Giáo án môn GDAN

4 217 0
Giáo án môn GDAN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MÔN: GIÁO DỤC ÂM NHẠC LỚP: LÁ 2 ĐỀ TÀI: BÀI HÁT: HOA TRƯỜNG EM Sáng tác: Dương Hưng Bang Trọng tâm: Vận động: Vỗ tay theo tiết tấu chậm Nghe hát: Lý cây bông Trò chơi âm nhạc: Nghe âm thanh đoán nhạc cụ Người dạy: Cao Thị Khang Ngày dạy: 23/1/2013 I. Mục tiêu : - Trẻ thuộc bài hát và vỗ tay theo tiết tấu chậm được theo nội dung bài hát "Hoa trường em". - Phát triển khả năng chú ý, ghi nhớ cho trẻ - Thích chăm sóc cây xanh, không ngắt hoa bẻ cành. II. Chuẩn bị: - Nhạc không lời bài hát: Hoa trường em - Máy tính có hình ảnh và tiếng các nhạc cụ: đàn bầu, trống, nhị, sáo trúc, đàn pianô. - Bài hát: Lý cây bông, nhạc cụ (xắc xô, phách tre, gáo dừa) III. Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: Cô cho trẻ chơi trò chơi: “Gieo hạt” Trẻ nghe một đoạn nhạc không lời bài hát: Hoa trường em + Đó là đoạn nhạc trong bài hát gì? + Do ai sáng tác? (Cô gợi ý cho trẻ khi trẻ trả lời) * Hoạt động 2: Dạy hát: Bái hát Hoa trường em - Cô bắt nhịp cho cả lớp hát hết bài hát: Hoa trường em + Tổ, nhóm, cá nhân hát Cô chú ý sửa sai, động viên, khuyến khích trẻ kịp thời khi trẻ hát * Hoạt động 3: Vận động: Vỗ tay theo tiết tấu chậm Cô hỏi trẻ: + Muốn bài hát hay hơn cô cháu mình phải làm gì? Cô làm mẫu: Cô hát theo nhạc và kết hợp vỗ tay theo tiết tấu chậm 1-1-1 nghỉ 1- 1-1 nghỉ 1-1-1nghỉ cho đến hết bài hát. + Cô cho cả lớp vỗ tay theo nhịp đếm: 1-2-3 nghỉ Khi trẻ vỗ tay đều cô bắt nhịp vào bài hát cho cả lớp hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu + Lớp hát theo nhạc kết hợp vỗ tay theo tiết tấu 2 - 3 lần. + Tổ hát theo nhạc kết hợp vỗ nhạc cụ theo tiết tấu chậm + Nhóm, cá nhân hát theo nhạc kết hợp nhạc cụ theo tiết tấu chậm. (Cô chú ý sửa sai, động viên, khuyến khích trẻ kịp thời) * Hoạt động 4: Nghe hát: Bài hát Lý cây bông - Lần 1: Cô hát theo nhạc cho trẻ nghe hết bài hát Trẻ chú ý lắng nghe cô hát - Lần 2: Cho trẻ nghe hết bài hát: “Lý cây bông” qua băng nhạc (Cô và trẻ đứng lên vận động nhẹ nhàng theo nội dung bài hát) * Hoạt động 5: Trò chơi âm nhạc: Nghe âm thanh đoán nhạc cụ - Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi: + Cách chơi: Các con nghe một đoạn nhạc của một nhạc cụ sau đó đoán tên nhạc cụ đó. + Luật chơi: Nếu bạn nào đoán sai thì bạn đó phải hát một bài Cô mở nhạc cho trẻ nghe và đoán tên nhạc cụ (Cô động viên, khuyến khích trẻ kịp thời) * Kết thúc: Cô và trẻ hát theo nhạc kết hợp vận động theo sự sáng tạo của trẻ theo nội dung bài hát. (1 lần) Cô cho lớp ra chơi. MÔN: LÀM QUEN CHỮ VIẾT LỚP: LÁ 1 ĐỀ TÀI: LÀM QUEN NHÓM CHỮ H, K Người dạy: Phạm Thị Nguyệt Ngày dạy: 21/1/2013 I. Mục tiêu: - Nhận biết và phát âm đúng được chữ cái h, k . - Phát triển khả năng so sánh, ghi nhớ, chú ý cho trẻ. Phát triển ngôn ngữ, phát âm đúng các chữ cái, các từ trong tranh. - Hứng thú tham gia vào các hoạt động. II. Chuẩn bị: - Bài giảng trên máy vi tính. - Mũ con vật: con voi, con hươu. - Con khỉ bằng bông - Thẻ chữ h, k đủ cho số trẻ III. Tổ chức thực hiện * Hoạt động 1: Chương trình "Lễ hội rừng xanh" xin chào các bạn. - Cô xin trân trọng giới thiệu về dự với chương trình hôm nay có các cô giáo trong ban giám hiệu nhà trường về dự xin được nhiệt liệt chào mừng. - Xin nhiệt liệt chào mừng các bé lớp lá 1 là các thành viên của chương trình "Lễ hội rừng xanh" - Để mở màn chương trình các bạn hãy nổ một tràng pháo tay thật giòn rã đón chào những con vật đáng yêu của chúng ta. - Trẻ đội mũ con voi đi ra: Voi con xin chào các bạn, tuy con nhỏ nhưng mình đã làm được rất nhiều việc để giúp đỡ bố mẹ đấy, mình rất vui khi được đến với lễ hội rừng xanh. - Trẻ thứ 2 đi ra (đội mũ con hươu): Xin chào các bạn mình là hươu cao cổ mình rất vui được làm quen với các bạn. - Trẻ thứ 3 đi ra. tay cầm hộp quà kín: Một con vật thông minh, tinh nghịch và rất thích leo trèo. các bạn hãy lắng nghe tôi là ai nhé? "Con gì nhảy nhót leo trèo, mình đầy lông lá nhăn nheo làm trò". Đố các bạn biết tôi là ai? - Để biết có đúng không thì tôi nhờ cô giáo sẽ mở hộp quà ra. - Cả 3 con vật cùng nói: chúng mình xin chúc cho lễ hội rừng xanh của các bạn thành công. Xin chào các bạn. - Khỉ là con vật rất tinh nghịch hay leo trèo nhảy nhót nhưng cũng rất thông minh đấy các con ạ! - Đã có các nhà nhiếp ảnh chụp hình dáng của khỉ để làm tranh, ảnh và cô cũng có 1 bức tranh về con khỉ đấy cô mời các con cùng hướng mắt lên màn hình nào. - Cô cho trẻ xem tranh con khỉ, đọc từ con khỉ và tìm chữ cái đã học trong từ. - Cô đưa ra chữ h, k giới thiệu cho trẻ. * Hoạt động 2: Làm quen nhóm chữ h, k - Làm quen chữ h: + Cô cho trẻ quan sát chữ h + Đây là chữ h được phát âm là “hờ” cô phát âm mẫu 3 lần, khi phát âm các con phải đẩy hơi từ trong ra. + Cô dậy trẻ phát âm chữ "h" theo các hình thức (cả lớp , 3 tổ, cá nhân). + Cho trẻ nêu cấu tạo của chữ h. (chữ “h” gồm có 2 nét, 1 nét sổ thẳng ở phía bên trái và 1 nét móc ở bên phải nét sổ thẳng). + Cô giới thiệu chữ h in hoa, in thường, viết thường. Tuy có đặc điểm cấu tạo và cách viết khác nhau nhưng đều được phát âm là “hờ”, - Làm quen chữ k: + Cô hướng dẫn tương tự chữ h * So sánh: + Giống nhau: Chữ h và chữ k giống nhau cùng có một nét sổ thẳng ở bên trái + Khác nhau: Chữ h và chữ k khác nhau là chữ h có một nét móc còn chữ k có hai nét xiên ở bên phải của nét sổ thẳng. * Hoạt động 3: Trò chơi. + Trong chương trình lễ hội ngoài được làm quen với chữ cái ra các con còn được chơi với rất nhiều trò chơi. - Trò chơi 1: Lấy chữ cái theo yêu cầu của cô. + Cách chơi: Cô yêu cầu chữ gì trẻ cầm chữ cái đó giơ lên và phát âm. - Trò chơi 2: Về đúng nhà. + Cách chơi: Mỗi trẻ cầm 1 chữ cái lên vừa đi vừa đọc bài đồng dao "Dung dăng dung dẻ". Đến hết bài trẻ nào có chữ gì thì chạy về ngôi nhà có chữ đó. + Luật chơi: Bạn nào về sai nhà sẽ phải làm theo yêu cầu của lớp đưa ra. - Trò chơi 3: Vòng quay kỳ diệu. + Cách chơi: Cô quay vòng tròn đến chữ gì cả lớp phát âm chữ cái đó. - Trò chơi 4: Bỏ chữ cái vào giỏ + Trẻ lên chọn chữ cái bỏ vào giỏ theo yêu cầu. - Trong chương trình lễ hội rừng xanh cô thấy bạn nào cũng giỏi, tất cả các bạn đều chiến thắng cô sẽ thưởng cho lớp mình cùng dạo chơi sân trường. Nào các con hãy hóa thân thành những chú thỏ và đi chơi nào. * Kết thúc: Trẻ hát bài: “Trời nắng trời mưa” và ra chơi. . MÔN: GIÁO DỤC ÂM NHẠC LỚP: LÁ 2 ĐỀ TÀI: BÀI HÁT: HOA TRƯỜNG EM Sáng tác: Dương Hưng Bang Trọng tâm: Vận động: Vỗ tay theo tiết. Nghe âm thanh đoán nhạc cụ - Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi: + Cách chơi: Các con nghe một đoạn nhạc của một nhạc cụ sau đó đoán tên nhạc cụ đó. + Luật chơi: Nếu bạn nào đoán sai thì bạn. bài Cô mở nhạc cho trẻ nghe và đoán tên nhạc cụ (Cô động viên, khuyến khích trẻ kịp thời) * Kết thúc: Cô và trẻ hát theo nhạc kết hợp vận động theo sự sáng tạo của trẻ theo nội dung bài hát.

Ngày đăng: 23/01/2015, 11:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan