Phát triển tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại nước CHDCND Lào

160 503 2
Phát triển tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại nước CHDCND Lào

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phát triển tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại nước CHDCND Lào. Với mục tiêu đưa nước Lào đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, CHDCND Lào đang tiến hành đẩy mạnh CNH, HĐH, trong đó chuyển dịch CCKT được coi là khâu đột phá, và là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong các ngành, các lĩnh vực sản xuất và hoạt động dịch vụ.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHAYLOM NODNAPHO PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG NHẰM THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TẠI NƯỚC CHDCND LÀO LUẬN ÁN TIẾN SĨ Đà Nẵng - Năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHAYLOM NODNAPHO PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG NHẰM THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TẠI NƯỚC CHDCND LÀO Chuyên ngành : Kinh tế Công nghiệp Mã số : 62.31.09.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn: PGS. TS. Võ Xuân Tiến PGS. TS. Nguyễn Trường Sơn Đà Nẵng - Năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khác. Tác giả luận án Phaylom Nodnapho MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN 3 DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT CCKT Cơ cấu kinh tế CNH Công nghiệp hoá CSTC Chính sách tài chính CSTT Chính sách tiền tệ CTCP Công ty cổ phần DN Doanh nghiệp GDP Thu nhập quốc dân HĐH Hiện đại hoá HĐQT Hội đồng quản trị Kip Đơn vị Kip của đồng tiền Lào KT - XH Kinh tế - xã hội NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước NHTW Ngân hàng trung ương SXKD Sản xuất kinh doanh TCKT Tổ chức kinh tế TCTD Tổ chức tín dụng TD Tín dụng TTCK Thị trường chứng khoán USD Đô la Mỹ WTO Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1 Số liệu về phát triển giáo dục của Lào năm 2010 so với 2006 55 2.2 Tổng sản phẩm (GDP) và tăng trưởng theo giá cố định năm 1990 theo ngành kinh tế (Số liệu năm 2006 - 2010) tỷ Kip 61 2.3 Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần của nước CHDCND Lào 64 2.4 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của Lào 66 2.5 Nguồn vốn của các ngân hàng tại CHDCND Lào 75 2.6 Cơ cấu nguồn vốn huy động 77 2.7 Tăng trưởng dư nợ tín dụng của các NHTM Lào qua các năm 81 2.8 Cơ cấu dư nợ tín dụng NHTM theo ngành kinh tế 83 2.9 Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế 88 3.1 Dự báo về cơ cấu kinh tế Lào đến năm 2020 109 3.2 Dự báo nhu cầu vốn đầu tư theo ngành kinh tế Lào đến năm 2020 (Tính theo giá cố định) 111 Số hiệu hình Tên hình Trang 1.1 Vai trò trung gian của thị trường tài chính 32 2.1 Tốc độ tăng trưởng GDP của nước CHDCND Lào giai đoạn 1981 – 2012 (%) 52 2.2 Tăng trưởng huy động vốn của các NHTM Lào 76 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với mục tiêu đưa nước Lào đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, CHDCND Lào đang tiến hành đẩy mạnh CNH, HĐH, trong đó chuyển dịch CCKT được coi là khâu đột phá, và là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong các ngành, các lĩnh vực sản xuất và hoạt động dịch vụ. Để thực hiện được vấn đề này cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó giải pháp về vốn có vai trò hết sức quan trọng. Hơn nữa, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và CHDCND Lào đã là thành viên của WTO thì việc xác định một CCKT hợp lý đảm bảo thúc đẩy kinh tế phát triển một cách bền vững là một trong những vấn đề phức tạp mà Nhà nước Lào đặc biệt quan tâm. Do vậy, việc tìm ra các giải pháp về vốn để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch CCKT một cách bền vững theo hướng CNH, HĐH là hết sức cần thiết và cấp bách. Với chức năng là một trung gian tài chính, là nơi cung ứng vốn quan trọng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng mức vốn đầu tư cho toàn xã hội, trong những năm qua các NHTM đã có những đóng góp to lớn vào công cuộc phát triển kinh tế đất nước và tác động mạnh mẽ vào quá trình chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH; với khối lượng vốn tín dụng đầu tư ngày càng tăng; kinh tế - xã hội phát triển và tăng trưởng bền vững; các hình thức huy động và sử dụng vốn tín dụng phong phú, đa dạng. Cũng như cả nước, hoạt động tín dụng của các NHTM tại Lào đã tác động mạnh mẽ trong việc thúc đẩy chuyển dịch CCKT theo hướng tích cực. Tuy nhiên, kết quả vẫn còn nhiều hạn chế, các nguồn tiềm năng của đất nước chưa được khai thác đầy đủ, kinh tế vẫn còn nghèo nàn, chưa tạo ra được bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấuvà phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp, hiện đại và bền vững. Trước yêu cầu mới là tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH nền kinh tế của CHDCND Lào trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế thì đòi hỏi cần phải giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề. Với điều kiện hiện nay, tích lũy nội bộ nền kinh tế còn thấp chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển, thì vấn đề cấp bách đặt ra là cần phải tiếp tục 1 nghiên cứu và tìm ra các giải pháp để hoàn thiện hoạt động tín dụng của các NHTM nhằm đáp ứng có hiệu quả nhu cầu về vốn, nhất là nguồn vốn trung và dài hạn để thúc đẩy nhanh và đột phá trong chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế một cách bền vững là vấn đề nan giải có tính cấp bách cả về lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ những nhận thức trên tác giả chọn đề tài: “Phát triển tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” để làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế. 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế học trên thế giới đều chỉ ra rằng, tín dụng có tác dụng rất lớn đối với yêu cầu phát triển kinh tế. Điều đáng chú ý là, các luận thuyết và các quan điểm đều nhìn nhận thấy mối quan hệ ràng buộc của tín dụng, ngân hàng với tiền tệ và lạm phát, vai trò của các nhân tố này đối với việc tạo ra hướng vận động và quy mô của luồng vốn trong nền kinh tế. Với tư cách là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, tín dụng ngân hàng là động lực mạnh mẽ kích thích mọi chủ thể kinh tế thực hiện tiết kiệm, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung những nguồn vốn nhàn rỗi, phân tán thành nguồn vốn lớn để cung ứng chto các hoạt động đầu tư. Tuy nhiên các nghiên cứu về tác động của tín dụng ngân hàng thương mại đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia còn khá ít. Ở Lào các công trình nghiên cứu về vấn đề này chưa được nhiều tác gỉa đề cập. Nghiên cứu về tác động của tín dụng NHTM đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Việt Nam, trong quá trình học tập và làm luận án, tác giả đã tìm hiểu được những công trình tiêu biểu như sau: (i) Hoàng Việt Trung (2002) ‘‘Tín dụng ngân hàng trong việc thúc đẩy chuyển chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Hà Nội’’, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Cuốn sách tập trung vào nghiên cứu vai trò và cơ chế tác của tín dụng ngân hàng trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Cuốn sách đã nêu lên được những vấn đề lý luận về vai trò của tín dụng ngân hàng việc thúc đẩy chuyển dịch chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH ở Thành phố Hà Nội; phân tích thực trạng tác động của tín dụng ngân hàng trong thúc 2 đẩy chuyển dịch chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội, những mâu thuẫn và yêu cầu đặt ra; đưa ra phương hướng và giải phát huy vai trò của tín dụng ngân hàng thúc đẩy chuyển dịch CCKT trên địa bàn phố Hà Nội theo hướng CNH, HĐH. (ii) Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Hà Huy Hùng (2003), bảo vệ tại Học Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh với đề tài ‘‘Đổi mới hoạt động tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch CCKT trên địa bàn Nghệ An theo hướng CNH, HĐH’’. Luận án chỉ tập trung nghiên cứu vai trò của tín dụng ngân hàng trong thúc đẩy chuyển dịch trên địa bàn Nghệ An theo hướng CNH, HĐH. Luận án tiếp tục làm rõ lý luận về tín ngân hàng và vai trò của tín dụng ngân hàng trong việc thúc đẩy chuyển dịch CCKT hướng CNH, HĐH; Phân tích thực trạng tác động của tín dụng ngân hàng đối với dịch CCKT ở Nghệ An giai đoạn 1991-2001; Đề xuất và đưa ra một số giải pháp đổi hoạt động tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy chuyển dịch CCKT trên địa bàn Nghệ An theo hướng CNH, HĐH. (iii) Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Xuân đồng (2006), bảo vệ tại Học Viện Ngân hàng với đề tài ‘‘Giải pháp tín dụng nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch CCKT ở tỉnh Bắc Ninh’’. Luận án đã khái quát các vấn đề lý luận về CCKT và vai trò của tín trong chuyển dịch CCKT, trong đó tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về tín dụng ngân hàng và tín dụng nhà nước; luận án đã phân tích đánh giá thực trạng tín dụng đối với quá trình chuyển dịch CCKT ở tỉnh Bắc Ninh từ năm 2000 đến năm 2004; đưa ra các đề xuất về các giải pháp và kiến nghị về tín dụng nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020. (iiii) Ngoài ra, còn một số luận án thạc sĩ, tiến sĩ ở Trường đại học kinh tế dân, Trường đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện ngân hàng, Học viện tài chính và các trường thuộc khối ngành kinh tế khác cũng đã được nghiên cứu và đề cập ở mức độ nhất định đến tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Những công trình khoa học đã công bố những vấn đề lý luận và thực tiễn về tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đã được phân tích và luận 3 giải tùy theo mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của từng công trình, hoặc chỉ nghiên cứu ở từng khía cạnh, và địa điểm cụ thể. Việc nghiên cứu một cách toàn diện tác động của tín dụng ngân hàng thương mại đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì rất ít có công trình đề cập đến. Tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, đến nay chưa có công trình khoa học10 nào đã công bố trùng lặp với công trình nghiên cứu của tác giả, đây là công trình khoa học độc lập và đầu tiên nghiên cứu về vai trò hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại CHDCND Lào. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án Mục đích của luận án Làm rõ những căn cứ lý luận và thực tiễn hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trên cơ sở đó đưa ra định hướng và các giải pháp để hoàn thiện hoạt động tín dụng của NHTM góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Lào theo hướng CNH, HĐH. Nhiệm vụ của luận án - Hệ thống hoá và làm rõ thêm những căn cứ lý luận và thực tiễn về vai trò, tác động của hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Phân tích, đánh giá và làm rõ tính đặc thù, những đặc điểm riêng về hoạt động tín dụng ngân hàng tại CHDCND Lào để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Đề xuất phương hướng và các giải pháp đồng bộ để tiếp tục hoàn thiện hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại nhằm nâng cao vai trò của nó trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại CHDCND Lào theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án - Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chủ yếu là cơ cấu ngành và cơ cấu kinh tế theo thành phần theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. 4 [...]... dụng ngân hàng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chương 2: Thực trạng về tác động của tín dụng ngân hàng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu tại nước CHDCND Lào Chương 3: Phát triển tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại nước CHDCND Lào 7 Những đóng góp mới của luận án 5 - Đưa ra cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng của NHTM, lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế. .. CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 1.1 KHÁI QUÁT VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển hoạt động tín dụng ngân hàng Hoạt động tín dụng ngân hàng đã xuất hiện rất sớm ở Châu Âu Từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ V trước công nguyên ở Hy Lạp và Ý đã xuất hiện các thương nhân làm nghề ngân hàng rồi sau đó phát triển ra các nước khác ở Châu Âu Hoạt động ngân. .. VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 1.2.1 Cơ cấu kinh tế 1.2.1.1 Khái niệm Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành” và liệt kê các loại cơ cấu khác nhau: Cơ cấu nền kinh tế quốc dân, cơ cấu theo ngành kinh tế kỹ thuật, cơ cấu theo vùng, cơ cấu theo đơn vị hành chính - lãnh thổ, cơ cấu thành phần kinh tế; ... quá trình thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu dùng Tăng trưởng kinh tế và quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế song hành trong môi trường và điều kiện phát triển kinh tế, giữa chúng có mối quan hệ đẩy kéo” Sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế hay cơ cấu thành phần kinh tế hay cơ cấu vùng kinh tế về thực chất là quá trình phân bổ và sử dụng các nguồn lực vào các hoạt động kinh tế tạo ra tăng trưởng Khi nền kinh. .. nghiệp nước ngoài Ngân hàng thương mại có thể thúc đẩy mối quan hệ này thông qua hình thức bảo lãnh, cho vay… đối với các doanh nghiệp để từ đó nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên trường quốc tế Như vậy, tín dụng Ngân hàng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của một đất nước, nó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển 1.2 CƠ CẤU KINH TẾ... động tín dụng NHTM đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH Chuyển dịch cơ câu kinh tế chịu tác động của nhiều nhân tố, tuy nhiên tài trợ vốn tín dụng của ngân hàng thương mại có tác động quan trọng trong việc thúc đẩy xu hướng và tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc thực hiện quá trình chuyển dịch theo định hướng, đặc biệt la cơ cấu ngành,... 1.2.1.3 Cơ cấu kinh tế hợp lý Cơ cấu kinh tế hợp lý là một cơ cấu kinh tế có khả năng tạo ra quá trình tái sản xuất mở rộng Cơ cấu kinh tế hợp lý được xem xét trên các điều kiện sau: - Cơ cấu kinh tế phải phù hợp với các quy luật khách quan - Cơ cấu kinh tế phải phản ánh được khả năng khai thác và sử dụng các nguồn lực kinh tế trong nước và đáp ứng được yêu cầu hội nhập với quốc tế và khu vực, nhằm tạo... ngành, cơ cấu kinh tế theo thành phần - Phân tích, đánh giá một cách khách quan, toàn diện và khoa học về vai trò hoạt động tín dụng của các NHTM trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đặc biệt làm rõ những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động tín dụng NHTM ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại CHDCND Lào Thời gian qua, cơ cấu kinh tế của Lào đã có sự chuyển dịch, ... 1.2.2.2 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện động thái sử dụng và phân bổ các nguồn lực của một quốc gia hay một địa phương nhằm tạo ra sự tăng trưởng của các bộ phận cấu thành cơ cấu kinh tế Nghiên cứu các học thuyết và thực tiễn của chuyển dịch cơ cấu kinh tế các nước sẽ chỉ ra cho chúng ta thấy xu hướng chung cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế [14], [15] a)... chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và cơ cấu theo thành phần tại CHDCND Lào theo hướng CNH, HĐH, phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội CHDCND Lào đến năm 2020 Các giải pháp của luận án vừa có tính định hướng, vừa đi sâu vào những vấn đề cụ thể của hoạt động tín dụng ngân hàng nhằm tác động tích cực và mạnh mẽ hơn đến quá trình chuyển dịch 6 CHƯƠNG 1 CƠ . hàng hóa, bản chất của quan hệ tín dụng là quan hệ vay mượn có hoàn trả cả vốn lẫn lãi sau một thời gian nhất định, là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn, là quan hệ bình đẳng hai bên 11 cùng. người bán. Khi chưa đến hạn thanh toán, nếu các DN cần tiền cho chu kỳ sản xuất tiếp theo sẽ mang các 7 thương phiếu đến NHTM xin chiết khấu. Việc đáp ứng yêu cầu thanh toán thương phiếu trước. phát sinh quan hệ tín dụng đến khi kết thúc quan hệ tín dụng. Người sử dụng vốn phải sử dụng vốn có hiệu quả, đúng mục đích vay… Thứ ba, chức năng thanh khoản và tạo tiền. Trong quan hệ tín dụng,

Ngày đăng: 19/01/2015, 23:28

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CAM ĐOAN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan