đặc điểm các tộc người ở việt nam trong công cuộc đổi mới đất nước

28 1.4K 4
đặc điểm các tộc người ở việt nam trong công cuộc đổi mới đất nước

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHẠM HOÀNG GIANG ĐẶC ĐIỂM CÁC TỘC NGƯỜI Ở VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học Mã số: 62 22 85 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Hà Nội - 2014 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phan Thanh Khôi Người giới thiệu 1: Người giới thiệu 2: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở, họp tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội vào hồi: giờ, ngày tháng năm 2014 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Tộc người là một trong những mối quan tâm lớn đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách, các đảng chính trị, các nhà nước và các nhà khoa học. Sự bùng nổ vấn đề tộc người trong lịch sử thường kéo theo những làn sóng ý thức tộc người, sự trỗi dậy của chủ nghĩa tộc người do sự khác nhau về lối sống, tâm lý, tập quán, trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Nó đòi hỏi bất cứ một đảng chính trị, một nhà nước nào trong quốc gia đa tộc người, nếu không xuất phát từ tình hình, đặc điểm của tộc người thì cũng không có khả năng giải quyết được những vấn đề mới nảy sinh trong quan hệ giữa các tộc người. Do vậy, trong một quốc gia đa tộc người, đặc điểm tộc người như là một thước đo làm căn cứ để xây dựng và thực hiện những chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ở Việt Nam, ngay từ thời phong kiến, cha ông ta đặt vấn đề tộc người như một nhiệm vụ then chốt trong hoạt động của quốc gia đa tộc người, giải quyết quan hệ tộc người luôn gắn liền với các điều kiện cụ thể, không thoát ly đặc điểm tộc người. Đây là một vấn đề có ý nghĩa thời sự và thực tiễn cho tới hôm nay. Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cũng như xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng tộc người. Việc nghiên cứu tình hình thực tiễn đời sống các tộc người, rút ra những đặc điểm tộc người là một trong những nhiệm vụ cần thiết đặt ra đối với Đảng, Nhà nước và các cơ quan làm công tác dân tộc. Đó là lý do tại sao tác giả chọn vấn đề: “Đặc điểm các tộc người ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước” làm đề tài luận án của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích làm rõ những biểu hiện và ảnh hưởng của đặc điểm các tộc người ở Việt Nam đối với công 1 cuộc đổi mới đất nước, luận án đề xuất một số giải pháp điều tiết những ảnh hưởng đó đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới đất nước hiện nay Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích đề ra, luận án hướng vào giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau: - Làm rõ một số vấn đề đặc điểm các tộc người ở Việt Nam trước yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước. - Phân tích một số khái niệm cơ bản: tộc người, đặc điểm tộc người, đặc điểm các tộc người ở Việt Nam. - Chỉ ra những yếu tố quy định sự hình thành đặc điểm các tộc người ở Việt Nam - Phân tích làm rõ biểu hiện và ảnh hưởng của đặc điểm các tộc người ở Việt Nam đối với công cuộc đổi mới đất nước. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm điều tiết những ảnh hưởng của đặc điểm các tộc người ở Việt Nam đối với công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu: những biểu hiện và ảnh hưởng của đặc điểm các tộc người ở Việt Nam đối với công cuộc đổi mới đất nước Phạm vi nghiên cứu: đặc điểm các tộc người ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước, từ 1986: Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới đất nước đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Cơ sở lý luận: Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, các chính sách của Nhà nước Việt Nam về vấn đề tộc người. Ngoài ra, luận án còn kế thừa có chọn lọc một số công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này. Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như lôgíc - lịch sử, phân tích - tổng hợp, thống kê - so sánh và các phương pháp nghiên cứu liên ngành khác,… 5. Những đóng góp mới của luận án 2 - Phân tích những biểu hiện và ảnh hưởng của đặc điểm các tộc người ở Việt Nam đối với công cuộc đổi mới đất nước. - Đề xuất một số giải pháp điều tiết ảnh hưởng của đặc điểm các tộc người ở Việt Nam đến công cuộc đổi mới đất nước hiện nay 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án phân tích làm rõ những biểu hiện và ảnh hưởng của đặc điểm các tộc người ở Việt Nam đến công cuộc đổi mới đất nước. Kết quả của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy những môn học có liên quan đến vấn đề tộc người ở Việt Nam 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm phần mở đầu, 4 chương, 12 tiết, kết luận, một số phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC TỘC NGƯỜI Ở VIỆT NAM TRƯỚC YÊU CẦU CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.1.1. Các công trình nghiên cứu lien quan đến khái niệm tộc người và đặc điểm tộc người - Khái niệm tộc người Khái niệm tộc người có từ rất sớm trong lịch sử. Trong ngôn ngữ Hy Lạp cổ đại đã xuất hiện thuật ngữ "ethnos", bao hàm nhiều nghĩa khác nhau. Chỉ từ những năm cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX trở đi, khái niệm "ethnos" với ý nghĩa là "tộc người" mới dần được xác lập trong khoa học. Sau này, trong giới nghiên cứu, thuật ngữ “ethnie” được dùng phổ biến hơn để chỉ các tộc người. Trong giới khoa học Việt Nam, có nhiều ý kiến tranh cãi xung quanh vấn đề sử dụng thuật ngữ "dân tộc"(nation) và "tộc người"(ethnie). Thuật ngữ "tộc người" dù đã 3 có sự phân biệt rất rõ với khái niệm "tộc người", nhưng ở nước ta, trong một số công trình nghiên cứu, các phương tiện thông tin đại chúng và các văn bản chính thức của Nhà nước, thuật ngữ này chưa phổ biến và chưa được sử dụng chính thức. Tiếp thu những quan điểm ở các công trình nghiên cứu nêu trên, tác giả phân biệt sự khác nhau giữa hai thuật ngữ “tộc người” và “tộc người”. Theo đó, trong luận án, tác giả bàn đến vấn đề dân tộc theo nghĩa hẹp: tộc người (ethnie). - Đặc điểm tộc người Xét đến cùng, sự khác biệt và phức tạp của vấn đề định nghĩa tộc người lại nằm ở việc xác định các đặc điểm cấu thành tộc người hay tiêu chí để nhận diện tộc người. Đây chính là lĩnh vực giữa các nhà khoa học vừa có sự gặp gỡ nhau nhưng cũng có sự khác biệt nhau trong nhận thức, lập luận và quan điểm. Cho đến nay, người ta vẫn chưa hoàn toàn thống nhất với nhau có bao nhiêu tiêu chí cần và đủ cho việc xác định một tộc người; mối quan hệ giữa các tiêu chí đó; đâu là tiêu chí cơ bản, đâu là tiêu chí chủ yếu và đâu là tiêu chí thứ yếu, Qua các công trình nghiên cứu về những tiêu chí nhận diện tộc người, tác giả đã kế thừa và vận dụng vào luận án của mình trong việc đưa ra những yếu tố cấu thành đặc điểm tộc người. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về sự hình thành, biểu hiện và ảnh hưởng của đặc điểm các tộc người ở Việt Nam đối với công cuộc đổi mới đất nước Từ những năm 70 – 80 của thế kỷ XX đến nay, ở Việt Nam đã thu hút nhiều nhà khoa học thuộc các chuyên ngành khác nhau (dân tộc học, sử học, khảo cổ học, triết học, văn hóa học, xã hội học,…) tham gia nghiên cứu về tộc người, đặc điểm các tộc người ở Việt Nam, … Hàng loạt công trình đã góp phần làm sáng tỏ sự hình thành, biểu hiện và ảnh hưởng của đặc điểm các tộc người ở Việt Nam đến công cuộc đổi mới đất nước. Các nghiên cứu này đã phân tích một số 4 những yếu tố quy định sự hình thành đặc điểm dân tộc Việt Nam, chỉ ra những biểu hiện của các đặc điểm đó như: dân số, cư trú, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, sự đa dạng văn hóa, đồng thời, phân tích những ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển của xã hội Việt Nam trong những năm đổi mới vừa qua. Nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, một trong những nội dung quan trọng là làm thế nào để khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các tộc người. Nghiên cứu đặc điểm các tộc người và ảnh hưởng của nó đến các lĩnh vực của đời sống là căn cứ để xây dựng và thực hiện những chính sách phát triển đất nước nói chung và vùng tộc người thiểu số nói riêng, góp phần rút ngắn khoảng cách chênh lệch đó. Do vậy, những công trình trên được coi là cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc nghiên cứu những đặc điểm các tộc người ở Việt Nam. Qua đó, tác giả kế thừa nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trong luận án. 1.1.3. Những công trình nghiên cứu về giải pháp điều tiết ảnh hưởng của đặc điểm các tộc người ở Việt Nam đối với công cuộc đổi mới đất nước hiện nay Việc phân tích làm rõ những đặc điểm các tộc người ở Việt Nam là một căn cứ quan trọng để giải quyết vấn đề tộc người và quan hệ tộc người nước ta riêng và đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới nói chung. Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu khẳng định sự cần thiết của việc nhận thức rõ đặc điểm các tộc người trong việc định hướng phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,… của đất nước, nhất là đối với các tộc người và vùng tộc người ở Việt Nam hiện nay. Ở đây, tác giả đã kế thừa và vận dụng những kết quả nghiên cứu của các công trình đó vào luận án của mình nhằm đưa ra một số giải pháp nhằm điều tiết những ảnh hưởng của đặc điểm các tộc người ở Việt Nam đối với công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. 5 1.2. Đặc điểm các tộc người ở Việt Nam trước yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước Đại hội VI của Đảng (tháng 12 – 1986) đã đưa ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước – từ đổi mới kinh tế là chủ yếu đến đổi mới chính trị, văn hóa, xã hội; từ đổi mới tư duy, nhận thức tư tưởng đến đổi mới hoạt động thực tiễn. Có thể nói, chính sách đổi mới toàn diện kinh tế - xã hội ở nước ta là phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và của xu hướng phát triển hiện nay. Tuy nhiên, để thực hiện những nội dung đó, trước hết phải có cơ sở định hướng cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Là một quốc gia đa tộc người, việc giải quyết vấn đề dân tộc là một trong những nhiệm vụ chiến lược của công cuộc đổi mới. Có thể thấy, mỗi tộc người trong quá trình hình thành và phát triển đều có những đặc điểm riêng, góp phần tạo nên lực cố kết của tộc người, sức mạnh tiềm tàng và giúp tộc người đó vượt qua mọi thử thách của lịch sử, làm chủ mọi quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Sự nghiệp đổi mới là một đòi hỏi tất yếu khách quan, một quá trình của sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong quá trình đó, mỗi tộc người phải phải huy động tối đa mọi sức mạnh tiềm năng của mình, tiềm năng về văn hóa, về trình độ học vấn, tiềm năng trong ứng dụng và sáng tạo kỹ thuật, trong bảo vệ môi trường nhân văn và môi trường sinh thái. Nhờ đó, các tộc người khắc phục được những mặt trái của những yếu tố tác động từ bên ngoài do công cuộc đổi mới mang lại. Do vậy, trong một quốc gia đa tộc người như nước ta, nghiên cứu đặc điểm các tộc người trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,… là căn cứ để hoạch định nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới đất nước, đồng thời là cơ sở để có những biện pháp cụ thể cho mỗi tộc người, từng vùng tộc người trong quá trình phát triển. Khai thác tối đa sức mạnh bản thân các tộc người với sự ủng hộ, giúp đỡ của cả nước trên cơ sở nhận thức tính tất yếu giữa cái chung và cái riêng, tính thống nhất và tính đặc thù, nhằm xóa bỏ khoảng cách chênh 6 lệch về trình độ phát triển giữa các tộc người ở nước ta hiện nay là yêu cầu bức thiết đặt ra của sự nghiệp đổi mới đất nước. Mỗi cộng đồng tộc người sẽ tham gia đóng góp phần lực cố kết tộc người của mình, tạo nên lực cố kết chung của cả quốc gia. Tiểu kết chương 1 Tộc người và đặc điểm các tộc người là một trong những vấn đề được các ngành khoa học xã hội như: triết học, nhân học, tộc người học, lịch sử,… quan tâm nghiên cứu. Nhiều học giả trong và ngoài nước có những công trình chú trọng đến các các lĩnh vực về lý luận tộc người, các dấu hiệu nhận biết tộc người và coi đó là cơ sở để nghiên cứu tình hình, đặc điểm các tộc người ở nước ta trong bối cảnh đổi mới và hội nhập. Đồng thời, lấy những đặc điểm đó làm căn cứ để đưa ra những định hướng, giải pháp trong giải quyết mối quan hệ giữa các tộc người nước ta trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. CHƯƠNG 2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH ĐẶC ĐIỂM CÁC TỘC NGƯỜI Ở VIỆT NAM 2.1. Một số khái niệm cơ bản 2.1.1. Tộc người và đặc điểm tộc người - Dân tộc và tộc người Theo tác giả, dân tộc được hiểu theo hai nghĩa như sau: Thứ nhất, dân tộc đồng nghĩa với quốc gia (nation), hay đất nước, tổ quốc. Quốc gia dân tộc cũng có hai loại: quốc gia chỉ bao gồm một tộc người và quốc gia đa tộc người gồm một tộc người đa số và nhiều tộc người thiểu số như hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay. Loại thứ nhất là, dân tộc hình thành trong lịch sử, ổn định, có chung một tiếng nói, một lãnh thổ, cùng chung một vận mệnh lịch sử, có những lợi ích chung (về kinh tế, chính trị), có chung nền văn hóa (thể hiện trong phong tục tập quán, tín ngưỡng, tâm lý, lối sống, văn 7 học dân gian), đặc biệt cùng chung một ý thức tự giác dân tộc. Loại thứ hai là dân tộc bao gồm nhiều tộc người đa số và tộc người thiểu số hình thành trong lịch sử, ổn định trong điều kiện đa ngôn ngữ, thường lấy ngôn ngữ của tộc người đa số làm ngôn ngữ quốc gia, đồng thời có chung một lãnh thổ (lãnh thổ quốc gia – dân tộc), cùng chung một vận mệnh lịch sử quốc gia dân tộc, gắn bó vận mệnh các tộc người riêng với vận mệnh chung của quốc gia dân tộc, cùng chung lợi ích về chính trị, kinh tế, một nền văn hóa thống nhất vừa đa dạng của quốc gia đa tộc người. Thứ hai, dân tộc được hiểu là tộc người hay còn gọi là cộng đồng tộc người (ethnie). Tộc người thường được dùng như khái niệm công cụ của các ngành dân tộc học, nhân chủng học, xã hội học, văn hóa học, lịch sử,… Ví dụ, khi nói đến dân tộc Kinh, dân tộc Mường, dân tộc Thái, dân tộc Tày, là để chỉ một cộng đồng tộc người có thể là bộ phận chủ thể hay thiểu số của một dân tộc (nation) được liên kết với nhau bằng những đặc điểm ngôn ngữ, văn hóa và nhất là có một ý thức tự giác tộc người. Trong luận án, tác giả tiếp cận khái niệm dân tộc theo nghĩa tộc người (ethnie). - Đặc điểm tộc người Mỗi tộc người không chỉ có những đặc trưng riêng mà cả các đặc điểm chung với tộc người khác. Khi nghiên cứu về các tộc người cần làm rõ một số tiêu chí được coi là những thành tố cấu thành tộc người: Thứ nhất, lịch sử của tộc người Lịch sử tộc người là quá trình hình thành và phát triển của mỗi tộc người qua nhiều giai đoạn khác nhau. Nghiên cứu lịch sử tộc người, có thể qua những ký ức lịch sử (truyền thống, lịch sử, huyền thoại, những điều kiêng cữ, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, của tộc người), hay lịch sử cư trú đến những đặc trưng về nhân chủng của tộc người. Thứ hai, cơ sở kinh tế của tộc người 8 [...]... đồng bào các tộc người nước ta trong đổi mới và hội nhập CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP ĐIỀU TIẾT ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẶC ĐIỂM CÁC TỘC NGƯỜI Ở VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY 4.1 Nâng cao nhận thức xã hội về đặc điểm các tộc người ở Việt Nam Để điều tiết ảnh hưởng của đặc điểm các tộc người ở Việt Nam đến công cuộc đổi mới đất nước cần nâng cao sự hiểu biết về tộc người, đặc điểm các tộc người Do... yếu trên cơ sở tự báo 2.1.2 Đặc điểm các tộc người ở Việt Nam Ở Việt Nam, nghiên cứu đặc điểm tộc người là căn cứ quan trọng để xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới và hội nhập của đất nước Nghiên cứu đặc điểm của các tộc người ở Việt Nam cần làm rõ một số yếu tố được coi là bộ phận cấu thành tạo nên những đặc điểm đó: Thứ nhất, nguồn gốc lịch sử của các tộc người ở Việt Nam Đây là... số, giữa tộc người đa số (Kinh) với các tộc người thiểu số, giữa các tộc người thiểu số với nhau, giữa các tộc người ở miền xuôi và các tộc người ở miền núi Nghiên cứu đặc điểm dân số các tộc người, chỉ ra những ảnh hưởng của nó đến công cuộc phát triển đất nước, giúp các nhà quản lý 13 xây dựng chính sách hợp lý vì sự phát triển của các tộc người trong giai đoạn mới của đất nước – thời kì đổi mới 3.1.2... người là căn cứ để đưa ra quan niệm về đặc điểm các tộc người ở Việt Nam Bên cạnh đó, việc chỉ ra những yếu tố cấu thành đặc điểm các tộc người giúp chúng ta nhận thức được một số biểu hiện và ảnh hưởng của những đặc điểm đó đến công cuộc đổi mới đất nước hiện nay Đây là cơ sở lý luận cơ bản để triển khai các nội dung của chương tiếp theo CHƯƠNG 3 BIỂU HIỆN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẶC ĐIỂM CÁC TỘC NGƯỜI Ở. .. mỗi tộc người với sự hợp tác, hữu nghị, giúp đỡ của các tộc người anh em trong cả nước 4.3 Phát huy nội lực của các tộc người trong quá trình phát triển đất nước Điều tiết những ảnh hưởng của đặc điểm tộc người đến công cuộc đổi mới đất nước hiện nay đòi hỏi phát huy sức mạnh nội lực của các tộc người Khi nhân dân các tộc người biết tận dụng và phát huy được sức mạnh nội tại của bản thân, lúc đó mới. .. trọng đặt ra đối với công cuộc đổi mới đất nước Tiểu kết chương 4 Trong giai đoạn hiện nay, trước quá trình đổi mới và hội nhập của đất nước, mỗi tộc người, vùng tộc người đang có sự biến đổi mạnh mẽ và tác động sâu sắc đến việc hoạch định và thực hiện những nhiệm vụ của công cuộc đổi mới Đề ra những giải pháp điều tiết sự ảnh hưởng của đặc điểm các tộc người đến quá trình đổi mới đất nước là một nhiệm... nhiệm của 22 mỗi tộc người trong quá trình hòa nhập vào sự phát triển chung của cộng đồng quốc gia dân tộc KẾT LUẬN Trên cơ sở phân tích dấu hiệu nhận biết các tộc người, các yếu tố hình thành đặc điểm tộc người và những biểu hiện, ảnh hưởng của nó đến công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay, luận án đi đến những kết luận sơ bộ như sau: - Việt Nam là một quốc gia đa tộc người, gồm 54 tộc người anh em chung... CỦA ĐẶC ĐIỂM CÁC TỘC NGƯỜI Ở VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC 3.1 Đặc điểm về sự chênh lệch số lượng dân cư giữa các tộc người ở Việt Nam 3.1.1 Biểu hiện của sự chênh lệch số lượng dân cư giữa các tộc người Do vị trí địa lý tự nhiên và điều kiện lịch sử, ngay từ thời kỳ đầu dựng nước, Việt Nam đã là nơi tụ cư của nhiều nhóm cư dân Tới nay, Việt Nam có 54 tộc người với hàng trăm nhóm địa... và Nhà nước ta thời kỳ đổi mới - Trong bối cảnh xã hội hiện nay, đặc điểm các tộc người trở thành một trong những thức đso xây dựng và thực hiện những nhiệm vụ của công cuộc đổi mới đất nước Do đó, cần có một hệ giải pháp điều tiết những ảnh hưởng của các đặc điểm đó nhằm hạn chế tác động tiêu cực và phát huy những giá trị tích cực của nó phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước 24 DANH MỤC CÔNG TRÌNH... cùng tộc người đa số trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc - Ngày nay, chúng ta đang tiến hành đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực của xã hội, việc tiếp nhận nền kinh tế thị trường, những yếu tố từ bên ngoài xâm nhập vào làm cho đời sống của các tộc người ở nước ta có sự biến đổi to lớn Cùng với sự thay đổi đó, đặc điểm các tộc người ở Việt Nam có sự biến đổi theo, đồng thời tác động ngược trở lại công . đặc điểm các tộc người ở Việt Nam đối với công cuộc đổi mới đất nước Phạm vi nghiên cứu: đặc điểm các tộc người ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước, từ 1986: Việt Nam tiến hành công cuộc. hưởng của đặc điểm các tộc người ở Việt Nam đối với công cuộc đổi mới đất nước. - Đề xuất một số giải pháp điều tiết ảnh hưởng của đặc điểm các tộc người ở Việt Nam đến công cuộc đổi mới đất. quy định sự hình thành đặc điểm các tộc người ở Việt Nam - Phân tích làm rõ biểu hiện và ảnh hưởng của đặc điểm các tộc người ở Việt Nam đối với công cuộc đổi mới đất nước. - Đề xuất một số

Ngày đăng: 23/01/2015, 16:04

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Công trình được hoàn thành tại

  • Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phan Thanh Khôi

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Tính cấp thiết của luận án

    • 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

    • 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

    • 5. Những đóng góp mới của luận án

    • 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

    • 7. Kết cấu của luận án

    • CHƯƠNG 1

    • TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC TỘC NGƯỜI Ở VIỆT NAM TRƯỚC YÊU CẦU CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC

      • 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

        • 1.1.1. Các công trình nghiên cứu lien quan đến khái niệm tộc người và đặc điểm tộc người

        • 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về sự hình thành, biểu hiện và ảnh hưởng của đặc điểm các tộc người ở Việt Nam đối với công cuộc đổi mới đất nước

        • 1.1.3. Những công trình nghiên cứu về giải pháp điều tiết ảnh hưởng của đặc điểm các tộc người ở Việt Nam đối với công cuộc đổi mới đất nước hiện nay

        • 1.2. Đặc điểm các tộc người ở Việt Nam trước yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước

        • Tiểu kết chương 1

        • CHƯƠNG 2

        • MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ NHỮNG YẾU TỐ

        • TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH ĐẶC ĐIỂM CÁC

        • TỘC NGƯỜI Ở VIỆT NAM

          • 2.1. Một số khái niệm cơ bản

            • 2.1.1. Tộc người và đặc điểm tộc người

              • Thứ nhất, lịch sử của tộc người

              • Thứ hai, cơ sở kinh tế của tộc người

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan