Chuyên đề tốt nghiệp thực trạng công tác Kế toán tài sản cố định tại Công ty cổ phần xây dựng công trình 545

73 506 3
Chuyên đề tốt nghiệp thực trạng công tác Kế toán tài sản cố định tại Công ty cổ phần xây dựng công trình 545

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Trương Bá Thanh CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH I/ KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 1. Khái niệm 1.1. Tài sản cố định: Tài sản cố định là những tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc kiểm soát lâu dài của doanh nghiệp, có giá trị lớn và thời gian sử dụng trên một năm, phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định theo chuẩn mực kế toán quy định. Theo chuẩn mực Việt Nam, để được coi là tài sản cố định, tài sản phải đồng thời thoả mãn cả 4 tiêu chuẩn sau: - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy. - Thời gian sử dụng ước tính trên một năm - Đạt tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành. Tiêu chuẩn về giá trị tài sản cố định hiện nay là từ 10.000.000đ trở lên. 1.2. Tài sản cố định hữu hình: Là những tài sản cố định có hình thái vật chất cụ thể. 1.3. Tài sản cố định vô hình: Là các tài sản cố định không có hình thái vật chất cụ thể, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư chi trả nhằm có được các lợi ích hoặc các nguồn có tính kinh tế mà giá trị của chúng xuất phát từ các đặc quyền hoặc quyền của doanh nghiệp. 1.4. Tài sản cố định thuê tài chính: Là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê. 2. Đặc điểm tài sản cố định: - Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và vẫn giữ được hình thái hiện vật ban đầu cho đến khi bị hư hỏng phải loại bỏ. Do đặc điểm này tài sản cố định cần được theo dõi, quản lý theo nguyên giá, tức là giá trị ban đầu của tài sản cố định. - Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản cố định bị hao mòn dần và giá trị của nó chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đặc điểm này trong hạch toán tài sản cố định cần theo dõi giá trị hao mòn và giá trị còn lại của tài sản cố định. SVTH: Lê Thị Phương Lan Trang 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Trương Bá Thanh II/ NHIỆM VỤ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH - Ghi chép, tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị hiện có, tình hình tăng giảm và hiện trạng tài sản cố định trong phạm vi toàn đơn vị, cũng như tại từng bộ phận sử dụng TSCĐ, tạo điều kiện cung cấp thông tin để kiểm tra, giám sát thường xuyên việc giữ gìn, bảo quản, bảo dưỡng TSCĐ và kế hoạch hoá đầu tư đổi mới tài sản cố định trong doanh nghiệp. - Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh phù hợp với mức độ hao mòn TSCĐ và theo đúng chế độ quy định, - Tham gia lập kế hoạch sửa chữa tài sản cố định, giám sát chi phí và kết quả của công việc sửa chữa. - Tính toán phản ánh kịp thời, chính xác tình hình xây dựng, trang bị thêm, đổi mới, nâng cấp hoặc tháo dỡ bớt làm tăng, giảm, nguyên giá tài sản cố định cũng như tình hình thanh lý nhượng bán tài sản cố định. - Tham gia kiểm kê, đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của nhà nước và yêu cầu bảo quản vốn, tổ chức phân tích tình hình trang bị, huy động, bảo quản, sử dụng tài sản cố định trong đơn vị. III/ PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 1. Phân loại tài sản cố định Tài sản cố định có nhiều loại, nhiều thứ, có đặc điểm và yêu cầu quản lý khác nhau. Để thuận tiện cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ, cần thiết phải phân loại tài sản cố định. Phân loại tài sản cố định là sắp xếp TSCĐ thành từng loại, từng nhóm theo những đặc trưng nhất định. Có nhiều cách phân loại tài sản cố định tuỳ thuộc vào tiêu thức được chọn để phân loại như: phân loại theo hình thức biểu hiện, theo quyền sở hữu, theo nguồn hình thành, theo công dụng… 1.1 Phân loại theo hình thái biểu hiện: * Tài sản cố định hữu hình: - Nhà cửa, vật kiến trúc: là tài sản cố định của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như : trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, sân bãi, đường xá, cầu cống… - Máy móc thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ… SVTH: Lê Thị Phương Lan Trang 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Trương Bá Thanh - Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải gồm phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ và các thiết bị truyền dẫn như: hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước. - Thiết bị dụng cụ quản lý: là những thiết bị dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: máy vi tính, thiết bị điện tử, thiết bị dụng cụ đo lường… - Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm: là những tài sản cố định trong nông nghiệp bao gồm vườn cây lâu năm như vườn cà phê, cao su…, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm như đàn trâu, bò cày kéo, trâu bò giống, bò sữa…… - Tài sản cố định khác: là toàn bộ tài sản cố định khác chưa được sắp xếp vào các loại tài sản cố định trên như tác phẩm nghệ thuật, sách báo chuyên môn, kỹ thuật…. * Tài sản cố định vô hình - Quyền sử dụng đất: là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra có liên quan trực tiếp đến đất sử dụng bao gồm: tiền chi ra để có quyền sử dụng đất, gồm cả tiền thuê đất hay tiền sử dụng đất trả một lần ( nếu có), chi phí cho đền bù, giải phóng mặt bằng, san lắp mặt bằng, lệ phí trước bạ (nếu có). - Quyền phát hành: là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp chi trả để có quyền phát hành. - Bản quyền, bằng sáng chế: là các chi phí chi ra để có quyền tác giả, bằng sáng chế. - Nhãn hiệu hàng hoá: là các chi phí thực tế liên quan trực tiếp tới việc mua nhãn hiệu hàng hoá. - Phần mềm máy vi tính: là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi trả để có phần mềm máy vi tính. - Giấy phép và giấy phép nhượng quyền: là các khoản chi phí chi ra để doanh nghiệp có được giấy phép và giấy phép nhượng quyền thực hiện công việc đó như: giấy phép khai thác, giấy phép sản xuất loại sản phẩm mới…. - Tài sản cố định vô hình khác: là các loại tài sản cố định vô hình chưa được quy định ở trên như quyền sử dụng hợp đồng… 1.2 Phân loại theo quyền sở hữu: * Tài sản cố định tự có: là các tài sản cố định hữu hình, vô hình do mua sắm, xây dựng và hình thành từ nguồn vốn ngân sách cấp, cấp trên cấp, nguồn vốn vay, nguồn vốn lưu động….Đây là các tài sản cố định của doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền sử dụng lâu dài và được phản ánh trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. SVTH: Lê Thị Phương Lan Trang 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Trương Bá Thanh * Tài sản cố định đi thuê: là tài sản cố định đi thuê để sử dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng đã ký kết. Tuỳ theo điều khoản của hợp đồng thuê mà có thể chia thành: + Tài sản thuê hoạt động: là những tài sản đơn vị đi thuê để sử dụng trong thời gian ngắn và phải hoàn trả cho bên thuê khi hết hạn hợp đồng. + Tài sản thuê tài chính: thực chất là sự thuê vốn. Đây là những tài sản cố định đơn vị có quyền sử dụng trong thời gian dài theo hợp đồng thuê. Tài sản cố định thuê tài chính cũng được phản ánh trên bảng cân đối kế toán, doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng, trích khấu hao như đối với tài sản cố định của doanh nghiệp. 1.3 Phân loại theo nguồn hình thành: * Tài sản cố định mua sắm, xây dựng bằng vốn được cấp hoặc vốn góp của các cổ đông, các chủ doanh nghiệp. * Tài sản cố định mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn tự bổ sung của doanh nghiệp như: quỹ đầu tư phát triển, quỹ phúc lợi… * Tài sản cố định nhận vốn góp liên doanh. 1.4 Phân loại theo công dụng: * Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh: tài sản thuộc loại này được phân loại chi tiết theo hình thái biểu hiện thành tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình…. * Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng: là những tài sản cố định do doanh nghiệp quản lý sử dụng cho các mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng trong doanh nghiệp. Tài sản cố định thuộc loại này cũng được phân loại theo hình thái biểu hiện như trên. * Tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ: là những tài sản cố định doanh nghiệp bảo quản hộ, giữ hộ cho đơn vị khác hoặc cất giữ hộ Nhà nước theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 2. Đánh giá tài sản cố định: Đánh giá tài sản cố định là biểu hiện giá trị tài sản cố định bằng tiền theo những nguyên tắc nhất định. Xuất phát từ đặc điểm và yêu cầu quản lý tài sản cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản cố định được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại của chúng. 2.1 Nguyên giá tài sản cố định: Nguyên giá tài sản cố định là giá trị ban đầu của tài sản cố định khi nó xuất hiện lần đầu ở doanh nghiệp. Nguyên giá tài sản cố định thể hiện số tiền đã đầu tư vào tài sản cố định. SVTH: Lê Thị Phương Lan Trang 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Trương Bá Thanh Tuỳ theo nguồn gốc hình thành của tài sản cố định mà nguyên giá tài sản cố định được tính cụ thể như sau: 2.1.1. Đối với tài sản cố định hữu hình: * Tài sản cố định mua ngoài: Nguyên giá TSCĐ = Giá mua + Các khoản thuế không được hoàn lại + Các chi phí trả trước khi sử dụng + Lãi tiền vay được vốn hóa Trong đó: - Giá mua:được xác định căn cứ trên hoá đơn do bên bán lập trừ tiền được giảm giá, chiết khấu thương mại. - Các khoản thuế không được hoàn lại bao gồm: thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng. - Các chi phí trước khi sử dụng bao gồm: chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí vận chuyển, bốc xếp ban đầu, chi phí tân trang lắp đặt, chạy thử, thuế trước bạ, chi phí thuê chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác… - Lãi tiền vay được vốn hoá: đây là khoản lãi vay để đầu tư cho tài sản cố định trước khi đưa tài sản cố định vào sử dụng được tính vào nguyên giá tài sản cố định theo quy định của chuẩn mực “ Chi phí đi vay”. * Tài sản cố định hình thành do đầu tư xây dựng cơ bản theo phương thức giao thầu. Nguyên giá TSCĐ = Giá quyết toán công trình ĐTXD + Thuế GTGT (nếu không được hoàn lại) + Các chi phí trả trước khi sử dụng * Tài sản cố định tự xây dựng hoặc tự chế: Nguyên giá TSCĐ = Giá thành thực tế của TSCĐ + Các chi phí trả trước khi sử dụng *Tài sản cố định nhận vốn góp: Nguyên giá TSCĐ = Giá trị vốn góp được xác định + Các chi phí trả trước khi sử dụng Giá trị vốn góp của tài sản cố định thường do hội đồng liên doanh hoặc hội đồng thẩm định giá tài sản của doanh nghiệp xác định. *Tài sản được cấp, tài trợ, biếu tặng Nguyên giá TSCĐ = Giá trị hợp lý ban đầu + Các chi phí trả trước khi sử dụng 2.1.2. Đối với tài sản cố định vô hình: SVTH: Lê Thị Phương Lan Trang 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Trương Bá Thanh Nguyên giá TSCĐ vô hình bao gồm tổng các chi phí thực tế đã chi ra có liên quan đến việc hình thành từng tài sản cố định vô hình cụ thể được vốn hoá theo quy định. *Tài sản cố định mua ngoài: Nguyên giá TSCĐ = Giá mua + Các khoản thuế không được hoàn lại + Các chi phí trả trước khi sử dụng + Lãi tiền vay được vốn hóa *Tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn: Nguyên giá bao gồm giá trị quyền sử dụng đất khi được giao đất hoặc số tiền phải trả khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác hoặc giá trị quyền sử dụng đất nhận vốn góp liên doanh. *Tài sản cố định vô hình hình thành từ việc trao đổi thanh toán bằng chứng từ liên quan đến quyền sở hữu vốn của đơn vị. *Tài sản cố định vô hình được Nhà nước cấp hoặc được biếu tặng * Tài sản cố định vô hình do doanh nghiệp tạo ra. 2.2 Giá trị hao mòn: Giá trị hao mòn là phần giá trị của tài sản cố định bị mất đi trong quá trình tồn tại của nó tại doanh nghiệp. Trong quá trình sử dụng, do tác động cơ học, hoá học, do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà giá trị của tài sản cố định bị giảm đi theo thời gian. 2.3 Giá trị còn lại của tài sản cố định: Giá trị còn lại của tài sản cố định là phần giá trị đã đầu tư vào tài sản cố định mà doanh nghiệp chưa thu hồi dược. Thông qua giá trị còn lại của tài sản cố định so với nguyên giá, người ta có thể đánh giá tài sản cố định còn mới hay đã cũ, tức là có thể đánh giá được năng lực sản xuất của tài sản cố định đó. Giá trị còn lại của tài sản cố định được xác định như sau: Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ - Giá trị hao mòn của TSCĐ IV/ HẠCH TOÁN TĂNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH SVTH: Lê Thị Phương Lan Trang 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Trương Bá Thanh Tài sản cố định trong doanh nghiệp do các nguyên nhân: Mua sắm, xây dựng mới, nhận vốn góp liên doanh, được cấp, được tặng, biếu hoặc thừa phát hiện khi kiểm kê. 1. Chứng từ, thủ tục hạch toán tăng tài sản cố định Tài sản cố định tăng do bất kỳ nguyên nhân nào điều phải do ban kiêm nghiệm tài sản cố định làm thủ tục nghiệm thu, đồng thời cùng với bên giao lập “Biên bản giao nhận tài sản cố định” ( Mẫu 01-TSCĐ) cho từng đối tượng ghi tài sản cố định. Đối với tài sản cố định cùng loại, giao nhận cùng lúc, do cùng một đơn vị chuyển giao thì có thể lập chung một biên bản. Sau đó phòng kế toán phải sao lục cho mỗi đối tượng một bản để lưu vào hồ sơ riêng. Bộ hồ sơ này gồm có biên bản giao nhận tài sản cố định, hợp đồng, hoá đơn và các chứng từ khác liên quan. Hồ sơ tài sản cố định được lập thành hai bộ: Một lưu ở phòng kỹ thuật, một lưu ở phòng kế toán. 2. Hạch toán chi tiết tăng tài sản cố định Căn cứ vào hồ sơ tài sản cố định, phòng kế toán mở thẻ tài sản cố định để hạch toán chi tiết tài sản cố định theo mẫu thống nhất ( Mẫu 02-TSCĐ ). Thẻ tài sản cố định lập thành hai bản. Bản chính để tại phòng kế toán để theo dõi, ghi chép diễn biến phát sinh trong quá trình sử dụng tài sản cố định. Bản sao giao cho bộ phận sử dụng tài sản cố định giữ. Sau khi lập song , thẻ tài sản cố định được đăng ký vào sổ tài sản cố định. Sổ tài sản cố định lập chung cho toàn doanh nghiệp một quyển, cho từng đơn vị sử dụng mỗi nơi một quyển. Thẻ tài sản cố định sau khi lập xong phải được sắp xếp, bảo quản trong hòm thẻ tài sản cố định và giao cho cán bộ kế toán tài sản cố định giữ và được ghi chép theo dõi. SVTH: Lê Thị Phương Lan Trang 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Trương Bá Thanh Mẫu biên bản bàn giao TSCĐ: Đơn vị Mấu số: 01 – TSCĐ Địa chỉ Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC BIÊN BẢN GIAO NHẬN TSCĐ Ngày…. tháng… năm 200… Số: Nợ: Có: - Căn cứ vào quyết định số:…ngày …tháng…năm…của…về việc bàn giao TSCĐ I. Ban giao nhận TSCĐ gồm: - Ông, bà: Chức vụ Đại diện bên giao - Ông, bà: Chức vụ Đại diện bên nhận - Ông, bà: Chức vụ Đại diện ………… Địa điểm giao nhận TSCĐ: Xác nhận việc giao nhận TSCĐ như sau: Số TT Tên ký Số hiệu Nước sản Năm sản Năm đưa Công suất Tính nguyên giá TSCĐ Tài liệu Giá mua Chi phí vận chuyể n Chi phí chạy thử Nguyên giá TSCĐ A B C D E 1 2 3 4 5 6 Cộng DỤNG CỤ, PHỤ TÙNG KÈM THEO STT Tên, quy cách dụng cụ ĐVT Số lượng Giá trị A B C 2 3 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người nhận Người giao ( Ký, đóng dấu, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) Mẫu thẻ TSCĐ: SVTH: Lê Thị Phương Lan Trang 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Trương Bá Thanh Đơn vị Mấu số: S23 – DN Địa chỉ Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Số:…………… Ngày ….tháng…năm….lập thẻ Căn cứ biên bản giao nhận TSCĐ số … ngày … tháng … năm 200 Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ: ………Số hiệu TSCĐ: Nước sản xuất (xây dựng) Năm sản xuất: Bộ phận quản lý, sử dụng: Năm đưa vào sử dụng: Công suất (diện tích thiết kế): Đình chỉ sử dụng TSCĐ : Ngày… tháng….năm… Lý do đình chỉ sử dụng: Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn Ngày, tháng, năm Diễn giải Nguyên giá Năm Giá trị còn lại Cộng dồn A B C 1 2 3 4 DỤNG CỤ, PHỤ TÙNG KÈM THEO STT Tên, quy cách dụng cụ ĐVT Số lượng Giá trị A B C 2 3 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người nhận Người giao ( Ký, đóng dấu, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) 3.Hạch toán tổng hợp tăng tài sản cố định 3.1 Tài khoản sử dụng: SVTH: Lê Thị Phương Lan Trang 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Trương Bá Thanh Hạch toán tổng hợp tăng tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình sử dụng các tài khoản chủ yếu sau: - TK 211 “ Tài sản cố định hữu hình”: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và biến động tăng giảm của toàn bộ tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp theo nguyên giá. * Nội dung và kết cấu TK 211: Bên nợ : + Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng do tăng TSCĐ . + Điều chỉnh tăng nguyên giá của TSCĐ do sửa chữa. + Điều chỉnh tăng nguyên giá do đánh giá lại. Bên có : + Nguyên giá TSCĐ giảm do giảm TSCĐ. + Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ. Số dư nợ : + Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có tại doanh nghiệp. *TK 211 có 6 tài khoản cấp hai: + TK 2112 - Nhà cửa, vật kiến trúc + TK 2113 - Máy móc thiết bị + TK 2114 - Phương tiện truyền dẫn + TK 2115 - Thiết bị, công cụ quản lý + TK 2116 - Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm + TK 2118 - TSCĐ khác - TK 213 “ Tài sản cố định vô hình”: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của toàn tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp. *Nội dung và kết cấu TK 213: Bên nợ : Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng Bên có : Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm Số dư nợ : Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện còn ở đơn vị. *Tài khoản này có 6 tài khoản cấp hai: + TK 2131 - Quyền sử dụng đất + TK 2132 - Quyền phát hành + TK 2133 - Bản quyền, bằng sáng chế + TK 2134 - Nhãn hiệu hàng hoá + TK 2135 - Phần mềm máy vi tính + TK 2136 - Giấy phép và giấy nhượng quyền + TK 2138 - TSCD vô hình khác - TK 411 “Nguồn vốn kinh doanh”: Tài khoản này dùng để phản ánh số nguồn vốn doanh nghiệp hiện có và tình hình tăng giảm nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. SVTH: Lê Thị Phương Lan Trang 10 [...]... SVTH: Lê Thị Phương Lan Trang 23 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Trương Bá Thanh CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 545 I KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CP XDCT 545 1 Giới thiệu chung: - Tên công ty : Công ty Cổ phần Xây dựng công trình 545 Tên giao dịch quốc tế : "Civil Enginneering Construction Company 545" Tên viết tắt : CECO 545 - Giám đốc: Chủ tịch HĐQT... nguyên trạng Xí nghiệp xây dựng dân dụng và công nghiệp 576, Xí nghiệp xây dựng công trình 577 và Xí nghiệp xây dựng công trình 545 vào Công ty Xây dựng công trình 519 và đổi tên thành Công ty Xây dựng Công trình 545 - Thực hiện chủ trương sắp xếp và đổi mới Doanh nghiệp Nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 của BCH TW khoá IX về việc chuyển đổi Doanh nghiệp. .. lực sản xuất và không ngừng ứng dụng máy móc, thiết bị, khoa học kỹ thuật vào sản xuất của Công ty 3 Lịch sử phát triển của công ty - Tiền thân của Công ty Cổ phần xây dựng Công trình 545 là Xí nghiệp Xây dựng Công trình 545 được thành lập theo Quyết định số 1815/TTCB-LĐ ngày 03/8/2000 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5 - Ngày 02/6/2003 thực hiện Quyết định. .. ty Xây dựng Công trình 545 đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Xây dựng công trình Giao thông 5 thành Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình 545 II KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 545 1 Mặt hàng sản xuất: các công trình xây dựng - San nền :Công trình san nền khu dân cư Nam cầu Tuyên Sơn - Đà Nẵng - Đường và kè ven sông Tuý Loan - Cầu Đỏ - Tuyên Sơn,... ngoài nước, xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, thuỷ lợi - Tổ chức đào tạo và liên kết dạy nghề hướng nghiệp chuyên ngành giao thông vận tải phục vụ cho Tổng công ty - Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, cụm dân cư đô thị Đầu tư xây dưng - kinh doanh chuyển giao BOT các công trình giao thông thuỷ điện, điện, công nghiệp - Sản xuất vật liệu xây dựng, kết cấu bêtông... – Tài sản cố định hữu hình SVTH: Lê Thị Phương Lan Trang 12 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Trương Bá Thanh Có TK 512 – Giá thành thực tế - Chi phí lắp đặt, chạy thử: Nợ TK 211 – Tài sản cố định hữu hình Có TK 111/112/331…  Nhập khẩu tài sản cố định: - Trường hợp TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 211 – Tài sản cố. .. phấn đấu đạt tốt nghiệp đại học khối kinh tế và kỹ thuật Xét về hiệu quả công tác thì cơ cấu trên là hợp lý tạo điều kiện phát huy năng lực của từng lao động trong công tác chuyên môn Công ty cổ phần Xây dựng công trình 545 Đà Nẵng là một đơn vị doanh nghiệp nhà nước, cho nên đã thực hiện tốt công tác sắp xếp, tổ chức và quản lý lao động là vấn đề quan trọng và cần thiết trong việc thực hiện chức năng,... thành Công ty Cổ phần, nhằm thu hút các nguồn vốn tồn đọng bên ngoài, tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp khai thác hết tiềm năng nội lực sẵn có để chủ động sản xuất kinh doanh Xuất phát từ các yêu cầu trên, ngày 31 tháng 8 năm 2005, Bộ GTVT đã có Quyết định số: 3221/QĐBGTVT về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty Xây dựng Công trình 545 đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Xây dựng công trình. .. Có TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang - Nếu XDCB không tổ chức hạch toán kết quả riêng thì không phải tính thuế GTGT: Nợ TK 211 – Tài sản cố định hữu hình Có TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang * Trường hợp thuê ngoài: Trong trường hợp này doanh nghiệp thanh toán cho đơn vị xây lắp theo giá đã có thuế GTGT Khi công trình hoàn thành bàn giao: Nợ TK 211 – Tài sản cố định hữu hình Có TK 241 – Xây dựng cơ bản... công DD-CN Tổ làm cầu Đội thi công cơ giới Bộ phận vận chuyển vận tải Bộ phận máy móc thiết bị 4.2 Chức năng, nhiệm vụ của các đội: - Ban chỉ huy công trường: Chỉ đạo quản lý thi công - Đội thi công công trình giao thông: Thi công công trình giao thông SVTH: Lê Thị Phương Lan Trang 29 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Trương Bá Thanh - Đội thi công công trình đân dụng và công nghiệp: Thi công

Ngày đăng: 20/01/2015, 13:41

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan