nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh vật sử dụng trong phòng trừ bệnh héo xanh lạc và vừng

135 655 4
nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh vật sử dụng trong phòng trừ bệnh héo xanh lạc và vừng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ViÖn Thæ nh−ìng N«ng hãa BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI: Nghiªn cøu s¶n xuÊt chÕ phÈm vi sinh vËt sö dông trong phßng trõ bÖnh hÐo xanh l¹c vµ võng CNĐT: Lª Nh− KiÓu 8862 HÀ NỘI - 2010 1 BÁO CÁO TỔNG KẾT I. MỞ ĐẦU Cây vừng có tên khoa học là Sesaum indicum L, được trồng chủ yếu vào mùa Hè (trồng tháng 6 thu hoạch tháng 9) là cây lấy dầu với bộ phận thu hoạch chủ yếu là hạt. Nguồn gốc tự nhiên chính xác của cây vừng vẫn chưa được xác định, dù nhiều loài cây trong hoang dã có liên quan đã hiện diện ở châu Phi và một số nhỏ hơn ở Ấn Độ. Đây là một cây được thuần hóa ở các vùng nhiệt đới kh ắp Thế giới và được trồng để lấy hạt ăn do hạt có hàm lượng chất béo và chất đạm cao. Hạt vừng có hàm lượng dầu rất cao (từ 38 – 50 % tuỳ thuộc vào từng giống vừng), giá trị sử dụng chủ yếu là làm thực phẩm, kể cả ở dạng dầu tinh khiết cũng như ở dạng hạt thô. Bên cạnh giá trị dinh dưỡng, cây vừng còn là loại cây ch ịu hạn, có thể trồng ở các vùng đất nghèo dinh dưỡng như đất pha cát, đất cát. Bên cạnh đó vừng là loại cây nhiệt đới có thể chịu được nhiệt độ từ 25- 32 0 C, vì vậy chúng được trồng khá rộng rãi ở các tỉnh miền Trung và nam Trung Bộ. Vòng đời sinh trưởng của vừng khá ngắn chỉ vào khoảng từ 60 đến 90 ngày nên lợi ích do phát triển trồng vừng đem lại là rất cao. Hiện nay, diện tích trồng vừng trên Thế giới tương đối lớn, sản lượng hàng năm 2 triệu tấn, chủ yếu ở Châu Á (55 – 60 %), Châu Mỹ (18 – 20 %), Châu Phi (18 – 20 %), ngoài ra châu Âu, châu Đại Dương trồng không nhiều và rải rác. Các qu ốc gia trồng vừng trên Thế giới là Ấn Độ 400.000 tấn/năm, Trung Quốc 320.000 tấn/năm, Su Đăng 200.000 tấn/năm, Mêxicô 180.000 tấn/năm. Tại Việt Nam vừng được trồng nhiều tại các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Bình và một số ít tại vùng Bắc Bộ. Vừng thường bị một số sâu bệnh hại như: Sâu khoang: Sâu ăn trụi lá, cắn đứt ngang cây. Th ời kỳ ra hoa làm quả thì làm rụng hoa, đục khoét quả làm ảnh hưởng tới năng suất. Sâu cuốn lá: Sâu thường tập trung ở trên lá ngọn và nhả tơ cuốn hai mép lá vừng vào nhau để sinh sống, sâu ăn biểu bì làm hỏng lá, 2 ảnh hưởng đến quang hợp của cây, làm giảm năng suất. Rệp hại vừng: Rệp sống tập trung từng đàn trên thân, lá ở phần ngọn, quả non. Rệp chích hút nhựa cây làm cho cây kém phát triển, lá ngọn xoắn lại, hoa ít, quả nhỏ ảnh hưởng tới năng suất. Bệnh chết thối do nấm (bệnh thán thư): Bệnh gây héo lá nhưng không đột ngột, khi bị nặng làm cho cây vừ ng bị khô, các bó mạch và phần trong thân không chuyển màu nâu, bóp cây không có dịch nhầy. Bệnh phát triển mạnh ở những ruộng bón phân không cân đối, độ ẩm đất cao. Bệnh héo xanh vi khuẩn do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây ra làm cho vừng bị héo xanh đột ngột, lá vẫn giữ màu xanh, cắt ngang cây thấy bó mạch có màu nâu sẫm, rễ bị đen và thối, bóp nhẹ chỗ bị thối có dịch nhầy trắng tiết ra. Bệnh gây hại từ lúc cây con đến khi thu hoạ ch, vi khuẩn thường ký chủ trên nhiều loại cây nhất là cây họ đậu, họ cà. Cây lạc (Arachis hypogaea) cũng là cây lấy dầu và cho hiệu quả kinh tế cao, đem lại kinh tế cho nhiều vùng sản xuất. Lạc không yêu cầu khắt khe về độ phì của đất. Do đặc điểm sinh lý của lạc, đất trồng lạc phải đảm bảo cao ráo, thoát nước nhanh khi có mưa to. Thành phần cơ giới của đấ t trồng lạc tốt nhất là loại đất thịt nhẹ, cát pha, để đất luôn tơi, xốp và có độ pH từ 5,5-7; Nhiệt độ là yếu tố ngoại cảnh chủ yếu có ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của lạc. Nhiệt độ trung bình thích hợp cho suốt đời sống cây lạc là khoảng 25-30 0 C và thay đổi theo giai đoạn sinh trưởng của cây; Nước là yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất lạc. Tuy lạc được coi là cây trồng chịu hạn, song thực ra lạc chỉ chịu hạn ở một giai đoạn nhất định. Độ ẩm đất trong suốt thời gian sinh trưởng của lạc yêu cầu khoảng 70-80 % độ ẩm giới hạn đồng ruộng. Yêu cầu này có cao hơn một chút ở thời kỳ ra hoa, kết quả (80 – 85 %) và giảm ở thời kỳ chín của hạt. Lạc được trồng chủ yếu vào các thời vụ sau: Vụ Xuân: Thời gian gieo từ 20/1-25/2 hàng năm, tập trung chủ yếu từ 01-15/2. Riêng khu vực trung du và miền núi gieo sớm hơn 7-10 ngày. 3 Vụ Hè - Thu: Gieo tốt nhất từ 1/6-15/6 và gieo ngay sau khi thu hoạch cây trồng vụ Xuân càng sớm càng tốt. Vụ Thu - đông: Thời gian gieo từ 25/8-25/9. So với cây lương thực và nhiều loại cây khác, cây lạc và cây vừng là những cây có giá trị kinh tế cao trên một đơn vị diện tích gieo trồng. Do vậy, phát triển trồng lạc và vừng không chỉ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp mà còn nâng cao thu nhập cho người sản xuất. Th ực tế trồng lạc ở các nước trên Thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, do xuất hiện nhiều loại sâu bệnh gây hại chủ yếu như: Sâu hại cây con: Sâu xám, phá hại khi cây mới mọc đến 2 - 3 lá, sâu cắn ngang thân cây. Sâu làm giảm mật độ cây trên đồng ruộng. Sâu hại lá: Có rất nhiều (sâu xanh, sâu khoang, sâu cuốn lá, sâu đo, sâu róm, rệp ). Sâu đục quả: Quả lạc ở d ưới đất, nên sâu đục quả ít, thường gặp là “sùng trắng” (sâu non của bọ cánh cứng - bọ hung, xén tóc, cánh cam). Bệnh lở cổ rễ: Bệnh do nấm phá hại cây non (từ khi mọc đến 3 lá). Nấm bệnh (nấm trắng và nấm đen) phá huỷ mạch dẫn vùng cổ rễ khiến cho cây lạc bị chết do không hút được nước và dinh dưỡng. Bệnh hại nặng khi đất bị quá ẩm, dí đất. Vì vậy, cầ n tạo điều kiện cho đất thông thoáng, độ ầm đất khoảng 70 – 75 % là thích hợp. Bệnh đốm lá gồm 2 loại nấm gây bệnh đốm đen và đốm nâu. Bệnh thường xuất hiện sau khi lạc ra hoa và phá hại vào cuối thời kì sinh trưởng (từ ra hoa đến chín). Bệnh thường không làm chết cây, nhưng làm giảm năng suất do làm giảm số quả và trọng lượng quả. Bệnh héo xanh vi khuẩn là b ệnh phổ biến và gây hại nghiêm trọng cho lạc xuân ở các tỉnh miền Trung. Bệnh thường xuất hiện từ khi cây có 5 lá thật đến thời kì quả phát triển. Bệnh gây chết cây, có khi chết từng vạt, ảnh hưởng xấu đến năng suất do làm giảm số cây thu hoạch, bệnh nặng có thể làm giảm tới 80 % năng suất. Bệnh đặc biệt phát triển nhanh trong mùa gió Lào. Hiện chưa có thuốc đặc tr ị bệnh này. Bệnh héo xanh vi khuẩn đã phát sinh ở hầu hết các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Nguyên, 4 Thanh Hoá, Nghệ An đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho người nông dân, có nơi có lúc bệnh đã gây thiệt hại nặng tới mức gây chết 80-100 % cây trồng. Bệnh gây nghiêm trọng không chỉ ở những vùng chuyên trồng lạc mà còn ở cả những vùng mới trồng. Bệnh tăng rất nhanh ở những vùng trồng lạc truyền thống và trồng liên tục từ năm này sang năm khác. Tình hình gây hại là như v ậy nhưng cho tới nay những nghiên cứu về bệnh héo xanh vi khuẩn ở lạc và vừng chủ yếu chỉ giới hạn trong phạm vi xác định mức độ thiệt hại, sự phân bố của bệnh và bước đầu xác định nguồn gen kháng trong tập đoàn các giống lạc và vừng hiện có. Trong thời gian gần đây đã có phân hữu cơ vi sinh đa chức năng có khả năng hạn ch ế bệnh héo xanh trên lạc từ 15-20 %. Tuy nhiên do bản chất kháng bệnh và sự biến đổi đặc tính độc của các chủng vi khuẩn gây bệnh héo xanh trên toàn Thế giới, cho nên các biện pháp phòng trừ bệnh này càng trở nên phức tạp và khó khăn. Đặc biệt sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học đã không mang lại hiệu quả như mong muốn mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Ngày nay, các biện pháp phòng chố ng thay thế bằng phòng trừ sinh học đang thu hút được sự quan tâm của nhiều phòng thí nghiệm trên Thế giới và trong nước, kết quả cho thấy nhiều hứa hẹn và đây cũng sẽ là biện pháp rất cần thiết để thay thế các loại thuốc bảo vệ thực vật hoá học trong tương lai. Trên cơ sở đó, được sự đồng ý của Bộ NN & PTNT, chúng tôi đã tiến hành đề tài “Nghiên c ứu sản xuất chế phẩm vi sinh vật sử dụng trong phòng trừ bệnh héo xanh lạc và vừng” thuộc Chương trình CNSH Nông nghiệp, bắt đầu từ tháng 01 năm 2007 đến tháng 12 năm 2009. 1.1. MỤC TIÊU Mục tiêu chung: Tạo được chế phẩm sinh học có hiệu lực và an toàn sinh học phục vụ phòng chống bệnh héo xanh vi khuẩn trên lạc và vừng Mục tiêu cụ thể: - Tuyển chọn các chủng vi sinh vật có khả năng đối kháng cao với các chủng 5 vi khuẩn gây bệnh héo xanh trên lạc và vừng. - Sản xuất được chế phẩm sinh học phục vụ phòng chống bệnh héo xanh lạc và vừng. 1.2. Đối tượng nghiên cứu: - Bệnh héo xanh vi khuẩn do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây ra, - Vi khuẩn Ralstonia solanacearum, - Vi khuẩn đối kháng vi khuẩn Ralstonia solanacearum, - Cây lạc và vừng. 1.3. Phạm vi nghiên cứu - Trong phòng thí nghiệm, nhà lưới và các thí nghiệm ngoài đồng ruộng tại Hà Nội, Nghệ An. 1.4. Ý nghĩa khoa học và thực ti ễn của đề tài - Kết quả của đề tài đã làm sáng tỏ hơn nữa khả năng ứng dụng các chủng vi sinh vật đối kháng trong công tác bảo vệ thực vật, đây là vấn đề có ý nghĩa khoa học cao, từ những kết quả này sẽ mở ra hướng ứng dụng rỗng rãi hơn nữa các vi sinh vật đối kháng trong nông nghiệp trên các đối tượng cây trồng khác nhau. - Về thực tiễ n: các kết quả đã minh chứng rõ nét hiệu quả của sản phẩm đề tài, cụ thể sản phẩm đã được ứng dụng để phòng chống bệnh héo trong sản xuất lạc và vừng hiện nay, đã mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường. 1.5. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Trong bối cảnh vấn đề dịch bệnh đối với cây trồng và vật nuôi đang diễn biến rất phức tạp, đây là hiện tượng báo hiệu một sự kháng thuốc của nhiều chủng vi sinh vật gây bệnh, nhiều loại kháng sinh đã không còn tác dụng trong việc phòng chống một số bệnh nguy hiểm. Đối với cây trồng đã xuất hiện hàng loạt các loại sâu bệnh như: đạo ôn, khô vằn, đốm nâu, rầy nâu, héo xanh, thối thân, thối quả…v….v… rất khó phòng trừ bằng thuốc hóa học. Do đó, việc tìm giải pháp để 6 giải quyết vấn đề trên là cần thiết và cấp bách, trong đó Công nghệ sinh học Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng. * Bệnh héo xanh vi khuẩn Bệnh héo xanh cây trồng do Ralstonia solanacearum gây ra, là một loại bệnh có nguồn gốc từ đất rất phổ biến trên Thế giới. Từ năm 1965, Kelman và Sequeira đã tìm ra được một số cơ chế phát sinh của bệnh. Nhờ khả năng thiết lập một quần thể động trong quản bào và mạch gỗ của cây, nó khác biệt với phần lớn vi khuẩn gây thối lá, thối rữa và gây khối u. Ngày nay, nhi ều công trình nghiên cứu về bệnh héo xanh cây trồng đã đưa ra những bằng chứng khoa học và kết luận có giá trị làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo. Bệnh héo xanh vừng: Cây vừng (Sesaum indicum L) là cây lấy hạt. Hạt vừng có hàm lượng dầu rất cao, giá trị sử dụng chủ yếu là làm thực phẩm, kể cả ở dạng dầu tinh khiết cũng như hạt thô. Sản lượng vừ ng trên Thế giới là rất lớn khoảng 2 triệu tấn/năm, chủ yếu ở Châu Á (55 - 60%), Châu Mỹ (18 - 20%), Châu Phi (18 - 20%), ngoài ra còn có ở Châu Âu, Châu Đại Dương nhưng không nhiều. Các quốc gia trồng nhiều vừng trên Thế giới là Ấn Độ (400.000 tấn/năm), Trung Quốc (320.000 tấn/năm), Su Đăng (200.000 tấn/năm), Mêxicô (180.000 tấn/năm). Cây vừng thường gặp bệnh héo do vi khuẩn R. solanacearum gây nên, nhiều lúc, nhiều nơi đã trở thành những d ịch bệnh làm chết cây hàng loạt. Bệnh đã làm tăng tỉ lệ cây chết có khi đến 70-80%, làm thất thoát đáng kể năng suất cây vừng. Bệnh héo xanh lạc Cây lạc (Arachis hypogaea) được trồng chủ yếu vào mùa Xuân (từ tháng 2 tới tháng 6). Mặc dù điều kiện và môi trường thuận lợi cho trồng lạc nhưng năng suất vẫn ở mức thấp (1.09 tấn/ha). Bệnh héo xanh ở lạc gây nên bởi Ralstonia solanacearum là loại bệnh chính phổ biến rộng rãi và gây nên nhiều thiệt hại cho 7 người trồng trọt, thậm chí có những vùng thiệt hại tới 70-80%. Bệnh gây nghiêm trọng không chỉ ở những vùng chuyên trồng lạc mà còn ở cả những vùng mới trồng. Bệnh tăng rất nhanh ở những vùng trồng lạc truyền thống và trồng liên tục từ năm này sang năm khác. * Vi sinh vật đối kháng Vi sinh vật (VSV) trong tự nhiên như vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn, vi-rút có mặt ở khắp mọi nơi nhưng đất là môi trường thích hợp nhất. Do đặc điểm sinh sống của chúng có thể chia thành ba nhóm: có ích, gây bệnh và đối kháng. VSV đối kháng có khả năng khống chế sinh học, tác động đối kháng lên nhóm VSV gây bệnh, tiêu diệt hoặc hạn chế quá trình sống của chúng. Vì vậy, VSV đối kháng rất có lợi cho việc bảo vệ cây trồ ng khỏi bị sâu bệnh tấn công [17]. Trong quần thể vi sinh vật, mỗi loài đều phải đấu tranh sinh tồn suốt cả quá trình tiến hóa dưới các hình thức khác nhau và rất linh hoạt. Vi sinh vật có thể thay thế các tác nhân cạnh tranh của chúng bằng cách nhân lên với số lượng lớn, hoặc có thể hình thành các chất đặc hiệu hay không đặc hiệu trong quá trình chuyển hoá vật chất, nhằm ức chế sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật khác. Các chất không đặc hiệu có thể là các axít hữu cơ, rượu, hoặc các hợp chất khác. Đặc biệt ở một số loài vi khuẩn và nấm đã sử dụng cơ chế siderophores. Sử dụng vi sinh vật đối kháng đã được sự quan tâm và đầu tư rất lớn của nhiều phòng thí nghiệm trên Thế giới trong nhiều thập kỷ qua. Chae Gun Phae đã cho rằng, chủng Bacillus subtilis NB22 có thể tiết vào đất chất iturin, ch ất này có khả năng ức chế sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn gây bệnh héo xanh. Trigalet, Frey và Demery đã đưa ra một bức tranh toàn cảnh gồm các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả về biện pháp phòng trừ sinh học bệnh héo xanh do vi khuẩn R. solanacearum như sau: Khi sử dụng các biện pháp phòng trừ sinh học đều cho thấy mức độ giảm quần thể R. solanacearum một cách hiệu quả, mặc dù hầu hết các kết qu ả đều ở 8 phạm vi phòng thí nghiệm, nhà kính và quy mô nhỏ ngoài đồng ruộng [18]. Các chất giống như kháng sinh sinh ra bởi Pseudomonas cepacia và Pseudomonas glumae, cần được nghiên cứu kỹ hơn để đánh giá vai trò tiềm tàng của chúng trong việc phòng chống R. solanacearum ở trên đồng ruộng [16], [26]. Trong hầu hết các trường hợp thì các thực nghiệm trên đồng ruộng vẫn còn nhiều hạn chế, có thể do sự xâm nhiễm của các nhân tố phòng trừ sinh học vào trong rễ cây còn quá y ếu, hoặc do sự phụ thuộc quá nhiều vào các điều kiện tự nhiên [12], [23]. * Tình hình nghiên cứu vi sinh vật đối kháng ở ngoài nước: Vi sinh vật đối kháng với một số bệnh cây trồng đã được các nhà khoa học trên Thế giới nghiên cứu và ứng dụng từ những năm đầu của thế kỷ XX [28], [30], [31], [32]. - Năm 1924, Porter đã xử lý hạt lúa mì với những thể vi khuẩn đối kháng, rồi nhiễm với nấm Helminthosporium. Kết quả những hạt đã nảy mầm bình thường hoặc không bị nhiễm b ệnh, hoặc bị nhiễm rất nhẹ. - Năm 1939, Cholonyi quan sát thấy độc tính của dịch chiết khoai tây có khả năng giết chết vi khuẩn và tính độc của dịch chiết tăng khi củ đã nẩy mầm. - Năm 1940, 1948, Weindling đã sử dụng nấm Trichoderma lignorum để bảo vệ những cây cam con khỏi bệnh do Rhizoctonia gây ra. Theo nhiều tác giả loài nấm này cũng bảo vệ cả dưa chuột và quả lê. - Năm 1952, Gregory nuôi cấy Bacillus sp. B-6, Actinomycetes No 67, nấm Pecillium patulum và quan sát sự hình thành những chất kháng khuẩn trong đất. - Năm 1953, Petrusheva sử dụng dịch nuôi cấy của Actinomycetes như là một chất đối kháng với bệnh thối hạt thuốc lá gây nên bởi nấm Thielaviopsis basicola. Khi đất được xử lý với dịch vi khuẩn đối kháng thì cây phát triển bình thường, khi không có dịch đối kháng trong đất thì tỉ lệ cây chết là 70%. 9 - Năm 1953, Gurinovich đã sử dụng dịch nuôi cấy của Actinomycetes và những thể đối kháng vi khuẩn để chống lại bệnh thối của bắp cải, gây nên bởi vi khuẩn không hình thành bào tử Pseudomonas campestris khi những thể đối kháng được đưa vào đất thì cây vẫn phát triển bình thường. - Năm 1955, Kuzina sử dụng vi khuẩn đối kháng bệnh héo của bông gây nên bởi Verticillum. Tác giả đã xử lý hạt bông với vi khu ẩn trước khi gieo. Kết quả tỉ lệ cây chết ở phần đối chứng là 54%, sau khi được xử lý với vi khuẩn đối kháng tỉ lệ này là 8% - 9%. - Năm 1978, Cuppels và cs đã kết luận rằng, nhiều chủng vi khuẩn có khả năng sản sinh bacteriocin và một số chủng sinh bacteriocin không độc có khả năng giảm bệnh héo xanh của cà chua. - Năm 1986, Aspiras R.B và Cruz A. R cho rằng Bacillus polymyxa và P. fluorescens có khả năng giảm b ệnh héo xanh cà chua ở điều kiện nhà kính. - Năm 1990, Tanaka và cs đã phát hiện được các thực khuẩn thể không độc có vai trò tiềm tàng trong phòng trừ sinh học đối với R. solanacearum. - Năm 1993, Hsu đã cho rằng cải tạo đất bằng một hỗn hợp theo công thức ammonium sulphat, bột xương, bột hải ly, cua, glixerin, sỉ silic và valin đã làm tăng tần xuất tạo khuẩn lạc của các chủng P. fluorescens ở đầu rễ, chính vì v ậy đã làm tăng khả năng phòng chống bệnh héo xanh cho cây trồng ở các thực nghiệm trong chậu. - Năm 1993, Elphinstone và Aley đã chỉ ra một loài khác là P. cepacia được phân lập từ rễ ngô có khả năng đối kháng với vi khuẩn gây bệnh héo xanh trong phòng thí nghiệm và trong chậu. - Jaime R. Montealegre đã sử dụng chủng vi khuẩn đối kháng trong kiểm soát bệnh do Rhizoctonia solani gây ở cà chua [24], [21]. - Karden Mulya đã công bố kết quả việc sử dụ ng phương pháp nhúng rễ cây cà chua non trong dung dịch nuôi cấy P. fluorescens PfG32 trước khi trồng, P. fluorescens PfG32 được phân lập từ vùng rễ cây hành. [...]... chủng vi sinh vật đối kháng; 2.4 Đánh giá hoạt tính sinh học và phân loại các chủng vi sinh vật đối kháng đến loài; 2.5 Lựa chọn các chủng vi sinh vật đối kháng điển hình để sử dụng sản xuất chế phẩm vi sinh; Nội dung III Nghiên cứu quy trình sản xuất, ứng dụng chế phẩm vi sinh vật phòng chống bệnh héo xanh cây lạc và vừng 3.1 Nghiên cứu quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh vật đối kháng bệnh héo xanh. .. héo xanh cây lạc và vừng trong phòng thí nghiệm; 3.2 Thử nghiệm chế phẩm vi sinh vật đối kháng bệnh héo xanh cây lạc và vừng trong phòng thí nghiệm và nhà kính; 3.3 Sản xuất chế phẩm vi sinh vật đối kháng để sử dụng thử nghiệm trên diện hẹp ngoài cánh đồng; 3.4 Đánh giá mức độ sống sót của các chủng vi sinh vật trong chế phẩm; 3.5 Nghiên cứu sự tương tác giữa các chủng vi sinh vật trong chế phẩm; 3.6... khả năng ức chế sinh trưởng và phát triển của R solanacearum [10], [11] Các nghiên cứu đã đưa ra được các chế phẩm vi sinh đối kháng để phòng trừ một số bệnh cây trồng, nhưng đối với bệnh héo xanh thì cho đến nay các sản phẩm có giá trị cao (khả năng hạn chế bệnh cao – khoảng hơn 60%) thì hầu như chưa có Do đó, vi c nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh đối kháng có khả năng phòng bệnh héo xanh cây trồng... gốc từ vi khuẩn, xạ khuẩn và vi nấm v v… Các chế phẩm này đã có tác dụng trong phòng chống một số sâu và bệnh hại cây trồng Vi n Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Vi t Nam (cũ) đã nghiên cứu tạo chế phẩm phân bón vi sinh trên cơ sở một tập hợp đa chủng vi sinh vật, trong đó có vi khuẩn đối kháng, sản phẩm được sử dụng trong trồng trọt vừa có tác dụng kích thích sinh trưởng của cây, vừa có khả năng ức chế. .. và cây lạc, vừng nói riêng (đạt trên 60%) là rất cần thiết và cấp bách, sản phẩm không những chỉ hạn chế bệnh héo xanh mà còn mang lại lợi ích kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường sâu sắc II VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 1 Vật liệu nghiên cứu 2 1.1 Đối tượng nghiên cứu - Cây lạc, vừng, vi khuẩn R solanacearum và vi sinh vật đối kháng - Mẫu đất, cây được thu từ đất trồng lạc, vừng và. .. tra tình hình bệnh héo xanh vi khuẩn R solanacearum trên cây lạc và vừng ở miền Trung và miền Bắc Vi t Nam; (Điều tra tình hình gieo trồng, bệnh héo xanh lạc vừng ở vùng nghiên cứu, biện pháp phòng trừ bệnh héo xanh) 15 1.2 Phân lập và tuyển chọn một bộ sưu tập đa dạng các chủng vi khuẩn R solanacearum có tính độc cao gây bệnh héo xanh trên cây lạc và vừng; (tuyển chọn được các chủng vi khuẩn R solanacearum... lạc, thối ngọn lạc, bệnh mốc vàng, bệnh thối tia, thối củ lạc, bệnh thối gốc có hạch lạc, bệnh đốm lá lạc, bệnh thối đen, bệnh đốm vòng lạc, chết vàng, héo do F oxysporum, bệnh héo xanh do R solanacearum, bệnh lở cổ rễ lạc, bệnh thán thư lạc, bệnh đốm muối tiêu & xám lá, sùng trắng, chùn ngọn lạc do virus (PCV), bệnh hoa lở lạc Trong đó, bệnh héo xanh do vi khuẩn và nấm là gây thiệt hại nặng nề nhất... tế, kỹ thuật của mô hình ứng dụng chế phẩm + Kiểm tra, giám sát và đánh giá ưu, nhược điểm của vi c sử dụng chế phẩm Đánh giá hiệu quả và tính khả thi của vi c sử dụng chế phẩm trong thực tiễn sản xuất 2.3.9 Phương pháp xử lý số liệu: Xử lý số liệu bằng chương trình Excel 2.3.10 Xây dựng quy trình sử dụng chế phẩm vi sinh đối kháng + Xác định liều lượng và cách sử dụng chế phẩm đạt hiệu quả cao nhất... dẫn qui trình sử dụng chế phẩm vi sinh đối kháng” 26 III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Khảo sát, điều tra tình hình bệnh héo xanh cây lạc, vừng do vi khuẩn Ralstonia solanacearum và nấm Fusarium oxysporum 3.1.1 Khảo sát, điều tra tình hình bệnh héo xanh vi khuẩn R solanacearum và nấm F oxysporum trên cây lạc và vừng ở Vi t Nam A Tình hình canh tác vừng trong nước và Thế giới Trên Thế giới, vừng được trồng... của chế phẩm .v v * Tình hình nghiên cứu vi sinh vật đối kháng trong nước Xuất phát từ thực tế về bệnh héo xanh cây trồng ở Vi t Nam, các biện pháp phòng trừ sinh học bệnh này đã và đang được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học cũng như nhiều phòng thí nghiệm ở nước ta trong nhiều thập kỷ qua 11 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã nghiên cứu khả năng sinh kháng sinh chống vi khuẩn gây bệnh héo xanh . chủng vi sinh vật đối kháng điển hình để sử dụng sản xuất chế phẩm vi sinh; Nội dung III. Nghiên cứu quy trình sản xuất, ứng dụng chế phẩm vi sinh vật phòng chống bệnh héo xanh cây lạc và vừng. Nghiên cứu quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh vật đối kháng bệnh héo xanh cây lạc và vừng trong phòng thí nghiệm; 3.2. Thử nghiệm chế phẩm vi sinh vật đối kháng bệnh héo xanh cây lạc và vừng. héo xanh trên lạc và vừng. - Sản xuất được chế phẩm sinh học phục vụ phòng chống bệnh héo xanh lạc và vừng. 1.2. Đối tượng nghiên cứu: - Bệnh héo xanh vi khuẩn do vi khuẩn Ralstonia solanacearum

Ngày đăng: 21/01/2015, 04:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan