THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP NÂNG CAO kết QUẢ sản XUẤT KINH DOANH tại CÔNG TY cổ PHẦN GIỐNG cây TRỒNG NGHỆ AN

120 567 0
THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP NÂNG CAO kết QUẢ sản XUẤT KINH DOANH tại CÔNG TY cổ PHẦN GIỐNG cây TRỒNG NGHỆ AN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN __________________ *** __________________ CAO THỊ TÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG NGHỆ AN HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố cho việc bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan những mục trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc, mọi sự giúp đỡ đều được cảm ơn. Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2014 Sinh viên Cao Thị Tình i LỜI CẢM ƠN Sau quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, đặc biệt trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường và đặc biệt là cô giáo Th.s Nguyễn Thị Hải Ninh, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn ông bà trong Ban giám đốc và toàn thể cán bộ, nhân viên của phòng tài vụ - kế toán, kinh doanh của Công ty cổ phần giống cây trồng Nghệ An đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập tại Công ty. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới bà con nông dân trong ba huyện Diễn Châu, Nghi Lộc, Nam Đàn đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến bố mẹ, anh chị em, bạn bè đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập nghiên cứu cũng như thực hiện đề tài này. Mặc dù đã hết sức có gắng nhưng với trình độ, năng lực bản thân còn hạn chế nên trong báo cáo của tôi chắc chắn không tránh khỏi sai sót, kính mong các thầy giáo, cô giáo, các bạn sinh viên góp ý để nội dung nghiên cứu này hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2014 Sinh viên Cao Thị Tình ii TÓM TẮT Việt Nam là một nước đang phát triển, dân số sống chủ yếu ở nông thôn và phần lớn lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Do đó, nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng vì sản phẩm của nó nuôi sống con người mà bất kì ngành sản xuất khác thay thế được, là chỗ dựa vững chắc để tạo đà phát triển cho các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân. Sản phẩm của ngành trồng trọt vẫn là một trong những nguồn thu chính của ngành nông nghiệp cũng như của các hộ nông dân. Để ngành trồng trọt đem lại giá trị kinh tế cao, cần có nhiều yếu tố để phục vụ cho quá trình sản xuất, đặc biệt là giống. Sự phát triển của ngành trồng trọt cao nên nhu cầu về giống cây trồng là rất lớn. Việc cung ứng đầy đủ và kịp thời về các giống cây trồng tại các tỉnh trong nước chưa đáp ứng được hết. Do đó ngành sản xuất nông nghiệp cũng rất quan trọng vừa đáp ứng được mục tiêu kinh doanh của các doanh nghiệp đồng thời đáp ứng được nhu cầu của người nông dân. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường dưới quy luật kinh tế khách quan đã hình thành rất nhiều hệ thống chuyên cung ứng giống cây trồng, nó không chỉ đơn thuần là có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn có ảnh hưởng bởi các doanh nghiệp nước ngoài đã và đang hoạt động, sẵn sàng có sự cạnh tranh giữa các công ty cũng như doanh nghiệp với nhau. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực kinh doanh thực sự có hiệu quả. Để đạt được điều đó, vấn đề doanh nghiệp đặt ra hàng đầu là quản lý cũng như tổ chức sản xuất kinh doanh, phân phối làm thế nào có thể cung ứng được nhiều sản phẩm nhất, đa dạng hoá sản phẩm và có thị trường vững chắc. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày nay, các giống lúa mới có năng suất và phẩm chất tốt đã dần thay thế các giống cũ có hiệu quả sản xuất kém nên vấn đề mở rộng thị trường và tiêu thụ lúa giống đang là mục tiêu trước mắt và lâu dài của các Công ty. Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần giống cây trồng Nghệ An”. iii Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là đánh giá thực trạng kết quả sxkd giống cây trồng để nhằm đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao kết quả sxkd giống cây trồng của Công ty cổ phần giống cây trồng Nghệ An. Đối tượng nghiên cứu là các nội dung liên quan đến kết quả sxkd, tình hình tiêu thụ và thị trường tiêu thụ giống cây trồng… Nội dung nghiên cứu hoạt động sxkd giống cây trồng, thị trường tiêu thụ giống cây trồng của Công ty, các yếu tố ảnh hưởng, và đề xuất giải pháp phù hợp nhằm nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh giống cây trồng của Công ty. Để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu, đề tài đã áp dụng phương pháp nghiên cứu thu thập thông tin: thông tin số liệu được thu thập qua các tài liệu của phòng ban của Công ty, thu thập trực tiếp từ điều tra phỏng vấn, số liệu thu thập sẽ được xử lý bằng máy tính cá nhân và phần mềm excel. Số liệu được phân tích qua các phương pháp như: thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp dự báo nhu cầu với hệ thống chỉ tiêu phù hợp như chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh (sản lượng giống cây trồng tiêu thụ, hệ số tiêu thụ, chỉ tiêu về mức độ tiêu thụ, cơ cấu giống cây trồng tiêu thụ, doanh thu, chi phí cho cung ứng), chỉ tiêu về hiệu quả tiêu thụ (tỷ suất lợi nhuận)… Quá trình nghiên cứu tôi thu được một số kết quả sau đây: Các hình thức tạo nguồn của Công ty cổ phần giống cây trồng Nghệ An là thu mua giống cây trồng từ các trạm sản xuất của các huyện, từ các HTX, từ các Công ty cổ phần giống cây trồng của các tỉnh khác trong cả nước, từ các Công ty TNHH…ngoài ra do nhu cầu của sản xuất hàng năm nên Công ty còn nhập khẩu các loại lúa giống lai có chất lượng giống tốt, mẫu mã đẹp từ Trung Quốc về nhằm đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu khách hàng tại các thời điểm sản xuất trong năm. Nguồn giống cây trồng của Công ty chủ yếu được tạo từ các trạm giống đặt ở các huyện của Công ty nhưng sau khi cổ phần hóa Công ty đi sâu vào lĩnh vực kinh doanh, tất cả nguồn giống cây trồng của Công ty được tạo từ mua ngoài. Giống cây trồng được tạo nguồn từ mua ngoài của Công ty gồm có: tạo nguồn từ trong nước và tạo nguồn từ nhập khẩu. Nguồn giống cây trồng được tạo từ trong nước của Công ty chủ yếu là lúa thuần, ngô, lạc. Lúa thuần được tạo nguồn là lúa: Kháng dân, lúa nếp, Q 5 , tám thơm… nhưng trong đó thì khang dân, lúa nếp là chủ yếu. Kết quả tạo nguồn lúa giống từ iv trong nước thay đổi qua các năm, tốc độ giảm bình quân của Công ty hàng năm là 1,87%, tổng lượng giống cây trồng tạo nguồn từ trong nước năm 2012 tăng lên 2,41% so với năm 2011, năm 2013 giảm xuống 6,05% so với năm 2012 do lượng lúa lai giảm qua các năm, và đăc biệt là lượng giống cây trồng được thu mua từ các trạm sản xuất và hợp tác xã là lớn nhất, tiếp đó là từ các Công ty giống cây trồng của các tỉnh khác. Nguồn lúa giống được tạo nguồn từ nhập khẩu đa số nhập khẩu từ Trung Quốc và lượng lúa lai nhập từ Trung Quốc chiếm một lượng rất lớn so với lúa thuần và nó quyết định đến lãi lỗ của Công ty. Giống lúa lai nhập về hàng năm từ Trung Quốc chủ yếu là lúa lai nhị ưu 838, lúa lai nhị ưu 986, khải phong… Nhìn chung tổng lượng lúa giống nhập về từ Trung Quốc giảm dần, bình quân giảm 19,48% trong 3 năm. Công ty tiêu thụ trên một số thị trường ngoài tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế, Thanh Hóa…Tỷ lệ tiêu thụ của Công ty ở thị trường ngoài tỉnh là không cao, và biến động liên tục, cụ thể: Lượng giống cây trồng tiêu thụ ngoài tỉnh chiếm 4,98% năm 2011, năm 2012 chiếm 4,35% và 5,78% năm 2013, số còn lại được tiêu thụ ở thị trường trong tỉnh. Trên địa bàn tỉnh tổng lượng giống cây trồng tiêu thụ được biến động qua 3 năm, cụ thể là: Năm 2012 tăng lên 6,71% so với năm 2011, năm 2013 giảm xuống 29,1% so với năm 2012, bình quân giảm xuống là 11,19% qua 3 năm. Xét theo địa bàn thì lượng giống cây trồng tiêu thụ lớn nhất hầu hết là ở thị trường Diễn Châu chiếm 15,45% năm 2011, năm 2012 chiếm 21,96% và 16,59% năm 2013; sau đó là ở thị trường Yên Thành và Thanh Chương. Lượng tiêu thụ lượng giống cây trồng ít nhất vẫn luôn là ở Nghi Văn, cụ thể là: năm 2011, 2012 đều chiếm 0,04%; đến năm 2013 có tăng lên chiếm 0,05%. Tình hình tiêu thụ giống cây trồng của Công ty theo mùa vụ có nhiều biến động, trong tổng sản lượng giống cây trồng tiêu thụ thì vụ chiêm có sản lượng tiêu thụ cao hơn vụ mùa, đặc biệt là lượng lúa lai chênh nhau khá lớn ở các vụ. Nguyên nhân là do ở vụ mùa lượng tiêu thụ lúa thuần là chủ yếu, còn sang vụ chiêm do thời tiết lạnh không thuận lợi cho sâu bệnh phát triển nên chuyển sang trồng lúa lai là giống lúa cho năng suất cao. v Lượng giống cây trồng tiêu thụ không đồng đều giữa các loại lúa giống qua từng năm, từng vụ: Theo mùa vụ, sản lượng tiêu thụ của vụ chiêm cao hơn vụ mùa, cụ thể vụ chiêm năm 2011 tiêu thụ khoảng 1476,295 tấn, còn vụ mùa chỉ có 660,229 tấn tăng lên một lượng rất lớn là 816,066 tấn và các năm tiếp theo lượng tiêu thụ tiếp tục tăng. Theo chủng loại, đối với lúa thuần thì lượng lúa giống tiêu thụ ở vụ mùa tăng lên qua các năm, năm 2012 tăng lên 4,72%, năm 2013 giảm 18,88% so với năm 2012, bình quân giảm xuống 7,08% qua 3 năm. Trong tổng lượng lúa thuần tiêu thụ ở vụ mùa thì KD là lượng tiêu thụ lớn nhất, nếp có lượng tiêu thụ lớn thứ 2, bình quân giảm 8,08% qua 3 năm. Giống lúa lai tiêu thụ chủ yếu ở vụ mùa là nhị ưu 986, nhị ưu 838, còn lúa lai khải phong chiếm một tỷ lệ nhỏ. Đối với vụ chiêm thì lượng lúa thuần tiêu thụ bình quân giảm 12,45% qua 3 năm, trong tổng lượng lúa thuần tiêu thụ thì lúa KD là lượng tiêu thụ lớn nhất, còn các giống lúa Nếp, lúa khác thì tình hình tiêu thụ ổn định ở các năm. Lượng lúa lai tiêu thụ ở đây là khá lớn và chủ yếu vẫn là lúa lai nhị ưu 986 và nhị ưu 838, còn các giống khác thì chiếm tỷ lệ nhỏ. Đối với ngô thì lượng ngô giống tiêu thụ ở vụ mùa giảm xuống qua các năm, năm 2012 giảm xuống 10,15% so với năm 2011, năm 2013 giảm 6,92% so với năm 2012, bình quân giảm xuống 8,53% qua 3 năm. Đối với lạc thì lượng lạc giống tiêu thụ ở vụ mùa tăng lên qua các năm, năm 2012 tăng lên 137,38% so với năm 2011, năm 2013 giảm nhẹ là 9,14% so với năm 2012, bình quân tăng lên 64,12% qua 3 năm Trong những năm hoạt động vừa qua Công ty đã không ngừng nỗ lực trong việc thiết kế hệ thống kênh phân phối của mình, ngoài các cửa hàng, các đại lý bán buôn bán lẻ Công ty thông qua các cán bộ bán hàng của mình để liên kết kinh doanh với các trạm trại sản xuất của các huyện trong tỉnh, phòng nông nghiệp của các huyện, các Công ty cung ứng vật tư nông nghiệp của các tỉnh bạn để tăng lượng lúa giống tiêu thụ hàng năm. Qua trạm trại của huyện: đây là kênh phân phối chủ đạo và có hiệu quả nhất của Công ty, số lượng lúa giống được tiêu thụ qua kênh này là lớn nhất chiếm khoảng 77,25% và tương đối ổn định qua các năm. Khúc thị trường vi của công ty được chia làm: khúc thị trường gần trung tâm thành phố và trục đường chính QL1A là những huyện thuận lợi cho việc giao thông buôn bán, kinh doanh, hoạt động dịch vụ; khúc thị trường xa trung tâm thành phố và trục đường chính QL1A là những huyện miền núi xa xôi khó khăn cho việc đi lại, vận chuyển tốn kém chi phí. Nhìn chung theo đánh giá của khách hàng thì sản phẩm của công ty được đánh giá là chất lượng tốt, giá bán lúa thuần của công ty được khách hàng đánh giá là rẻ, còn giống lúa lai, ngô là đắt, chất lượng phục vụ tốt, mẫu mã chất lượng bao bì của giống ngô còn chưa đảm bảo. Từ những thực trạng trên, định hướng của Công ty là: Cung ứng các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, giá thành phù hợp với bà con nông dân trên địa bàn, ngoài địa bàn Nghệ An; tăng cường sản xuất các loại giống trong nước, chủ động được giống phục vụ cho sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đồng thời ứng dụng tốt các tiến bộ KHKT vào sản xuất giống; kết hợp chặt chẽ hơn nữa với các đơn vị liên kết sản xuất, để sản xuất những giống mới, chủng loại cần phong phú đa dạng hơn nữa; nghiên cứu tỉ mỉ nhu cầu, thị hiếu cũng như các biến động của thị trường, để từ đó có biện pháp mở rộng và chiếm lĩnh thị trường; có các biện pháp tiêu thụ sản phẩm nhằm tiêu thụ sản phẩm một cách tốt nhất, giảm chi phí trung gian, để đạt được hiệu quả cao nhất. Và các giải pháp nhằm nâng cao kết quả sxkd của công ty trong thời gian tới như: giải pháp về công tác tạo nguồn, kỹ thuật chăm sóc khách hàng, giải pháp về vốn, nguồn nhân lực, giá cả, chất lượng sản phẩm, giải pháp thị trường (tuyên truyền, tiếp thị - quảng cáo, xúc tiến bán hàng ) và hoàn thiện cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty. Từ các kết quả trên chúng tôi rút ra kết luận: Thị trường cung cấp đầu vào của Công ty khá đa dạng, Công ty lấy nguồn cung ứng từ các viện, từ trạm sản xuất, từ các Công ty GCT các tỉnh…Còn thị trường đầu ra của Công ty chủ yếu là thị trường trong tỉnh, thị phần Công ty tiêu thụ ngoài tỉnh còn hạn chế cần mở rộng phát triển thêm. Chủng loại giống của Công ty phong phú: Các dòng lai, giống KD, các giống nếp, tám thơm,… Công ty không ngừng quan tâm đến cải tiến mẫu mã, bao bì, khuyến mãi, quảng cáo…để góp phần làm tăng doanh thu, lợi nhuận cho Công ty. Ngoài ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh công ty đã phân thị trường thành những khúc, những đoạn riêng biệt nhằm có những biện pháp, chính sách cụ thể đối với những khúc thị trường đó. vii MỤC LỤC Sơ đồ 2.1: Các loại kênh phân phối 20 Sơ đồ 3.1: Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty 34 Sơ đồ 4.1: Quy trình tạo nguồn giống cây trồng của Công ty 46 Sơ đồ 4.2: Sơ đồ mạng lưới tiêu thụ của Công ty 61 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Tình hình lao động của Công ty 37 Bảng 3.2 Tình hình nguồn vốn của Công ty 39 Bảng 3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh giống cây trồng của Công ty 40 Bảng 4. 1 Kết quả tạo nguồn giống cây trồng từ trong nước của Công ty qua các năm 2011 – 2013 49 Bảng 4.2: Kết quả tạo nguồn giống cây trồng từ nhập khẩu của Công ty qua 3 năm 2011 – 2013 51 Bảng 4.3 Tình hình tiêu thụ giống cây trồng của Công ty ở thị trường ngoài tỉnh qua 3 năm 2011-2013 53 Bảng 4.4 Tình hình tiêu thụ giống cây trồng của Công ty ở trong tỉnh qua 3 năm 2011- 2013 55 viii Bảng 4.5: Tình hình tiêu thụ lúa giống của Công ty theo mùa vụ và chủng loại qua 3 năm 2011 - 2013 58 Bảng 4.6 Bảng giá bán giống cây trồng của một số tác nhân 63 Bảng 4.7 Tình hình tiêu thụ giống cây trồng tại các trạm trại, HTX 64 Bảng 4.8 Tình hình tiêu thụ giống cây trồng tại các đại lý, cửa hàng của Công ty 64 Bảng 4.9 Tình hình tiêu thụ giống cây trồng tại các cửa hàng bán lẻ 65 Bảng 4.10 Tình hình tiêu thụ giống cây trồng của hộ nông dân 66 Bảng 4.11: Đánh giá của hộ nông dân về sản phẩm của Công ty 70 Bảng 4.12: Đánh giá của đại lý, cửa hàng, HTX về sản phẩm của Công ty 73 ix [...]... hướng và giải pháp nhằm nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh giống cây trồng tại Công ty giống cây trồng Nghệ An trong thời gian tới 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về sản xuất kinh doanh giống cây trồng - Đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh giống cây trồng tại Công ty giống cây trồng Nghệ An - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh giống. .. Nghệ An trong thời gian gần đây như thế nào? - Những nguyên nhân nào ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty CP giống cây trồng Nghệ An? - Nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty CP giống cây trồng Nghệ An cần có các giái pháp cụ thể nào? 5 PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ SẢN XUẤT GIỐNG CÂY TRỒNG 2.1 Cơ sở lí luận về giải pháp nâng cao kết quả sản. .. tỉnh Nghệ An và hoạt động ngày càng phát triển Tuy nhiên kinh doanh giống cây trồng chưa đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng, hiệu quả kinh tế chưa thực sự cao và ổn định Vậy thực trạng sản xuất kinh doanh giống cây trồng của Công ty như thế nào? Việc sản xuất kinh doanh giống cây trồng của công ty đang gặp thuận lợi khó khăn gì? Những giải pháp nào đưa ra nhằm nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh. .. giống cây trồng của Công ty 3 - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần giống cây trồng Nghệ An 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nội dung có liên quan đến kết quả sản xuất kinh doanh giống cây trồng như: doanh thu từ các loại giống cây được sản xuất và bán ra thị trường, thị trường tiêu thụ các loại giống. .. kinh doanh của Công ty? Đây là vấn đề bức thiết đặt ra cần phải được nghiên cứu đánh giá một cách đúng đắn Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần giống cây trồng Nghệ An 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng kết quả sản xuất kinh doanh giống cây trồng, từ đó đề xuất. .. một phần nhỏ Bên cạnh đó, hoạt động tự sản xuất giống cây trồng hầu như không có Do đó, để nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh đề tài chỉ tập trung vào vấn đề kinh doanh giống cây trồng - Phạm vi không gian: Trên địa bàn tỉnh Nghệ An - Phạm vi thời gian: Nội dung của đề tài được nghiên cứu qua 3 năm 2011- 2013 4 1.4 Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty CP giống cây trồng Nghệ. .. lượng sản phẩm, số lượng sản phẩm, giá trị sản lượng ) + Kết quả sản xuất kinh doanh của DN Là toàn bộ những sản phẩm vật chất và dịch vụ do DN tạo ra trong thời kỳ, nhằm đáp ứng được lợi ích kinh tế và nhu cầu tiêu dùng của xã hội Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả của lao động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm ra trong kỳ Do vậy, các doanh nghiệp không tính vào kết quả sản xuất kinh doanh. .. giống cây trồng, đánh giá của khách hàng về giá cả và chất lượng giống cây trồng giống cây trồng của công ty - Đối tượng điều tra của đề tài bao gồm: + Công ty Cổ phần giống cây trồng Nghệ An + Những đối tượng tham gia vào quá trình tiêu thụ sản phẩm của Công ty: Các trạm giống sản xuất trực thuộc Công ty Cổ phần giống cây trồng Nghệ An, đại lý, cửa hàng, người bán buôn, bán lẻ, hộ nông dân sử dụng sản. .. hạt giống lại cần qua một thời gian dài của một vụ sản xuất cùng với hàng loạt chi phí đầu tư khác kèm theo Bởi vậy cần có sự trung thực tuyệt đối của người sản xuất, kiểm nghiệm và kinh doanh giống (Nguyễn Văn Hiển và Trần Đình Long, 1997) 2.1.2 Vai trò của việc nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh 2.1.2.1 Vai trò của việc nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh Việc nâng cao kết quả SXKD trong sản xuất. .. dân sử dụng sản phẩm giống cây trồng của Công ty 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Công ty Cổ phần giống cây trồng Nghệ An sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực: sản xuất - kinh doanh các giống lúa, ngô, lạc, đậu, vừng và các giống hạt rau các loại; nhưng hiện nay hoạt động kinh doanh giống cây trồng là hoạt động chủ yếu đem lại nguồn thu lớn nhất cho công ty, hoạt động xuất nhập khẩu buôn . kết quả sản xuất kinh doanh giống cây trồng của Công ty. 3 - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần giống cây trồng Nghệ An. 1.3 Đối tượng và phạm. Thực trạng và giải pháp nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần giống cây trồng Nghệ An . 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng kết quả sản xuất kinh doanh. luận và thực tiễn về sản xuất kinh doanh giống cây trồng. - Đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh giống cây trồng tại Công ty giống cây trồng Nghệ An. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả

Ngày đăng: 22/01/2015, 22:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan