môn học sử dụng hợp lý tài nguyên biển

127 315 1
môn học sử dụng hợp lý tài nguyên biển

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MÔN HỌC SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN BIỂN GIỚI THIỆU CHUNG thành sa mạc khô cằn. Biển và đại dương cung cấp cho con người một kho tàng khổng lồ về thực phẩm, khí đốt, hóa chất, vật liệu, điều hòa môi trường, phát triển du lịch và giải trí là nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội và tạo dựng nền văn minh cho loài người. Người ta dự đoán vào những thế kỷ tới biển và đại dương sẽ là nơi dự trữ cuối cùng của loài người về thực phẩm, năng lượng và nguyên nhiên liệu. Biển có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển và an ninh của các nước nói riêng và thế giới nói chung. Một số nước và vùng lãnh thổ đã tận dụng thế mạnh về biển để đạt được trình độ phát triển rất cao. Các nước có biển đều vươn ra biển, xây dựng chiến lược biển, tăng cường tiềm lực mọi mặt để khai thác và khống chế biển. 2 Giống như các dạng tài nguyên thiên nhiên nói chung, tài nguyên biển nói riêng được hình thành trong những điều kiện môi trường cụ thể của biển và đại dương. Sự hình thành chúng liên quan mật thiết đến cấu trúc và địa động lực đáy biển và đại dương, đến cấu trúc và động lực khối nước phủ trên. Ngoài ra, chúng còn bị chi phối bởi hàng loạt quá trình như: quá trình địa chất, sinh học, hóa học; thủy động lực; các tương tác nội-ngoại sinh, sông-biển, khí quyển-đại dương. Theo tính toán sơ bộ, dân số thế giới và các đô thị lớn phát triển tập trung ở vùng ven đại dương, vùng ven biển cách đường bờ biển chừng 100 km về phía lục địa và trên các đảo. Xu hướng này sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới do nhịp độ công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng và mạnh mẽ. Điều này cũng kéo theo sự tăng cao nhu cầu tiêu thụ và sử dụng tài nguyên biển. Hậu quả là tài nguyên biển có nguy cơ bị suy giảm, suy thoái do bị khai thác quá mức; một số dạng tài nguyên quí hiếm dễ có nguy cơ mất hẳn. Môi trường biển bị ô nhiễm và suy thoái đang tác động trực tiếp vào các hệ thống tài nguyên biển, vào khả năng tái tạo và phục hồi các dạng tài nguyên cụ thể. Vì vậy, việc nghiên cứu sử dụng hợp lý và quản lý hiệu quả tài nguyên biển trở nên hết sức cấp bách không chỉ đối với các quốc gia có biển mà còn cả đối với cả cộng đồng quốc tế. Điều đó quyết định sự tồn tại và chất lượng cuộc sống của loài người trong tương lai. Đặc biệt khi nguồn tài nguyên trên lục địa bị cạn kiệt và bầu khí quyển bị ô nhiễm. Vùng biển Việt Nam chiếm phần lớn diện tích biển Đông, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với diện tích khoảng 1 triệu km 2 . Đảng và Nhà nước ta nhận định: Biển có ý nghĩa to lớn để nước ta phát triển, mở cửa giao lưu với quốc tế và ngày càng có vai trò lớn trong định hướng phát triển tương lai. Qua thăm dò, khảo sát cho thấy, tiềm năng tài nguyên biển Việt Nam tuy không thuộc hàng giàu có của thế giới, nhưng rất đáng kể và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp phát triển đất nước. Dọc bờ biển nước ta đã hình thành những trung tâm đô thị lớn, trên 100 địa điểm có thể xây dựng những cảng biển lớn, nhỏ; nhiều đảo, hòn đủ điều kiện và lợi thế phát triển du lịch, bảo vệ an ninh quốc phòng; vùng biển có nhiều tiềm năng thủy sản, dầu khí… 3 Biển Việt Nam được phân chia thành 5 vùng chính: Vùng biển Vịnh Bắc Bộ, vùng biển Trung Bộ, vùng biển Đông Nam Bộ, vùng biển Tây Nam Bộ và vùng biển Giữa Biển Đông. Tại các vùng biển này hình thành nhiều ngư trường với sản lượng thủy sản lớn, phục vụ các nghề khai thác: nghề lưới rê, nghề câu vàng, nghề lưới kéo đáy đơn Từ năm 2000-2005, tổng trữ lượng khai thác thủy sản biển đạt khoảng 4 triệu tấn, trong đó trữ lượng cá nổi khoảng 2,8 triệu tấn, chiếm khoảng 70% tổng trữ lượng. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là hiện nay tại những vùng ven bờ đã và đang bị tận dụng khai thác quá mức, làm cho nguồn lợi thủy sản có nguy cơ bị cạn kiệt. Với 84% số lượng tàu thuyền lắp máy có công suất dưới 90CV và thuyền thủ công hoạt động chủ yếu ở vùng nước ven bờ đã gây sức ép quá lớn cho nguồn lợi thủy sản ven bờ, làm tăng nguy cơ cạn kiệt. Vì nhiều lý do mà đã qua, lượng tàu phát triển một cách tự phát, không theo định hướng quy hoạch phát triển biển và số lượng tàu cá có công suất nhỏ vẫn tăng bình quân 2.300 chiếc/năm, số lượng ngư dân trực tiếp khai thác hải sản tăng bình quân 23.155 người/năm. Điều này đồng nghĩa với việc cạnh tranh trong khai thác ven bờ với cường độ cao, ráo riết hơn. Vì cuộc sống trước mắt, nhóm ngư dân này dùng mọi biện pháp để đánh bắt: Giảm kích thước mắt lưới, tăng cường độ khai thác hoặc dùng những biện pháp khai thác mang tính hủy diệt, như: Sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện… Sự suy giảm nguồn lợi cá đã ảnh hưởng nghiêm trọng và trực tiếp đến hiệu quả đánh bắt của các loại nghề khai thác hải sản. Tỷ lệ cá tạp, cá con trong các mẻ lưới ngày càng cao, chiếm 40-95% sản lượng đánh bắt, tùy theo loại ngành nghề khai thác, kéo theo doanh thu các hoạt động khai thác có xu hướng thấp dần. Quan điểm chỉ đạo của Đảng tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, nêu rõ: “Phấn đấu để nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển… Có chính sách hấp dẫn nhằm thu hút mọi nguồn lực phát triển kinh tế biển… giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và ven biển”. Hiện nay, ngành Thủy sản đang xây dựng các giải pháp về quản lý; điều chỉnh năng lực 4 tàu thuyền, cơ cấu nghề nghiệp; cơ sở hậu cần nghề cá; khoa học - công nghệ; bảo vệ phục hồi và phát triển nguồn lợi thủy sản; đào tạo nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế trong khai thác thủy sản. Theo đó, dự kiến đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp khoảng 53 - 55% GDP và 55-60% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Để đạt được kết quả trên, Nhà nước, ngư dân và hậu cần nghề khai thác hải sản phải cùng chung tay, liên kết chặt chẽ hơn nhằm khép kín lộ trình thành một dây chuyền sản xuất, đưa nghề khai thác hải sản trở thành một trong những ngành kinh tế đầu tàu, góp phần quan trọng vào tốc độ phát triển chung của đất nước. Đối với Cà Mau, ngành Thủy sản và chính quyền các cấp đang cố gắng quản lý, khống chế lượng tàu thuyền khai thác ven bờ, phương tiện có công suất nhỏ, nhằm hướng đến chuyển đổi ngành nghề cho đối tượng ngư dân này một cách hợp lý, trong điều kiện khai thác hợp lý. Việt Nam với hơn 3.200 km bờ biển, khoảng 3.000 hòn đảo, và hơn 11.000 loài sinh vật biển, là cơ sở để nước ta phát triển nghề khai thác biển vững mạnh. Tuy nhiên, nếu không có một chiến lược khai thác hợp lý, thì tiềm năng biển sẽ không còn. Do vậy, để phát triển bền vững nghề khai thác hải sản, cần đảm bảo tính bền vững về môi trường sinh thái, nguồn lợi và ổn định xã hội. Việt Nam là một quốc gia với tiềm năng tài nguyên biển to lớn. Biển đã được Nhà nước đặt vào vị trí chiến lược quan trọng về cả kinh tế lẫn an ninh quốc phòng. Khai thác biển ở nước ta cũng là một trong những nghề truyền thống tuy còn lạc hậu; khả năng quản lý biển còn yếu. Vì thế, giống như các nước trong khu vực, nước ta đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường và tài nguyên biển, đang diễn ra theo chiều hướng tiêu cực. Một trong những nguyên nhân chính là hiểu biết về bản chất môi trường biển và nhận thức về tài nguyên biển còn rất yếu. Trong bối cảnh kinh tế thời mở cửa, nhu cầu khai thác và sử dụng tài nguyên biển phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa tăng rõ rệt. Vì thế, việc nghiên cứu sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên môi trường biển cần được ưu tiên cao trong thời gian tới. 5 Do vậy, môn học sử dụng hợp lý tài nguyên biển có ý nghĩa và thực tiễn cao giúp cho sinh viên nắm được các khái niệm cơ bản về tầm quan trọng của biển đối với con người, giá trị và tiềm năng to lớn của tài nguyên biển đối với phát triển kinh tế - xã hội trong những thế kỷ tới để từ đó xây dựng các định hướng nghiên cứu cũng như kế hoạch khai thác và bảo vệ tài nguyên biển và môi trường biển một cách hợp lý. CHƯƠNG I MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ BIỂN 1.1 Những khái niệm chung về biển và các vấn đề liên quan Như đã biết, biển và đại dương chứa đựng nhiều hệ thống tự nhiên ở những cấp độ và qui mô khác nhau, bao gồm các loại hình thủy vực, các hệ sinh thái biển và ven bờ khác nhau. Vì vậy, hiểu biết chính xác khái niệm về chúng giúp các nhà nghiên cứu và quản lý nhận biết đúng đối tượng nghiên cứu và quản lý của mình ngay từ khi bắt đầu công việc. 1.1.1 Thủy vực (water-body) Là một vùng trũng bất kỳ trên bề mặt Trái đất có chứa nước thường xuyên, bất kể nước ngọt, nước lợ hoặc nước mặn, với các hình thái và qui mô khác nhau. Mỗi loại hình thủy vực được đặc trưng bởi các quá trình và có bản chất tự nhiên riêng. Ví dụ: ao, hồ, đầm, phá, vịnh… 1.1.2 Đại dương thế giới (world ocean) Là toàn bộ các thủy vực có chứa nước mặn của Trái đất và không phân biệt ranh giới. Như vậy, trên hành tinh chúng ta chỉ tồn tại một đại dương thế giới. 1.1.3 Đại dương (ocean) Là những thủy vực nước mặn có qui mô lớn trong đại dương thế giới. Nó cũng là những bộ phận quan trọng của đại dương thế giới và được phân định tương đối bởi ranh giới “nhân tạo”. Thông thường, ranh giới về phía lục địa của 6 đại dương được phân định với các vùng biển phía trong bởi các hệ thống đảo, tương ứng với các đới phá hủy cấu trúc địa chất của rìa lục địa ở phía dưới. Trước kia, dựa vào truyền thuyết, người ta đã chia ra thành 7 đại dương là: Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Đại Tây Dương, Nam Đại Tây Dương, Bắc Thái Bình Dương, Nam Thái Bình Dương và Đại Dương Nam Cực. Đến năm 1845, tên của 3 đại dương: Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương mới được thừa nhận chính thức. Đến nay, người ta chia ra và thừa nhận 4 đại dương chính: Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương, Hình 1.1. Hình 1.1: Đại dương, biển và các vịnh lớn trên trái đất Diện tích và độ sâu trung bình của 4 đại dương được cho trong bảng 1.1. 1.1.4 Biển (sea) Là một loại hình thủy vực nước mặn của đại dương thế giới, nằm sát các đại lục và ngăn cách với đại dương ở phía ngoài bởi hệ thống đảo vào bán đảo, và ở phía trong bởi bờ đại lục (còn gọi là bờ biển – shoreline). Do nằm sát lục địa và chịu ảnh hưởng của các quá trình lục địa (chủ yếu thông qua hệ thống sông ngòi), 7 nước biển thường có thành phần và tính chất khác với nước đại dương. Cho nên trong các văn liệu, người ta còn gọi chúng là các biển rìa (marginal sea). Vào thế kỷ 15, theo quan niệm của người Hồi giáo, trên thế giới có 7 biển là: Địa Trung Hải, Biển Đỏ, Biển Đông Phi, Biển Tây Phi, Biển Đông, Ấn Độ Dương và vịnh Persian. Đến nay, phòng Thủy đạc Quốc tế đã thống kê và lập danh sách khoảng 68 biển trên thế giới, trong đó một số biển lại nằm trong biển khác lớn hơn. Ví dụ, Địa Trung Hải lại bao gồm 7 biển nhỏ khác. Bảng 1.1: Diện tích và độ sâu trung bình của lòng/lưu vực 4 đại dương TT Tên đại dương Diện tích (10 6 km 2 ) Độ sâu TB (m) 1 Thái Bình dương (Pacific Ocean) 166,2 4.188 2 Đại tây dương (Atlantic Ocean) 86,5 3.736 3 Ấn Độ dương (Indian Ocean) 73,4 3.872 4 Đại Tây dương (Arctic Ocean) 9,5 1.330 1.1.5 Vịnh (gulf) Công ước Luật Biển qui định: Vịnh là một bộ phận của biển lõm sâu rõ rệt vào đất liền, được bờ biển bao quanh và có diện tích ít nhất cũng bằng diện tích của một nửa hình tròn có bán kính là đường thẳng kẻ ngang qua cửa vào của vùng lõm. Cụ thể hơn, diện tích vùng lõm được tính trong phạm vi đường mực triều thấp nhất ven bờ vịnh (vùng lõm) và đường thẳng nối liền hai điểm gần nhau nhất ở 2 phía cửa vào tự nhiên của vịnh, không tính các cửa nhân tạo. Ví dụ: vịnh Bắc 8 Bộ, vịnh Thái Lan. Ví dụ minh họa các Vịnh trên biển của Việt Nam được cho trong Bảng 1.2. 1.1.6 Vũng (bay) Là một loại hình thủy vực nằm sát bờ, đây là một bộ phận của vịnh hoặc biển, có kích thước khác nhau. Ranh giới các vũng thường là bờ của các cung bờ hoặc các đảo ở phía ngoài, nhiều khi phải phân biệt nhờ địa hình đáy có dạng lòng chảo. Trong thực tế Việt Nam đôi khi cũng gọi lẫn vũng là vịnh. Ví dụ: vũng Rô, vũng Tàu, vịnh Hạ Long, vịnh Chân Mây,… Ví dụ minh họa các Vịnh trên biển của Việt Nam được cho trong Bảng 1.2. 1.1.7 Vụng (embayment) Là một bộ phận lõm vào lục địa của vũng, vịnh hoặc biển, có kích thước nhỏ và thông với vùng biển bên ngoài bởi một hoặc vài cửa (inlet). Đôi khi cũng được gọi lẫn với tên là vịnh. Ví dụ: vịnh (vụng) Bãi Cháy. Ví dụ minh họa các Vịnh trên biển của Việt Nam được cho trong Bảng 1.2. 1.1.8 Phá (coastal lagoon) Là một loại hình thủy vực ven bờ, phía ngoài ngăn cách với biển bởi một hệ thống các doi cát chắn (sand barrier) dọc bờ và thông với biển bởi một hoặc vài cửa. Các phá điển hình thường phát triển ở rìa các đồng bằng cát ven biển, nơi giàu bồi tích cát, trong điều kiện động lực của vùng bờ có xu thế san bằng và với vai trò thống trị của dòng sóng dọc bời. Ví dụ: phá Tam Giang. Một số phá được địa phương gọi là đầm như: đầm Lăng Cô, Ô Loan, Trường Giang, Cù Mông, Nước Mặn, Nước Ngọt, Trà Ổ, Thủy Triều, Thị Nại, Đầm Nại. Tuy nhiên, người Việt Nam thường gọi phá là đầm phá. 9 Bảng 1.1 : Bảng 1.2: 10 1.1.9 Cửa sông (estuary/river mouth) Là phần cuối cùng của các sông trước khi đổ vào biển. Đây là một khu vực bờ biển thường bị sụt chìm (đôi khi cũng ở trạng thái ổn định), nơi xảy ra các tương tác trực tiếp và mạnh mẽ giữa sông và biển. Tùy thuộc vào bản chất động lực, hình thái, cấu trúc của cửa sông, người ta phân loại thành các kiểu cửa sông chính như: cửa sông hình phễu (cửa sông Bạch Đằng, sông Thị Vải), cửa sông châu thổ (cửa Định An, cửa Ba Lạt), cửa sông kiểu “cúc áo” (cửa sông Đà Rằng), hoặc dạng đầm phá,…. Mô phỏng cửa sông tiếp giáp với đới bờ được thể hiện trong Hình 1.2. 1.1.10 Đường bờ biển (coastline) Đường bờ biển gọi tắt là đường bờ - là đường tiếp tuyến giữa bề mặt nước biển ở vị trí mực thủy triều trung bình và bề mặt sườn bờ lục địa. 1.1.11 Đới bờ biển (coastal zone) [...]... nhiều năm mới bù đắp nổi Bên cạnh những tác hại do các điều kiện cơ học của biển gây ra, nước biển và sinh vật biển còn hủy hoại các công trình trên biển bằng các cách riêng của mình Quá trình ăn mòn của nước biển hay sự đục phá của các sinh vật biển diễn ra một cách chậm chạp và âm thầm song không kém gay gắt Nước biển và sinh vật biển hợp tác với nhau làm mục ruỗng các công trình bằng gỗ như tầu, thuyền,... rủi ro do biển gây ra Ngoài những giá trị lớn lao của mình, biển cũng đem đến cho con người bao trở ngại, đôi khi cả những tai họa khủng khiếp Sóng, gió, dòng biển, nước dâng về mặt nào đó là những phương tiện của biển luôn luôn công phá đất liền, hủy hoại bờ biển, các vùng dân cư và các thành phố ven biển Sóng xuất hiện trên biển do nhiều nguyên nhân, song sóng gây ra gió thổi trên mặt biển có tổng... nước, biển càng giữ vai trò cực kỳ quan trọng Biển với tài nguyên đa dạng và phong phú của mình trở thành tư liệu sản xuất với những ưu thế riêng so với đất liền Con người và những hoạt động của nó trên biển đã tạo ra ở đây một hình thái kinh tế mới – kinh tế biển 16 Kinh tế biển cùng với kinh tế đồng bằng, kinh tế miền núi tổ hợp nên nền kinh tế quốc gia thống nhất, đặc trưng cho những nước có biển. .. nên tính đa dạng sinh học (Biodiversity) và sự hình thành năng suất sinh học ccao của Biển Đông so với các vùng biển khác trên thế giới Theo các số liệu quan trắc, hàng năm, Biển Đông có số lượng ngày nắng gắt, chẳng hạn, ở ven biển Bắc Bộ thường là từ 1400 đến 1600 giờ, ven biển Phan Thiết 2414 giờ và thành phố Hồ Chí Minh – 1983 giờ, đồng thời trên một xentimet vuông bề mặt biển, trung bình hằng... cơ sở hạ tầng, mở mang công nghiệp đóng và sửa chữa tầu thuyền, chế biến hải sản, tinh chế dầu mỏ, khoáng hóa chất, xây dựng bến bãi kho tàng cũng như phát triển các loại dịch vụ khác Tất cả việc làm trên tựu trung, nhằm tập hợp khai thác một cách hợp lý thế mạnh tổng hợp của biển, tạo nên những giá trị cao của nền kinh tế hàng hóa Trên cơ sở như vậy, kinh tế biển không chỉ tham gia vào sự phát triển... biển một cách có hiệu quả hơn, mặc dầu, đến nay trước chúng ta, biển và dại dương còn chứa đựng bao điều bí mật CHƯƠNG II TÀI NGUYÊN BIỂN 2.1 Dòng năng lượng và chu trình khoáng chất Biển Đông là một hệ sinh thái khổng lồ Trong quá trình phát sinh và phát triển, Biển Đông đã trải qua bao biến đổi cực kì lớn lao Sinh vật tồn tại trong biển cũng qua một quá trình tiến hóa lâu dài, dưới sự kiểm soát của... dọc bờ biển là những địa bàn quan trọng tham gia và sự phát triển của nền kinh tế biển hiện tại cũng như trong tương lai, đặc biệt là những tam giác kinh tế mới ra đời như Hà Nội – Quảng Ninh – Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh – Biên Hòa – Bà Rịa Vũng Tàu là tiền đề nhằm huy động tài nguyên của lục địa và biển cũng như nguồn nhân lực, tài lực cho sự phát triển kinh tế chung của đất nước Kinh tế biển. .. quang học hiện đại để chế tạo thấu kính mà chính chúng ta chưa có ý thức sử dụng nguồn năng lượng này một cách hữu hiệu Một mét vuông đồi trọc được phủ xanh, một mặt nước được nuôi cấy các thực vật thích hợp thì trên một diện tích lớn của lục địa, đầm hồ, thềm biển chắc chắn sẽ thu được nguồn năng lượng khổng lồ dưới dạng các hợp chất hữu cơ chứa năng lượng Ngoài năng lượng chủ yếu của mặt trời, Biển. .. sản phẩm riêng của mình Hơn nữa, theo nguyên tắc nước chảy chỗ trũng, lượng muối được tích tụ trong biển còn cao hơn nhiều so với một số vùng trên mặt đất Muối khoáng trong biển rất đa dạng, bao gồm hầu hết các nguyên tố hóa học có trong bảng tuần hoàn Menđêlêev Muối chính của nước biển là muối ăn (NaCl) Muối ăn cùng với các muối của nhóm halogen làm cho nước biển có vị mặn, chát nồng Song, quan trọng... có trường hợp làm vỡ cửa ra vào của một đèn biển cao 60m Những sóng lớn có bước sóng dài 250 – 300m lan truyền với tốc độ lớn, khoảng 75km/giờ, rất nguy hiểm cho thuyền bè ra khơi, nhất là những ngày biển động và giông bão Sóng lừng xuất hiện trên mặt biển cả khi gió giảm với sự dao động có quy tắc của nước biển Sóng lừng có sức tàn phá rất mạnh đối với vùng bờ Từ trung tâm của một cơn bão biển nào . 4.188 2 Đại tây dương (Atlantic Ocean) 86,5 3. 736 3 Ấn Độ dương (Indian Ocean) 73, 4 3. 872 4 Đại Tây dương (Arctic Ocean) 9,5 1 .33 0 1.1.5 Vịnh (gulf) Công ước Luật Biển qui định:. gian, Bảng 1 .3. Bảng 1 .3: Sản lượng thủy hải sản khai thác trên đại dương và nước ngọt Năm Nước mặn Nước ngọt 1950 17,6 tr tấn 3, 2 tr tấn 1989 75 13, 5 1990 90 25,5 2002 112 32 ,4 Thông. Tây – Bắc Thái Bình Dương 1.150 Giữa – Tây Thái Bình Dương 38 2 Tây Ấn Độ Dương 2 43 Tây – Bắc Đại Tây Dương 2 43 Đông Ấn Độ Dương 237 Đông – Bắc Đại Tây Dương 174 Giữa – Tây Đại Tây Dương

Ngày đăng: 21/01/2015, 21:30

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan