SKKN CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO TRẺ 4-5 TUỔI

5 5.8K 36
SKKN CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO TRẺ 4-5 TUỔI

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I/. Phần chung: - Tên SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện giáo dục chăm sóc răng miệng cho trẻ mẫu giáo. - Họ và tên: Trần Thị Thanh Tú - Chức vụ : Hiệu trưởng - Đơn vị: Trường MN Long Điền II/. Lý do chọn đề tài : Như chúng ta đã biết, bệnh sâu răng là loại bệnh thường gặp ở lứa tuổi trẻ em mà nhiều nhất là ở lứa tuổi mẫu giáo, nguyên nhân là do các bậc cha mẹ ít quan tâm về cách chăm sóc răng miệng cho các bé, một phần cũng do cưng chiều bé cho ăn nhiều bánh kẹo không chú trọng đến việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho răng và hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách. Thực tế ở đơn vị trường tôi quản lý, sau khi các cháu của trường được đoàn nha khoa “P/S bảo vệ nụ cười Việt Nam” về khám và chữa trị răng mịêng cho các cháu, Bác Sĩ cho biết tỷ lệ bị sâu răng của các cháu là 67,62%, một tỷ lệ bệnh sâu răng khá cao. Trước tình hình này, tôi nhận thấy sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ, nuôi dưỡng của đơn vị, nên tôi quyết định sẽ chọn đề tài này để tìm ra nhiều biện pháp thiết thực nhằm góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và giáo dục các cháu ngày càng hiệu quả hơn. III/. Mục đích của đề tài : - Giúp trẻ nhận thức được tầm quan trọng trong việc giữ gìn vệ sinh răng miệng và rèn luyện kỹ năng đánh răng đúng phương pháp. - Trẻ hiểu được một số thực phẩm làm tốt cho răng và nướu. - Giúp các bậc cha mẹ hiểu được một số kiến thức chăm sóc răng miệng đối với các cháu. IV/. Nội dung của đề tài : - Chỉ đạo và phối hợp với giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền. - Chị đạo giáo viên tổ chức cho trẻ trò chuyện, đàm thọai, tìm hiểu về nguyên nhân và tác hại của bệnh sâu răng thông qua các hoạt động. - Chỉ đạo giáo viên khuyến khích động viên các cháu biết giữ gìn vệ sinh răng miệng. V/. Những ứng dụng thực tế : 1. Chỉ đạo và phối hợp với giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác tuyên truyền: Sau khi nắm bắt tình hình số trẻ mắc bệnh sâu răng trên từng lớp, tôi yêu cầu giáo viên chủ nhiệm các lớp phân loại trẻ bệnh sâu răng, viêm nướu cần phải được tiếp tục điều trị theo toa thuốc của Bác sĩ, thông báo đến từng phụ huynh được biết và đồng thời thăm dò tìm hiểu ở trẻ và phụ huynh nguyên nhân vì sao các cháu bị sâu răng, viêm nướu. Qua tìm hiểu ở 1 phụ huynh thì đa số là phụ huynh cho biết ở nhà các cháu không đánh răng vào buổi tối trước khi đi ngủ vì gia đình cũng không để ý tới việc đánh răng là quan trọng, thậm chí có nhiều cháu không biết cầm bàn chải để đánh răng và có một số trẻ đã 3- 4 tuổi mà không đánh răng bất cứ vào buổi nào, qua tìm hiểu ở trẻ thì trẻ nói là đánh răng rất đau và cũng không đánh răng vào buổi tối. Biết được nguyên nhân, tôi cùng phó hiệu trưởng tổ chức cuộc họp với giáo viên trao đổi về vấn đề trên yêu cầu giáo viên thảo luận để tìm ra biện pháp làm như thế nào để giúp trẻ có thói quen biết đánh ăn sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ? giúp trẻ mạnh dạn đánh răng không sợ đau? Giáo viên mời phụ huynh về họp báo cáo tình hình ăn uống, đánh răng của trẻ lúc ở trường, đối với những cháu bị viêm nướu, sâu răng trong quá trình ăn uống sẽ găp rất nhiều khó khăn, tuyên truyền đến phụ huynh phải phối kết hợp giáo dục trẻ chải răng lúc ở gia đình thì mới có hiệu quả, đồng thời yêu cầu phụ huynh phải thường xuyên đưa trẻ đi kiểm tra răng định kỳ, kịp thời phát hiện dấu hiệu răng bị sâu, cần phải trám lại để bảo vệ răng cho trẻ, không làm ảnh hưởng đến quá trình nhai khi ăn uống. Tôi yêu cầu mỗi lớp sẽ viết một bài tuyên truyền nội dung quay quanh vấn đề giáo dục trẻ đánh răng sau các bữa ăn, đặc biệt là buổi tối, cách sử dụng bàn chải và kem đánh răng, cách hướng dẫn đánh răng đúng qui cách….kèm hình ảnh đa dạng phong phú dán lên bảng tuyên truyền tạo sự chú ý của phụ huynh và các cháu. Một mặt, yêu cầu giáo viên phải thường xuyên tranh thủ thời gian đón và trả trẻ trao đổi thêm để phụ huynh hiểu được việc phối hợp của gia đình trong việc chăm sóc sức khoẻ và bảo vệ răng miệng các cháu là việc rất cần thiết cần phải chú trọng, không qua loa, vì số trẻ bệnh sâu răng, viêm nướu của trường tôi đa số là các cháu ít được quan tâm trong vấn đề chăm sóc răng miệng, phụ huynh không nghĩ đến hậu quả bệnh sâu răng sẽ ảnh hưởng đến quá trình ăn uống của trẻ, dẫn đến tình trạng biếng ăn… ảnh hưởng đến sức khoẻ trẻ, kéo dài làm giảm cân và suy dinh dưỡng. Ví dụ: Giáo viên viết nội dung việc chăm sóc răng cho trẻ phải thực hiện từ khi trẻ mới mọc 2 răng sữa đầu tiên, phụ huynh tìm cách đánh răng giúp trẻ cho đến khi trẻ tự đánh răng được, đảm bảo cho trẻ thay răng đúng thời kỳ, hướng dẫn các cháu cầm bàn chải….kèm hình ảnh minh hoạ theo nội dung trên và vẽ một số thức ăn tốt cho răng và nướu….treo trước cửa lớp. Riêng về phía nhà trường, tôi lên mạng tìm bài viết về đường gia vị tốt cho răng, 10 cách giúp bé vui đánh răng, hạn chế răng mọc lệch không đúng hàng, ngăn ngừa răng đổi màu (Website GDMN ) ….….đọc thu âm và phát thanh vào mỗi buổi sáng, buổi chiều, kèm theo những bài thơ, bài hát có nội dung thích hợp như: “ Đánh răng mỗi bữa hàng ngày, miệng xinh răng trắng đẹp thay nụ cười”, bài hát: Bé ngoan “ Khi đi ngủ bé nhớ đánh răng, đánh hàm răng của bé trắng tinh” hoặc có bài viết để tạo sự hứng thú cho bé đánh răng phụ huynh có thể nói “Nào cả nhà cùng đi đánh răng thôi!”. Hoặc phụ huynh có thể vừa đưa bàn chải hay khăn mềm vào miệng bé vừa hát: “ Cù ki chiếc răng nhỏ nào! Cù ki chiếc răng xinh nào!” các nội dung trên đều được thường xuyên tuyên tuyền trước các lớp. Ngoài ra tôi sưu tầm những hình ảnh về bệnh răng miệng có hình mảng răng bám thức ăn nguyên nhân gây ra bệnh sâu răng, hình ảnh về chức năng và lợi ích của răng, hình bàn chải đánh răng có đầu lông bàn chải tròn đầu bàn chải thon cán thẳng dễ cầm như bàn 2 chải P/S, hình loại kem đánh răng P/S bé ngoan có nội dung hãy tập cho trẻ thói quen chải răng sau các bữa ăn và buổi tối trước khi đi ngủ in thành những tấm bạc đuôi nheo, băng ron treo trên các mảng tường, cột tường tạo sự chú ý đến phụ huynh. Việc tuyên truyền bằng bài phát thanh của tôi, phối kết hợp với hình ảnh nội dung tuyên truyền của giáo viên trong nhiều ngày, lúc đầu phụ huynh ít để ý nhưng dần dần thông tin đựơc lặp đi lặp lại nhiều lần đã được phụ huynh và các cháu chú ý lắng nghe, nhất là những phụ huynh có con bị sâu răng và những phụ huynh của những bé ở nhà trẻ đều nhận thức được sự cần thiết của việc chăm sóc răng miệng cho con em ngày từ khi mới bắt đầu mọc răng. Có phụ huynh trao đổi với giáo viên là “ Nhờ nhà trường và các cô hưóng dẫn nên gia đình tôi đã tập cho trẻ biết đánh răng hàng ngày, cháu đã hiểu nguyên nhân bị sâu răng nên thực hiện rất tốt và rất tự tin” Ngoài ra, tôi thường xuyên tranh thủ sự quan tâm của quí cấp lãnh đạo, hội cha mẹ học sinh, tham mưu hổ trợ kinh phí tạo điều kiện cho trường mua sắm các đồ dùng phục vụ chăm sóc răng miệng như mỗi tháng thay bàn chải đánh răng 1 lần, bổ sung cơ sở vật chất như sữa chữa các bồn vệ sinh, tăng cường số lượng vòi nước, mời bác sĩ khám chữa răng định kỳ cho các cháu thàng tháng, kịp thời phát hiện răng sâu vừa mới chớm, thông báo phụ huynh biết để trám răng cho trẻ và có biện pháp tiếp tục điều trị ở gia đình, tổ chức tiết dạy giỏi có nội dung lồng ghép giáo dục dinh dưỡng, giáo dục vệ sinh răng miệng cho tập thể giáo viên học tập rút kinh nghiệm, nhằm nâng cao khả năng thực hiện chăm sóc giáo dục vệ sinh răng miệng. 2.Chỉ đạo giáo viên tổ chức cho trẻ trò chuyện, đàm thọai, tìm hiểu về nguyên nhân và tác hại của bệnh sâu răng qua hoạt động: Trường tôi có 7 lớp mẫu giáo (2 lá, 3 chồi, 2 mầm), nhưng số trẻ mắc bệnh sâu răng nhiều nhất là các cháu lớp lá và lớp chồi. Do đó, ngoài các hoạt động trong ngày, tôi lên kế hoạch yêu cầu giáo viên tổ chức trò chuyện, đàm thoại với trẻ trong tuần thông qua các hoạt động như tích hợp trong các hoạt động chung, hoạt động góc, mọi lúc mọi nơi, giờ ăn, giờ vệ sinh….và luôn thường xuyên chú trọng đến việc đánh răng của trẻ sau khi ăn. Ví dụ: trước giờ cơm trưa cô và trẻ cùng trò chuyện về vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi ăn các con phải làm gì để bảo vệ răng, kể cho trẻ nghe các câu chuyện có nội dung răng miệng như: Gấu con bị đau răng, bảo vệ răng và da… hoặc cô cho trẻ một bài hát “Bé ngoan ” trò chuyện với trẻ gợi nhớ lại câu chuyện “ Răng xinh răng xấu” mà các cháu đã được xem do cô chú đoàn nha khoa “ P/S bảo vệ nụ cười Việt Nam” diễn. Đặt câu hỏi hỏi trẻ: - Vì sao khủng long bị sâu răng? - Khi bạn Khủng Long đau răng bạn ấy như thế nào? - Như vậy không biết lớp mình có bạn nào bị sâu răng giống như bạn khủng long không? Các bé hãy cho cô xem răng nào? Cô quan sát các cháu, đối vối cháu răng đẹp tự tin cho cô xem nhưng ngược lại những bé bị sâu răng, rụt rè, không dám. Cô đưa tranh câu chuyện “ Răng xinh, răng xấu” kể cho cả lớp cùng nghe, giáo dục các cháu phải thường xuyên đánh răng như bạn Sóc nâu, đừng như bạn khủng long……làm ảnh hưởng đến sức khoẻ. Sau đó cô dùng tranh bướm P/S cho các cháu xem hình ảnh chức năng của răng, răng bị bám các thức ăn………. hướng dẫn các cháu cách đánh răng bằng hàm răng và bàn chải của P/S. Cho trẻ thực hiện lại cả lớp cùng xem. Qua câu chuyện giúp các cháu hiểu được 3 nguyên nhân vì sao mình bị sâu răng, góp phần giáo dục trẻ biết chăm sóc, đánh răng ít nhất 2 lần trong ngày (buổi sáng và buổi tối). Ví dụ: giờ hoạt động chung cô kể cho c/c nghe câu chuyện Gấu con bị sâu răng kết hợp tranh, rối…giáo dục trẻ hiểu được vì do ăn nhiều bánh kẹo những chất có đường lại không đánh răng nên Gấu đã bị đau răng qua đó giáo viên lồng ghép giáo dục dinh dưỡng cho trẻ biết ăn những loại thức ăn tốt cho răng. Thông qua hoạt động vui chơi, ở giờ hoạt động góc, trong chủ điểm gia đình ở góc chơi phân vai các cháu chơi trò chơi chế biến các món ăn gia đình, giáo viên cùng chơi với trẻ trao đổi với trẻ về các thực phẩm nào tốt cho răng, cho nướu…. Ngoài ra, tôi còn yêu cầu giáo viên tổ chức cho các cháu chơi trò chơi: “Chọn nhanh chọn đúng” cô vẽ 2 bức tranh về hình ảnh bé có hàm răng đẹp thể hiện sự vui vẻ, bé bị sâu răng mặt mày đau đớn nhăn nhó, chia trẻ thành 2 nhóm mỗi nhóm 6-8 trẻ, phía dưới tranh trong rổ có một số tranh lô tô về những loại thực phẩm tốt cho răng trứng, sữa, thịt, cá, ốc, hoa quả….và một số thực phẩm như bánh kẹo, nước ngọt…yêu cầu trẻ chọn đúng và chọn nhanh hình ảnh gắn bên cạnh tranh cho thích hợp, mỗi trẻ chọn 1 hình cho đến khi hết hàng, cho các bé nhận xét kèm giáo dục các cháu. Thông qua các hoạt động, qua các câu chuyện, bài hát, trò chơi, câu đố….đã giúp giáo viên giáo dục các cháu dễ dàng hơn, trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong việc chăm sóc răng miệng hàng ngày. 3. Hướng dẫn giáo viên khuyến khích động viên các cháu biết giữ gìn vệ sinh răng tốt và hiểu được lợi ích của răng: Ngoài nội dung tuyên truyền và chỉ đạo tổ chức cho trẻ tìm hiểu nguyên nhân vì sao bị sâu răng nêu trên, tôi đề ra kế hoạch hàng ngày yêu cầu giáo viên thường xuyên khuyến khích động viên các cháu ở mọi lúc mọi nơi, đặc biệt chú trọng đến trẻ bị sâu răng, viêm nướu. Ví dụ: Cô hỏi: sáng nay bé ngủ dậy bé đã làm được những gì trước khi đến trường? (trẻ kể) nếu trẻ kể có đánh răng thì cô xem răng và động viên khen bé và trao đổi với bé thêm cách đánh răng, sử dụng bàn chải như thế nào, con đánh răng xong thấy răng mình như thế nào? Răng tốt thì sẽ giúp cho bé những gì? Lúc ở nhà bé phải đánh răng vào lúc nào? …… Còn ngược lại, đối những trẻ kể lại buổi sáng trước khi đến trường mà không đánh răng thì giáo viên phải tìm hiểu vì sao con không đánh răng, nhắc nhở trẻ phải thường xuyên đánh răng và trực tiếp trao đổi thêm phụ huynh, hoặc lúc chiều ra về cô hỏi trẻ vào buổi tối bé làm gì lúc ở nhà? trước khi đi ngủ bé có nhớ phải làm gì không? Ngoài ra, trong các bữa ăn, tôi và phó hiệu trưởng trường thường xuyên đến lớp dự giờ ăn các buổi, cùng tham gia tổ chức bữa ăn cho trẻ, giới thiệu các cháu các loại thức ăn tốt cho răng như thịt, cá, trứng…. rau, củ quả trong thức ăn mặn và canh các con phải ăn hết xuất, ăn đầy đủ các chất trong thức ăn thì mới giúp cho răng chắc để các con nhai được thức ăn, các con mới khoẻ mạnh, thông minh và học giỏi…đồng thời thường xuyên kiểm tra các lớp giờ vệ sinh, đánh răng sau khi ăn để có hướng khắc phục. Cô hỏi: Sau khi ăn xong chúng ta phải làm gì các con? (Đánh răng), Đánh răng như thế nào là đúng cách? Cầm bàn chải bằng tay nào? Trong quá trình trẻ thực hiện đánh răng vào sau các buổi ăn, ban giám hiệu luôn theo dõi và nhắc nhỡ giáo viên động viên các bé đánh răng tốt, tập cho các bé trở thành thói quen. Yêu cầu giáo viên thường xuyên tuyên dương các bé đánh răng tốt, động viên khuyến khích các cháu tự tin hơn. 4 Để biện pháp thực hiện thường xuyên có hiệu quả hơn, hàng ngày sau giờ tập thể dục sáng tôi yêu cầu phó hiệu trưởng nói chuyện với trẻ về nội dung giáo duc vệ sinh răng miệng, nhắc nhỡ trẻ tự biết chải răng sau các buổi ăn và buổi sáng, nhắc trẻ không ăn quà vặt nhất là những thực phẩm có màu, bánh kẹo quá hạn … Ngoài ra tôi yêu cầu giáo viên một tuần 2-3 ngày tranh thủ giờ hoạt động chiều, đem tranh ảnh của chương trình giáo dục chăm sóc sức khoẻ răng miệng P/S bảo vệ nụ cười Việt Nam giới thiệu cho các cháu của các lớp như: tranh chải răng như thế nào là đúng cách? Làm thế nào để phòng ngừa các bệnh răng miệng? có hình ảnh minh hoạ như: Bé nhớ chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ nhé, Bé giảm ăn vặt, ăn ngọt, nhớ ăn đủ thức ăn bổ dưỡng, bé nhớ khám răng định kỳ 6 tháng/1lần nhé….qua đó tôi nhận thấy đối với các cháu có bệnh sâu răng rất chăm chú lắng nghe, nhận thức được việc giữ gìn vệ sinh răng miệng và lợi ích của răng, các cháu đã thực hiện trở thành thói quen khi ở gia đình và ở nhà trường. VI/. Kết quả: Qua một thời gian thực hiện những nội dung nêu trên, đến nay hầu hết các cháu mẫu giáo đã hiểu được việc đánh răng, chăm sóc răng miệng là điều mà các cháu phải thực hiện thường xuyên lúc ở trường cũng như ở gia đình, trở thành thói quen của các cháu, hôm nào có bạn mới đến lớp chưa biết là các cháu cũ nhắc nhở và hứơng dẫn lại cho bạn mới. Riêng các phụ huynh cũng đã nắm bắt tình hình chăm sóc răng miệng tốt sẽ giúp cho cơ thể trẻ khoẻ mạnh, ăn uống tốt….hiểu biết đựơc một số thực phẩm có lợi cho răng và nứơu, hạn chế việc cho con em mình ăn nhiều bánh kẹo. Đối với các cháu nhà trẻ cũng được cha mẹ quan tâm, hàng ngày cũng đánh răng cho các cháu. Nhờ đó, số trẻ bị mắc bệnh sâu răng của trường chúng tôi đã được giảm dần, đa số các cháu đều biết đánh răng đúng cách và đánh sau các bữa ăn đặc biệt là buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng. Người viết Trần Thị Thanh Tú 5 . đã biết, bệnh sâu răng là loại bệnh thường gặp ở lứa tuổi trẻ em mà nhiều nhất là ở lứa tuổi mẫu giáo, nguyên nhân là do các bậc cha mẹ ít quan tâm về cách chăm sóc răng miệng cho các bé, một phần. khoẻ trẻ, kéo dài làm giảm cân và suy dinh dưỡng. Ví dụ: Giáo viên viết nội dung việc chăm sóc răng cho trẻ phải thực hiện từ khi trẻ mới mọc 2 răng sữa đầu tiên, phụ huynh tìm cách đánh răng. giúp trẻ cho đến khi trẻ tự đánh răng được, đảm bảo cho trẻ thay răng đúng thời kỳ, hướng dẫn các cháu cầm bàn chải….kèm hình ảnh minh hoạ theo nội dung trên và vẽ một số thức ăn tốt cho răng

Ngày đăng: 22/01/2015, 16:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan