dịch tễ học bệnh lao, chức năng nhiệm vụ các tuyến trong công tác chiến lược quốc gia, dots

11 890 2
dịch tễ học bệnh lao, chức năng nhiệm vụ các tuyến trong công tác chiến lược quốc gia, dots

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

DỊCH TỄ HỌC BỆNH LAO, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CÁC TUYẾN TRONG CTCLQG, DOTS I. Tuyến Trung ương: Bộ y tế thành lập một ban điều hành Dự án phòng chống bệnh lao chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ y tế về mọi hoạt động của chương trình. Bệnh viện Lao và Bệnh phổi trung ương là đơn vị thường trực của ban điều hành. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban điều hành được qu định tại quyết định 352/QĐ – BYT ngày 30/01/ 2008 về việc thành lập và quyết định số 1316/QĐ- BYT ngày 16/4/ 2008 về quy chế tổ chức và hoạt động của Ban điều hành Dự án phòng chống bệnh lao với 3 mục tiêu chính: Đảm bảo chuẩn hóa về kỹ thuật phòng chống lao, đảm bảo quyền lực thiết yếu, phát triển mạng lưới và kiểm tra giám sát đảm bảo các kỹ thuật chuẩn được áp dụng có hiệu quả cao trong phạm vi toàn quốc như sau: - Ban điều hành Dự án phòng chống bệnh lao – đơn vị thường trực là Bệnh viện lao và Bệnh phổi trung ương trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ y tế về toàn bộ hoạt động của Dự án phòng chống bệnh lao. - Xây dựng kế hoạch hoạt động của Dự án, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt. - Xây dựng và đề xuất với Lãnh đạo Bộ y tế ban hành các quy chế, quy trình hướng dẫn quản lý hoạt động của Dự án phòng chống bệnh lao. - Chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ và đôn đốc các đơn vị trong việc xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh lao. - Là đầu mối điều phối các hoạt động phòng, chống bệnh lao trong toàn quốc, huy động nguồn lực từ các tổ chức trong nước và quốc tế tham gia phòng chống lao. - Theo dõi giám sát, đánh giá việc thực hiện Dự án để phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề mới phát sinh trong quá trình triển khai. - Quản lý và sử dụng các nguồn lực của Dự án đúng mục đích, đúng kỹ thuật, đạt hiệu quả kinh tế và theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành. - Định kỳ kiểm tra, đánh giá và báo cáo Bộ trưởng Bộ y tế và các cơ quan lien quan về kết quả thực hiện Dự án theo đúng quy định. - Được quyết định khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình triển khai thực hiện Dự án phòng, chống bệnh lao. - Tổ chức bàn giao tài liệu, tài chính, tài sản khi Dự án kết thúc theo quy định của pháp luật và của Bộ y tế. Do đặc điểm địa lý của đất nước dài, phương tiện giao thông khó khăn, trong nhiều năm nay, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch thay mặt Ban điều hành thực hiện giám sát 22 tỉnh, thành phố phía nam thuộc đồng bằng sông Cửu Long và Miền đông nam bộ. Bệnh viện Lao và Bệnh phổi thành phố Đà Nẵng hỗ trợ một số hoạt động ( cung ứng, phân phối) cho các tỉnh thuộc khu vực vùng miền Trung, bắt đầu từ giai đoạn này, Bệnh viện 71 trung ương tham gia chỉ đạo 6 tỉnh Bắc trung bộ và Bệnh viện 74 trung ương Phúc Yên tham gia chỉ đạo 4 tỉnh vùng Tây bắc và 2 tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc. II. Tuyến tỉnh, thành phố: Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Ban điều hành chương trình chống lao cấp tỉnh, Ban điều hành có đơn vị chống lao cấp tỉnh là đơn vị thường trực có theer là Bệnh viện chuyên khoa, có thể là khoa lao trong Trung tâm phòng chống các bệnh xã hội hoặc Trung tâm y tế dự phòng. Mặc dù cơ cấu và mô hình tổ chức có thể khác nhau giữa các tỉnh thành, nhưng chức năng nhiệm vụ chính vẫn là quản lý, điều phối, triển khai công tác phòng, chống bệnh lao trên địa bàn tỉnh/ thành phố. Chức năng, nhiệm vụ: 1. Lập kế hoạch và triển khai hoạt động phòng, chống bệnh lao trên địa bàn. 2. Quảng bá, huy động xã hội tham gia, đảm bảo nguồn nhân lực và tài chính cho công tác phòng, chống bệnh lao trên địa bàn. 3. Tham mưu sở y tế để điều phối hoạt động chống lao tất cả các đơn vị y tế công và y tế tư, đảm bảo duy trì và nâng cao năng lực hoạt động chống lao các tuyến nhất là tuyến quận, huyện. 4. Đảm bảo chất lượng các phòng xét nghiệm trên địa bàn, tăng cường năng lực phòng xét nghiệm tuyến tỉnh đáp ứng yêu cầu giải quyết các thách thức mới như lao/HIV và lao kháng thuốc ( kỹ thuật nuôi cấy, sinh học phân tử…) 5. Lập kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chống lao trên địa bàn. 6. Dự trù, quản lý, phân phối thuốc, vật tư trang thiết bị đầy đủ, hợp lý. 7. Chẩn đoán và điều trị người bệnh quá khả năng tuyến dưới. 8. Kiểm tra, giám sát hỗ trợ tuyến dưới thực hiện các hoạt động phòng chống lao, bao gồm đảm bảo chất lượng ghi chép sổ sách, báo cáo của các cơ sở khám chữa bệnh lao công và tư, hoạt động xét nghiệm. 9. Định kỳ đánh giá thi đua khen thưởng, duy trì tốt tinh thần trách nhiệm, long nhiệt tình của cán bộ chống lao. 10. Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học ( dịch tễ và điều hành) giải quyết các vấn đề cụ thể trong quá trình triển khai chương trình chống lao tại địa phương. III. Tuyến huyện: 1. Chức năng: Tuyến huyện là tuyến cơ sở thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu, cũng là tuyến đầu tiên, cơ bản để triển khai chương trình phòng, chống bệnh lao. Tổ chống lao chịu trách nhiệm về công tác chống lao trên địa bàn huyện bao gồm: phát hiện lao phổi bằng soi đờm trực tiếp tìm vi khuẩn lao, đảm bảo chất lượng xét nghiệm, chỉ định điều trị ngoại trú tại xã nơi gần nhà người bệnh nhất, giám sát việc thực hiện chương trình phòng, chống bệnh lao tại tuyến xã. Phối hợp với các tổ chức, ban ngành, đoàn thể trong địa bàn huyện, truyên truyền giáo dục sức khỏe, huy động xã hội, xã hội hóa công tác phòng, chống bệnh lao trên địa bàn huyện. Theo dõi báo cáo số liệu hoạt động theo hướng dẫn của chương trình. 2. Nhiệm vụ: - Khám chữa bệnh: + Đăng ký các trường hợp AFB(+) và những người bệnh được chẩn đoán từ các tuyến gửi về. + Phối hợp chẩn đoán và điều trị lao phổi AFB(-) ở người có HIV. - Thực hiện triển khai xét nghiệm đờm cho những người nghi lao trên địa bàn đảm bảo chất lượng, bao gồm phòng xét nghiệm công và tư (nếu có). - Thực hiện quản lý chương trình tại huyện. + Lập kế hoạch chi tiết và triển khai các hoạt động chống lao. + Kiểm tra giám sát tuyến xã, phường và người bệnh. + Thực hiện ghi chép sổ sách báo cáo. - Đảm bảo việc quản lý, sử dụng thuốc chống lao theo chương trình chống lao trên địa bàn ( có thể lồng ghép trong quản lý dược chung, nhưng theo báo cáo riêng CTCL). Yêu cầu thuốc, cốc đờm, lam kính, hóa chất và sổ sách, biểu mẫu. IV. Tuyến xã, phường: Đây là tuyến cơ sở của hệ thống chăm sóc y tế, ở tuyến xã, phường có một cán bộ chịu trách nhiệm theo dõi các bệnh xã hội bao gồm lao. Nhiệm vụ chính là: 1. Xác định người bệnh có triệu chứng nghi lao ho khạc đờm kéo dài trên 2 tuần và chuyển họ tới Tổ chống lao hoạch Trung tâm y tế huyện. 2. Giám sát việc điều trị ngoại trú có kiểm soát tại trạm y tế xã. 3. Ghi chép thuốc men vào sổ lĩnh, nhập thuốc. 4. Đánh dấu, ký tên vào phiếu điều trị có kiểm soát của người bệnh. 5. Thăm người bệnh tại nhà trong giai đoạn củng cố. 6. Tìm những người bệnh bỏ điều trị. 7. Khám sàng lọc, theo dõi trẻ em và người lớn có tiếp xúc với nguồn lây đặc biệt tiếp xúc với người bệnh lao kháng đa thuốc. 8. Kiểm tra việc tiêm phòng BCG. 9. Chuyển người nhiễm HIV có triệu chứng nghi lao đi khám sàng lọc bệnh lao. 10. Giám sát 100% thời gian đối với người bệnh lao điều trị phác đồ II ( Phác đồ tái trị), phác đồ 6 tháng có RH giai đoạn duy trì và phác đồ thuốc hang hai ( phác đồ IV). 11. Giáo dục sức khỏe cho người dân hiểu biết về bệnh lao và các tác nhân ảnh hưởng tới bệnh lao. 12. Phối kết hợp với y tế thôn bản và các cá nhân, đơn vị trên địa bàn xã tăng cường vệ sinh phòng bệnh, hỗ trợ người bệnh và người mắc bệnh mạn tính phải điều trị lâu dài. DỊCH TỄ HỌC BỆNH LAO I. Khái niệm: Dịch tễ học là môn học nghiên cứu sự phân bố tần số mắc, chết và những yếu tố nguy cơ của bệnh tật và ứng dụng các nghiên cứu này để giải quyết vấn đề bệnh tật. II. Các chỉ số dịch tễ lao: 1. Nhiễm lao: 1.1. Tỷ lệ nhiễm lao: Đ/N: Là tỷ lệ % số người nhiễm lao ( người có phản ứng tuberculin dương tính) trong một quần thể tại một thời điểm xác định. 1.2. Nguy cơ nhiễm lao hàng năm: (R) Đ/N: Là khả năng một người lành có thể bị nhiễm hoặc tái nhiễm lao trong khoảng thời gian 01 năm. 2. Mắc lao: 2.1. Tỷ lệ hiện mắc: (P) Đ/N: Tỷ lệ người hiện đang mắc lao trong quần thể dân số nhất định tại khoảng thời gian hoặc thời điểm xác định. P = x 100.000 2.2. Tỷ lệ mới mắc hàng năm (I): Đ/N: Tỷ lệ người mới mắc bệnh lao trong quần thể nhất định trong khoảng thời gian một năm. I = x 100.000 2.3 Quan hệ giữa tỷ lệ hiện mắc và tỷ lệ mới mắc lao: Về phương diện dịch tễ học, tỷ lệ hiện mắc và tỷ lệ mới mắc lao có mối quan hệ hữu cơ phụ thuộc vào yếu tố thời gian mắc bệnh ( Đối với lao đó là thời gian có khả năng gây bệnh) và có thể tính toán thông qua công thức sau: P = I x D Trong đó D là thời gian mắc bệnh. Trong bệnh lao, thời gian mắc bệnh là thời gian còn vi khuẩn trong cơ thể, có thể phát hiện được qua xét nghiệm. 3. Tỷ lệ chết do lao: 3.1. Tỷ lệ chết do lao (M): Đ/N: Là tỷ lệ người bệnh chết do lao của một quần thể nhất định trong khoảng thời gian xác định thường là 01 năm. M = = x 100.000 3.2. Tỷ lệ tử vong (F): Đ/N: Là tỷ lệ % người bệnh lao chết trong quá trình điều trị lao (do bất cứ lý do gì). Đó chính là tỷ lệ tử vong trong báo cáo kết quả điều trị hàng năm của nhóm người bệnh đăng ký điều trị năm trước. F = x 100. Mối quan hệ giữa tỷ lệ chết, tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mới mắc: M = I x F (M và I tính trên 100.000 dân một năm, F tính bằng tỷ lệ phần trăm). 4. Các yếu tố nguy cơ gia tăng bệnh lao: 4.1. Tỷ lệ nhiễm HIV trong các bệnh nhân lao: Đ/N: Là tỷ lệ số người nhiễm HIV trong tổng số người bệnh lao được xét nghiệm. Tỷ lệ nhiễm HIV/ người bệnh lao = x 100 4.2. Tỷ lệ nhiễm lao trong người HIV: Đ/N: Bao gồm các chỉ số tỷ lệ hiện mắc, mới mắc nhưng được tính riêng trong nhóm người nhiễm HIV mà thôi. Tỷ lệ mắc lao/ người HIV = x 100.000 4.3. Tỷ lệ bệnh lao kháng thuốc (R): Đ/N: Tỷ lệ người bệnh lao mang vi khuẩn kháng thuốc trong tổng số các người bệnh được khảo sát vào một thời điểm hoặc giai đoạn nhất định. * Tỷ lệ lao kháng thuốc tiên phát: Tỷ lệ lao KTTP = x 100 * Tỷ lệ lao kháng thuốc mắc phải: Tỷ lệ lao KTMP = x 100 4.4. Chỉ số lao màng não ở trẻ em ( 0 – 4 tuổi): Đ/N: Là tỷ lệ mắc lao màng não ở trẻ em 0 – 4 tuổi của một quần thể nhất định trong thời gian một năm. Tỷ lệ Lao MNTE = số trẻ 0 – 4 tuổi mắc lao màng não/ 100.000 trẻ cùng lứa tuổi đó. 4.5. Các yếu tố nguy cơ khác: - Mức sống. - Thói quen sinh hoạt. - Điều kiện kinh tế. - Điều kiện chính trị xã hội… III. Ứng dụng: 1. Tỷ lệ người nghi lao được xét nghiệm đờm; Đ/N: Là số người nghi lao được xét nghiệm đờm tìm AFB. Cách tính: Tỷ lệ % của số người được XN đờm trong năm/ dân số. 2. Tỷ lệ lao được phát hiện & báo cáo: Đ/N: Số trường hợp được phát hiện và báo cáo trong 01 năm trên 100.000 dân. Chỉ số theo các thể: - Tỷ lệ BN lao phổi AFB(+) các thể ( cả mới và cũ). - Tỷ lệ BN lao phổi AFB(+) mới. - Tỷ lệ BN lao các thể ( cả lao phổi và ngoài phổi). - Tỷ lệ phát hiện lao các thể ở trẻ em ( theo tuổi). - Tỷ lệ phát hiện lao màng não trẻ em ( theo tuổi). DOTS DOTS là chữ viết tắt từ tiếng Anh: Directly Observed Treatment Short course, có nghĩa là điều trị lao ngắn ngày có giám sát hoặc điều trị lao ngắn hạn có kiểm soát trực tiếp. Để thực hiện được chiến lược điều trị lao bằng phương pháp DOTS có hiệu quả, cần phải có các yếu tố và phương tiện cần thiết. Thực hiện DOTS phải bao gồm 5 yếu tố để bảo đảm các yêu cầu: 1. Nhà nước, Chính phủ cần có những cam kết, lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống lao là một mục tiêu trong chương trình y tế quốc gia. 2. Xây dựng mạng lưới phát hiện bệnh nhân lao thụ động bằng phường pháp kỹ thuật soi đờm trực tiếp. 3. Sử dụng thuốc điều trị ngắn ngày có kiểm soát thống nhất trong cả nước. 4. Phải cung cấp đầy đủ, thường xuyên, đều đặn thuốc chống lao cho các cơ sở y tế. 5. Có hệ thống kiểm tra, đánh giá, theo dõi, ghi chép sổ sách một cách cụ thể, phổ cập, đầy đủ, rõ ràng. Để bảo đảm thực hiện thành công phương pháp DOTS cần có các phương tiện như kính hiển vi quang học, thuốc chống lao bảo đảm chất lượng và được cung cấp đầy đủ; có hệ thống kiểm tra, quản lý, đánh giá; sự giám sát điều trị trực tiếp của nhân viên y tế được tập huấn, đào tạo kỹ năng tốt và sự cam kết của các cấp chính quyền về đường lối, nguồn lực, bảo đảm chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống lao đạt được hiệu quả. Ưu điểm của phương pháp điều trị lao ngắn ngày có giám sát DOTS là: - Chi phí nguồn thuốc điều trị và quản lý điều trị thấp; - Cứ 10 bệnh nhân lao được điều trị đầy đủ thì sẽ có 9 người khỏi bệnh hoàn toàn và lâu dài; - Tỷ lệ khỏi bệnh có thể đạt đến 95% ngay ở cá các nước nghèo. Ngoài ra, thực hiện phương pháp DOTS có thể phòng ngừa sự lây nhiễm lao mới và phòng ngừa sự xuất hiện của tình trạng đa kháng thuốc; có thể làm tăng thêm tuổi thọ ở những người bị nhiễm HIV. Nếu thực hiện nghiêm túc chiến lược DOTS thì ít nhất 1/4 số bệnh nhân lao và 1/4 số tử vong do bệnh lao có thể chủ động khống chế, phòng tránh được vào các năm đến. DOTS I. Phát hiện càng nhiều càng tốt người bệnh lao. Ưu tiên phát hiện người bệnh lao là nguồn lây trong cộng đồng bằng hình thức “thụ động” là chủ yếu, kết hợp với hình thức “chủ động”. Thế nào là phát hiện “thụ động”? – Là người bệnh nghi lao tự đến các cơ sở chống lao để khám. Thế nào là phát hiện “chủ động”? – Là các cơ sở chống lao chủ động tổ chức đi khám phát hiện lao trong cộng đồng. Sử dụng phương pháp soi đờm trên kính hiển vi (quang học hoặc huỳnh quang) để phát hiện nguồn lây. II. Điều trị: Để đạt hiệu quả cao, cần áp dụng chiến lược điều trị có giám sát trực tiếp. 1. Những phác đồ đang sử dụng trong CTCLQG: Phác đồ điều trị bệnh nhân lao mới CĐ: Cho các trường hợp bệnh nhân lao mới (chưa được điều trị lao bao giờ hoặc đã từng điều trị lao nhưng dưới 01 tháng). Công thức: 2S(E)RHZ/6HE hoặc 2S(E)RHZ/4RH hoặc 2ERHZ/RHE +Giai đoạn tấn công 2 tháng, gồm bốn loại thuốc hàng ngày, E có thể thay thế S. +Giai đoạn duy trì 6 tháng, gồm hai loại thuốc dùng hàng ngày là H và E hoặc 4 tháng dùng hai loại (RH) hoặc ba loại (RHE) dùng hàng ngày. Phác đồ điều trị lại: CĐ: Cho các trường hợp bệnh lao điều trị lại, tái phát, thất bại phác đồ I (công thức điều trị lao mới). Công thức: 2SRHZE/1RHZE/5R 3 H 3 E 3 hoặc 2SRHZE/1RHZE/5RHE. Bệnh nhân điều trị 8 tháng, sử dụng năm loại thuốc lao S,R,H,Z,E hàng ngày trong 2 tháng đầu. tháng thứ 3 dùng bốn loại thuốc lao R,H,Z,E hàng ngày. Đến 5 tháng tiếp theo bệnh nhân dùng 3 thuốc RHE hàng ngày hoặc dùng cách nhật 3 lần trong 1 tuần với 3 loại thuốc lao R,H,E. Phác đồ điều trị lao trẻ em: CĐ: Cho tất cả các trường hợp lao trẻ em. Công thức: 2RHZE/4RH Dùng bốn loại thuốc lao R,H,Z,E hàng ngày trong 2 tháng đầu, 4 tháng tiếp theo dùng 2 loại thuốc lao R,H hàng ngày. Đối với những thể lao nặng như: lao kê, lao xương khớp, lao màng não, có thể bổ sung Streptomycin trong 2 tháng tấn công. Phác đồ điều trị lao kháng đa thuốc Km Lfx Cs Pto Z E/ Lfx CS Pto Z E Cm Lfx Cs Pto Z E PAS/ Lfx Cs Pto Z E PAS 2. Thực hiện đúng nguyên tắc điều trị; 2.1. Phối hợp các thuốc chống lao: giai đoạn đầu, vi khuẩn phát triển nhanh, quần thể vi khuẩn lớn, số lượng VK có khả năng đột biến kháng thuốc cao. Khi chúng ta phối hợp thuốc, giả thiết có những VK đột biến kháng lại thuốc thứ nhất thì sẽ bị thuốc thứ hai tiêu diệt, hoặc những VK này kháng cả với 2 loại thuốc một và hai thì sẽ bị diệt bởi thuốc thứ ba, vì vậy giai đoạn đầu phải phối hợp từ ba thuốc trở lên và phải có hai loại thuốc có tác dụng mạnh rifampicin và isoniazid. 2.2. Phải dùng thuốc đúng liều: Các thuốc chống lao có tác dụng hiệp đồng, mỗi thuốc có một nồng độ tác dụng nhất định. Nếu dùng liều thấp sẽ không đạt hiệu quả cao và dễ tạo ra các chủng kháng thuốc, dùng liều cao dễ gây tai biến. 2.3. Phải dùng thuốc đủ thời gian: Do VK lao sinh sản chậm, có thể nằm vùng lâu dưới dạng VK “dai dẳng” vì vậy để giảm tỷ lệ bệnh tái phát thời gian điều trị phải đủ. 2.4. Điều trị theo hai giai đoạn: Tấn công và duy trì. Giai đoạn tấn công: 2 -3 tháng đầu, phối hợp ít nhất là 3 thuốc. với các thuốc chống lao hiện nay số lượng VK lao sẽ giảm nhanh xuống tới mực không còn VK đột biến kháng thuốc, lúc đó chuyển sang giai đoạn duy trì. Giai đoạn duy trì: kéo dài 4 – 6 tháng tiếp theo, mục đích giai đoạn này là tiêu diệt hết các VK lao tổn thương để tránh tái phát. Giai đoạn này không cần dùng nhiều loại thuốc, nhưng ít nhất phải có một loại thuốc có tính chất diệt khuẩn. [...]... đặn: Trong giai đoạn tấn công là dùng thuốc hàng ngày, trong giai đoạn duy trì là dùng cách quãng 2 -3 lần trong tuần Các thuốc chống lao phải tiêm và uống cùng một lúc và cố định giờ trong ngày, thuốc phải uống xa bữa ăn (trước hoặc sau) để cơ thể hấp thu thuốc tối đa và đạt được đỉnh cao nồng độ thuốc trong huyết thanh 2.6 Điều trị có kiểm soát: Theo dõi việc dùng thuốc của bệnh nhân, nhắc nhỡ bệnh. .. dùng thuốc của bệnh nhân, nhắc nhỡ bệnh nhân dùng thuốc đúng quy định, xử trí kịp thời các biến chứng của bệnh và các tác dụng phụ của thuốc 3 Phát hiện các tai biến của thuốc 4 Đánh giá kết quả điều trị - Thực hiện tốt hóa trị liệu ( thuốc lao) - Dựa vào mức độ nặng nhẹ của bệnh - Chế độ ăn, nghỉ, làm việc của người bệnh . DỊCH TỄ HỌC BỆNH LAO, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CÁC TUYẾN TRONG CTCLQG, DOTS I. Tuyến Trung ương: Bộ y tế thành lập một ban điều hành Dự án phòng chống bệnh lao chịu trách nhiệm trước Bộ. dài. DỊCH TỄ HỌC BỆNH LAO I. Khái niệm: Dịch tễ học là môn học nghiên cứu sự phân bố tần số mắc, chết và những yếu tố nguy cơ của bệnh tật và ứng dụng các nghiên cứu này để giải quyết vấn đề bệnh. giữa các tỉnh thành, nhưng chức năng nhiệm vụ chính vẫn là quản lý, điều phối, triển khai công tác phòng, chống bệnh lao trên địa bàn tỉnh/ thành phố. Chức năng, nhiệm vụ: 1. Lập kế hoạch và triển

Ngày đăng: 20/01/2015, 17:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan