Chính sách nhãn hiệu sản phẩm của Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam

23 1.9K 1
Chính sách nhãn hiệu sản phẩm của Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng nhiều, tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Để tồn tại và phát triển trong hoàn cảnh đó và giữ vững được thị phần thì các doanh nghiệp phải tăng cường Marketing quảng bá cho sản phẩm của mình. Một trong những chiến lược quan trọng nhất trong Marketing là chính sách nhãn hiệu sản phẩm. Đối với khách hàng, một nhãn hiệu thể hiện được tính chất, lợi ích và dịch vụ mà họ được hưởng khi sử dụng nhãn hiệu đó. Vì thế đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thức ăn nhanh như Acecook thì nhãn hiệu lại càng quan trọng. Trong một thị trường khốc liệt như thị trường về công nghệ cao thì việc cạnh tranh là không thể tránh khỏi, để làm mới được mình và giành được lòng tin trong khách hàng chính là điều kiện để dẫn tới sự thành công của các nhà kinh doanh. Để phục vụ một cách tốt nhất nhu cầu và mong muốn của khách hàng thì Acecook đã thiết kế và đưa ra những dòng sản phẩm tốt nhất, phục vụ cho mọi khách hàng. Để hiểu được tầm quan trọng của vấn đề nhãn hiệu đối với một sản phẩm, em xin thực hiện đề tài: “ Chính sách nhãn hiệu sản phẩm của Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam”.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG- XÃ HỘI KHOA KẾ TOÁN TIỂU LUẬN MÔN HỌC MARKETING Đề tài: Chính sách nhãn hiệu sản phẩm của Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam Sinh viên(HS) thực hiện : Trần Thị Minh Hiền Lớp : Đ7.KT5 Giáo viên hướng dẫn : Phan Thị Phương Hà nội – năm 2012 MỤC LỤC Trang Mục lục LỜI MỞ ĐẦU Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH NHÃN HIỆU SẢN PHẨM I. Những vấn đề cơ bản về nhãn hiệu II. Các quyết định có liên quan đến nhãn hiệu Chương 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VỀ NHÃN HIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM I. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam II. Thực trạng xây dựng và thực hiện chính sách nhãn hiệu của công ty cổ phần Acecook Việt Nam III. Đánh giá chung về chính sách nhãn hiệu Chương 3: CHÍNH SÁCH NÂNG CAO NHÃN HIỆU SẢN PHẨM I. Mục tiêu, định hướng giải pháp II. Các biện pháp nhằm hoàn thiện chính sách nhãn hiệu sản phẩm KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO [Type text] LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng nhiều, tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Để tồn tại và phát triển trong hoàn cảnh đó và giữ vững được thị phần thì các doanh nghiệp phải tăng cường Marketing quảng bá cho sản phẩm của mình. Một trong những chiến lược quan trọng nhất trong Marketing là chính sách nhãn hiệu sản phẩm. Đối với khách hàng, một nhãn hiệu thể hiện được tính chất, lợi ích và dịch vụ mà họ được hưởng khi sử dụng nhãn hiệu đó. Vì thế đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thức ăn nhanh như Acecook thì nhãn hiệu lại càng quan trọng. Trong một thị trường khốc liệt như thị trường về công nghệ cao thì việc cạnh tranh là không thể tránh khỏi, để làm mới được mình và giành được lòng tin trong khách hàng chính là điều kiện để dẫn tới sự thành công của các nhà kinh doanh. Để phục vụ một cách tốt nhất nhu cầu và mong muốn của khách hàng thì Acecook đã thiết kế và đưa ra những dòng sản phẩm tốt nhất, phục vụ cho mọi khách hàng. Để hiểu được tầm quan trọng của vấn đề nhãn hiệu đối với một sản phẩm, em xin thực hiện đề tài: “ Chính sách nhãn hiệu sản phẩm của Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam”. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÃN HIỆU 1, Nhãn hiệu là gì? Nhãn hiệu là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng, được dùng để xác nhận sản phẩm của một người bán hay một nhóm người bán và để phân biệt chúng với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. 2, Các bộ phận cấu thành nhãn hiệu Chức năng của nhãn hiệu thể hiện trên hai phương diện: khẳng định ai là người bán gốc (xuất xứ) sản phẩm và phân biệt sản phẩm đó với các sản phẩm cạnh tranh như thế nào? Nhãn hiệu có các bộ phận cơ bản là: - Tên nhãn hiệu: tên nhãn hiệu là một bộ phận của nhãn hiệu có thể đọc lên được. Tên phải dễ đọc, dễ nhớ, tạo hàm ý về chất lượng, lợi ích của sản phẩm và phân biệt với các sản phẩm khác. - Dấu hiệu của nhãn hiệu: là những biểu tượng, mẫu vẽ đặc trưng cho một hãng hoặc một sản phẩm, là một bộ phận của nhãn hiệu mà ta có thể nhận biết mà không đọc lên được. Dấu hiệu bao gồm hình vẽ, biểu tượng, màu sắc, kiểu chữ cách điệu… Ngoài các khái niệm cơ bản trên ta cần quan tâm tới hai khái niệm có liên quan đến phương diện quản lý nhãn hiệu. Đó là dấu hiệu hàng hóa và quyền tác giả: - Dấu hiệu hàng hóa: là toàn bộ nhãn hiệu hay một bộ phận của nó được đăng kí tại cơ quan quản lý nhãn hiệu và do đó được bảo vệ về mặt pháp lý. - Quyền tác giả: là quyền độc chiếm tuyệt đối về sao chụp, xuất bản và bán nội dung và hình thức của một tác phẩm văn học, âm nhạc hay nghệ thuật. Những phân tích trên về nhãn hiệu thực ra chỉ là sự xem xét nhãn hiệu trên phương diện là sản phẩm của thiết kế. Khi sản phẩm được gắn nhãn hiệu và đưa ra chào bán trên thị trường thì mọi khía cạnh đặc trưng và các đặc tính đặc thù gắn liền với sản phẩm và phong cách phục vụ của doanh nghiệp đều được người tiêu dung liên tưởng đến nhãn hiệu và được họ quy về yếu tố cấu thành nhãn [Type text] hiệu. Theo marketing, nhãn hiệu nói chung là một sự hứa hẹn của người bán với người mua về sự cung cấp một tập hợp các tính chất, lợi ích và dịch vụ. 3, Yêu cầu đối với nhãn hiệu - Dễ nhận biết, dễ nhớ, dễ đọc - Khác biệt - Dễ dịch sang tiếng nước ngoài - Tôn tạo chất lượng, khơi gợi về sản phẩm - Gây ấn tượng II. CÁC QUYẾT ĐỊNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU Khi thực hiện chiến lược sản phẩm của mình các doanh nghiệp phải quyết định hàng loạt vấn đề có liên quan đến nhãn hiệu sản phẩm: 1, Có gắn nhãn hiệu cho sản phẩm của mình hay không? Cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trong những năm gần đây vấn đề nhãn hiệu sản phẩm ở nước ta đã được phần lớn các doang nhiệp lưu ý hơn. Tuy nhiên đôi khi một số loại sản phẩm được bán trên thị trường cũng không có nhãn hiệu rõ ràng. Việc gắn nhãn cho sản phẩm có ưu điểm là thể hiện được lòng tin hơn của người mua đối với nhà sản xuất khi họ dám khẳng định sự hiện diện của mình trên thị trường qua nhãn hiệu, làm căn cứ cho việc lựa chọn của người mua, và đặc biệt ở nước ta hiện nay nó làm cơ sở cho việc quản lý chống làm hàng giả. 2, Ai là người chủ nhãn hiệu sản phẩm? Thường thì nhà sản xuất nào cũng muốn chính mình là chủ đích thực về nhãn hiệu sản phẩm do mình sản xuất ra. Nhưng đôi khi vì những lí do khác nhau nhãn hiệu sản phẩm lại không phải nhãn hiệu của nhà sản xuất. Có thể có ba hướng giải quyết vấn đề này: - Sản phẩm được đưa ra thị trường với nhãn hiệu của nhà sản xuất. Các nhà sản xuất có uy tín thì nhãnhiệu của họ có giá trị, do vậy nhãn hiệu của họ đủ độ tin cậy. - Sản phẩm được đưa ra thị trường với nhãn hiệu của nhà phân phối trung gian. Đây thường là các nhà phân phối lớn, có uy tín. - Sản phẩm được đưa ra thị trường với nhãn hiệu vừa của nhà sản xuất, vừa của nhà trung gian. Trong trường hợp này sản phẩm mang uy tín của cả nhà sản xuất và nhà phân phối. Mỗi hướng trên đều có ưu điểm và hạn chế nhất định. 3, Tương ứng với nhãn hiệu đã chọn chất lượng sản phẩm có những đặc trưng gì? Nhãn hiệu sản phẩm là để phản ánh sự hiện diện của nó trên thị trường, song vị trí và sự bền vững của nhãn hiệu lại do mức độ chất lượng đi liền với nó quyết định. Chất lượng đó là khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu mà một sản phẩm cụ thể với nhãn hiệu nhất định có thể mang lại. Chất lượng sản phẩm là chỉ tiêu khái quát. Trong thực tế nó thường được phản ánh qua những tham số và đặc tính khác nhau tùy thuộc vào từng loại hàng và nhất thiết phải do quan niệm của người tiêu dùng quyết định. Đôi khi các nhà sản xuất lại định ra các tiêu chuẩn chất lượng từ những suy đoán chủ quan của mình, nhưng khách hàng lại quan niệm khác. Vì vậy trước khi quyết định mức độ chất lượng, các nhà sản xuất cần hiểu kỹ khách hàng quan niệm những yếu tố nào phản ánh chất lượng cho một sản phẩm cụ thể. 4, Đặt tên cho nhãn hiệu như thế nào? Khi quyết định đưa sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm ra thị trường, gắn nhãn hiệu cho chúng người sản xuất còn gặp phải vấn đề nên đặt tên cho nhãn hiệu sản phẩm như thế nào? Nếu một doanh nghiệp chỉ sản xuất duy nhất một chủng loại sản phẩm đồng nhất thì vấn đề có thể đơn giản, nhưng quyết định trên trở nên phức tạp hơn khi doanh nghiệp sản xuất cùng một chủng loại sản phẩm không đồng chất hoặc [Type text] nhiều mặt hàng mà trong đó lại bao gồm nhiều chủng loại không đồng chất. Trong những tình huống trên có thể có bốn cách đặt tên cho nhãn hiệu: - Tên nhãn hiệu riêng biệt được sử dụng cho cùng mặt hàng, nhưng có tính khác nhau ít nhiều. - Tên nhãn hiệu đồng nhất cho tất cả các sản phẩm được sản xuất bởi công ty. - Tên thương mại của công ty kết hợp với tên nhãn hiệu riêng biệt của sản phẩm. - Tên nhãn hiệu tập thể cho từng dòng sản phẩm (từng chủng loại hàng) do công ty sản xuất. Việc đặt tên cho nhãn hiệu sản phẩm theo mỗi cách thức trên có những ưu điểm nhất định. Việc gắn cho sản phẩm những tên nhãn hiệu riêng biệt, không gắn với tên thương mại của công ty, có ưu việt chính là ở chỗ không ràng buộc uy tín của công ty với việc một mặt hàng cụ thể có được thị trường chấp nhận hay không? Còn việc gắn tên với nhãn hiệu thống nhất cho tất cả các sản phẩm thì lại giảm được chi phí quảng cáo khi tung một sản phẩm mới ra thị trường. Tuy nhiên, nếu công ty sản xuất những mặt hàng hoàn toàn khác nhau thì việc có chung tên nhãn hiệu cho chúng có thể gây ra sự nhầm lẫn cho khách hàng. Trong trường hợp này tên nhãn hiệu tập thể cho từng nhóm sản phẩm (dòng sản phẩm) có chất lượng khác nhau có thể sẽ thích hợp hơn. Cuối cùng việc đặt tên nhãn hiệu cho một sản phẩm bằng cách kết hợp giữa tên công ty với tên nhãn hiệu riêng của sản phẩm vừa đem lại sức mạnh hợp pháp cho sản phẩm, vừa cung cấp thông tin riêng về tính khác biệt của sản phẩm. Nhưng dù lựa chọn cách nào khi đặt tên cho nhãn hiệu sản phẩm cũng phải đảm bảo 4 yêu cầu: • Nó phải hàm ý về lợi ích của sản phẩm • Nó phải hàm ý về chất lượng của sản phẩm • Nó phải dễ đọc, dễ nhận biết và dễ nhớ • Nó phải khác biệt hẳn những tên khác 5, Có nên mở rộng giới hạn sử dụng tên nhãn hiệu hay không? Mở rộng giới hạn sử dụng tên nhãn hiệu là bất kì một mưu toan nào hướng vào việc sử dụng một tên nhãn hiệu đã thành công gắn cho một mặt hàng cải tiến hay một sản phẩm mới để đưa chúng ra thị trường. Việc mở rộng giới hạn sử dụng nhãn hiệu đã thành công có ưu điểm là tiết kiệm được phí để tuyên truyền quảng cáo so với đặt tên nhãn hiệu khác cho sản phẩm mới và sản phẩm cải tiến, đồng thời đảm bảo cho sản phẩm được khách hàng nhận biết nhanh hơn thông qua nhãn hiệu đã quen thuộc. Nhưng nếu như sản phẩm mới không được ưa thích thì có thể làm giảm uy tín của bản thân nhãn hiệu đó cho tất cả các sản phẩm. 6, Sử dụng một hay nhiều nhãn hiệu cho các sản phẩm hoặc chủng loại sản phẩm có những đặc tính khác nhau? Nhiều công ty đối với cùng một mặt hàng có các sản phẩm cụ thể khác nhau họ dùng cùng một nhãn hiệu. Việc phân biệt các đặc tính cụ thể của từng đơn vị sản phẩm dựa vào các thông tin khác nữa. Nhưng cũng có những công ty, trong trường hợp tương tự, họ gắn cho mỗi sản phẩm cụ thể một nhãn hiệu riêng. Nhiều nhãn hiệu riêng là quan điểm người bán sử dụng hai hay nhiều nhãn hiệu cho các mặt hàng hoặc các chủng loại sản phẩm. Mỗi loại sản phẩm, mỗi chủng loại có tên nhãn hiệu riêng như vậy gọi là sản phẩm đặc hiệu. Quan điểm này có những ưu điểm là: - Tạo cho người sản xuất khả năng nhận thêm mặt bằng ở người buôn bán để bày bán sản phẩm. - Khai thác triệt để trường hợp khi người tiêu dùng không phải bao giờ cũng trung thành tuyệt đối với một nhãn hiệu đến mức họ không thích mua nhãn hiệu mới. Trong trường hợp này tung ra nhiều nhãn hiệu đã tạo điều kiện cho khách hàng một khoảng lựa chọn rộng lớn hơn. - Về mặt nội bộ công ty, việc tạo ra những hàng đặc hiệu mới sẽ kích thích tính sáng tạo và nâng cao hiệu suất công tác của các nhân viên trong đơn vị. - Nhiều nhãn hiệu sẽ cho phép công ty chú ý đến những lợi ích khác nhau của khách hàng và tạo ra những khả năng hấp dẫn riêng của từng sản phẩm. Nhờ vậy mỗi nhãn hiệu có thể thu hút được cho mình một nhóm khách hàng mục tiêu riêng. [Type text] Tuy nhiên, nhiều nhãn hiệu cũng có thể tạo ra sự phân tán nguồn lực và chia cắt thị trường. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VỀ NHÃN HIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM Là một nhà sản xuất mì ăn liền lâu đời tại Nhật Bản, Acecook đã tiên phong đầu tư vào thị trường Việt Nam hình thành nên một công ty liên doanh giữa Acecook Nhật Bản và một công ty thực phẩm tại Việt Nam vào ngày 15/12/1993. Kết quả của quá trình đầu tư đó là sự phát triển lớn mạnh của Acecook Việt Nam - vừa được chuyển đổi loại hình thành công ty cổ phần vào ngày 18/01/2008. Acecook Việt Nam hiện đã sở hữu được 06 nhà máy sản xuất trải rộng khắp cả nước, sản phẩm của công ty rất đa dạng chủng loại kinh doanh trong và ngoài nước bao gồm các sản phẩm mì ăn liền, miến ăn liền, bún ăn liền, phở ăn liền, … với những thương hiệu quen thuộc như Hảo Hảo, Lẩu Thái, Đệ Nhất, Phú Hương, Kingcook, Nicecook, Bestcook, Daily, Good, Oh Ricey … Nhân viên toàn công ty là một đội ngũ trẻ được trang bị kỹ lưỡng về kiến thức và chuyên môn. Acecook Việt Nam luôn sẵn sàng và tự tin phát triển trong một môi trường kinh doanh cạnh tranh như hiện nay. Acecook Việt Nam được biết đến tại Việt Nam không chỉ là nhà sản xuất thực phẩm chế biến ăn liền hàng đầu mà còn là một trong những điển hình của sự đầu tư phát triển của Nhật Bản tại thị trường Việt Nam. Doanh thu hàng năm của công ty liên tục gia tăng ở mức phát triển hai chỉ số. Tại thị trường nội địa công ty đã xây dựng nên một hệ thống phân phối rộng khắp cả nước với hơn 700 Đại lý, thị phần công ty chiếm hơn 60%. Với thị trường xuất khẩu, sản phẩm của Acecook Việt Nam hiện đã có mặt đến hơn 40 nước trên thế giới trong đó các nước có thị phần xuất khẩu mạnh như Mỹ, Úc, Nga, Đức, CH Czech, Slovakia, Singapore, Cambodia, Lào, … "Biểu tượng của chất lượng" là tôn chỉ mà công ty đã đặt ra ngay từ ban đầu và kiên định trong suốt quá trình phát triển. Các sản phẩm của Acecook Việt Nam luôn được thẩm định kỹ về chất lượng ngon, vệ sinh, dinh dưỡng cao…, nghiên cứu tìm hiểu phục vụ những nhu cầu của người tiêu dùng, thỏa mãn mọi nhu cầu khắt khe về ẩm thực. các nhà máy sản xuất của Acecook Việt Nam đều được trang bị hiện đại đảm bảo sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Từ năm 2004 công ty đã xây dựng hoàn chỉnh và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001, hệ thống quản lý môi trường ISO 14001, hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP và đặc biệt Acecook Việt Nam là công ty sản xuất mì ăn liền đầu tiên ở Việt Nam đạt được tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế dùng cho các nhà bán lẻ Châu Âu (IFS). Hướng đến tương lai, nền công nghệ tự động phát triển của Nhật Bản sẽ được chuyển giao, ứng dụng sang Acecook Việt Nam góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành sản xuất thực phẩm Việt Nam. Những sản phẩm mới sẽ liên tiếp ra đời với chất lượng cao hơn, ngon hơn, bổ dưỡng, đa dạng hơn tạo nét văn hóa ẩm thực mới cho nhịp sống tương lai. Acecook Việt Nam sẽ phát triển trở thành nhà sản xuất thực phẩm tổng hợp, mở rộng thành một nơi xuất khẩu khắp thế giới và là một Vina-Acecook mang tính toàn cầu, tích cực tham gia triển lãm, hội chợ trong và ngoài nước, tiến hành nhữnng hoạt động quảng cáo để người tiêu dùng trên thế giới tin dùng. [Type text] [...]... 60% thị phần ngành hàng mì ăn liền trong cả nước Nhãn hiệu sản phẩm của Vina Acecook được gắn nhãn hiệu của chính nhà sản xuất, chủ sở hữu nhãn hiệu sản phẩm là Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam( Vina Acecook) [Type text] II.3 Đặt tên cho nhãn hiệu như thế nào? Đối với một công ty chế biến ẩm thực như Vina Acecook, sản xuất nhiều loại sản phẩm thì việc đặt tên cho sản phẩm trở nên phức tạp hơn khi sản xuât... công nhân 5 Xây dựng khu nhà ở cho công nhân nhà máy Bình Dương 6 Xây dựng nhà mấy phở với công nghệ dây chuyền hiện đại,cho ra đời các sản phẩm gạo: phở Xưa và Nay Năm 2008 : - CÔNG TY TNHH ACECOOK VIỆT NAM chính thức đổ tên thành Công ty Cổ Phần Acecook Việt Nam vào ngày 18/01/2008 - Công ty đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2008 2, Các thành tựu của Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam. .. phẩm Đảm bảo an toàn thực phẩm thông qua việc kiểm soát chặt chẽ toàn bộ qui trình sản xuất, cung ứng Quan tâm và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng về chất lượng và an toàn thực phẩm đúng như cam kết mà Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam đã cam kết với người tiêu dùng: “ CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG CỦA CÔNG TY CP ACECOOK VIỆT NAM [Type text] • • • • • • Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam thực hiện chính sách. .. Cty Acecook Viet Nam có tên trong danh sach 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam( 2007) II THỰC TRẠNG XÂY DỰNG, THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THƯƠNG HIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM 1, Nhãn hiệu và các bộ phận cấu thành - Tên nhãn hiệu: Vina Acecook Dấu hiệu của nhãn hiệu: Trên nhãn hiệu có hình 1 chú đầu bếp giơ cánh tay ra hiệu cho sự hài lòng và sự tin cậy bên cạnh tên nhãn hiệu Vina Acecook và bên dưới... VỀ CHÍNH SÁCH NHÃN HIỆU III 1, Ưu điểm Chính sách nhãn hiệu của Vina Acecook đã nêu ở trên đã góp phần đưa các sản phẩm của Vina Acecook đến gần hơn với người tiêu dùng trong và ngoài nước bởi lẽ nó đã hoàn thành xuất sắc 4 nhiệm vụ: - Đã nêu được đặc tính nổi bật của các sản phẩm Thuận lợi cho các hoạt động quảng cáo Tên nhãn hiệu ngắn gọn, dễ đi vào trí nhớ của người tiêu dùng Giúp công ty và sản phẩm. .. trường như Vina Acecook thì việc gắn nhãn hiệu của mình là cần thiết Nhiều người tiêu dùng sẽ không mua sản phẩm nếu sản phẩm không có nhãn mác của công ty sản xuất rõ ràng, đôi khi người tiêu dùng chỉ mua những sản phẩm của các công ty có uy tín trên thị trường, nhất là đối với những sản phẩm đồ ăn nhanh, ăn liền như Vina Acecook Việc gắn nhãn cho những sản phẩm thành công, chiếm lĩnh được thị trường... sản xuât một chủng loại sản phẩm Một số dòng sản phẩm của Vina Acecook: II.4 Sử dụng một hay nhiều nhãn hiệu cho các sản phẩm hoặc chủng loại sản phẩm có những đặc tính khác nhau? Các chủng loại sản phẩm khác nhau của Vina Acecook đều có những nhãn hiệu khác nhau Như vậy công ty sẽ có được những sản phẩm phong phú , tạo điều kiện cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn khi mua sản phẩm Ví dụ: - Mì tôm Hảo... đi sự ưa chuộng đó khi mà các sản phẩm mới thay thế nó Vì vậy, các nhà Marketing cần đưa ra những chính sách nhãn hiệu sản phẩm một cách hợp lý CHƯƠNG 3 CHÍNH SÁCH NÂNG CAO NHÃN HIỆU SẢN PHẨM MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP Mục tiêu mà Acecook VN luôn hướng đến chính là chất lượng sản phẩm và lợi ích của người tiêu dùng "Biểu tượng chất lượng" là tôn chỉ mà Acecook Việt Nam đã đặt ra ngay từ ban đầu... tượng của chất lượng” “Biểu tượng của chất lượng” là tiêu chí hoạt động của công ty Chất lượng ở đây chính là chất lượng sản phẩm và chất lượng cuộc sống 2, Các quyết định liên quan đến nhãn hiệu II.1 Có gắn nhãn hiệu cho sản phẩm của mình hay không? Một sản phẩm định nghĩa như là một cái mà người tiêu dùng hay người mua hoặc người sử dụng nhận được khi thực hiện việc mua và sử dụng sản phẩm Nhãn hiệu. .. xuất xứ của sản phẩm, ngầm nói lên sự bảo đảm chất lượng sản phẩm, nó cung cấp sự thỏa mãn tốt nhu cầu cho khách hàng mà sản phẩm khác không thể có được Việc gắn nhãn hiệu thể hiện sự tự tin của doanh nghiệp với sản phẩm của mình, thể hiện được lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm khi mà họ dám khẳng định mình trên thị trường Nhất là với một công ty lớn và có uy tín trên thị trường như Vina Acecook . TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG- XÃ HỘI KHOA KẾ TOÁN TIỂU LUẬN MÔN HỌC MARKETING Đề tài: Chính sách nhãn hiệu sản phẩm của Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam . được thị phần thì các doanh nghiệp phải tăng cường Marketing quảng bá cho sản phẩm của mình. Một trong những chiến lược quan trọng nhất trong Marketing là chính sách nhãn hiệu sản phẩm. Đối. tiêu, định hướng giải pháp II. Các biện pháp nhằm hoàn thiện chính sách nhãn hiệu sản phẩm KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO [Type text] LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay, các

Ngày đăng: 22/01/2015, 00:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan