Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Phúc Thăng Long

36 830 0
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Phúc Thăng Long

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh, công ty TNHH Phúc, Thăng Long

LỜI MỞ ĐẦU Xã hội càng phát triển người ta càng hướng đến khả năng muốn được sử dụng các phương tiện hữu ích để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình làm việc cùng những nhu cầu ngày càng thiết thực của đời sống. Máy vi tính và mạng internet ra đời đã mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy quá trình phát triển, hợp tác giao lưu giữa các cá nhân, các tổ chức với nhau trên phạm vi toàn thế giới. Máy vi tính đã, đang và sẽ là công cụ đầy tiềm năng được con người khai thác và có nhu cầu sử dụng cao. Điều này được khẳng định bằng số lượng không ngừng gia tăng các công ty tham gia vào hoạt dộng kinh doanh trong lĩnh vực tin học - một lĩnh vực đang phát triển mạnh và cạnh tranh hết sức gay gắt. Công ty TNHH Phúc Thăng Long bắt đầu đặt chân vào thị trường công nghệ chưa lâu nhưng nhờ tập thể ban giám đốc công ty đã vạch ra chiến lược đúng cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên giỏi, có lòng tận tâm với công việc nên hiện giờ Phúc Thăng Long đang từng bước chiếm lĩnh thị trường.Cũng như các doanh nghiệp làm ăn chân chính khác, Phúc Thăng Long xác định mục tiêu lợi nhuận mà công ty có được là do các sản phẩm, dịch vụ của họ thoả mãn cao nhu cầu của khách hàng. Thành lập từ cuối năm 2005 cho đến giờ, công ty TNHH Phúc Thăng Long đã có một chỗ đứng vững trãi trên thị trường tin học Việt Nam. Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Phúc Thăng Long, nhận thấy những ưu điểm và một số mặt hạn chế còn tồn tại trong công ty nên em quyết định chọn đề tài:”Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Phúc Thăng Long” làm luận văn tốt nghiệp. Nội dung chính của bài luận văn gồm có 3 chương như sau: Chương I: Tổng quan về công ty TNHH Phúc Thăng Long Chương II: Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty qua các năm 2006 - 2008. Chương III: Phương hướng, mục tiêu phát triển và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Phúc Thăng Long. Bài luận văn được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Trần Ngọc Chương. Tuy nhiên do thời gian thực tập ngắn và vốn kiến thức chưa được phong phú, em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo để chuyên đề mang tính thực tế hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH PHÚC THĂNG LONG I/. SỰ HÌNH THÀNH, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA BỘ MÁY TỔ CHỨC CÔNG TY Quá trình hình thành, ngành nghề kinh doanh: • Quá trình hình thành: Công ty TNHH Phúc Thăng Long được thành lập theo quyết định số 0102023551 do sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 05 tháng 02 năm 2005. • Ngành nghề kinh doanh: - Sản xuất, mua bán thiết bị, máy móc, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực tin học, điện tử, viễn thông; - Dịch vụ lắp đặt, cho thuê, sửa chữa, bảo hành trang thiết bị, máy móc công ty kinh doanh; - Sản xuất, mua bán vải, quần áo thời trang, giầy dép, hàng lưu niệm, thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm; - Mua bán dụng cụ, trang thiết bị y tế; - Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh. Hiện tại ngành nghề chính của công ty là mua bán, nhập khẩu trực tiếp máy vi tính, thiết bị ngoại vi, linh kiện điện tử viễn thông. 2 Bộ máy tổ chức công ty. Công ty đã và đang áp dụng hệ thống quản lý có hiệu quả theo mô hình: Đây là mô hình hệ thống quản trị kiểu trực tuyến. Nó có ưu điểm chủ yếu là đảm bảo tính thống nhất. Mọi phòng ban nhận lệnh trực tiếp từ giám đốc, mọi hoạt động đều phải được thông qua ban giám đốc. Do bộ máy quản lý đơn giản nên công ty dễ dàng khởi sự và hoạt động nhạy bén theo cơ chế thị trường. Khi gặp khó khăn nội bộ công ty dễ dàng bàn bạc và đi đến thống nhất. Nhiệm vụ và chức năng của các phòng, ban như sau: - Ban giám đốc: gồm 2 người, một giám đốc và một phó giám đốc. + Giám đốc công ty: Là người quyết định và điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, tổ chức thực hiện các chiến lược, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty, ban hành quy chế quản lý nội bộ. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, ký kết hợp đồng nhân danh công ty, bố trí cơ cấu tổ chức của công ty, kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý các khoản lỗ trong kinh doanh. Giám đốc là người chỉ đạo công tác chuẩn bị hoạch định chiến lược và kế hoạch kinh doanh. Giám đốc trực tiếp thiết kế bộ máy quản trị, chỉ đạo công tác tuyển dụng nhân sự, bố trí nhân sự và thiết lập mối quan hệ làm việc trong bộ máy, chỉ huy điều hành toàn bộ công tác tổ chức quá trình kinh doanh.Giám đốc trực tiếp tổ chức chỉ đạo công tác kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. + Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc và thay quyền giám đốc lúc giám đốc vắng mặt. Có trách nhiệm giúp giám đốc chỉ đạo và giải quyết các công việc của công ty. Phó giám đốc công ty có quyền điều hành các hoạt động kinh doanh thuộc trách nhiệm của mình hoặc những hoạt động được giám đốc uỷ quyền. P. Hành chính P. Kế toán P. Kinh doanh P. Kỹ thuật P. Điều hành 3 Ban giám đốc Phó giám đốc công ty có quyền đại diện công ty trước cơ quan nhà nước và có quyền quyết định khi được uỷ quyền và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình trước giám đốc công ty, có nhiệm vụ đề xuất định hướng phương thức kinh doanh, khai thác tìm nguồn hang gắng với địa chỉ tiêu thụ hàng hoá. - Phòng hành chính: có nhiệm vụ quản lý điều hành công tác hành chính, tổ chức của công ty đồng thời theo dõi, giải quyết các chế độ chính sách đối với người lao động. - Phòng kế toán: Giải quyết lương và các vấn đề tài chính, giám sát chặt chẽ mọi hoạt động kinh tế để có những quyết định chính xác về thời cơ kinh doanh, phản ánh trung thực số liệu kế toán, thống kê giá cả, chi phí và xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đảm bảo cân đối thu chi, sử dụng vốn đúng mục đích, chi trả tiền lương cho nhân viên đúng quy định. - Phòng kỹ thuật: Lắp ráp những linh kiện tin học, có trách nhiệm bảo hành sản phẩm đã lắp ráp và bán ra thị trường theo chế độ ghi trên tem bảo hành. Có trách nhiệm trình với ban giám đốc công ty về những sản phẩm bị hư hỏng nặng để có đề xuất dổi mới sản phẩm cho khách hàng. - Phòng kinh doanh: Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, có trách nhiệm bán ra những sản phẩm của công ty. Có nhiệm vụ phục vụ khách hàng hợp lý sao cho sản phẩm đến tay người tiêu dùng với giá phải chăng và làm thoả mãn khách hàng về mọi thông tin của sản phẩm đang bán ra. Lập kế hoạch bán hàng, quản lý thông tin của các đại lý phản hồi. Quản lý thủ tục bán ký gửi hàng hoá tại các địa phương. - Phòng điều hành: Có nhiệm vụ đàm phán với các đối tác, trình bày nội dung để giám đốc công ty ký kết hợp đồng ngoại thương. Theo dõi đôn đốc việc thực hiện hợp đồng với phía đối tác. Trực tiếp làm thủ tục giao nhận hang cho đối tác, khách hàng hoặc vận chuyển tới nơi đã ký kết trong hợp đồng. Thúc đẩy công tác của tổng bộ phận nhân viên trong công ty thực hiện theo đúng đề xuất đã đặt ra. 4 II/. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY Mặt hàng kinh doanh và thị trường Công ty TNHH Phúc Thăng Long hiện đang là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Công ty vẫn luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng đều và có uy tín cao, dành được sự tín nhiệm của khách hàng bởi các mặt hàng chính hãng, chất lượng dịch vụ tiến gần đến hoàn hảo mà nếu so sánh với các công ty khác, đó mặc nhiên là một ưu thế. Các sản phẩm và dịch vụ của Phúc Thăng Long được rất nhiều học sinh, sinh viên, doanh nghiệp, đặc biệt là những người yêu thích công nghệ biết đến và tin tưởng chọn sử dụng. Công ty không chỉ quan tâm đến khách hàng bên ngoài mà còn hỗ trợ, tạo điều kiện cho các thành viên công ty cùng gia đình họ có cơ hội tìm hiểu và sử dụng các thiết bị khoa học công nghệ. Công ty thường hay có các chính sách giảm giá hoặc tặng quà công nghệ cũng là các sản phẩm công ty kinh doanh, như: máy vi tính gia đình, laptop, máy ảnh kỹ thuật số, máy nghe nhạc kỹ thuật số, USB,… cho các thành viên gắn bó với công ty. Công ty Phúc Thăng Long đã đóng góp công sức không nhỏ trong việc thúc đẩy sự nghiệp phát triển hiện đại hoá ngành công nghệ thông tin. Nguồn lực lao động của công ty. * Tổng số lao động của công ty từ năm 2006 đến năm 2008: - Năm 2006 số lao động là 52 người - Năm 2007 số lao động là 77 người, tăng 25 người (tương đương 51,35%) so với năm 2006 - Năm 2008 số lao động là 88 người, tăng 11 người (tương đương 14,28%) so với năm 2007 5 Bảng: Tình hình lao động của công ty. Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 SL (người) % SL (người) % SL (người) % + / - (người) % + / - (người) % Tổng số lao động 52 100 77 100 88 100 25 48,07 11 14,28 1. Phân theo tính chất - Lao động trực tiếp 37 71,15 56 72,72 64 72,72 19 51,35 8 14,28 - Lao động gián tiếp 15 28,85 21 27,28 24 27,28 6 40 3 14,28 2. Phân theo giới tính - Nam 35 67,30 62 80,51 57 64,77 27 77,14 -5 -8,07 - Nữ 17 32,70 15 19,49 31 35,23 -2 -11,77 16 106,66 3. Phân theo trình độ - Đại học 33 63,46 50 64,93 69 78,40 17 51,51 19 38 - Cao đẳng, Trung cấp 12 23,07 16 20,77 13 14,77 4 33,33 -3 -18,75 - PTTH 7 13,47 11 14,30 6 6,83 4 15,16 -5 -45,46 4. Phân theo độ tuổi - Trên 45 7 13,46 11 14,28 13 14,77 4 57,14 2 18,18 -Từ 35 – 45 12 23,07 16 20,77 20 22,72 4 33,33 4 25 - Từ 25 – 35 29 55,76 16 55,84 49 55,68 14 48,27 5 13,95 - Dưới 25 4 7,71 7 9,11 6 6,83 3 75 -1 -14,29 6 • Tổng số lao động được chia ra làm 2 bộ phận chính: - Lao động gián tiếp: chủ yếu là nhân viên các phòng ban chức năng và ban lãnh đạo công ty. + Năm 2006 số lượng lao động này là 15 người, chiếm 28.85% tổng số. + Năm 2007 tăng 6 người (tương đương 40%) so với năm 2006, chiếm 27,28% tổng số. + Năm 2008 tăng 3 người (tương đương 14,28%) so với năm 2007, chiếm 27,28% tổng số. - Lao động trực tiếp: chủ yếu là nhân viên các bộ phận lắp đặt, sửa chữa bảo dưỡng và giao nhận. + Năm 2006 số lượng lao động này là 37 người, chiếm 71,15% tổng số. + Năm 2007 tăng 19 người (tương đương 51,35%) so với năm 2006, chiếm 72,72% tổng số. + Năm 2008 tăng 8 người (tương đương 14,28%) so với năm 2007, chiếm 72,72% tổng số. Hiện nay công ty có khoảng 78.40% lao động có trình độ đại học và trên đại học; 14.77% lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp; chỉ có 6.83% lao động đã tốt nghiệp THPT. Tỷ lệ lao động này là một trong những yếu tố thuận lợi để công ty có thể tiếp tục cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay. Ban lãnh đạo công ty là những người có kinh nghiệm và tầm nhìn chiến lược, có khả năng thích ứng với mọi sự biến động của thị trường. Đội ngũ nhân viên của công ty có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, được trau dồi kiến thức nghề liên tục cộng với sự năng động và lòng nhiệt tình với công việc, tận tuỵ với khách hàng. Đội ngũ lao động này là một yếu tố đóng vai trò quan trọng giúp công ty vượt qua những thách thức trong một nền kinh tế trọng người tài. Nguồn lực về cơ sở vật chất, trang thiết bị: Công ty TNHH Phúc Thăng Long vừa chuyển về trụ sở chính tại: 81 Lạc Long Quân – Nghĩa Đô - Cầu Giấy – Hà Nội. Đây là một trong hai địa điểm kinh doanh của công ty. Một địa điểm khác: 70B36 Tập thể Gỗ Cầu Đuống - Đức Giang – Long Biên – Hà Nội. Địa điểm này mang lại lợi nhuận lớn cho công ty bởi nó phục vụ cho rất nhiều khách hàng ở xa trung tâm, người ta không cần phải đi một nơi quá xa mới có thể mua được một món đồ công nghệ ưng ý. Mỗi địa điểm kinh doanh này đều có hai tầng làm showroom trưng bày và bán hàng, một trung tâm bảo hành cùng kho chứa hàng với đầy đủ máy đóng gói, các 7 dụng cụ để bảo quản hàng hoá, xe tải nhỏ chuyển chở Cả hai địa điểm đều được trang bị máy tính nối mạng internet có tốc độ đường truyền cao, máy fax, photocopy, điện thoại,… để thuận tiện giao dịch nội bộ, phục vụ công tác kinh doanhgiải quyết các vấn đề phát sinh một cách nhanh gọn nhất. 8 1. Nguồn lực về vốn. Quy mô vốn của công ty tính đến năm 2006 là 5,2 tỷ đồng. Năm 2007 là 6,7 tỷ đồng, tăng 1,5 tỷ đồng (tương đương 28,84%) so với năm 2006. Năm 2008 là 8,8 tỷ đồng, tăng 2,1 tỷ đồng (tương đương 31,34%) so với năm 2007. Trong đó: - Vốn cố định: + Năm 2006 là 2 tỷ đồng. + Năm 2007 là 3,2 tỷ đồng, tăng 1,2 tỷ đồng (tương đương 60%) so với năm 2006, chiếm 47,46% tổng số vốn. + Năm 2008 là 4,8 tỷ đồng, tăng 1,6 tỷ đồng (tương đương 50%) so với năm 2007, chiếm 54,54% tổng số vốn. - Vốn lưu động: + Năm 2006 là 3,2 tỷ đồng. + Năm 2007 là 3,5 tỷ đồng, tăng 300 triệu đồng (tương đương 9,37%) so với năm 2006, chiếm 52,24% tổng số vốn. + Năm 2008 là 4 tỷ đồng, tăng 500 triệu đồng (tương đương 14,28%) so với năm 2007, chiếm 45,46% tổng số vốn. Với quy mô vốn như thế này, công ty Phúc Thăng Long từ khi thành lập chưa phải đi vay vốn. Công ty hoạt động dựa trên nguồn vốn tự có, được huy động từ các thành viên góp vốn. Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 SL (Tr đ) % SL (Tr đ) % SL (Tr đ) % + / - (Tr đ) % + / - (Tr đ) % Tổng vốn 5.200 100 6.700 100 8.800 100 1.500 28,84 2.100 31,34 Vốn cố định 2.000 38,46 3.200 47,7 6 4.800 54,54 1.200 60 2.800 50 Vốn lưu động 3.200 61,54 3.500 52,2 4 4.000 45,46 300 9,37 1.200 14,28 9 III/. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM 2006 - 2008 Doanh nghiệp kinh doanh trong giai đoạn hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang khủng hoảng nặng nề. Các công ty muốn vươn lên phát triển được phải đương đầu với vô vàn thử thách, phải vượt qua rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Công nghệ thông tin là một lĩnh vực kinh doanh không nằm ngoài quy luật cạnh tranh kinh tế. Ngày càng nhiều các công ty chấp nhận thực tế cạnh tranh khốc liệt để dành được một phần của chiếc bánh khổng lồ - lợi nhuận trong ngành công nghệ thông tin. Bởi vậy, muốn chiếm lĩnh được thị trường, banh lãnh đạo công ty TNHH Phúc Thăng Long đã phải hoạch đinh, sử dụng các chiến lược, các hoạt động marketing trong cạnh tranh để chống lại các lực lượng cạnh tranh một cách tốt nhất hoặc tác động tới chúng theo cách có lợi cho mình. Sản phẩm và công tác bán hàng: * Khai thác nguồn hàng: Các sản phẩm chất lượng của Phúc Thăng Long đều là hàng được nhập khẩu từ các công ty chế tạo và sản xuất thiết bị công nghệ vi tính lâu năm tại châu Á như Đài Loan, Ấn Độ, Trung Quốc và một số ít được nhập từ Mỹ. Mặt hàng máy tính xách tay của các hãng Acer, Dell, Toshiba, Assus, IBM, Vaio, Lenovo, Compaq,…hiện nay đang được thị trường ưu ái đều là hàng nhập nguyên chiếc của hãng. Các nhân viên của phòng điều hành phối hợp với phòng kinh doanh và phòng kế hoạch phụ trách việc khai thác, tìm nguồn hàng hợp lý với yêu cầu của thị trường. Đây thực sự là khâu rất quan trọng trong việc kinh doanh của công ty vì nguồn hàng chất lượng tốt có giá ưu đãi luôn rất khó nhập được. * Công tác Marketing: Phối hợp chặt chẽ hoạt động của các phòng ban thông qua việc nghiên cứu thị trường và liên tục tiếp xúc với khách hàng, bộ phận marketing có cơ hội để nhận biết khách hàng vào từng thời điểm đang cần gì, đánh giá cao cái gì để khai thác triệt để sản phẩn để cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Giới thiệu, tiếp thị, khuyến mãi, quảng cáo về những sản phẩm hàng hoá công ty cung cấp để khách hàng chủ động chọn lựa và hài lòng với sản phẩm, dịch vụ của công ty. * Tổ chức tiêu thụ hàng hoá: Để có thể bán hàng tốt công ty đã phải đề ra các tiêu chí về chất lượng dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng. Công ty đã tiếp cận với khách hàng, nắm bắt và 10 [...]... PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY PHÚC THĂNG LONG TRONG NHỮNG NĂM TỚI 24 I/ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN (2009-2011) 24 Phương hướng phát triển của công ty 24 Mục tiêu phát triển của công ty 24 II/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA 27 CÔNG TY .27 Nâng cao hiệu quả thu thập và... bộ quản lý và đội ngũ cán bộ kế cận 27 II/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY Trong điều kiện kinh doanh trong cơ chế thị trường như hiện nay, khi nước ta đã gia nhập vào WTO Công ty Phúc Thăng Long đã xác định rõ mình vừa là người cạnh tranh, vừa là đối thủ cạnh tranh Và để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty cấn đưa ra những giải pháp đúng đắn Nâng cao hiệu quả. .. thần của cán bộ công nhân viên trong công ty luôn được đảm bảo và ngày càng được nâng cao theo tốc độ phát triển của công ty và xã hội Nội bộ công ty đoàn kết, duy trì văn hoá trong công ty, cải tiến quản lý, mỗi bộ phận luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ mà công ty giao phó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty - Về mặt kinh tế xã hội: là một doanh nghiệp tư nhân được thành lập hơn 4 năm, công ty. .. hoạt động kinh doanh CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY PHÚC THĂNG LONG TRONG NHỮNG NĂM TỚI I/ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN (2009-2011) Phương hướng phát triển của công ty Căn cứ vào sự phát triển của ngành trong giai đoạn tới, căn cứ vào nhiệm vụ, kế hoạch được giao và tình hình thực tế, công ty TNHH Phúc Thăng Long đã xây... VỀ CÔNG TY TNHH 2 PHÚC THĂNG LONG .2 I/ SỰ HÌNH THÀNH, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA BỘ MÁY TỔ CHỨC CÔNG TY .2 Quá trình hình thành, ngành nghề kinh doanh: 2 Bộ máy tổ chức công ty .3 II/ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY 5 Mặt hàng kinh doanh và thị trường .5 Nguồn lực lao động của công ty ... .9 III/ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM 2006 - 2008 10 Sản phẩm và công tác bán hàng: .10 Công tác quản lý 11 CHƯƠNG II/ PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM 2006 – 2008 .13 I/ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN .13 Chỉ tiêu doanh thu trên toàn bộ đồng... các mặt hàng mới một cách nhanh nhất và hoàn thiện nhất so với các công ty cùng ngành trên thị trường Công tác quản lý * Công tác kế hoạch: Công ty Phúc Thăng Long đã tập trung hết sức cao độ mọi nguồn lực để tổ chức kinh doanh thiết bị công nghệ thông tin phục vụ nhu cầu phát triển công nghệ hiện nay Công ty luôn phấn đấu tổ chức kinh tế tốt nhằm tạo việc làm ổn định, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng... công ty kinh doanh có hàm lượng công nghệ cao: Công nghệ cao tạo ra giá trị gia tăng tốt hơn những cố gắng khác Trong những năm qua, công ty luôn kiên trì hướng hoạt động kinh doanh của công ty vào lĩnh vực công nghệ cao có triển vọng Hướng tới mục tiêu này sẽ tạo cho công ty ưu thế cạnh tranh trên thị trường Tuy nhiên, công ty không hướng tới mục tiêu này một cách viển vông mà luôn suy nghĩ rằng công. .. nhưng nếu số lượng tồn nhiều sẽ gây nên những trục trặc lớn, trong đó có vấn đề về hiệu quả sử dụng vốn Công ty cần có biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong những năm tới 16 II./ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Hiệu quả sử dụng lao động của công ty TNHH Phúc Thăng Long được thể hiện cụ thể qua các số liệu ở bảng sau: 2006 2007 2007/2006 2008 2008/2007 STT Chỉ tiêu Đơn vị 1 Tổng doanh thu... trường kinh tế luôn biến động thêm vào đó là sự đe doạ chiếm lĩnh thị trường của các đối thủ cạnh tranh Trước thực trạng những vấn đề còn tồn tại , công ty TNHH Phúc Thăng Long phải có những giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh, đảm bảo cho việc phát triển Công ty phải có phương hướng tiếp tục phát huy những mặt mạnh đã đạt được, đã làm được, ngày một nâng cao uy tín và doanh tiếng của . và một số mặt hạn chế còn tồn tại trong công ty nên em quyết định chọn đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Phúc Thăng. qua hai chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh tổng hợp của công ty TNHH Phúc Thăng Long ta thấy hiệu quả kinh doanh của công ty trong năm 2007 tăng rất

Ngày đăng: 29/03/2013, 23:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan