ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG CÂY RAU (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG)

53 3.1K 25
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG CÂY RAU (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG CÂY RAU (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG) Mã số môn học: TT2213 Số tín chỉ: 02 Lý thuyết: 20 tiết Thảo luận: 04 Thực hành: 06 tiết Phú Thọ, năm 2012 MỤC LỤC PHẦN I. LÝ THUYẾT 1 MỞ ĐẦU 1 A) MỤC TIÊU: 1 B) NỘI DUNG: 1 1. Tầm quan trọng của cây rau đối với đời sống, kinh tế và xã hội 1 - Giá trị về kinh tế 1 2. Tình hình sản xuất rau ở nước ta 1 3. Nhiệm vụ 1 4. Những thuận lợi và khó khăn của ngành sản xuất rau 1 4.1. Thuận lợi 1 4.2. Khó khăn 2 4.3. Giải pháp chủ yếu 2 C) TÀI LIỆU HỌC TẬP: 2 D) CÂU HỎI ÔN TẬP: 2 Chương 1 3 ĐẶC TÍNH SINH VẬT HỌC CỦA CÂY RAU 3 A) MỤC TIÊU: 3 B) NỘI DUNG: 3 1.1. Phân loại cây rau 3 1.1.1. Phân loại theo đặc điểm thực vật học 3 1.1.2. Phân loại theo bộ phận sử dụng 3 1.1.3. Phân loại theo nguồn gốc 3 1.2. Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến sản xuất rau 3 1.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ 4 1.2.2. Ảnh hưởng của ánh sáng 4 1.2.3. Ảnh hưởng của nước 5 1.2.4. Ảnh hưởng của đất và chất dinh dưỡng 5 C) TÀI LIỆU HỌC TẬP: 6 D) CÂU HỎI ÔN TẬP: 7 Chương 2 8 NHỮNG BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHỦ YẾU TRONG SẢN XUẤT RAU 8 A) MỤC TIÊU: 8 B) NỘI DUNG: 8 2.1. Phương thức sản xuất rau 8 2.1.1. Sản xuất rau ngoài trời 8 2.1.2. Sản xuất rau trong điều kiện bảo vệ 8 2.1.3. Trồng rau không cần đất 8 2.2. Đất trồng rau và kỹ thuật làm đất 9 2.2.1. Đất trồng rau 9 2.2.2. Kỹ thuật làm đất 9 2.4. Hạt giống rau và kỹ thuật gieo ươm 9 i 2.4.1. Tiêu chuẩn hạt giống rau tốt 9 2.4.2. Kỹ thuật gieo ươm cây giống và chăm sóc sau gieo 10 2.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc sau trồng 11 2.5.1. Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý 11 2.5.2. Phương pháp trồng và mật độ trồng 11 2.5.3. Bón phân 12 2.5.4. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại 12 2.6. Thu hoạch và bảo quản 12 2.6.1. Thu hoạch rau 12 2.6.2. Phẩm chất rau 13 2.6.3. Bảo quản, cất trữ 14 C) TÀI LIỆU HỌC TẬP: 14 D) CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN: 14 Chương 3 14 SẢN XUẤT RAU AN TOÀN 14 A) MỤC TIÊU: 15 - Kiến thức: Sinh viên phân tích các nguyên nhân dẫn đến rau không an toàn, nêu được điều kiện để sản xuất rau an toàn, các giải pháp sản xuất an toàn 15 - Kỹ năng: Lựa chọn được đất, nguồn nước tưới, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật phục vụ sản xuất rau an toàn 15 - Thái độ: Hiểu rõ được tầm quan trọng của rau an toàn từ đó khuyến cáo người thân, người nông dân cùng tham gia sản xuất rau an toàn 15 B) NỘI DUNG: 15 3.1. Tầm quan trọng của sản xuất rau an toàn 15 3.2. Nguyên nhân rau chưa an toàn 15 3.2.1. Do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật 15 3.2.2. Do dư lượng nitrat 15 3.2.3. Do nhiễm kim loại nặng 15 3.2.4. Ký sinh trùng và sinh vật gây bệnh 15 3.3. Quy định tiêu chuẩn rau an toàn 15 3.4. Tổ chức sản xuất rau an toàn 15 3.4.1. Điều kiện để sản xuất rau an toàn 15 3.4.2. Một số giải pháp sản xuất rau an toàn 16 C) TÀI LIỆU HỌC TẬP: 16 Thực trạng sản xuất rau an toàn ở Việt Nam 16 - Thực trạng về quy mô sản xuất 16 - Thực trạng về thị trường tiêu thụ rau an tòan 16 - Thực trạng về chất lượng rau an toàn ở Việt Nam 16 - Xu hướng phát triển của ngành sản xuất rau an toàn 16 Chương 4 17 KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOẠI CÂY RAU CHÍNH 17 A) MỤC TIÊU: 17 ii - Kiến thức: Sinh viên mô tả được đặc điểm sinh vật học của các cây rau : cà chua, khoai tây, cải bắp, su hào, dưa chuột, bí, đỗ cove. Trình bày được kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại cây rau trên 17 - Kỹ năng: Có khả năng thực hành các kỹ thuật cơ bản để trồng các loại rau phổ biến. Thực hiện các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây rau 17 - Thái độ: Vận dụng các kiến thức đã học để trồng rau có năng suất cao và phẩm chất tốt 17 B) NỘI DUNG: 17 4.1. Cây rau họ cà 17 4.1.1. Giới thiệu chung về cây rau họ cà 17 4.1.2. Cây cà chua (Lycopersicon esculentum. Mill) 17 a. Luân canh 19 b. Thời vụ 20 c. Đất và phân bón 20 d. Kỹ thuật ươm cây giống 21 e. Mật độ và khoảng cách trồng 21 f. Chăm sóc 21 4.1.3. Cây khoai tây (đọc thêm) 23 4.2. Cây rau họ thập tự 28 4.2.1. Giới thiệu chung về cây rau họ thập tự 28 4.2.2. Cây cải bắp 28 4.2.3. Cây su hào (đọc thêm) 33 4.3. Cây rau họ bầu bí 34 4.3.1. Giới thiệu chung về cây rau họ bầu bí 34 4.3.2. Cây dưa chuột 34 4.3.3. Cây bầu (đọc thêm) 37 4.4. Cây rau họ đậu đỗ 38 4.4.1. Giới thiệu chung về cây rau họ đậu đỗ 38 4.4.2. Cây đậu Cove 39 4.4.3. Cây đậu đũa (đọc thêm) 40 PHẦN II. THỰC HÀNH 43 BÀI 1. PHÂN LOẠI HẠT GIỐNG RAU VÀ CÂY CON GIỐNG RAU 43 Số tiết: 01 tiết 43 BÀI 2. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG RAU CẢI BẮP 45 Số tiết: 01 tiết 45 BÀI 3. ĐÁNH GIÁ PHẨM CHẤT RAU CÀ CHUA 46 Số tiết: 01 tiết 46 BÀI 4. KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOẠI CÂY RAU 48 iii PHẦN I. LÝ THUYẾT MỞ ĐẦU Số tiết: 01 tiết (Lý thuyết:01 tiết; thảo luận:0 tiết) A) MỤC TIÊU: - Kiến thức: Sinh viên liệt kê được các giá trị của cây rau, kể tên các vùng trồng rau chính ở nước ta. Nêu được phương hướng, nhiệm vụ và khó khăn, thuận lợi, giải pháp cho ngành trồng rau. - Kỹ năng: Đánh giá được xu hướng phát triển của ngành trồng rau trong thời gian tới. - Thái độ: Hiểu và nhận thấy tầm quan trọng của ngành trồng rau. B) NỘI DUNG: 1. Tầm quan trọng của cây rau đối với đời sống, kinh tế và xã hội - Giá trị về dinh dưỡng: Rau cung cấp cho cơ thể vitamin như vitamin A, B, C, E, PP ,….các chất khoáng,…. - Giá trị về y học: Một số loại cây rau sử dụng làm dược liệu: hành, tỏi, gừng, nghệ, tía tô, cà rốt, khoai lang. - Giá trị về kinh tế + Rau là cây lương thực. + Rau là cây xuất khẩu. + Rau là nguyên liệu trong công nghiệp thực phẩm: + Giá trị về mặt xã hội 2. Tình hình sản xuất rau ở nước ta Cây rau có thể sinh trưởng được ở mọi vùng sinh thái nhưng do yêu cầu về tiêu dùng của xã hội nên được sản xuất tập trung ở một số vùng. Diện tích trồng rau nằm chủ yếu ở khu vực: - Vùng Trung du và đồng bằng Bắc Bộ. - Vùng rau Lâm Đồng - Vùng rau thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận - Vùng rau đồng bằng sông Cửu Long gồm các tỉnh An Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng. 3. Nhiệm vụ - Phấn đấu tăng năng suất, sản lượng, chất lượng rau quả. Hiệu quả kinh tế và kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng. - Nâng cao trình độ kỹ thuật và hiểu biết thị trường đối với người sản xuất rau - Đầu tư khoa học và công nghệ tiên tiến cùng với cơ sở hạ tầng cho sản xuất rau. - Sản xuất rau quanh năm, hạn chế hiện tượng rau giáp vụ. 4. Những thuận lợi và khó khăn của ngành sản xuất rau 4.1. Thuận lợi - Nước ta chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do nằm trải dài trên nhiều vĩ độ, địa hình chia cắt nên có nhiều loại tiểu khí hậu và có thể sản xuất ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, có nhiều chủng loại rau phong phú đa dạng cho năng suất cao. - Ở những vùng chuyên canh tập trung nhiều người có kinh nghiệm. - Nhà nước có nhiều chính sách đầu tư cho phát triển rau quả. 1 - Thị trường đầu ra cho sản phẩm tạo ra được những thuận lợi. - Nhu cầu về rau của nhân dân ngày càng cao. 4.2. Khó khăn - Khí hậu cũng gây ra những khó khăn trở ngại như: nóng, rét, ẩm, mưa bão,… - Bộ giống chưa phong phú, thiếu đồng bộ, chất lượng giống chưa cao. - Chưa chọn tạo được những giống đặc trưng cho vùng nhiệt đới nóng ẩm. - Cơ sở vật chất trồng rau còn quá nghèo nàn. - Trình độ chuyên môn của cán bộ chuyên trách, trình độ sản xuất của người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới. 4.3. Giải pháp chủ yếu - Chọn tạo những giống rau có nhiều đặc trưng đặc tính tốt cho vùng nóng, ẩm, thích nghi với nhiều vùng sinh thái. - Tăng cường vốn đầu tư, trang thiết bị vật tư, giống cho sản xuất rau. - Nhà nước cần có chính sách thỏa đáng về ruộng, lương thực, tín dụng, chính sách xuất nhập khẩu,… - Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng cho công nghệ sau thu hoạch. - Đào tạo cán bộ chuyên ngành có trình độ cao. - Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền khuyến nông cho người sản xuất, giúp họ tăng thêm hiểu biết về các tiến bộ kỹ thuật. - Quy trình sản xuất rau sạch phải được xây dựng cho từng vùng sinh thái, cho mỗi loại rau. - Hàng năm cần tổ chức hội chợ rau mang tính đặc trưng của vùng, miền. C) TÀI LIỆU HỌC TẬP: 1. Tạ Thu Cúc (2007), Giáo trình cây rau, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 2. Trần Khắc Thi, Trần Ngọc Hùng (2005), Ứng dụng công nghệ trong trồng rau, NXB Lao động, Hà Nội. D) CÂU HỎI ÔN TẬP: 1. Vai trò của cây rau đối với đời sống con người? 2. Nước ta có những vùng chuyên rau chính nào? 3. Thuận lợi, khó khăn của các vùng trồng rau chính? 2 Chương 1 ĐẶC TÍNH SINH VẬT HỌC CỦA CÂY RAU Số tiết: 03 tiết (Lý thuyết: 03 tiết; thảo luận:0 tiết) A) MỤC TIÊU: - Kiến thức: Liệt kê được các cách phân loại, trình bày được ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến sinh trưởng và phát triển của cây rau. - Kỹ năng: Phân loại được những cây rau phổ biến. Dựa vào các yêu cầu về ngoại cảnh để phân loại nhóm rau theo từng yếu tố: nhiệt độ, ánh sáng, nước, phân bón. - Thái độ: Trên cơ sở hiểu về các đặc tính sinh vật học của cây rau, khuyến cáo các biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất cây rau. B) NỘI DUNG: 1.1. Phân loại cây rau 1.1.1. Phân loại theo đặc điểm thực vật học 1.1.1.1. Thực vật bậc thấp - Họ nấm tán (Agricaceae) gồm có nấm rơm, nấm mỡ, nấm hương. - Họ mộc nhĩ (Auricularia judae) 1.1.1.2. Thực vật bậc cao - Lớp một lá mầm - Lớp hai lá mầm 1.1.2. Phân loại theo bộ phận sử dụng - Rau ăn rễ củ: củ cải, cà rốt, củ đậu, - Loại rau ăn thân, thân củ: su hào, khoai tây, - Loại rau ăn lá: xà lách, rau diếp, cải bẹ, cải bắp, mồng tơi, rau ngót, cải cúc, - Loại rau ăn quả: cà chua, dưa chuột, xu xu, bí ngô, bí đỏ, bầu, - Loại rau ăn nụ, hoa: súp lơ, thiên lý, 1.1.3. Phân loại theo nguồn gốc N.I.Vavilop đã phân ra 8 trung tâm khởi nguyên cây trồng: - Trung tâm Trung Quốc: phát sinh ra củ cải trắng nhiệt đới, cải bắc thảo, cải trắng, cải xanh, dưa leo trái to, cà pháo, hành lá, khổ qua, mướp, - Trung tâm Ấn Độ: phát sinh ra cà tím, dưa chuột, mướp khía, bầu, đậu rồng, xà lách, - Trung tâm Trung Á: khởi nguyên của dưa melon, hành tây, tỏi, suplơ, cà rốt vàng, đậu hà lan. - Trung tâm Cận đông: Khởi nguyên của dưa melon, bí đỏ, dưa leo, cà rốt, ngò tây, xà lách, - Trung tâm Địa Trung Hải: khởi nguyên của cải bắp, củ cải đỏ, ngò tây, hành tây, - Trung tâm biển Ả Rập: khởi nguyên của hành lá, đậu hà lan, các loại đỗ ăn quả, - Trung tâm Trung Mỹ và nam Mehicô: khởi nguyên của bí đỏ, su su, ớt cay, ớt ngọt, cà chua, ngô, khoai lang, - Trung tâm Nam Mỹ: khởi nguyên của khoai tây, cà chua, ớt, bí đỏ, Việc tìm hiểu nguồn gốc của các loại cây rau và điều kiện môi trường nơi phát sinh cho phép giải thích nhiều đặc tính sinh học của cây rau và làm cơ sở cho kỹ thuật canh tác chung. 1.2. Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến sản xuất rau 3 1.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ - Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp trong tế bào mô cây xảy ra sự thay đổi không thể phục hồi dẫn đến việc chết toàn cây hay các cơ quan riêng biệt. - Nhiệt độ ảnh hưởng đến các sinh vật có lợi hay có hại đối với cây trồng. - Ảnh hưởng của nhiệt độ lên cây rau còn phụ thuộc vào yếu tố khác của môi trường. Dưới cường độ chiếu sáng mạnh, sự cân bằng sản phẩm tạo ra do quang hợp và sản phẩm mất đi do hô hấp chỉ xảy ra ở nhiệt độ tương đối cao; nhiệt độ thấp ban đêm sẽ giúp cây tích lũy chất hữu cơ nhiều hơn. 1.2.1.1. Sự tương hợp giữa chế độ nhiệt của môi trường và nhu cầu của cây rau - Loại chịu rét: hành tỏi, rau nhà chùa, măng tây, ngó sen…. - Loại rau chịu rét trung bình: cải trắng, cải bắp, cà rốt, đậu Hà Lan, rau cần, xà lách,… - Loại rau ưa ấm áp: cà, cà chua, ớt, dưa chuột, … - Loại rau chịu nóng: dưa hấu, dưa bở, bí ngô, bí xanh, đậu đũa… 1.2.1.2. Yêu cầu nhiệt độ của cây rau qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển * Thời kỳ hạt nảy mầm Hầu hết các giống rau đều nảy mầm ở nhiệt độ 25-30 0 C. Nếu nhiệt độ quá thấp làm hạt giống không hút được nước, nếu kéo dài thì hạt trong đất bị thiếu oxi hoặc do sâu bệnh hại sẽ bị thối. * Thời kỳ cây con Thời kỳ này cây còn non yếu, khả năng quang hợp của bộ lá còn hạn chế nên yêu cầu nhiệt độ thấp hơn thời kỳ hạt nảy mầm. Nhiệt độ thích hợp cho đa số các loại rau ở thời kỳ này từ 18-20 0 C. Nhiệt độ cao làm cây hô hấp mạnh gây mất nước, tiêu hao dinh dưỡng, cây giống sẽ còi cọc. * Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng Ở thời kỳ này khối lượng thân lá tăng trưởng nhanh, nhiệt độ cao còn thuận lợi cho cây thực hiện các nhiệm vụ quang hợp, hô hấp, hút nước…. Những loại rau ưa khí hậu mát lạnh phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 17-18 0 C. Những loại rau ưa khí hạu ấm áp nhiệt độ thích hợp là 20-30 0 C, nhiệt độ thấp sẽ gây trở ngại cho loại rau này phát triển. * Thời kỳ sinh trưởng sinh thực Nhiệt độ thích hợp cho thời kỳ này là 20 0 C, nhiệt độ cao quá hoặc thấp quá đều ảnh hưởng không tốt đến quá trình thụ phấn, thụ tinh, dẫn đến rụng nụ rụng hoa. 1.2.2. Ảnh hưởng của ánh sáng 1.2.2.1. Yêu cầu của cây rau đối với thành phần ánh sáng - Thành phần ánh sáng ảnh hưởng lên sự sinh trưởng, phát triển và phẩm chất cây rau. + Ánh sáng bước sóng 600-700Nm có tác dụng tích cực trong đồng hóa CO 2 + Tia cực tím bước sóng dài 300-380Nm thúc đẩy quá trình tổng hợp Vitamin C. - Cây rau ưa ánh sáng tán xạ hơn là trực xạ. 1.2.2.2. Yêu cầu của cây rau đối với cường độ ánh sáng - Dựa vào yêu cầu đối với cường độ ánh sáng có thể phân loại rau như sau: + Rau yêu cầu cường độ ánh sáng mạnh phải trồng ngòai sáng như dưa gang, dưa hấu, bí đỏ, cà tím, ớt, + Rau yêu cầu cường độ ánh sáng trung bình như cải bắp, cải trắng, cải củ, hành, tỏi, 4 + Rau yêu cầu cường độ ánh sáng yếu phải trồng trong điều kiện che bóng như cải cúc, mùi tàu, gừng, rau diếp, Căn cứ vào yêu cầu ánh sáng của các loại rau mà bố trí trồng xen, trồng lẫn cây ưa sáng và cây chịu bóng. 1.2.2.3. Yêu cầu của cây rau đối với thời gian chiếu sáng Căn cứ vào yêu cầu đối với thời gian chiếu sáng chia ra thành các nhóm rau: - Nhóm rau ngày ngắn: đậu ván, dưa chuột, bầu bí, dưa hấu, - Nhóm rau ngày dài: cải bắp, hành tỏi, cà rốt, - Nhóm rau trung tính: cà chua, đậu hà lan, đậu xanh, 1.2.2.4. Yêu cầu ánh sáng của cây rau trong các giai đoạn khác nhau Ánh sáng không ảnh hưởng tới giai đoạn nảy mầm. Giai đoạn cây mầm nếu thiếu ánh sáng, cây mầm thiếu dinh dưỡng, vươn dài và chết dần. Thời gian thành lập cơ quan sinh sản nếu ánh sáng yếu sẽ làm rụng nụ, hoa. Yêu cầu ánh sáng giảm dần vào giai đoạn cuối của sự hình thành cơ quan tích lũy. Một số cây giai đoạn cuối không cần ánh sáng. 1.2.3. Ảnh hưởng của nước 1.2.3.1. Ảnh hưởng của nước - Rau chứa 75-95% nước. - Thiếu nước sẽ làm giảm năng suất, làm giảm chất lượng. - Thừa nước sẽ làm rau nhũn, chứa ít chất hòa tan, giảm khả năng chống chịu. 1.2.3.2. Nhu cầu nước của rau - Mỗi loại rau khác nhau và các thời kỳ sinh trưởng khác nhau yêu cầu đối với nước cũng khác nhau. Các loại rau thường yêu cầu nước thấp ở giai đoạn đầu, khi cây càng lớn yêu cầu càng tăng, lượng nước yêu cầu cao nhất khi cây trổ hoa kết trái và giảm dần đến khi thu hoạch sản phẩm. - Nhu cầu về nước còn phụ thuộc vào khả năng ăn rộng, ăn sâu của hệ thống rễ. Dựa trên đặc tính này chia cây rau thành 3 nhóm: + Cây có hệ thống phân nhánh mạnh, phân bố ở độ sâu và rộng từ 2-5 m như bí đỏ, dưa bở, + cây có hệ thống rễ phân nhánh tương đối mạnh và ăn sâu khỏi lớp đất cày ở độ sâu 1-2 m như củ cải đỏ, cà chua, cà tím, dưa hấu, + Cây có hệ thống rễ ăn cạn, phân nhánh mạnh hay yếu, rễ chỉ phân bố trong lớp đất cày và một phần rễ ăn sâu đến 0,5m như cải bắp, suplơ, khoai tây, dưa leo, - Dựa vào khản năng hút nước và tiêu hao nước, chia thành 4 nhóm: + Nhóm hút nước mạnh, tiêu hao mạnh: củ dền + Nhóm hút nước mạnh, tiêu hao ít: dưa hấu, bí, cà chua, ớt, cà tím, + Nhóm hút nước yếu, tiêu hao nhiều: cải bắp, suplơ, dưa leo, xà lách, + Nhóm hứt nước ít, tiêu hao ít: hành, tỏi. 1.2.4. Ảnh hưởng của đất và chất dinh dưỡng 1.2.4.1. Đạm (N) - Đạm đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành các cơ quan của sinh vật, các hợp chất hữu cơ. Đạm thúc đẩy quá trình quang hợp, kích thân, lá phát triển, kéo dài thời gian sinh trưởng và tuổi thọ lá. 5 - Thiếu đạm cây tăng trưởng chậm, lá nhỏ, xanh nhạt, năng suất kém. Thừa đạm làm cây mềm, chống chịu kém, chậm hình thành cơ quan sinh sản. - Phân đạm cần cho rau ăn lá như cải bắp, xà lách, Rau họ đậu yêu cầu lượng đạm thấp hơn. 1.2.4.2. Photpho (P 2 O 5 ) - P 2 O 5 là thành phần quan trọng của axit nucleic, protein. P 2 O 5 giữ vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp và quang hợp; tăng cường khả năng hút đạm. - P 2 O 5 kích thích rễ phát triển, cần thiết cho giai đoạn cây con và khi cây ra hoa làm cho quả to và hạt chắc, đủ lân sẽ nâng cao khả năng bảo quản của rau sau thu hoạch. - Thiếu lân mặt dưới lá hay học gân lá có màu tím 1.2.4.3. Kali (K 2 O) Trong cây, lân ở dạng ion và di chuyển theo nhựa cây. Kali tác động đến đặc tính vật lý và hóa học của chất nguyên sinh vách tế bào. Thiếu K 2 O làm giảm sức chống chịu của cây rau, quá trình đồng hoá CO 2 của cây rau gặp nhiều khó khăn. Cây thiếu kali thường lùn, rìa lá khô vàng, lá già chết trước. 1.2.4.4. Canxi (Ca) - Có nhiều trong bộ phận già, tập trung chủ yếu trên mặt đất, có nhiều trong hạt. - Thiếu canxi thường xảy ra ở đất chua, mặn. - Thiếu canxi thường ngưng hình thành lông hút, rễ bị thối hỏng, màng tế bào không hình thành. 1.2.4.5. Nguyên tố vi lượng Là những yếu tố cây trồng cần một lượng rất ít, nhưng chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây. 1.2.4.6. pH Cây rau phản ứng với độ pH tùy thuộc vào từng chủng loại, thành phần của phân bón. phương pháp bón phân. Đa số các loại rau có thể sinh trưởng trên đất hơi kiềm hoặc trung tính; sinh trưởng tốt nhất ở độ pH từ 6,0 – 6,8. 1.2.4.7. Yêu cầu dinh dưỡng của cây rau Mỗi thời kỳ sinh trưởng của cây rau có yêu cầu về chất dinh dưỡng khác nhau: - Thời kỳ nảy mầm, cây sống nhờ vào chất dự trữ trong hạt. - Rễ con hấp thụ N nhanh nhất rồi đến K, hấp thụ lân kém. Nhu cầu dinh dưỡng thời kỳ cây con không cao nhưng rất mẫn cảm với sự thiếu hoặc thừa các yếu tố dinh dưỡng. Bón lót và xử lý hạt giống bằng phân vi lượng, đa lượng giúp tăng cường sự tăng trưởng rễ cây con, tăng năng suất. - Thời kỳ phát triển thân lá, phân hóa mầm hoa, thời kỳ tích lũy yêu cầu về N, P,K gia tăng. - Cuối thời kỳ hình thành cơ quan tích lũy chất dinh dưỡng, hay cuối thời kỳ phát triển quả nhu cầu lấy dinh dưỡng từ đất giảm mạnh. 1.2.4.8. Ảnh hưởng của việc bón phân hữu cơ cho rau Ảnh hưởng của phân hữu cơ rất đa dạng. Ảnh hưởng quan trọng nhất là cải thiện lý tính, sinh tính đất đai. Đất càng bón đầy đủ phân hữu cơ thì cây rau sử dụng phân khoáng càng hiệu quả. Hiệu quả của bón phân hữu cơ hoặc vô cơ gia tăng khi bón chung với nhau và không thay thế nhau. C) TÀI LIỆU HỌC TẬP: 1. Tạ Thu Cúc (2007), Giáo trình cây rau, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 6 [...]... công nghệ trong trồng rau, NXB Lao động, Hà Nội 3 Lê Thị Khánh (2009), Bài giảng Cây rau, Đại học Huế D) CÂU HỎI ÔN TẬP: 1 Có những phương pháp phân loại rau nào? Hiểu biết về nguồn gốc cây rau có lợi ích gì? 2 Yêu cầu nhiệt độ của cây rau trong từng giai đoạn sinh trưởng có khác nhau không? 3 Giai đoạn nào của cây rau chịu ảnh hưởng của độ dài ngày? 4 Nhu cầu nước của các loại rau có giống nhau không?... của các loại rau có giống nhau không? Dựa vào đặc tính nào của cây rau để biết nhu cầu nước của cây rau? 5 Ảnh hưởng của yếu tố đạm tới cây rau? Cây rau nào cần nhiều đạm, cây rau nào cần ít đạm? 6 Giai đoạn nào cây rau cần nguyên tố lân nhất? 7 Biểu hiện thiếu kali trên cây rau? 7 Chương 2 NHỮNG BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHỦ YẾU TRONG SẢN XUẤT RAU Số tiết: 06 tiết (Lý thuyết: 04 tiết; thảo luận: 01 tiết,... Xác định thời vụ gieo cho các loại hạt rau rất khó vì cây rất mẫn cảm với điều kiện môi trường Cơ sở để xác định thời vụ gieo hạt là dựa vào nguồn gốc cây rau, yêu cầu của cây rau đối với điều kiện sinh thái, nhu cầu cầu của xã hội * Các tỉnh trung du và đồng bằng sông Hồng - Vụ đông – xuân: thích hợp cho những loại rau có nguồn gốc ôn đới - Vụ xuân – hè: thích hợp cho những loại rau có nguồn gốc nhiệt... học của các cây rau : cà chua, khoai tây, cải bắp, su hào, dưa chuột, bí, đỗ cove Trình bày được kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại cây rau trên - Kỹ năng: Có khả năng thực hành các kỹ thuật cơ bản để trồng các loại rau phổ biến Thực hiện các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây rau - Thái độ: Vận dụng các kiến thức đã học để trồng rau có năng suất cao và phẩm chất tốt B) NỘI DUNG: 4.1 Cây rau họ cà 4.1.1... Fe, Mg, K, trong củ khoai tây còn chứa một số axit amin tự do - Cây khoai tây cũng giữ vai trò là cây lương thực chủ yếu của nhiều nước trên thế giới - Cây khoai tây có nguồn gốc từ Nam Mỹ Ở Việt Nam cây khoai tây được trồng năm 1890 tại một số tỉnh: Hải Phòng, Cao Bằng, Hà Tây Hiện nay khoai tây được trồng chủ yếu đồng bằng sông Hồng, Đà Lạt 4.1.3.2 Đặc điểm sinh vật học a Rễ Khoai tây mọc từ hạt... rau an toàn ở Việt Nam - Thực trạng về quy mô sản xuất - Thực trạng về thị trường tiêu thụ rau an tòan - Thực trạng về chất lượng rau an toàn ở Việt Nam - Xu hướng phát triển của ngành sản xuất rau an toàn 16 Chương 4 KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOẠI CÂY RAU CHÍNH Số tiết: 11 tiết (Lý thuyết: 10 tiết; thảo luận: 0 tiết, kiểm tra: 01 tiết) A) MỤC TIÊU: - Kiến thức: Sinh viên mô tả được đặc điểm sinh vật học. .. làm đất 2.2.1 Đất trồng rau Rau có thời gian sinh trưởng ngắn, dinh dưỡng cao, năng suất cao Khâu chọn đất trồng rất quan trọng, nó quyết định đến năng suất và chất lượng rau Vì vậy đất trồng rau phải thỏa mãn yêu cầu sau: - Đất phải có lý hóa tính tốt - Đất phải đáp ứng yêu cầu cho từng loại rau - Khu trồng rau phải gần nguồn nước, nguồn phân - Khu trồng rau phải thuận tiện cho giao thông phân phối... Ứng dụng công nghệ trong trồng rau, NXB Lao động, Hà Nội 3 Lê Thị Khánh (2009), Bài giảng Cây rau, Đại học Huế 4 Nguyễn Xuân Nguyên (2004), Kỹ thuật thủy canh và sản xuất rau sạch, NXB Lao động, Hà nội D) CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN: 1 Có những phương thức sản xuất rau nào? Ưu điểm, nhược điểm của từng phương pháp? 2 Kỹ thuật chọn đất trồng rau? 3 Kỹ thuật làm đất trồng rau? 4 Kỹ thuật xử lý hạt bằng... 4.1.1 Giới thiệu chung về cây rau họ cà Cây rau họ cà gồm nhiều loài cây khác nhau và phân bố rất rộng ở các nước như Costa Rica, Chile, nhiệt đới Trung Mỹ, Châu Âu, Châu Á và một vài loài có ở Bắc Mỹ Những cây rau họ cà được trồng phổ biến ở nước ta là cà chua (Lycopensicum esculentum Mill.), cà tím (Solanummelogenla L.), ớt (Capsicum annum L.), khoai tây (S tuberosum) Các cây rau họ cà có thể phân biệt... trồng rau - Quản lý nhà nước: Nhà nước cần phải có chính sách đầu tư cho sản xuất rau sạch nhất là đầu tư cho cơ sở hạ tầng, vốn, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, kỹ thuật, giúp người sản xuất tìm kiếm thị trường Các cơ quan chức năng: hải quan, thanh tra, cụ tiêu chuẩn chất lượng cần thanh kiểm tra cá cơ sở rau sạch và các cửa hàng bán rau sạch C) TÀI LIỆU HỌC TẬP: 1 Tạ Thu Cúc (2007), Giáo trình cây rau, . của các loại rau có giống nhau không? Dựa vào đặc tính nào của cây rau để biết nhu cầu nước của cây rau? 5. Ảnh hưởng của yếu tố đạm tới cây rau? Cây rau nào cần nhiều đạm, cây rau nào cần ít. chung về cây rau họ bầu bí 34 4.3.2. Cây dưa chuột 34 4.3.3. Cây bầu (đọc thêm) 37 4.4. Cây rau họ đậu đỗ 38 4.4.1. Giới thiệu chung về cây rau họ đậu đỗ 38 4.4.2. Cây đậu Cove 39 4.4.3. Cây đậu. sóc 21 4.1.3. Cây khoai tây (đọc thêm) 23 4.2. Cây rau họ thập tự 28 4.2.1. Giới thiệu chung về cây rau họ thập tự 28 4.2.2. Cây cải bắp 28 4.2.3. Cây su hào (đọc thêm) 33 4.3. Cây rau họ bầu bí

Ngày đăng: 23/01/2015, 20:33

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CÂY RAU

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan