Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu của chính phủ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2007

84 509 0
Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu của chính phủ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2007

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu của chính phủ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2007

Chuyên đề tốt nghiệp Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt − XK : Xuất khẩu − XTXK : Xúc tiến xuất khẩu − XTTM : Xúc tiến thương mại − DN : Doanh nghiệp − ITC : Trung tâm thương mai quốc tế − WTO : Tổ chức thương mại thế giới − ICC : Phòng thương mại quốc tế − TSIs : Các tổ chức hỗ trợ thương mại − GATT : Tổ chức hiệp định chung về thuế quan và thương mại − UN : Liên hợp quốc − UNDP : Cơ quan điều hành của chương trình phát triển của Liên hợp quốc − UNCTAD : Hội nghị của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển − JETRO : Tổ chức ngoại thương Nhật Bản − KOTRA : Tổ chức XTTM và đầu tư Hàn Quốc − DEP : Cục XTXK Thái Lan − KH : Kế hoạch − CN-TTCN : Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp − UBND : Uỷ ban nhân dân − VPĐD : Văn phòng đại diện − WEF : Diễn đàn Kinh tế thế giới − DNNN : Doanh nghiệp nhà nước SVTH: Phạm Thị Thanh Thuý - Lớp 30k01.1 1 Chuyên đề tốt nghiệp Danh mục các bảng biểu, các hình vẽ đồ thị Chương 1: Hình 1.1 Tác động của XTXK tới sự phát triển kinh tế Hình 1.2 Các giai đoạn của quá trình xuất khẩu Hình 1.3 Vai trò của các tổ chức XTXK Hình 1.4 Cơ cấu tổ chức của JETRO Hình 1.5 Cơ cấu tổ chức của DEP(cục XTXK Thái Lan) Hình 1.6 Khuyến khích XK ở ĐôngĐông Nam Á Chương 2: Hình 2.1 Cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2007 Hình 2.2 Bộ máy tổ chức sơ thương mại Hình 2.3 Quy mô hoạt động tư vấn phân theo địa bàn Hình 2.4 Cơ cấu các loại hình doanh nghiệp xử dụng dịch vụ tư vấn Hình 2.5 Danh sách 10 tỉnh đứng đầu về các chỉ số thành phần Chương 3: Hình 3.1 Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường Hình 3.2 Ma trận cấu trúc thương mại điện tử SVTH: Phạm Thị Thanh Thuý - Lớp 30k01.1 2 Chuyên đề tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế của thế giới đang từng ngày từng giờ phát triển nhanh như vũ bão, cùng với nó là sự xuất hiện ngày càng nhiều các thị trường xuất khẩu mới, các tổ chức xuất khẩu mới. Thế giới chúng ta đang phải trải qua một giai đoạn hết sức gay go khi đang có dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ, lương thực và có dấu hiệu bị chững lại sau một thời gian dài phát triển quá nóng, nhu cầu thì ngày càng nhiều nhưng việc đáp ứng thì lại có hạn. Nhu cầu cao đã tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhưng kèm theo đó là sự cạnh tranh khốc liệt đang diễn ra trên cục diện toàn thế giới. Trong thời đại hiện nay, đứng trước một thế giới ngày càng phức tạp thì việc gặp nhiều rủi ro là điều không thể tránh khỏi, vì vậy ngoài việc trang bị đầy đủ những thông tin và các biện pháp cần thiết để ứng phó, doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ trực tiếp từ phía chính phủ hoặc từ phía các tổ chức hỗ trợ để có thể vượt qua những khó khăn trước mắt tiến tới những mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp. Có thể nói, hiện nay các doanh nghiệp ở Việt Nam chưa đánh giá được hết tầm quan trọng các công cụ hỗ trợ của nhà nước và còn nhiều lúng túng, do dự khi sử dụng các dịch vụ này. Mặt khác, về phía các cơ quan của chính phủ cũng còn nhiều vấn đề cần phải bàn cãi. Chậm đổi mới, chậm thay đổi tiến độ là bài học muôn thởu đối với các cơ quan này. Tuy nhiên với xu hướng toàn cầu hoá, quốc tế hoá như hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam cũng như chính phủ đã học rất nhiều bài học đắt giá về sự phát triển cúa thế giới, do vậy thay đổi là điều tất yếu nếu không muốn bị bỏ đằng sau cuộc chạy đua toàn cầu. Để làm được điều này thì xúc tiến thương mại là còn đường duy nhất để các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường thế giới, tìm kiếm khách hàng, các cơ hội kinh doanh và hạn chế được các rủi ro trong thương mại, các hoạt động này đòi hỏi phải có sự tham gia của các cơ quan nhà nước nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp để thúc đẩy xuất khẩu. Có thể nói, hoạt đông xúc tiến xuất khẩu ở Việt Nam còn rất mới mẻ và chưa có nhiều sự đổi mới, việc sử dụng các mô hình XTXK cũ kĩ vẫn còn tồn tại trong bộ máy của chính phủ. Xuất phát từ những vấn đề này cùng sự quan tâm của bản thân tôi chọn đề tài SVTH: Phạm Thị Thanh Thuý - Lớp 30k01.1 3 Chuyên đề tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xúc tiến thương mại trong lĩnh vực xuất khẩu của chính phủ cho các doanh nghiệp Đà Nẵng”. Nhằm làm rõ và hệ thống hoá những vấn đề lý luận về XTXK và đưa ra một số kiến nghị, giải pháp để đẩy mạnh công tác XTXK của chính phủ cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Cấu trúc của bài gồm có ba phần: Chương I: Tổng quan về hoạt động Xúc Tiến thương mại trong lĩnh vực xuất khẩu Chương II: Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu của chính phủ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2007 Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu của chính phủ cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng SVTH: Phạm Thị Thanh Thuý - Lớp 30k01.1 4 Chuyên đề tốt nghiệp Chương1: Tổng quan về hoạt động Xúc Tiến thương mại trong lĩnh vực xuất khẩu 1. Khái niệm, vị trí, vai trò của xúc tiến xuất khẩu 1.1Khái niệm xúc tiến xuất khẩu 1.1.1 Khái niệm xúc tiến thương mại Xúc tiến thương mại – XTTM (trade promotion) được hiểu và định nghĩa nhiều cách khác nhau: Theo Philip Kotler “xúc tiếnhoạt động thông tin tới khách hàng tiềm năng. Đó là các hoạt động trao truyền, chuyển tải đến khách hàng những thông tin cần thiết về doanh nghiệp, phương thức phục vụ và những lợi ích khác mà khách hàng có thể thu được từ việc mua sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp cũng như những thông tin phản hồi lại từ phía khách hàng để từ đó doanh nghiệp tìm ra cách thức tốt nhất nhằm thoả mãn yêu cầu của khách hàng.” Các nhà lý luận của các nước tư bản quan niệm xúc tiến là hình thái quan hệ xác định giữa người bán và người mua, là một lĩnh vực hoạt động định hướng vào việc chào hàng một cách năng động và hiệu quả nhất. Các nhà kinh tế học ở các nước Đông Âu thì cho rằng xúc tiến là một công cụ, một chính sách thương mại nhằm làm năng động và gây ảnh hưởng định hướng giữa người bán và người mua, là một hình thức hoạt động tuyên truyền nhằm mục tiêu đạt được sự chú ý và chỉ ra những lợi ích của khách hàng tiềm năng về hàng hoá và dịch vụ. Theo giáo trình lý luận và nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh của khoa Marketing trường đại học kinh tế quốc dân thì “XTTM là các biện pháp và nghệ thuật mà các nhà kinh doanh dùng để thông tin về hàng hoá, tác động tới người mua, lôi kéo người mua SVTH: Phạm Thị Thanh Thuý - Lớp 30k01.1 5 Chuyên đề tốt nghiệp về phía mình và các biện pháp hỗ trợ cho bán hàng. XTTM bao gồm 3 nội dung chính : Quảng cáo, các hoạt động yểm trợ, xúc tiến bán hàng”. Như vậy, tuy các định nghĩa diễn đạt XTTM bằng các từ ngữ khác nhau nhưng nội hàm của XTTM chỉ là một. Đó là họat động thông tin có định hướng khách hàng, nhằm mục đích chào hàng năng động và hiệu quả, khuyến khích nhu cầu mua hàng của khách hàng. Đây là quan niệm truyền thống hay là quan niệm hẹp về XTTM. Cách tiếp cận này coi hoạt động XTTM là một trong bốn “P” của marketing gồm sản phẩm (produc), giá cả (price), phân phối (place), xúc tiến (promotion). Với cách tiếp cận này thì hoạt động XTTM chỉ có vai trò như một trong bốn tham số khác tác động tới hoạt động thương mại. Những định nghĩa được đề cập trong thời gian gần đây, khi môi trường thương mại đang có những biến đổi sâu sắc dưới tác động của toàn cầu hoá và tự do hoá, đáng lưu ý là định nghĩa của trung tâm thương mại quốc tế ITC, quan niệm này bao trùm hoạt động XTTM cả ở tầm vi mô (doanh nghiệp) lẫn vĩ mô (chính phủ và các tổ chức hỗ trợ thương mại), cả thời gian trước mắt và lâu dài. Có thể tổng kết quan niệm này như sau: Trước mắt Dài hạn Doanh nghiệp Qúa trình xuất khẩu (marketing XK) Phat triển kinh doanh XK (Marketing quốc tế) Chính phủ và các tổ chức hỗ trợ thương mại XTXK Phát triển XK Quan niệm này được hiểu như sau: XTTM là tất cả các biện pháp có tác động khuyến khích phát triển thương mại. Những biện pháp này có thể có tác động hỗ trợ khuyến khích trực tiếp hay gián tiếp tới phát triển thương mại. Những biện pháp có tác động gián tiếp tới phát triển thương mại nhấn mạnh đến mục tiêu khuyến khích cung cấp hàng hoá dịch vụ cho trao đổi thương mại như những trợ giúp cho hoạt động nghiên cứu triển khai, những hỗ trợ để tạo ra hay mở rộng công suất sản xuất của các nhà máy, cải tiến năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, những hỗ trợ về công nghệ và phát huy các sáng kiến, những khuyến khích về thúe kháo và đầu tư .Ngoài ra, còn có các hỗ trợ gián tiếp khác như giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp như những đề án phát triển ngành, khu vực, các đề án nâng cấp cơ sở hạ tầng hay cải tiến hệ thống tài chính của một quốc SVTH: Phạm Thị Thanh Thuý - Lớp 30k01.1 6 Chun đề tốt nghiệp gia .Những biện pháp có tác động trực tiếp khuyến khích phát triển thương mại thường là các biện pháp tập trung vào việc kích thích nhu cầu, có thể kể tới những nổ lực của một quốc gia trong việc đàm phán kí kết các hiệp định, nghị định thương mại với nước ngồi để từ đó tạo ra nhu cầu cho sản phẩm của nước họ hay nhưng cố gắng của các doanh nghiệp trong việc thực hiện các chiến dịch quảng cáo, tham gia hội chợ triển lãm trưng bày giới thiệu sản phẩm, lập văn phòng đại diện ở nước ngồi . 1.1.2 Xúc tiến thương mại và xúc tiến xuất khẩu Dưới góc độ kinh doanh quốc tế, XTTM bao gồm XTXK, xúc tiến nhập khẩu, XTTM nội địa. Vì vậy, có thể nói XTXK là một bộ phận, một hoạt động cụ thể trong tổng thể hoạt động XTTM. Nhưng trên thực tế, vào những thời kì nhất định, ở những khơng gian nhất định và trong mơi trường kinh doanh cụ thể hoạt động XTXK lại được đống nhất với hoạt động XTTM. Việc dùng XTXK thay cho XTTM là do tầm quan trọng đặc biệt của XK nói chung, hoạt động XTXK nói riêng đối với sự tăng trưởng kinh tế của các nước trong giai đoạn hiện nay. Trong điều kiện cụ thể của Việt Nam hiện nay, trọng tâm của hoạt động XTTM là phải đẩy mạnh XK làm động lực cho tăng trưởng kinh tế. Việc thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu tăng trưởng XK hằng năm đạt tới 16% thời kì 2001-2005 và nhịp độ tăng trưởng XK hằng năm tăng trên 2 lần nhịp độ tăng trưởng GDP thời kì 2001-2010 đòi hỏi phải đẩy mạnh XTXK trong phạm vi các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp và tồn xã hội. Vào thời điểm hiện nay và trong vòng mười năm tới, hoạt động XTXK vẫn là trọng tâm của hoạt động XTTM ở Việt Nam. 1.1.3 Xúc tiến xuất khẩu và Marketing xuất khẩu Quan niệm Marketing hiện đại coi thị trường là khâu quan trọng nhất của q trình tái sản xuất hàng hố. Nhu cầu của thị trường là mục tiêu của sản xuất kinh doanh và thoả mãn nhu cầu của thị trường là yếu tố quyết định sự thành cơng của một tổ chức sản xuất kinh doanh. Cụ thể muốn sản phẩm của mình tiêu thụ được trên thị trường thì nhà sản xuất phải tiến hành nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu của người tiêu thụ và chỉ tiến hành sản xuất những cái gì mà thị trường cần trong hiện tại hay trong tương lai. Theo Philip Kotler “ marketing là hoạt động nhằm vào việc thỗ mãn nhu cầu và mong SVTH: Phạm Thị Thanh Th - Lớp 30k01.1 7 Chuyên đề tốt nghiệp muốn của con người thông qua trao đổi hàng hoá và dịch vụ”. Tức là mục tiêu của hoạt động marketing là nhu cầu và mong muốn cuả con người còn trao đổi là phương tiện để thực hiện mục tiêu. Như vậy nội dung cơ bản của marketing hiện đại là nghiên cứu, xác định nhu cầu hiện tại, phát hiện nhu cầu tiềm năng của thị trường. Điều chỉnh dòng hàng hoá và dịch vụ lưu thông thuận lợi nhất, đạt hiệu quả cao nhất từ nhà sản xuất tới người tiêu thụ nhằm thõa mãn các nhu cầu đó. Đó là các chính cách về sản phẩm, giá cả, kênh phân phối và xúc tiến bán hàng hay còn được gọi là chiến lược và chính sách marketing hỗn hợp. Nói một cách khác thì marketing là những nổ lực nhằm cung cấp cho người tiêu thụ đúng sản phẩm mà họ cần vào đúng thời điểm, ở đúng nơi mà họ cần với đúng mức giá mà họ chấp nhận. ITC đã giải thích marketing theo nghĩa hẹp đồng nghĩa với quảng cáo, marketing XK, quản lý marketing, nghiên cứu marketing, quan hệ với công chúng hay xúc tiến bán hàng. Marketing xuất khẩu có quan hệ trực tiếp với luật thương mại, lĩnh vực phân phối, kênh phân phối, giá cả, phát triển sản phẩm, hội chợ thương mại. Marketing XK là một bộ phận trong tổng thể hoạt động marketing và là một khả năng chiến lược trong marketing quốc tế của một tổ chức hay doanh nghiệp. Marketing XK có thể được coi là một bộ phận của hoạt động XTXK theo nghĩa rộng hoặc có thể đống nhất với XTXK như ITC quan niệm hay bao hàm XTXK trong trường hợp quan niệm XTXK là một bộ phận của marketing hỗn hợp (sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến ở quy mô doanh nghiệp). Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, quan niệm XTXK theo nghĩa rộng được củng cố và ngày càng trở nên phổ biến. Quan niệm này phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh và yêu cầu đẩy mạnh XK của đất nước. Việc tiếp cận marketing XK là hoạt động XTXK ở doanh nghiệp, bộ phận của XTXK chung là thích hợp nhất đối với nền kinh tế nước ta. 1.1.4 Xuất khẩuxúc tiến xuất khẩu Xuất khẩu nói một cách đơn giản nhất là việc bán một sản phẩm hay một dịch vụ ra thị trường nước ngoài để thu ngoại tệ. XK thuần tuý là một chức năng của hoạt động thương mại. Nhưng nếu chúng ta muốn đẩy mạnh XK, đem lại sự năng động và hiệu quả cho hoạt động XK thì đó lại là chức năng của XTTM mà cụ thế là XTXK. Động cơ SVTH: Phạm Thị Thanh Thuý - Lớp 30k01.1 8 Chuyên đề tốt nghiệp để một đất nước tiến hành hoạt động XTXK chính là nhu cầu và yêu cầu của nước đó phải đẩy mạnh XK để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hiện nay trên thế giới có nhiều định nghĩa về XTXK như “XTXK là hoạt động được thiết kế để tăng XK của một đất nước hay doanh nghiệp” định nghĩa này không nhắc tới chủ thể của XTXK. Định nghĩa tổng quát nêu rằng “XTXK là chiến lược phát triển kinh tế nhấn mạnh đến việc mở rộng XK thông qua các biện pháp chính sách khuyến khích, hỗ trợ cao nhất cho hoạt động XK”. Ở tầm quản lý vĩ mô, định nghĩa của Rosson & Seringhaus “XTXK của chính phủ là những biện pháp chính sách của nhà nước có tác động trực tiếp hay gián tiếp khuyến khích hoạt động XK của các doanh nghiệp, của các ngành và của đất nước”. Tất cả các định nghĩa này đều thống nhất rằng mục đích của XTXK là nhằm đẩy mạnh XK. Tất cả các hoạt động có tác động khuyến khích, thúc đẩy XK dù là gián tiếp hay trực tiếp, dù là trước mắt hay lâu dài, đều được coi là hoạt động XTXK. Dựa trên các định nghĩa này, có thể nói hoạt động XTXK không thể tách rời hoạt động XK và nội dung, phạm vi của XTXK rộng lớn hơn nhiều so với xúc tiến bán hàng chỉ là một trong bốn “P” của marketing XK. 1.2 Phân loại hoạt động xúc tiến xuất khẩu XTXK theo phạm vị hoạt động XTXK được phân loại như sau: 1.2.1 Xúc tiến xuất khẩu quốc tế Môi trường thương mại thế giới ngày nay đã có những thay đổi căn bản. Xu thế mạnh mẽ của toàn cầu hoá, khu vực hoá và tự do hoá thương mại; giao lưu quốc tế trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn; những xu hướng thị trường mới .tất cả đều ảnh hưởng tới hoạt động XTTM ở quy mô thế giới. Các tổ chức kinh tế thuộc Liên Hiệp Quốc, các thể chế kinh tế thương mại toàn cầu và các tổ chức phi chính phủ trên thế giới đều thực hiện xúc tiến thương mại tự do. Tự do hoá thương mại như là một công cụ đảm bảo cho hoà bình và sự phát triển thịnh vượng của thế giới tương lai. Có thể kể tới tổ chức thương mại thế giới WTO, trung tâm thương mại quốc tế ITC, cơ quan chức năng XTTM trực thuộc WTO và UNCTAD, phòng thương mại quốc tế ICC, . 1.2.2 Xúc tiến xuất khẩu quốc gia SVTH: Phạm Thị Thanh Thuý - Lớp 30k01.1 9 Chuyên đề tốt nghiệp XTXK quốc gia là XTXK có sự tham gia của nhà nước (chính phủ) và các tổ chức hỗ trợ thương mại (TSIs). Hoạt động XTXK của chính phủ nhằm tạo môi trường pháp lý, khoa học kỹ thuật, kinh tế, văn hoá – xã hội thuận lợi cho hoạt động XTXK và XK, trực tiếp tiến hành các hoạt động XTXK hay cung cấp dịch vụ XTXK .Các TSIs phối hợp hoạt động trong mạng lưới XTTM quốc gia và cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh XTTM cho các doanh nghiệp và các khách hàng có yêu cầu . 1.2.3 Xúc tiến xuất khẩu ở doanh nghiệp Việc tham gia vào quá trình XK trước hết đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu thi trương XK cho sản phẩm hay dịch vụ của mình. Nghiên cứu thị trường là quá trình điều tra thị trường để tìm kiếm cơ hội bán hàng hay là để phát hiện nhu cầu của thị trường (nhu cầu hiện tại và nhu cầu tiềm năng). Từ đó tìm ra các cách thức, biện pháp để biến các cơ hội bán hàng đó thành hiện thực nhằm mục đích lợi nhuận tối đa. Khi đã thâm nhập thị trường thành công, việc củng cố và mở rộng thị phần, phát triển kinh doanh XK đòi hỏi doanh nghiệp XK phải coi trọng việc triển khai chiến lược. Chính sách nghiên cứu phát triển, chính sách đầu tư, phát triển công nghệ mới, chính sách liên doanh và hợp nhất quốc tế, đa dạng hoá sản phẩm và thị trường XK .là mục tiêu hoạt động chính của doanh nghiệp. 1.3Vai trò của hoạt động xúc tiến xuất khẩu Hoạt động XTXK giữ vai trò là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội đất nước. XTXK hiện đại, với những nội dung hoạt động mới ( nhất là việc xây dựng và thực hiện chiến lược XK quốc gia, các chiến lược XK ngành) sẽ tạo động lực và những nhân tố mới thúc đẩy XK trong môi trường kinh doanh quốc tế ngay càng trở nên cạnh tranh khốc liệt. Tác động của XTXK tới sự phát triển kinh tế của một nước có thể được tóm gọn trong sơ đồ sau: SVTH: Phạm Thị Thanh Thuý - Lớp 30k01.1 10 XTXK Tăng XK Chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nước Tạo việc làm Cải thiện thu nhập Tăng vốn ngoại tệ Mua tư liệu sản xuất, nguyện liệu, . [...]... nghệ của một quốc gia Chương 2: Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu của chính phủ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 1 Khái quát tình hình xuất khẩu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2007 Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ 9 tháng đầu năm 2007 đạt 568,1 triệu USD, chiếm 75% so với kế hoạch, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm 2006 Cả năm 2007 đạt SVTH: Phạm Thị Thanh Thuý - Lớp 30k01.1 34 Chuyên... tế của doanh nghiệp Hơn nữa, việc tiến hành các hoạt động XTXK với mục đích tạo dựng và phát triển thị trường XK cho doanh nghiệp ngày càng củng cố vị trí là một trong những hoạt động chính yếu nhất của doanh nghiệp trong môi trường toàn cầu hoá và cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hiện nay 2 Xúc tiến xuất khẩu chính phủ và mạng lưới xúc tiến xuất khẩu quốc gia 2.1 Xúc tiến xuất khẩu của chính phủ. .. XK lại rất bức xúc, vì vậy XTXK chính phủ phải giữ một vị trí quan trọng nhất Chính phủ phải là người tiên phong và giữ vai trò lãnh đạo hoạt động XTXK của đất nước, thống nhất quản lý các hoạt động này, tạo môi trường và mọi điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hoạt động XTXK, đồng thời trực tiếp tiến hành các hoạt động XTXK 2.1.3 Nội dung hoạt động xúc tiến xuất khẩu của chính phủ 2.1.3.1 Quản... hỗ trợ đào tạo các nhà tạo mẫu để XTXK các sản phẩm mới của Nhật Bản 4.1.3 Các biện pháp chính sách xúc tiến xuất khẩu của chính phủ Nhật Bản − Hỗ trợ về thuế và tài chính của chính phủ Nhật bản: Ngân hàng xuất nhập khẩu của Nhật Bản được tổ chức với nhiệm vụ duy nhất là hổ trợ tài chính cho xuất nhập khẩu của các tổ chức tài chính tư nhân Nhật Bản Ngân hàng XNK Nhật Bản có thể tài trợ hoặc phối hợp... Các giai đoạn của quá trình xuất khẩu ở doanh nghiệp Các giai đoạn của quá trình xuất khẩu của doanh nghiệp Mở rộng thị trường nội địa Ý tưởng tham gia xuất khẩu Quan tâm đến xuất khẩu Thông tin về thị trường và khách hàng nước ngoài Cơ chế điều hành xuất khẩu Xuất khẩu thử nghiệm Giao tiếp, hậu cần, các nổ lực xúc tiến bán hàng Đánh giá kết quả XK thử Điều hành của chính phủ, tài trợ xuất khẩu Thích... Xúc tiến xuất khẩu của các tổ chức hỗ trợ thương mại (TSIs) Hoạt động XTXK của các tổ chức hỗ trợ thương mại gồm những nội dung chính sau đây: 2.2.1 Phối hợp hoạt động xúc tiến xuất khẩu với các cơ quan chính phủ và các doanh nghiệp trong mạng lưới xúc tiến thương mại TSIs là một bộ phận cấu thành mạng lưới XTXK quốc gia gồm chính phủ, các tổ chức hỗ trợ thương mại và các doanh nghiệp thuộc mọi thành. .. đích, đối tượng của xúc tiến xuất khẩu chính phủ SVTH: Phạm Thị Thanh Thuý - Lớp 30k01.1 14 Chuyên đề tốt nghiệp Định nghĩa: Theo Rosson & Seringhaus “XTXK của chính phủ là những biện pháp chính sách của nhà nước có tác động trực tiếp hay gián tiếp khuyến khích hoạt động XK của các doanh nghiệp, của các ngành và của đất nước” Mục đích: XTXK của chính phủ là khuyến khích, thúc đẩy XK của đất nước Đối... Hình 1.3 Vai trò của các tổ chức XTXK 2.1.3.2 Trực tiếp thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu Chính phủ thành lập các cơ quan thực hiện hoạt động XTXK Cục XTTM, các trung tâm, các phòng XTTM ở các tỉnh thành, các địa phương, các đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài đều trực tiếp tiến hành các hoạt động XTXK Đây là lực lượng nòng cốt trong mạng lưới XTXK quốc gia Chính phủ đàm phán và kí kết... thúc đẩy XK của đất nước Đối tượng: Đối tượng tác động của XTXK của chính phủ là các doanh nghiệp, các ngành sản xuất hàng hoá và cung cấp dịch vụ cho XK, các thể chế và các tổ chức hỗ trợ thương mại của đất nước, các thị trường và các nhà nhập khẩu nước ngoài 2.1.2 Vị trí và vai trò của của xúc tiến xuất khẩu chính phủ Vị trí và vai trò của XTXK chính phủ quan trọng đến mức nào là tuỳ vào hệ thống cơ... vào thành quả hoạt động XK của Nhật Bản Đi đôi với việc thực hiện XTXK ở trong nước, chính phủ Nhật Bản đã đẩy mạnh các hoạt động XTXK ở nước ngoài Mở các cơ quan đại diện của chính phủ ở nước ngaòi Tổ chức các cuộc triễn lãm và tham gia vào hội chợ thương mại ở nước ngoài, thành lập cơ quan ngiên cứu thị trường nước ngoài Thành lập JETRO, một tổ chức chuyên môn của chính phủ Nhật Bản để thực thi chính . mại trong lĩnh vực xuất khẩu Chương II: Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu của chính phủ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2007 Chương III: Một. chính phủ và mạng lưới xúc tiến xuất khẩu quốc gia 2. 1Xúc tiến xuất khẩu của chính phủ 2.1.1 Định nghĩa, mục đích, đối tượng của xúc tiến xuất khẩu chính phủ

Ngày đăng: 29/03/2013, 15:41

Hình ảnh liên quan

Hình 1.2 Các giai đoạn của quá trình xuất khẩu - Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu của chính phủ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2007

Hình 1.2.

Các giai đoạn của quá trình xuất khẩu Xem tại trang 12 của tài liệu.
Hình 1.3 Vai trò của các tổ chức XTXK - Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu của chính phủ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2007

Hình 1.3.

Vai trò của các tổ chức XTXK Xem tại trang 16 của tài liệu.
Hình 1.5 Cơ cấu tổ chức của DEP(cục XTXK Thái Lan) - Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu của chính phủ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2007

Hình 1.5.

Cơ cấu tổ chức của DEP(cục XTXK Thái Lan) Xem tại trang 29 của tài liệu.
Hình 1.6 Khuyến khích XK ở Đông và Đông Na mÁ - Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu của chính phủ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2007

Hình 1.6.

Khuyến khích XK ở Đông và Đông Na mÁ Xem tại trang 33 của tài liệu.
Hình 2.1 Cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2007 - Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu của chính phủ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2007

Hình 2.1.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2007 Xem tại trang 36 của tài liệu.
Hình 2.2 Bộ máy tổ chức sơ thương mại - Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu của chính phủ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2007

Hình 2.2.

Bộ máy tổ chức sơ thương mại Xem tại trang 43 của tài liệu.
Hình 2.3 Quy mô hoạt động tư vấn phân theo địa bàn - Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu của chính phủ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2007

Hình 2.3.

Quy mô hoạt động tư vấn phân theo địa bàn Xem tại trang 49 của tài liệu.
hình có hiệu quả đối với một số nước nhưng lại không nhận thúc được rằng sự khác nhau giữa những điều kiện của nước này với nước khác, dẫn đến tình trạng áp dụng tràn lan, mô  phỏng nhưng không có hiệu quả mà còn tạo ra nhiều lổ hổng trong công tác quản l - Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu của chính phủ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2007

hình c.

ó hiệu quả đối với một số nước nhưng lại không nhận thúc được rằng sự khác nhau giữa những điều kiện của nước này với nước khác, dẫn đến tình trạng áp dụng tràn lan, mô phỏng nhưng không có hiệu quả mà còn tạo ra nhiều lổ hổng trong công tác quản l Xem tại trang 49 của tài liệu.
Hình 2.5 Danh sách 10 tỉnh đứng đầu về các chỉ số thành phần - Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu của chính phủ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2007

Hình 2.5.

Danh sách 10 tỉnh đứng đầu về các chỉ số thành phần Xem tại trang 58 của tài liệu.
sánh với các mô hình khác có thể thấy, khi chưa thực hiện tự do hoá đa phương, Việt Nam có thể thực hiện tự do đơn phương nhưng điều này có nhiều hạn chế và gây ra bất lợi cho  Việt Nam về trước mắt - Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu của chính phủ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2007

s.

ánh với các mô hình khác có thể thấy, khi chưa thực hiện tự do hoá đa phương, Việt Nam có thể thực hiện tự do đơn phương nhưng điều này có nhiều hạn chế và gây ra bất lợi cho Việt Nam về trước mắt Xem tại trang 61 của tài liệu.
Hình 3.2 Ma trận cấu trúc thương mại điện tử - Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu của chính phủ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2007

Hình 3.2.

Ma trận cấu trúc thương mại điện tử Xem tại trang 63 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan