tiểu luận quản lý nhà nước về xã hội

12 3.4K 26
tiểu luận quản lý nhà nước về xã hội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Tiểu Luận QLNN về Xã Hội GV. Nguyễn Thị Tuyết Mai DANH SÁCH NHÓM 6 1. Trương CaRa Duy ( Trưởng nhóm) 2. Đinh Việt Đức 3. Lâm Thành Toàn 4. Nguyễn Si Phú 5. Hoàng Thị Thư 6. Trịnh Văn Thịnh 7. Trần Văn Quý 8. Điểu Thao 9. Đào Văn Lụa 2 Tiểu Luận QLNN về Xã Hội GV. Nguyễn Thị Tuyết Mai MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU B. NỘI DUNG I. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Tác giả 2. Hoàn cảnh ra đời của học thuyết II. HỌC THUYẾT QUẢN LÝ CỦA ELTON MAYO 1. Các cuộc thử nghiệm ở Hawthorne 2. Elton Mayo với các cuộc thử nghiệm ở Hawthorne 3. Kết luận nội dung học thuyết tâm lý xã hội của Elton Mayo 4. Đánh giá về học thuyết 4.1. Ưu điểm 4.2. Nhược điểm III. ỨNG DỤNG CỦA HỌC THUYẾT VÀO THỰC TIỄN HIỆN NAY Ở VIỆT NAM 1. Thực trạng 2. Thuận lợi 3. Khó khăn C. KẾT LUẬN 3 Tiểu Luận QLNN về Xã Hội GV. Nguyễn Thị Tuyết Mai A. MỞ ĐẦU Để một cơ quan, tổ chức phát triển, hoàn thành được mục tiêu bên cạnh một nhà lãnh đạo có năng lực, trình độ thì phương thức quản lý nhân viên của họ cũng đóng vai trò quan trọng như là một chìa khóa mở ra cánh cửa dẫn đến thành công. Đã có nhiều học thuyết quản lý ra đời với mục đích tăng năng suất lao động, quản lý tốt có hiệu quả cũng như để đạt được mục tiêu của tổ chức như học thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử; học thuyết quản lý theo khoa học của Taylor; thuyết quản lý hành chính của Faylor, trong số những học thuyết đó phải kể đến học thuyết tâm lý xã hội với đại diện tiêu biểu là Elton Mayo. Mayo giới thiệu một phương pháp mới gọi là Phương pháp Quản Trị theo tâm lý xã hội (trường phái hành vi trong quản lí). Phương pháp này nhấn mạnh đến sự thỏa mãn nhu cầu của con người, không phải là thứ nhu cầu vật chất, nhưng là tâm lý của họ trong một tổ chức, chú trọng đến con người, các mối quan hệ của con người và các yếu tố tâm lý của họ. Trên cơ sở vận dụng phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm làm rõ quan điểm của Mayo về con người về cách thức tăng năng suất lao động thông qua tác động đến yếu tố tâm lý con người. Với nhiệm vụ phân tích nội dung cũng như đánh giá ưu điểm, nhược điểm của học thuyết; sự vận dụng học thuyết này trong xã hội Việt Nam để thông qua đây giúp cho các nhà quản lý, lãnh đạo hiểu rõ hơn về học thuyết tâm lý xã hội và vận dụng một cách đúng đắn, hiệu quả vào thực tiễn trong hoạt động quản lý Việt Nam hiện nay. 4 Tiểu Luận QLNN về Xã Hội GV. Nguyễn Thị Tuyết Mai B. NỘI DUNG I. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Tác giả MAYO, George ELTON (1880- 1949), nhà lý luận xã hội và tâm lý học công nghiệp, sinh ngày 26 tháng 12 năm 1880 tại Adelaide, Úc, con trai của George Gibbies Mayo, người thảo văn thư và sau đó là kĩ sư dân sự. Học tại trường Queen’s và Trường cao đẳng St Peter, ông đã bị mất lãi suất trong y học tại Đại học Adelaide va sau 1901, tại các trường y khoa ở Edinburgh và London. Năm 1903 ông tới London, viết bài cho tạp chí và giảng dạy tiếng Anh tại trường Cao đẳng. Ông trở lại Adelaide năm 1905 đến quan hệ đối tác trong các công ty in ấn của JH Sherring & Co, nhưng năm 1907 ông đã đi lại cho các trường Đại học để nghiên cứu triết học và tâm lý học dưới (Sir) William Mitchell. Năm 1911 ông trở thành giảng viên trong triết lý nền tảng tinh thần và đạo đức tại Đại học mới của BAng Queensland và trong 1919- 1923 được giữ chức chủ tịch đầu tiên của triết học tại đó. Vào ngày 18 tháng 4 năm 1913 ở Brisbane, ông đã có vợ Dorothea McConnel. Ở Brisbane Elton Mayo là một nhân vật công cộng, giảng dạy cho Hiệp hội Người lao động giáo dục và phục vụ trên Ủy ban chiến tranh của trường. Chịu ảnh hưởng của Freud, Jung và Pierre Janet, ông nghiên cứu tính chất của suy nhược thần kinh và với một bác sĩ Brisbane, Tiến sỹ TH Mathewson, đi tiên phong trong điều trị psychoanalytic của shell-shock. Cuốn sách đầu tiên của ông, Dân chủ và Tự do ( Melbourne, 1919), nêu cơ sở xã hội của mình nghĩ sau này phát triển trong nhiều bài báo và trong các tác phẩm lớn của ông, Các vấn đề con người của một văn minh công nghiệp ( NewYork, 1933) và Các vấn đề xã hội của một Văn minh công nghiệp (London, 1945). Quan sát mức độ lo ngại xung đột công nghiệp và các cuộc xung đột chính trị tại Úc, Tháng Năm xây dựng một tương tự giữa thần kinh chiến tranh và những nguyên nhân của tình trạng bất ổn tâm ký công nghiệp.Vẽ về nhân chủng học xã hội, ông lập luận rằng tinh thần của người lao động, hoặc sức khỏe tâm thần, phụ thuộc vào nhận thức của ông về các chức năng xã hội của công việc của mình. Ông thấy giải pháp cho tình trạng bất ổn công nghiệp trong nghiên cứu xã hội và quản lý công nghiệp hơn là trong chính trị cấp tiến Tháng Năm tới Hoa Kỳ năm 1992, nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania’s Wharton School. Để điều tra doanh thu cao, lao động tại một nhà máy dệt. Công việc này thu hút 5 Tiểu Luận QLNN về Xã Hội GV. Nguyễn Thị Tuyết Mai sự chú ý của Trường Quản Trị Kinh Doanh Harvard, nơi ông được bổ nhiệm làm phó giáo sư năm 1926 và giáo sư nghiên cứu công nghiệp năm 1929. Ông có tham gia vào điều tra thiết kế yếu tố cá nhân, xã hội, xác định sản lượng công việc tại công ty điện Tay’sChicago cây trồng, các thí nghiệm Hawthorne nổi tiếng đã được nghiên cứu Pathbreaking trong nghiên cứu xã hội hiện đại. Năm 1947 ông nghĩ hưu từ Harvard đến Anh, nơi ông dã qua đời ở Guildford, Surrey, vào ngày 1 tháng 9 năm 1949. 2. Hoàn cảnh ra đời của học thuyết Từ những năm 20 của thế kỷ XX, thuyết quản lý theo khoa học của Taylor cùng các cộng sự của ông cũng như thuyết quản lý hành chính của Faylor đều bộc lộ những hạn chế của mình và đã bị nhiều nhà quản lý, tâm lý, xã hội học như H.Grantt, F.B .Gilbreth, M.Follet, Hugo Munsterberg phê phán, do đã không chú ý thỏa đáng đến khía cạnh tâm lý, xã hội học về con người. Các nhà nghiên cứu và hoạt động thực tiễn lúc bấy giời bắt đầu quan tâm tới việc khai thác các yếu tố tâm lý con người trong quản lý. Họ đã cố gắng cũng cố học thuyết quản lý theo khoa học với những quan điểm của xã hội học và tâm lý học. Một trường phái tâm lý mới ra đời- trường phái hành vi. Trường phái tâm lý học hành vi trong khoa học quản lý chính là vận dụng lý thuyết tâm lý học hành vi vào trong quản lý nhằm điều hành hành vi của con người, xuất phát từ một luận điểm cơ bản : Tâm lý của con người được bộc lộ qua hành vi, vì vậy người nghiên cứu cần nghiên cứu hành vi của con người để đưa ra những quyết định cần thiết. Việc tiếp cận con người qua hành vi ứng sử được coi là chìa khóa để giải quyết vấn đề của quản lý có hiệu quả. Các nhà khoa học hành vi đã có những đóng góp to lớn giúp chúng ta hiểu được hành vi nhóm, động cơ cá nhân, các mối quan hệ ở nơi làm việc, tầm quan trọng của công việc. Trường phái này được xây dựng trên cở học thuyết “các mối quan hệ con người” của Elton Mayo, xuất hiện vào đầu những năm 1930, dựa trên cơ sở những thực nghiệm Mayo tại Hawthorne. Học thuyết này ra đời nhằm khắc phục hạn chế những quan điểm duy lý trong cách tiếp cận cơ học, máy móc, phiến diện về con người. Nó đã đưa ra một cách tiếp cận mới, một cách cơ bản hơn, toàn diện hơn về con người trong quản lý. Tuy nhiên, cần phải nó rằng, trước Elton Mayo, sự ra đời của học thuyết “các mối quan hệ của con người” đã được định hướng bởi những đóng góp rất lớn của một số nhà nghiên cứu và 6 Tiểu Luận QLNN về Xã Hội GV. Nguyễn Thị Tuyết Mai hoạt động thực tiễn khác, trong đó dặc biệt phải kể tới nghiên cứu của Mayo paker Folet. II. HỌC THUYẾT QUẢN LÝ CỦA ELTON MAYO Khác với M. Follet, người đã đưa ra những tư tưởng quản lý của mình trên cơ sở ứng dụng triết học và tâm lý học, thì Elton Mayo lại xây dựng học thuyết Quan hệ con người dựa trên những thực nghiệm mà ông tiến hành tại nhà máy điện lực Hawthorne ở miền Tây nước Mỹ. 1. Các cuộc thử nghiệm ở Hawthorne Tiến hành thử nghiệm Hawthorne Illumination được thực hiện vào năm 1924, tại 3 bộ phận xí nghiệp Hawthorne ở Chicago với sự chỉ đạo của các kĩ sư. Người ta chia các nhân viên thành 2 nhóm: nhóm thử nghiệm (làm việc trong sự thay đổi có sự thay đổi chú ý về điều kiện ánh sáng), và nhóm kiểm chứng ( làm việc trong điều kiện ánh sáng được duy trì cố định trong suốt thực nghiệm). Khi điều kiện ánh sáng ở nhóm thử nghiệm được cải thiện, hiệu quả làm việc của nhóm này tăng lên như mong đợi, dù vậy thì các kỹ sư cũng đã thực sự bối rối vì năng suất làm việc của nhóm thử nghiệm đã tăng lên tương tự khi giảm cường độ ánh sáng đến mức thấp nhất có thể. Sự khó giải thích tăng lên khi năng suất của nhóm kiểm chứng cũng tăng lên mặc dù diều kiện ánh sáng không thay đổi. Công ty điện tử Western đã phải nhờ đến giáo sư Elton Mayo của đại học Harvard để tìm ra bí ẩn của những kết quả lạ thường này. 2. Elton Mayo với các cuộc thử nghiệm ở Hawthorne Mayo và những đồng nghiệp tại Havard là Fritz Roethlisberger và William Dikson đã thực hiện một thí nghiệm mới. Họ đã đưa hai nhóm công nhân nữ (mỗi nhóm 6 người) vào phòng làm việc khác nhau. Nhóm thí nghiệm làm việc trong điều kiện phòng thay đổi (nhiệt độ, giờ giải lao, uống cà phê) nhưng kết quả là sản lượng của hai nhóm đều tăng. Để đi đến kết luận, ông thử nghiệm với 20.000 công nhân và kết quả vẫn không thay đổi. Mayo kết luận rằng: “sự gia tăng năng suất không lệ thuộc vào các nguyên nhân vật chất mà do một tập hợp những phản ứng tâm lý rất phức tạp”. Cả hai nhóm nhân viên đều được quan tâm một cách tận tình, sự cảm thông động viên đã thúc đẩy họ làm việc để đạt 7 Tiểu Luận QLNN về Xã Hội GV. Nguyễn Thị Tuyết Mai hiệu quả cao nhất. Điều đó đã dẫn Mayo đến khám phá quan trọng đầu tiên: “Khi công nhân được chú ý đặc biệt thì năng suất tăng lên hầu như bất kể điều kiện làm việc có thay đổi hay không!”. Hiện tượng này được gọi là Tác động Hawthorne. Mayo đã tiến hành phỏng vấn các nhân viên. Kết quả đã mang lại một khám phá đặc biệt có ý nghĩa: những nhóm làm việc không chính thức, môi trường xã hội của nhân viên có ảnh hưởng to lớn đến hiệu năng làm việc. Rất nhiều nhân viên của Western Electric cho rằng cuộc sống của họ bên ngoài và trong xí nghiệp của họ không có ý nghĩa và đáng chán. Giữa các đồng nghiệp có sự chia rẽ, bè phái, điều này tác động lớn đến đời sống văn phòng của họ. Do đó, áp lực từ những đồng nghiệp chứ không phải là từ các yêu cầu của cấp trên đã ảnh hưởng lớn đến năng suất làm việc của công nhân. 3. Kết luận nội dung học thuyết tâm lý xã hội của Elton Mayo Khi thực hiện các thưc nghiệm của mình, Mayo xuất phát từ giả định các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc khắc nghiệt có thể kiểm soát và hóa giải thông qua việc cải thiện ánh sáng, nghỉ giải lao nhiều hơn, phân chia giờ làm việc khác nhau, nhiệt độ phòng, và các yếu tố khác về môi trường làm việc. Ông đã tập trung tiến hành thử nghiệm trên một nhóm nhân viên bằng cách thường xuyên thay đổi nhiệt độ và ánh sáng, nghỉ giải lao, v.v. Hiệu suất làm việc tăng lên, nhưng sự cải thiện ấy dường như độc lập với điều kiện làm việc. Kết quả là hiệu quả công việc của nhân viên tốt hơn vì họ thấy cấp quản lý đã tỏ ra quan tâm đến những hình thức cải thiện ấy. Việc thảo luận về thời gian làm việc và nghỉ ngơi với nhân viên đã làm nhân viên cảm thấy sự tôn trọng của cấp quản lý đối với họ cũng như việc họ được xem là thành viên của một tập thể - điều mà trước đó họ chưa từng cảm nhận được. Ngày nay, hiệu ứng Hawthorne đề cập đến những ích lợi về hiệu suất mà các công ty tạo ra khi chú trọng đến nhân viên và không còn đối xử với họ như những bộ phận trong cỗ máy sản xuất. Nghiên cứu của Mayo đã chỉ ra rằng kết quả công việc không chỉ đơn giản là chức năng của việc thiết kế khoa học một công việc mà còn chịu ảnh hưởng bởi các chuẩn mực xã hội, giao tiếp giữa các cấp quản lý và nhân viên, và mức độ tham gia của nhân viên vào các quyết định nơi làm việc. Hiệu suất làm việc cao gắn liền với những yếu tố phi kinh tế như cảm giác sở hữu và được tham gia vào việc ra quyết định. Công trình nghiên cứu mang tính đột phá của Mayo đã chỉ ra nơi làm việc là một hệ 8 Tiểu Luận QLNN về Xã Hội GV. Nguyễn Thị Tuyết Mai thống xã hội phức tạp mà tại đó, sự thỏa mãn và tận tâm của nhân viên ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc. Các phát hiện của ông đã khuấy động làn sóng nghiên cứu mới và cách tư duy mới về những động lực thúc đẩy nhân viên nơi làm việc. Tiền thưởng và việc thiết kế công việc có thể giúp cải thiện hiệu suất làm việc, nhưng nhân viên không phải tự nhiên mà trở thành những con người không chăm chỉ, năng động. Họ vốn là người nhiệt tình làm việc, biết nhận trách nhiệm, và mong muốn tạo ra kết quả tốt. Quan điểm về bản chất con người này tương tự với những gì mà ngày nay các nhà nghiên cứu chỉ ra sự quản lý mang tính hợp tác, tức là một hệ thống chỗ làm nơi mà nhân viên được tự do nhiều hơn trong suy nghĩ, hành động và đóng góp cho kế hoạch làm việc. Trong thực tế, những người mới làm quản lý cần phải chấp nhận sự thật rằng đôi khi thẩm quyền từ vị trí của họ không có nhiều ý nghĩa trong việc buộc nhân viên làm việc tốt hơn. Trong nhiều trường hợp, việc truyền đạt yêu cầu cho nhân viên sẽ không đem lại hiệu quả thúc đẩy cao so với việc để nhân viên tham gia vào những vai trò lớn hơn và quan trọng hơn. Tư tưởng chủ chốt của Mayo được tóm lược trong điểm chính sau đây: Tổ chức phải tạo bầu không khí để nhân viên cảm thấy thoải mái và thân thiện khi làm việc. Tạo cơ hội để nhân viên nhận ra chân giá trị của chính mình trong tổ chức. Tạo được tinh thần đội ngũ trong các nhóm. Nhân viên cần được quan tâm và tác động. Mayo đề nghị giới quản trị nên thay đổi quan niệm về nhân viên qua cách quan sát và đối xử để đạt hiệu năng và hiệu năng lâu dài. 4. Đánh giá về học thuyết của Elton Mayo 4.1. Về ưu điểm : Đề cao được mối quan hệ con người, đề cao được sự hợp tác, thống nhất giữa người lao động và người quản lý. Mối quan hệ cong người được sử dụng như một thuật ngữ chung dùng để chỉ cách thức các nhà quản lý tác động qua lại với nhân viên của họ nhằm xây dựng mối quan hệ con người tốt đẹp trên cơ sở coi trọng yếu tố tâm lý, xã hội của người lao động. Nhấn mạnh nhu cầu xã hội, được quý trọng và tự thể hiện mình của người công nhân. 9 Tiểu Luận QLNN về Xã Hội GV. Nguyễn Thị Tuyết Mai Công nhân không phải là “các cỗ máy sống”, không phải là những bánh răng trong một cỗ máy. Khẳng định tầm quan trọng của nhóm đối với người lao động. Vấn đề nhóm xã hội là sự cần thiết xem xét hành vi cá nhân trong mối quan hệ với một nhóm nhất định, các thành viên của một nhóm có sự gắn kết về lợi ích, tập quán hành vi. Năng suất không chỉ thuần túy là vấn đề kĩ thuật. Giúp cải tiến cách thức và tác phong quản lý trong tổ chức, xác nhận mối liên hệ giữa năng suất và tác phong hoạt động. 4.2. Về hạn chế: Quá chú ý tới yếu tố xã hội - khái niệm “con người” chỉ có thể bổ sung cho khái niệm “con người kinh tế” chứ không thể thay thế. Đề cao phương pháp thực nghiệm, coi nhẹ lý luận nên học thuyết của ông còn mang tính kinh nghiệm chủ nghĩa. Yếu tố tâm lý mà ông đề cập tới, một yếu tố mang tinh xã hội sâu sắc, lại được nghiên cứu trong môi trường “khép kín” của công ty mà không quan tâm đến yếu tố bên ngoài nên đã đặt ra nhiều băng khoăn đối với một số nhà nghiên cứu. III. ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT VÀO THỰC TIỄN HIỆN NAY Ở VIỆT NAM 1. Thực trạng việc áp dụng lý thuyết quản lý của Elton Mayo Lý thuyết cua Elton Mayo thuộc trường phái tâm lí-xã hội đã đóng góp to lớn vào sự nghiên cứu và quản lý nhân viên của các cơ quan, tổ chức trong tất cả các lĩnh vực cả trong hệ thống cơ quan nhà nước và tư nhân về: nhận thức rõ vai trò và sự ảnh hưởng của tác phong lãnh đạo của nhà quản lý; vai trò của các tổ chức không chính thức đối với thái độ lao động và năng suất lao động; sự ảnh hưởng tập thể đối với thái độ cá nhân; mối quan hệ giữa các đồng nghiệp, mối quan hệ nhân sự trong công việc; giúp các nhà lãnh đạo, quản lí hiểu rõ hơn về sự động viên con người, quan tâm hơn đối với nhân viên, đối với việc sử dụng quyền hành và thông điệp trong tổ chức. 10 Tiểu Luận QLNN về Xã Hội GV. Nguyễn Thị Tuyết Mai Trong cơ quan nhà nước, nhà lãnh đạo đã có xu hướng tạo mối quan hệ gần gũi với các thành viên trong tổ chức của mình. Trong các cơ quan, tổ chức môi trường làm việc tạo cho mỗi công chức thấy được vai trò của mình, thể hiện được năng lực của mình. Người lãnh đạo trực tiếp thăm hỏi, động viên giúp đỡ thành viên như những trường hợp thăm hỏi khi ốm đau, giúp đỡ khi khó khăn tổ chức các chuyến đi thăm quan gồm cả thành viên trong gia đình của công chức mình khi có điều kiện. Những việc làm này đã tạo được tâm lý được quan tâm, môi trường làm việc thoải mái, cá nhân được tôn trọng làm cho công chức làm việc tích cực hơn, góp phần xây dựng một nền hành chính dân chủ. Trong tuyển dụng công chức cũng đã áp dụng áp dụng nhiều phương pháp nhằm đánh giá phẩm chất tâm lý công chức cho phù hợp với công việc. Ngoài kiểm tra bằng cấp đối với công chức họ tiến hành trắc nghiệm tâm lý nhân viên, phỏng vấn công chức để đưa vào vị trí thích hợp nhất. Không chỉ trong nội bộ cơ quan mình mà trong cách ứng sử với nhân dân , người lãnh đạo trực tiếp tiếp xúc với người dân, đi đến tận địa phương để nắm bắt tình hình chứ không chỉ là giải quyết bằng sự chỉ đạo, ra mệnh lệnh cho cấp dưới. Biểu hiện gần đây như chuyến “vi hành” của phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đến các bệnh viện để trực tiếp có những chứng kiến những khó khăn gặp phải của người dân, kiểm tra hoạt động cung cấp dịch vụ công đến nhân dân. Chuyến đi cấp tốc của Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải đến Lai Châu-địa điểm xảy ra vụ sập cầu khiến nhiều người dân tử vong, trực tiếp động viên, thăm hỏi sức khỏe dối với nhân dân. Nhân dân cảm thấy được sự quan tâm, được sự chia sẽ từ nhà nước, những hoạt động như vậy tăng cường lòng tin của nhân dân với chính quyền, với chế độ. [...].. .Tiểu Luận QLNN về Xã Hội GV Nguyễn Thị Tuyết Mai 2 Thuận lơi : Trong giai đoạn mở cửa, sự hội nhập sâu rộng đã đem đến nhiều hiểu biết về phương thức quản lý, các nhà quản lý đầy đủ thông tin và vận dụng đúng đắn các học thuyết trong đó có học thuyết tâm lý xã hội cũng được chú trọng Hầu hết các công ty hay các tổ chức nước ngoài hoạt động trong lãnh thổ Việt... doanh nghiệp, công chức trong cơ quan nhà nước phải được tôn trọng Chính sự tương đồng với nội dung học thuyết sẽ tạo nên sự cộng hưởng, việc áp dụng rộng rãi rất khả quan 3 Khó khăn : Thời kì đất nước mới chuyển đổi các nhà quản lý, lãnh đạo còn ảnh hưởng phương thức quản lý cũ, thiên về mệnh lệnh hành chính Sự áp dụng phương thức quản theo học thuyết tâm lý xã hội còn chưa được áp dụng rộng rãi.,... quan nhà nước nhất là ở các cấp cơ sở còn chưa thực sự quan tâm đến con người, đến người dân cũng như tâm lý nhân viên trong cơ quan, tổ chức mình 11 Tiểu Luận QLNN về Xã Hội GV Nguyễn Thị Tuyết Mai III, KẾT LUẬN Tóm lại, đóng góp của Elton Mayo chính là kết quả nghiên cứu về điều kiện làm việc, quan hệ sản xuất, bầu không khí làm việc mang tính người,tính xã hội cao Đó là một phát hiện lớn của Mayo về. .. tâm lý xã hội Từ đó ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, công ty hay các tổ chức trong nước; vì mục tiêu tồn tại, vì hiệu quả của tổ chức, do tính cạnh tranh buộc họ cũng phải thay đổi phương thức quản lý trong đó có sự áp dụng phương thức quản lý theo học thuyết của Mayo Với tâm lí Á đông của người Việt Nam, một khi đã áp dụng phương pháp quản lí theo Elton Mayo thì sẽ rất hiệu quả Với bản chất nhà nước. .. bó về lợi ích, về phong tục, tập quán, về mô hình hành vi và về một tiểu văn hóa của nhóm và do đó bị chi phối bởi những giá trị chung của nhóm Việc ứng dụng học thuyết này vào trong hoạt động quản lý ở Việt Nam chưa rộng rãi, gặp nhiều khó khăn bởi sự ảnh hưởng mạnh mẽ của phương thức quản lý cũ Song, việc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi mỗi nhà quản. .. Mayo chính là kết quả nghiên cứu về điều kiện làm việc, quan hệ sản xuất, bầu không khí làm việc mang tính người,tính xã hội cao Đó là một phát hiện lớn của Mayo về lý thuyết quản lý. Từ những thí nghiệm, Mayo đã rút ra kết luận: quan hệ xã hội giữa những con người với nhau trong hệ thống đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động Đó là quan hệ cấp trên cấp dưới, quan hệ giữa các dồng... hưởng mạnh mẽ của phương thức quản lý cũ Song, việc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi mỗi nhà quản lý phải vận dụng linh hoạt các thuyết quản lý, trong đó phải đặc biệt chú trọng đến học thuyết tâm lý xã hội 12 . trong xã hội Việt Nam để thông qua đây giúp cho các nhà quản lý, lãnh đạo hiểu rõ hơn về học thuyết tâm lý xã hội và vận dụng một cách đúng đắn, hiệu quả vào thực tiễn trong hoạt động quản lý. Việt Nam hiện nay. 4 Tiểu Luận QLNN về Xã Hội GV. Nguyễn Thị Tuyết Mai B. NỘI DUNG I. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Tác giả MAYO, George ELTON (1880- 1949), nhà lý luận xã hội và tâm lý học công nghiệp,. Thời kì đất nước mới chuyển đổi các nhà quản lý, lãnh đạo còn ảnh hưởng phương thức quản lý cũ, thiên về mệnh lệnh hành chính. Sự áp dụng phương thức quản theo học thuyết tâm lý xã hội còn chưa

Ngày đăng: 23/01/2015, 21:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan