tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí ở nam định

38 763 1
tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí ở nam định

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU 3 1. Tính cấp thiết 3 2. Mục tiêu nghiên cứu 4 2.1 Mục tiêu chung 4 2.2. Mục tiêu cụ thể 4 PHẦN II: NỘI DUNG 5 2.1 Cơ sở lý luận 5 2.1.1 Một số khái niệm 5 2.1.2 Đặc điểm của chính sách 7 2.1.3 Ảnh hưởng của chính sách miễn thủy lợi phí 8 2.2 Cơ sở thực tiễn 8 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển chính sách miễn thủy lợi phí ở Việt Nam 8 2.2.2. Cơ chế chính sách miễn thủy lợi phí từ năm 1985 đến nay của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định 10 2.2.3. Thực trạng hệ thống công trình thủy lợi ở Nam Định 12 2.2.4. Thực trạng bộ máy tổ chức quản lý các công trình thủy lợi 13 2.3 Tình hình thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí nông nghiệp 16 2.3.1 Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách 16 2.3.2 Công tác lập kế hoạch triển khai thực hiện 17 2.3.3 Phân cấp trong triển khai thực hiện 18 2.3.4 Huy động nguồn lực 19 2 2.3.5 Nội dung triển khai thực hiện chính sách 19 * Nghị định 143/ NĐ- CP quy định khung mức thủy lợi phí, thu thủy lợi phí bằng tiền, dược phân theo 2 đối tượng: 19 2.4 Kết quả thực hiện chính sách 21 2.4.1 Đối với cơ quan quản lý nhà nước 21 2.4.2 Đối với công ty TNHH một thành viên KTCTT 23 2.4.3 Đối với các HTX quản lý và sử dụng nước 29 2.4.4. Đối với các hộ nông dân 31 2.5 Ưu điểm và hạn chế của chính sách miễn thủy lợi phí 33 2.5.1 Ưu điểm của chính sách miễn thủy lợi phí 33 2.5.2 Khó khăn khi thực hiện miễn thủy lợi phí 34 2.6 Giải pháp, kiến nghị 35 PHẦN III. KẾT LUẬN 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO 37 DANH MỤC VIẾT TẮT QLKTCTTL Quản lý khai thác công trình thủy lợi KTCTTL Khai thác công trình thủy lợi HTX Hợp tác xã HTXDVNN Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp TLP Thủy lợi phí QĐ Quyết định NQ Nghị quyết CP Chi phí CPSX Chi phí sản xuất 3 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Ở Việt Nam, nông nghiệp và nông thôn có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, chính trị và xã hội. Một nghịch lý là 73,7% dân số và 67% lực lượng lao động của cả nước, với 13,2 triệu người sống và làm việc trong nông nghiệp, nhưng chỉ được hưởng trong khuôn khổ 20% GDP (Vũ Văn Khải, 2008). Trong những năm qua Nhà nước đã quan tâm nhiều đến sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn nhằm cải thiện và nâng cao đời sống cho nông dân. Nhà nước đã đầu tư số vốn rất lớn đê xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông nông thôn, trường học, đường điện, công trình văn hóa, thực hiện chính sách miễn thuế nông nghiệp, khuyến nông, khuyến ngư… Từ đó giúp cho nông nghiệp, nông thôn phát triển tương đối ổn định, đời sống người nông dân được cải thiện thêm một bước. 4 Nghị định 143/2003/NĐ-CP quy định về việc miễn giảm thủy lợi phí được thực hiện từ năm 2004 áp dụng cho một số địa phương. Nghị định số 154/2007/NĐ-P ngày 15 tháng 10 năm 2007 được ban hành quy định việc miễn thủy lợi phí đối với các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối. Tỉnh Nam Định đã bắt đầu áp dụng miễn giảm thủy lợi phí từ ngày 1/1/2008 trên phạm vi toàn tỉnh. Với chính sách đó đã tạo ra sự phấn khởi và được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo nhân dân. Tuy nhiên, khi thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí để hỗ trợ nông dân thì ngân sách nhà nước phải bù đắp khoản kinh phí này, do đó sẽ ảnh hưởng tới các lĩnh vực kinh tế xã hội khác. Mặt khác phải có chính sách sử dụng nguồn nước một cách tiết kiệm và công bằng giữa các đối tượng sử dụng nước, đồng thời nâng cao chất lượng hệ thống công trình thủy lợi. Xuất phát từ vấn đề thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu tình hình thực hiện Chính sách miễn thủy lợi phí ở Nam Định” 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực thi chính sách miễn thủy lợi phí từ đó phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực thi chính sách miễn thủy lợi phí nông nghiệp, đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn khái quát về chính sách miễn thủy lợi phí nông nghiệp - Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực thi chính sách miễn thủy lợi phí nông nghiệp - Đề xuất một số giải pháp khắc phục khó khăn, kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách. 3 Phạm vi nghiên cứu 5 - Nội dung: Phân tích thuận lợi, khó khăn trong việc thực thi chính sách tại tỉnh Nam Định. Khuyến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách và công tác thực thi chính sách - Không gian: Tỉnh Nam Định - Thời gian: Từ năm 2006 đến nay 4 Phương pháp nghiên cứu - Số liệu: Nguồn số liệu đã công bố trong tạp chí, đề tài nghiên cứu và các phương tiện truyền thông khác về tình hình tổ chức thu phí thủy lợi trước đây, hộ nông dân địa phương, thực trạng công trình thủy nông. - Phương pháp nghiên cứu: Tổng hợp số liệu và thông tin từ các nguồn tìm được rồi phân tích và đánh giá. Phương pháp so sánh. PHẦN II: NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Một số khái niệm * Chính sách Chính sách là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế -xã hội. Tuy nhiên, qua tìm hiểu các tài liệu, các nghiên cứu cho thấy khái niệm chính sách được thể hiện khác nhau. Chính sách được hiểu là đường lối hành động mà chính phủ lựa chọn đối với một lĩnh vực nào đó của nền kinh tế, trong đó bao gồm các mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu. Chính sách là tập hợp các nguyên tắc do chính phủ ban hành. Các nguyên tắc này có ảnh hưởng hoặc quy định đến các quyết định của chính phủ. 6 Tóm lại, chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của nền kinh tế - xã hội do chính phủ thực hiện.Nó bao gồm mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. * Chính sách miễn thủy lợi phí là những công cụ của Nhà nước, được Nhà nước ban hành để thực hiện hai mục tiêu chính sau: - Giảm bớt chi phí sản xuất nông nghiệp của người nông dân, tạo điều kiện cho người nông dân có điều kiện đầu tư sản xuất và cải thiện một bước thu nhập của người nông dân. - Đảm bảo năng lực tưới, tiêu của hệ thống công trình thủy lợi, chống xuống cấp công trình. Nâng cao năng lực quản lý khai thác công trình thủy lợi của các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên cơ sở củng cố, nâng cao phương thức quản lý, phân cấp quản lý hệ thống công trình thủy lợi rõ ràng, hợp lý. Chính sách miễn thủy lợi phí bản chất là hỗ trợ chi phí đầu vào trong sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân gắn với sự nghiệp xóa đói giảm nghèo. * Khái niệm thủy lợi Thủy lợi là sự tổng hợp các biện pháp khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn nước trên mặt đất và nước ngầm, đấu tranh phòng chống các thiệt hại do nước gây ra với nền kinh tế quốc dân và dân sinh, đồng thời làm tốt công tác bảo vệ môi trường. * Thủy lợi phí Theo pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PL- UBTVQH 10 thì thủy lợi phí là: “ Chi phí dịch vụ thu từ tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thủy lợi cho mục đích sản xuất nông nghiệp để góp phần chi phí giá tiền trong hợp đồng dịch vụ về nước thu từ tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thủy lợi ngoài mục đích sản xuất nông nghiệp. 7 Như vậy, theo pháp lệnh trên thì thủy lợi phí thực chất là giá nước quy định đối với sản xuất nông nghiệp, trong đó nhà nước đã bao cấp trên 50% giá thành. Hay nói cách khác, thủy lợi phí là chi phí đầu vào của sản phẩm nông nghiệp có tưới mà người sản xuất phải trả. * Miễn, giảm thủy lợi phí Giảm thủy lợi phí trong nông nghiệp là việc Nhà nước trợ giá một phần chi phí về thủy lợi cho sản xuất nông ghiệp, phần còn lại sẽ do người nông dân chi trả để xây dựng các công trình thủy lợi tưới tiêu, nạo vét kênh mương, phát dọn bờ kênh và một số chi phí khác. Miễn thủy lợi phí là việc Nhà nước trợ giá 100% về thủy lợi cho sản xuất nông nghiệp để người nông dân có thể giảm bớt chi phí sản xuất nông nghiệp của người nông dân, tạo điều kiện cho người nông dân có điều kiện đầu tư sản xuất và cải thiện một bước thu nhập của nông dân. 2.1.2 Đặc điểm của chính sách - Chính sách miễn thủy lợi phí tác động tới: + Giá sản phẩm: Giá sản phẩm đầu vào và đầu ra, sản phẩm chính, sản phẩm liên quan. Khi thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí tức là Nhà nước đã hỗ trợ chi phí đầu vào và giúp hạ giá thành sản phẩm, tăng thu nhập của người nông dân. + Miễn thủy lợi phí làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn, quy mô và chất lượng đầu vào và đầu ra kinh tế nông thôn. + Khi người nông dân được hưởng lợi từ chính sách miễn thủy lợi phí thì thu nhập đã được tăng lên. Từ đó ảnh hưởng đến tiêu dùng các sản phẩm liên quan + Miễn thủy lợi phí làm thay đổi ngân sách và thuế của chính phủ thu được, chi phí công cộng của Chính phủ bỏ ra. Ảnh hưởng đến đầu tư cho các lĩnh vực kinh tế xã hội khác. + Tác động của việc miễn thủy lợi phí an sinh xã hội: Thể hiện lợi ích cuối cùng của chính sách. Ai là người được hưởng lợi cuối cùng, ai là người bị thiệt của sự can thiệp chính sách miễn thủy lợi phí. 8 2.1.3 Ảnh hưởng của chính sách miễn thủy lợi phí Nếu coi thủy lợi phí cũng là một trong những chi phí sản xuất đầu vào như phân, giống, thuốc bảo vệ thực vật… thì chính sách miễn thủy lợi phí cũng là một chính sách trợ giá đầu vào trong sản xuất. - Khi nhà nước ban hành chính sách miễn thủy lợi phí sẽ ảnh hưởng tới cung của trang trại, hộ nông dân và toàn ngành nông nghiệp. Khi có miễn giảm thủy lợi phí, chi phí đầu vàocủa các trang trại, hộ nông dân giảm. Vì vậy, lượng cung của các trang trại, hộ nông dân tăng lên. Cũng chính vì vậy cung của toàn ngành nông nghiệp tăng, giá các sản phẩm nông nghiệp giảm. Như vậy, mặt tích cực của chính sách miễn thủy lợi phí là: sản phẩm nông sản sẽ được cung cấp nhiều hơn, xét dưới góc độ an toàn lương thực sẽ đảm bảo hơn. Phân phối lại thặng dư của xã hội; Người nông dân được lợi do được trợ cấp đầu vào, người tiêu dùng được lợi do sản phẩm nông nghiệp được bán ra với giá rẻ hơn. Tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn sẽ được giảm bớt do lương cung tăng. Tuy nhiên:chính sách miễn thủy lợi phí thể hiện một số hạn chế như sau: Làm mất cân bằng thị trường nông sản, một số nông dân làm ăn không hiệu quả nếu không có miễn thủy lợi phí đã bị “phá sản sáng tạo” đem lại hiệu quả cho nền kinh tế. Số lượng nông dân này tồn tại trong nền kinh tế được là nhờ giá tưới tiêu nước bằng 0. Vì hệ thống thủy nông vẫn phải hoạt động bình thường thậm chí còn cao hơn khi so với khi không miễn giảm thủy lợi phí (ý thức tiết kiệm kém của nông dân). Do đó, toàn bộ chi phí của hệ thống thủy nông do ngân sách nhà nước chi trả, mà ngân sách chủ yếu thu từ thuế nên tạo ra phúc lợi xã hội âm. Do không phải trả tiền nên gây lãng phí nguồn nước cạn kiệt nguồn tài nguyên gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác, ý thức bảo quản duy tu thủy nông cũng không được coi trọng gây xuống cấp nhanh hơn. 2.2 Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển chính sách miễn thủy lợi phí ở Việt Nam 9 Từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 Nhà nước ta đã có nhiều chuyển biến về chế độ chính trị cũng như về kinh tế. Nền kinh tế nông nghiệp ngày càng phát triển và đang giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế, bởi thế công tác thủy lợi và thủy lợi phí luôn có sự thay đổi, cho đến nay Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, sắc lệnh, pháp lệnh, nghị định, nghị quyết, thông tư như sau: - Điều lệ Thủy lợi phí đầu tiên được bạn hàng ngày 26/9/1963 Nghị định 141- CP do thủ tướng Chính phủ ký Nghị định số 141- CP “ ban hành kèm theo điều lệ quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình thủy nông” Bước đầu thực hiện việc phân công, phân cấp, phát huy vai trò của người dân tham gia quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và trả thủy lợi phí. Đối với các hệ thống thủy nông loại nhỏ và tiểu thủy nông có liên quan đến nhiều hợp tác xã và nông dân có ruộng đấy hưởng nước cùng nhau thỏa thuận đóng góp. Ở mỗi hệ thống thủy nông loại nhỏ hoặc tiểu thủy nông chỉ liên quan đến một vài xã hoặc nhiều hợp tác xã thì giữa các xã hoặc hợp tác xã hưởng nước thỏa thuận cử người phụ trách hoặc phân công quản lý. - Nghị định số 112/ HĐBT Ngày 25/8/1984: “về thu thủy lợi phí” thực hiện trong phạm vi cả nước, thay cho Nghị định 66- CP. Đây là Nghị định về thủy lợi phí đầu tiên được áp dụng chung cho cả nước kể từ khi đát nước thống nhất. Mục đích của Nghị dịnh là: Nhằm đảm bảo duy trì và khai thác tốt các công trình thủy nông bằng sự đóng góp công bằng, hợp lý của những diện tích được hưởng lợi về nước…”; “… Đề cao trách nhiệm của các cấp chính quyền và nhân dân trong việc bảo vệ, quản lý, sử dụng tốt công trình thủy nông…” - Nghị định 143/2003/NĐ- CP: Thực hiện Luật Tài nguyên nước (1998). Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi (sửa đổi ) 4/4/2001, khắc phục những tồn tại, bất hợp lý của Nghị định 112/ HĐBT, nên ngày 28/11/2003, Thủ tướng Chính phủ đã ký, ban hành Nghị định 143/2003/NĐ- CP “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi”, trong đó quy định việc giao công trình thủy lợi cho “ Tổ chức hợp tác dùng 10 nước”, cá nhân quản lý, việc Nhà nước cấp kinh phí trong các trường hợp bơm nước chông úng, hạn, đại tu nâng cấp công trình, thất thu thủy lợi phí do thiên tai, khôi phục công trình thủy lợi bị thiên tai phá hoại. Đặc biệt Nghị định quy định mức thu thủy lợi phí đối với tất cả các hộ sử dụng nức từ công trình thuyt lợi, nhằm giảm bớt mức thu đối với đói tượng sử dụng nước tưới cây lương thực (nông dân ) và đảm bảo công bằng trong việc sử dụng nước từ công trình thủy lợi. - Nghị định 154/2003/NĐ-CP: Ngày 15/10/2007 Chỉnh phủ đã ban hành Nghị định 154/2003/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung thêm một số điều của Nghị định 143/20003/NĐ- CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi - Thông tư số 26/2008 TT- BTC của Bộ tài chính về “Hướng dẫn thi hành một số điều tra của Nghị định số 154/2007/NĐ- CP ngày 15/10/2007 sửa đổi bổ sung một số điều tra của một số điều tra của Nghị định số 143/200/NĐ- CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi”. - Nghị định 115/2008/NĐ- CP của Chính phủ ngày 14/11/2008, nghị định: sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 143/2003/NĐ- CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác bảo vệ công trình thủy lợi, quy định các đối tượng được miễn thủy lợi phí và các mức miễn TLP tương ứng, quy định các trường hợp không được miễn thủy lợi phí. - Thông tư số 36/2009/TT- BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn thi hành nghị định 115 của Chính phủ. 2.2.2. Cơ chế chính sách miễn thủy lợi phí từ năm 1985 đến nay của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định. Nghị định số 112- HĐBT ngày 25/8/1984 của Hội đòng Bộ trưởng (nay là Chính phủ ) về việc thu thủy lợi phí ra đời cách đây trên 20 năm. Để thực hiện Nghị định 112, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam Ninh (nay là (Nam Định ) đã có [...]... cải thiện đáng kể đời sống nhân dân và đổi mới bộ mặt nông thôn Nam Định Chính sách miễn TLP có ảnh hưởng tới chi phí sản xuất, thu nhập và nhu cầu mở rộng sản xuất của các hộ nông dân Với các cây trồng sản xuất khác nhau thì chính sách miễn thủy lợi phí tác động đến các hộ là khác nhau 2.5 Ưu điểm và hạn chế của chính sách miễn thủy lợi phí 2.5.1 Ưu điểm của chính sách miễn thủy lợi phí Thực hiện chính. .. tăng lên * Tình hình thu chi thủy lợi phí Trước và sau khi có chính sách miễn thủy lợi phí thì nguồn thu từ dịch vụ thủy lợi – lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty thì không đáp ứng đủ yêu cầu các khoản chi Trước khi miễn thủy lợi phí ( năm 2007) thu từ dịch vụ thủy lợi là 60.504.165 nghìn đồng, tổng chi là 69.170.728 nghìn đồng Sau khi miễn thủy lợi phí (năm 2008) thu từ dịch vụ thủy lợi là 3.046.829... tỉnh Nam Định Sở NN& PTNT Công ty TNHH 1 thành viên KTCTTL Chi cục thủy lợi UBND huyện Phòng NN& PTNT UBND xã HTX DV NN Ghi chú: Quản lý trực tiếp Quản lý ngành Sơ đồ 4.2: Mô hình tổ chức và quản lý các công trình thủy lợi 2.3 Tình hình thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí nông nghiệp 2.3.1 Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách Quyết định 143/2003/NĐ-CP của chính phủ ban hành về miễn thuỷ lợi phí. .. bộ thủy nông làm nhiệm vụ cung cấp nước tưới 2.6 Giải pháp, kiến nghị - Đối với cơ quan quản lý: Cần có quy định rõ ràng về một số khái niệm trong các văn bản chính sách miễn thủy lợi phí, điều chỉnh đối tượng hưởng lợi ích chính sách miễn thủy lợi phí Nhà nước cần xây dựng hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật trong quản lý và khai thác công trình thủy lợi làm cơ sở xây mức giá cấp bù thủy lợi phí Chính. .. kiểm tra đánh giá việc thực hiện chính sách vào cuộc sống Để nghiên cứu tình hình thực thi chính sách miễn TLP, chúng tôi tiến hành đánh giá thông qua các cơ quan quản lý liên quan như: Sở NN & PTNT, chi cục thủy lợi phòng kinh tế huyện a, Khi thực hiện Nghị định số 154/2007/NĐ- CP • Ý kiến của cơ quan quản lý Nhà nước: Chính sách miễn thủy lợi phí nhận được sự ủng hộ do: - Giảm chi phí đầu vào cho sản... nhất định tới Công tác quản lý và khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nam Định Chính sách làm cho công ty giảm công tác thu thủy lợi phí trực tiếp từ các HTX dịch vụ nông nghiệp, các hộ nông dân, thay vào đó là nhận cấp bù từ ngân sách Nhà nước tạo ra nguồn thu ổn định hơn Bảng 4.2: Tình hình nợ đọng thủy lợi phí của các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nam Định (Từ năm 1999 trở về... thu thủy lợi phí - Tránh được tình trạng nợ đọng kéo dài - Các đơn vị quản lý thủy nông chủ động trong việc lập kế hoạch hàng năm - Là cơ hội tốt để kiện toàn hệ thống tổ chứ thủy nông • Tuy nhiên việc thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí vẫn còn nhiều vấn đề bất cập: - Không công bằng giữa các đối tượng hưởng lợi trên cùng địa bàn: Việc miễn và cấp bù thủy lợi phí chỉ cho các diện tích được tưới bởi... lợi phí Thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí giúp cơ quan quản lý nhà nước quản lý tốt hơn diện tích tưới tiêu của các đơn vị quản lý và KTCTTL Tỉnh không phải cấp kinh phí cho việc cấp bù vì Ngân sách trung ương thực hiện cấp bù tiền miễn thủy lợi phí Nguồn tiền cấp bù thủy lợi phí từ trung ương cao hơn số tiền thu thủy lợi phí thực tế các năm trước nên tỉnh có nhiều kinh phí hơn để đầu tư cho các... dân do chi phí sản xuất giảm góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị 2.5.2 Khó khăn khi thực hiện miễn thủy lợi phí Thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí của Chính phủ bên cạnh những thuận lợi ở trên cũng gây không ít khó khăn Đối với cơ quan quản lý nhà nước thì trong quá trình thực thi gặp nhiều khó khăn vướng mắc trong quá trình tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện, những... ra sao, tỷ lệ miễn giảm thế nào? - Thiếu sự tuyên truyền và phổ biến rộng về chính sách miễn TLP: Người dân hiểu rằng Chính phủ miễn toàn bộ thủy lợi phí cho nông dân và từ nay trở đi nông dân không phải trả bất kỳ một khoản phí nào thuộc về tưới tiêu nước Điều này gây khó khăn cho hoạt động của HTX dịch vụ thủy lợi khong thu được thủy lợi phí nội đồng từ nông dân - Mức miễn thu thủy lợi phí thấp gây . tài: Tìm hiểu tình hình thực hiện Chính sách miễn thủy lợi phí ở Nam Định 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực thi chính sách miễn thủy lợi phí từ. Ảnh hưởng của chính sách miễn thủy lợi phí 8 2.2 Cơ sở thực tiễn 8 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển chính sách miễn thủy lợi phí ở Việt Nam 8 2.2.2. Cơ chế chính sách miễn thủy lợi phí. Nam Định 10 2.2.3. Thực trạng hệ thống công trình thủy lợi ở Nam Định 12 2.2.4. Thực trạng bộ máy tổ chức quản lý các công trình thủy lợi 13 2.3 Tình hình thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí

Ngày đăng: 24/01/2015, 01:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan