận lợi, vừa là khó khăn đối với mặt hàng gạo của Việt Nam vì chất lượng của ta còn kém hơn so với các nước xuất khẩu khác, đặc biệt là Thái Lan  Xuất khẩu gạo tác động tích cực đối với việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân. Như trên đã phân tích, khi xuất khẩu gạo được đẩy mạnh sẽ kéo theo sự phát triển của những ngành nghề khác hỗ trợ cho sản xuất như các hoạt động thương mại, dịch vụ bao gồm các công đoạn tổ chức thu mua thóc từ nông dân, tạo đầu vào cho xuất khẩu. Các hoạt động này nếu được tiến hành tốt, có sự chỉ đạo đúng đắn sẽ tạo ra sự khai thông đầu ra cho sản phẩm thóc của nhân dân ở thời vụ thu hoạch, kích thích nông dân canh tác, nâng cao năng suất. Từ đó tác động trở lại đối với sản xuất và xuất khẩu. Như vậy, không chỉ sản xuất gạo xuất khẩu có thể giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho nhiều lao động mà những ngành nghề khác có liên quan cũng góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp của nước ta. Xuất khẩu gạo tạo một thị trường trong nước ít biến động, cân bằng được cung cầu, không còn lượng hàng dư thừa và tồn kho trong nước, giá gạo nội địa sẽ ổn định và cao hơn tạo thêm thu nhập cho người nông dân. Khi xuất khẩu gạo thu được thêm ngoại tệ một phần để nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng mà trong nước không sản xuất được. Điều đó góp phần cải thiện đáng kể đời sống nhân dân, khuyến khích họ tăng cường sản xuất gạo xuất khẩu nhiều hơn nữa. Xuất khẩu gạo tạo sự phân công lao động hợp lý trên phạm vi toàn thế giới. Dựa vào lợi thế so sánh tương đối đối với các loại gạo Việt Nam, chúng ta cần biết sản xuất loại gạo nào đạt hiệu quả cao nhất và có khả năng bán với số lượng lớn, giá cao. Tham gia vào thị trường bên ngoài rộng lớn,chúng ta hiểu rõ hơn về nhu Trang 8 Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách xuất khẩu lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long cầu người tiêu dùng và khả năng cung cấp của các nước xuất khẩu khác để điều chỉnh định hướng xuất khẩu cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của nước ta. c) Các công cụ chủ yếu được sử dụng để khuyến khích xuất khẩu gạo  Về các công cụ thúc đẩy hoạt động sản xuất lúa gạo như: giống, phân bón và thuốc trừ sâu. Bên cạnh đó còn có những chính sách về ruộng đất và công nghệ khoa học kĩ thuật, nhằm mục tiêu là sản xuất tập chung và nâng cao năng xuất, chất lượng của gạo.  Về công cụ Thuế quan: nhà nước đã giảm mức thuế xuất khẩu cho mặt hàng gạo xuống mức tối thiểu. Chính thức ngưng đánh thuế từ ngày 19-12. Loại thuế xuất khẩu tuyệt đối này được áp dụng từ khoảng cuối tháng 7. Nhằm mục đích khuyến khích xuất khẩu gạo. Như vậy người làm hoạt động kinh doanh xuất khẩu có lợi, người dân có lợi còn hơn thế nữa nhà nước cũng có lợi. khi giảm mức thuế đánh vào hàng gạo xuất khẩu thì mọi người có xu hướng xuất khẩu nhiều hơn. Từ đó thu lại lợi nhuận nhiều hơn. Và tới một lúc nào đó thuế cũng có tác dụng làm hạn chế xuất khẩu. khi nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu nhà nước sẽ cho mức thuế lên cao. Đó chính là công cụ để nhà nước khuyến khích hoạt đông xuất khẩu gạo. Chính phủ giảm thuế xuất khẩu gạo vẫn điều tiết giá gạo trong nước; mà lại vẫn thu được thuế vừa có hiệu quả hơn so với hạn ngạch.  Về hạn ngạch: Chính phủ đã áp dụng biện pháp hạn ngạch để điều tiết sản lượng gạo xuất khẩu, với mong muốn vừa kiểm soát được giá gạo trong nước không quá leo thang, vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Ví dụ hạn ngạch xuất khẩu gạo năm 2008 là 5 – 5.5 triệu tấn.  Về biện pháp tài chính: nhà nước đưa ra các quy định về mức lãi xuất có lợi nhất với người dân nhằm thúc đẩy nhân dân sản xuất; với những nhà kinh doanh lúa gạo cũng có những quy định về mức lãi xuất ngân hàng phù hợp để có thể hoạt động liên tục. Trang 9 Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách xuất khẩu lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long d) Sự cần thiết của chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo. Việt nam với truyền thống từ xưa tới nay là làm về nghành nông nghiệp và có thế mạnh về nghành trồng lúa nước. Chúng ta đã và đang đứng ở vị trí thứ 2 về hoạt động xuất khẩu gạo trên thế giới. Một vấn đề đặt ra là chúng ta có thể giữ vững vị trí này tới bao giờ hay có thể là tiến lên vị trí thứ nhât điều đó đòi hỏi rất nhiều yếu tố nhưng quan trọng hơn cả đó chính là những chính sách của nhà nước nhằm khuyến khích hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo. Có những chính sách đó sẽ giúp:  Năng xuất lao động và chất lượng lúa gạo tăng cao  Người dân có vốn để tăng gia sản xuất.  Nhà kinh doanh buôn bán, nhà thu mua hay doanh nghiệp có vốn đề đầu tư vào hoạt động thu mua lúa gạo.  Nhà nước thu được nguồn lợi nhiều hơn. Và cũng vì gạo chiếm tới khoảng 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, một tỷ lệ không nhỏ đối với riêng một mặt hàng trong rất nhiều mặt hàng xuất khẩu khác. Xuất phát từ vai trò quan trọng của gạo đối với quá trình CNH - HĐH đất nước, Đảng và Nhà nước ta nên chú trọng hơn tới các chính sách khuyến khích sản xuất và xuất khẩu gạo như tăng cường áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, đặc biệt chú ý tới những giống lúa có chất lượng và cho năng suất cao, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu gạo nhằm đem lại nguồn vốn lớn phục vụ công cuộc đổi mới đất nước. II/ HỆ THỐNG VĂN BẢN CHÍNH SÁCH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU LÚA GẠO Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách kinh tế có liên quan đến hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa nhằm điều tiết, tạo sự cân bằng, ổn định trong phát triển kinh tế. Trong đó, xuất khẩu gạo, ngành hàng Trang 10 [...]... 12 Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách xuất khẩu lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long III/ TÌM HIỂU TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU LÚA GẠO TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 3.1.Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách xuất khẩu lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long: Các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, đã rất chú trọng xây dựng pháp luật theo đúng và thể hiện rõ ràng các chủ trương, chính. .. về sử dụng nguồn lực;  Chưa có chính sách cụ thể về dự trữ lương thực quốc gia gắn kết với ngành hàng lúa gạo ở Đồng Bằng Sông Cửu Long;  Chính sách điều hành xuất khẩu gạo hiện nay có lợi cho doanh nghiệp, bất lợi cho nông dân; V/ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU LÚA GẠO Trang 32 Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách xuất khẩu lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long Từ các vấn đề hết sức đa diện... hình thực hiện chính sách xuất khẩu lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long người tiêu dùng ở các khu vực đô thị, và tham gia xuất khẩu Vì vậy sản xuất lúa gạo ở Đồng Bằng Sông Cửu Long được thị trường hóa cao độ và diễn biến giá lúa nội địa vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long gắn chặt với giá gạo xuất khẩu và giá gạo trên thị trường thế giới Theo Tổng Cục Thống Kê (2009), Đồng Bằng Sông Cửu Long hiện có 1,9 triệu... nghiệp thành phố đã cung ứng cho xuất khẩu 120 nghìn Trang 24 Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách xuất khẩu lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long tấn gạo Tình hình xuất khẩu gạo 3 tháng đầu năm khá thuận lợi, doanh nghiệp tiếp tục thực hiện các hợp đồng đã ký từ cuối năm 2008, với lượng lúa gạo tồn kho sẵn có và nguồn cung dồi dào từ thu hoạch vụ lúa đông xuân Giá gạo xuất khẩu thời điểm đầu tháng 4 tăng... lương thực Vĩnh Long cho biết, sáu tháng đầu năm đã xuất khẩu được hơn 120.000 tấn gạo Hiện nay giá lúa ở Vĩnh Long đang nhích lên, nếu so với một tháng trước đã tăng hơn 500 đồng/ kg, với giá này làm gạo xuất khẩu hiện nay không có lãi, tuy Trang 27 Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách xuất khẩu lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long nhiên theo chỉ đạo của tỉnh, công ty cũng đang tiếp tục mua lúa gạo để... khai chính sách xuất khẩu lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long Hiện nay, sản xuất lúa gạo ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ chủ yếu nhằm mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực tại chỗ, trong khi Đồng Bằng Sông Cửu Long có vai trò chủ yếu trong việc sản xuất lúa gạo hàng hóa để bảo đảm an ninh lương thực cả nước, duy trì giá lương thực phù hợp cho Trang 20 Tìm hiểu tình hình thực hiện. .. Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Ủy ban nhân dân và Sở Công thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thương nhân có trụ sở chính và nơi thương nhân có kho chứa, cơ Trang 17 Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách xuất khẩu lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long sở xay, xát về tình hình mua, giá mua thóc, gạo, việc tạm trữ, dự trữ, ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo b) Báo cáo ngay bằng văn bản... lương thực vừa giúp tạo ra mặt bằng giá an toàn cho người sản xuất Khi có nhu cầu xuất khẩu gạo, Nhà nước có thể bán ra một phần lượng lúa dự trữ này cho các công ty Các doanh nghiệp cũng có thể thuê hệ thống kho chứa này để dự trữ lúa trong khi chờ hợp đồng xuất khẩu Trang 33 Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách xuất khẩu lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long Thứ ba, để cải thiện cơ chế thu mua gạo xuất. .. doanh lương thực tại Tây Nam Bộ định Trang 25 Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách xuất khẩu lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long lại giá trị thực của mặt hàng gạo trên thị trường trong nước và ngoài nước Cho đến nay, chưa có doanh nghiệp kinh doanh lương thực nào ký hợp đồng xuất khẩu gạo dưới mức giá 405 USD/tấn Công ty GENTRACO mở cửa thu mua lúa gạo, cố gắng quay vòng vốn bằng cách xuất hàng giá... Trang 28 Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách xuất khẩu lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long Bên cạnh những thuận lợi và kết quả tích cực đã đạt được, việc triển khai thực hiện Nghị định 109/2010/NĐ - CP thực tế trong thời gian qua cũng gặp phải một số khó khăn, vướng mắc, cụ thể như sau: Từ tình hình sản xuất, chế biến và xuất khẩu lúa gạo như trên, có thể thấy ngành hàng lúa gạo Việt Nam hiện nay . http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Thong-tu- 08-2011-TT-NHNN-chi-tiet-tin-dung-kinh-doanh-xuat-khau-gao/121738/noi- dung.aspx Trang 12 Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách xuất khẩu lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long III/ TÌM HIỂU TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU LÚA GẠO TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 3.1.Công. xuất khẩu lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long . Nhằm tham gia một số ý kiến đánh giá về tình hình sản xuất lúa Trang 2 Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách xuất khẩu lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu. khẩu lúa gạo • Hệ thống các văn bản chính cách liên quan đến chính sách xuất khẩu lúa gạo • Tình hình thực hiện chính sách xuất khẩu lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long • Kết quả thực hiện chính sách

Ngày đăng: 24/01/2015, 01:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan