câu hỏi nhận định luật hình sự 2009 có bổ sung có đáp án đúng sai

19 2.5K 6
câu hỏi nhận định luật hình sự 2009 có bổ sung có đáp án đúng sai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A trộm cắp xe gắn máy của B, hành vi của A được xác định là đã cấu thành tội phạm, vì vậy luật hình sự sẽ điều chỉnh quan hệ sỡ hữu của B đối với xe gắn máy. Nhận định Sai. Vì đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là những QHXH phát sinh giữa NN và người PT khi người này thực hiện TP. Căn cứ đối tượng điều chỉnh của luật HS với nhận định trên thì sẽ điều chỉnh hành vi phạm tội của A đối với Nhà nước, không phải là quan hệ sỡ hữu của B đối với xe gắn máy. 2. A đốt nhà C, căn nhà trị giá 500 triệu đồng, tuy nhiên C là bạn của A nên C đã yêu cầu viện kiểm sát không truy tố A. Yêu cầu của C sẽ được chấp nhận Nhận định Sai. Luật HS điều chỉnh quan hệ pháp luật HS bằng phương pháp quyền uy: Sử dụng quyền lực NN trong việc điều chỉnh quan hệ pháp luật HS (truy cứu trách nhiệm HS) giữa NN và người PT. Cơ quan NN có quyền truy cứu trách nhiệm HS đối với người PT mà không bị cản trở bởi bất cứ thế lực của cá nhân, tổ chức nào. Người PT phải chịu trách nhiệm cá nhân trước NN mà ko được ủy thác cho người khác, vì vậy yêu cầu của C sẽ không được chấp nhận, A phải chịu trách nhiệm hình sự đối với nhà nước.

Nhận định: 1. A trộm cắp xe gắn máy của B, hành vi của A được xác định là đã cấu thành tội phạm, vì vậy luật hình sự sẽ điều chỉnh quan hệ sỡ hữu của B đối với xe gắn máy. Nhận định Sai. Vì đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là những QHXH phát sinh giữa NN và người PT khi người này thực hiện TP. Căn cứ đối tượng điều chỉnh của luật HS với nhận định trên thì sẽ điều chỉnh hành vi phạm tội của A đối với Nhà nước, không phải là quan hệ sỡ hữu của B đối với xe gắn máy. 2. A đốt nhà C, căn nhà trị giá 500 triệu đồng, tuy nhiên C là bạn của A nên C đã yêu cầu viện kiểm sát không truy tố A. Yêu cầu của C sẽ được chấp nhận Nhận định Sai. Luật HS điều chỉnh quan hệ pháp luật HS bằng phương pháp quyền uy: Sử dụng quyền lực NN trong việc điều chỉnh quan hệ pháp luật HS (truy cứu trách nhiệm HS) giữa NN và người PT. Cơ quan NN có quyền truy cứu trách nhiệm HS đối với người PT mà không bị cản trở bởi bất cứ thế lực của cá nhân, tổ chức nào. Người PT phải chịu trách nhiệm cá nhân trước NN mà ko được ủy thác cho người khác, vì vậy yêu cầu của C sẽ không được chấp nhận, A phải chịu trách nhiệm hình sự đối với nhà nước. 3. A là người quốc tịch Lào, phạm tội tại thành phố Cần Thơ. Vậy A phải chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam Nhận định Sai. Theo khoản 2 điều 5 BLHS Nếu A thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa 1 Việt Nam ký kết hoặc tham gia, hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của A được giải quyết bằng con đường ngoại giao 4. A phạm tội ngày 29/6/1999, vậy hành vi phạm tội của A sẽ được điều chỉnh bởi BLHS 1999. Nhận định Sai. BLHS 1999 có hiệu lực thi hành vào ngày 1/7/2000 vậy A phạm tội ngày 29/6/1999, hành vi phạm tội của A BLHS 1999 không điều chỉnh. 5. Theo luật hình sự Việt Nam hiện hành, chỉ có tội phạm mới được quy định trong BLHS. Nhận định Sai. Trong BLHS Việt Nam không chỉ quy định về tội phạm mà còn quy định về hình phạt, trách nhiệm hình sự… 6. Ngày 5/7/1999 Nguyễn Văn B do giận vợ nên đã đốt 5 triệu tiền lương, B đã bị khởi tố về tội phá hủy tiền tệ theo điều 98 BLHS 1985. Ngày 25/8/2008 TAND huyện X đã tuyên phạt B 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về hành vi trên. Quyết định của TAND là chưa chính xác. Nhận định Đúng. Theo quy định BLHS 1985 thì có quy định về tội phá hủy tiền tệ, nhưng tại BLHS 1999 không có quy định về tội này, vì vậy khi TAND xét xử B vào ngày 25/8/2008 thì BLHS 1985 đã hết hiệu lực trong trường hợp này phải sử dụng hồi tố, vì nếu có lợi cho người phạm tội thì bắt buộc phải hồi tố. 7. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm thay đổi phụ thuộc vào điều kiện lịch sự cụ thể. 2 Nhận định Đúng. Ví dụ hành vi đốt tiền được cho là nguy hiểm theo quy định BLHS 1985 thì tội này là tội phá hủy tiền tệ, nhưng BLHS 1999 không có quy định về tội này. 8. Bất kỳ hành vi nào gây nguy hiểm đáng kể cho xã hội cũng đều bị xem là tội phạm Nhận định Sai. Nếu hành vi gây nguy hiểm không có lỗi hoặc không được quy định trong BLHS Việt Nam thì không phải là tội phạm. Để được coi là tội phạm phải thỏa 4 đặc điểm sau: Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi đáng kể tới mức luật hình sự quy định, tính trái pháp luật hình sự, tính có lỗi, tính chịu hình phạt, thiếu 1 trong 4 đặc điểm thì không phải là tội phạm 9. Thực hiện 1 hành vi được quy định trong luật hình sự chưa thể bị xem là tội phạm Nhận định Đúng. Dựa vào đặc điểm của tội phạm, thực hiện 1 hành vi được quy định trong luật hình sự chưa thể bị xem là tội phạm vì chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm, có khi hành vi này không có lỗi, hoặc không đủ năng lực trách nhiệm hình sự Hoặc có thể giải thích nhận định như sau: Nhận định Đúng. Có khi người đó vì bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình mà chống trả lại 1 cách cần thiết, ví dụ A bị B uy hiếp lấy dao kề cổ, A gây thương tích lại cho B để thoát thân, theo khoản 1 điều 15 BLHS “ Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách 3 cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm” 10. Nguyễn Văn B phạm tội lừa dối khách hàng theo khoản 2 điều 162 BLHS và bị TAND tuyên phạt 2 năm tù. Vậy B phạm tội ít nghiêm trọng. Nhận định Sai. Theo khoản 2, khoản 3 điều 8 BLHS thì mặc dù anh B bị tuyên 2 năm tù nhưng loại tội anh ta phạm là loại tội nghiêm trọng, không phải là tội ít nghiêm trọng , theo nguyên tắc phải dựa vào khung hình phạt cao nhất không dựa vào mức án tòa tuyên vì vậy tội anh B phạm là tội nghiêm trọng, trong trường hợp người này có nhiều tình tiết giảm nhẹ TAND có thể tuyên nhẹ hơn khung, nhưng mặc dù người này có rất nhiều tình tiết tăng nặng vẫn không được tuyên vượt khung, mức án tòa tuyên không cố định nó sẽ thay đổi tùy theo tính nguy hiểm của hành vi. 11. Anh A phạm tội hủy hoại tài sản của người khác theo khoản 4 điều 143 BLHS anh A bị tòa tuyên phạt là 15 năm tù, anh A phạm tội rất nghiêm trọng. Nhận định Sai. Khung hình phạt cao nhất của tội này theo khoản 4 điều 143 BLHS là 20 năm hoặc chung thân, vì theo mức độ hành vi của anh A TAND có thể tuyên phạt 15 năm là phù hợp, nhưng tội anh A phạm là tội đặc biệt nghiêm trọng không phải là tội rất nghiêm trọng, theo nguyên tắc phải dựa vào khung hình phạt cao nhất không dựa vào mức án tòa tuyên 12. A đánh B gây thương tích và cướp tài sản của B. Vậy khách thể trực tiếp của tội phạm mà A thực hiện ( nếu có ) là B 4 Nhận định Sai. B và tài sản của B chính là đối tượng tác động của tội phạm, không phải là khách thể trực tiếp, khách thể trực tiếp của tội phạm mà A thực hiện đối với B là quyền sỡ hữu tài sản của B bị xâm hại và sức khỏe của B. 13. Đối tượng tác động của tội phạm luôn bị xấu đi khi bị tội phạm tác động. Nhận định Sai. Vì vẫn có trường hợp tác động vào đối tượng nhưng đối tượng không xấu đi. Ví dụ B trộm xe gắn máy, sau đó đi tân trang làm cho xe mới hơn để bán, thông qua việc tân trang xe để khai thác giá trị sử dụng của nó. 14. Nếu không có đối tượng tác động của tội phạm thì không có tội phạm xảy ra Nhận định Đúng. Đối tượng tác động chính là 1 bộ phận cấu thành mặt khách thể của tội phạm nếu không có đối tượng tác động thì không có tội phạm, nếu không thông qua việc tác động vào đối tượng thì sẽ không xâm phạm tới khách thể mà luật quy định. Ví dụ A muốn trộm tài sản của B mà B không có tài sản để trộm tức là không có đối tượng để A tác động thì sẽ không có tội phạm xảy ra. 15. Hành vi khách quan của tội phạm là dấu hiệu duy nhất để định tội. Nhận định Sai. Vì hành vi khách quan chỉ là 1 trong những bộ phận nằm trong mặt khách quan, hành vi khách quan được thể hiện dưới 2 dạng là hành động và không hành động, khi định tội danh không chỉ dựa vào mặt khách quan còn dựa vào yếu tố cấu thành tội phạm khác là chủ thể, chủ quan, khách thể. 5 16. Nếu 1 người nào đó theo pháp luật hình sự phải thực hiện 1 nghĩa vụ nào đó nhưng không thực hiện thì anh ta được xem là phạm tội với hình thức là không hành động Nhận định Sai. Ví dụ A chuẩn bị nhảy sông tự tử, B phát hiện, nhưng B là người vừa tàn tật ở chân, không thể bơi và bị câm bẩm sinh, vì vậy B không có điều kiện để cứu A, phải xem xét xem người này có điều kiện để cứu hay không, nếu không có điều kiện cứu thì không thể xem B là phạm tội dưới hình thức không hành động. 17. Làm chết người thì phải chịu trách nhiệm hình sự Nhận định Sai. Có trường hợp làm chết người nhưng không phải chịu trách nhiệm hình sự, trường hợp làm chết người do phòng vệ chính đáng điều 15 BLHS, tình thế cấp thiết điều 16 BLHS, hoặc người đứng ra thi hành án tử hình, làm chết người nhưng chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, người mắc bệnh tâm thần tới mức mất khả năng nhận thức và mất khả năng điều khiển hành vi. 18. Người mắc bệnh tâm thần không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình. Nhận định Sai. Theo khoản 1 điều 13 BLHS phải xét người mắc bệnh tâm thần tới mức độ nào, nếu mắc bệnh tâm thần mà vẫn còn khả năng nhận thức, hoặc khả năng điều khiển hành vi thì người đó vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. 19. A phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam thì luật hình sự Việt Nam điều chỉnh hành vi phạm tội của A. 6 Nhận định Đúng. Theo khoản 1 điều 5 BLHS “ Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” vì vậy A phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam thì luật hình sự Việt Nam điều chỉnh hành vi phạm tội của A 20. Những tội phạm bị tòa án tuyên phạt từ 3 năm trở xuống đều là tội phạm ít nghiêm trọng. Nhận định Sai. Theo khoản 3 điều 8 BLHS thì “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù…”. Để xác định loại tội phạm ít nghiêm trọng xác định khung hình phạt cao nhất là 3 năm tù, tuy nhiên một số tội còn có tình tiết giảm nhẹ 21. A 15 tuổi vô ý làm chết 3 người nhưng A không phải chịu trách nhiệm hình sự Nhận định Đúng. Theo khoản 2 điều 98 BLHS “ Phạm tội làm chết nhiều người thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm” và theo khoản 2 điều 12 BLHS “Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.” vì vậy A 15 tuổi theo khung hình phạt tại khoản 2 điều 98 BLHS thì tội này là rất nghiêm trọng, nhưng trong khoản 2 điều 12 BLHS có quy định người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, vì vậy tuy A phạm tội này là rất nghiệm trọng nhưng đây là lỗi vô ý vì vậy A không phải chịu trách nhiệm hình sự. 7 22. Những người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự nếu phạm tội với khung hình phạt cao nhất là 7 năm tù. Nhận định Đúng. Theo khoản 3 điều 8 BLHS “…tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất là của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù…” khung hình phạt cao nhất là 7 năm tù suy ra đây là tội nghiêm trọng và theo khoản 2 điều 12 BLHS “Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” Vì vậy những người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự với tội nghiêm trọng. 23. Một tội phạm chỉ được coi là thực hiện tại Việt Nam nếu tội phạm đó bắt đầu và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam. Nhận định Sai. Vì chỉ cần có 1 giai đoạn tội phạm được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, hoặc bắt đầu hoặc diễn ra, hoặc kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam thì coi như hành vi đó được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Ví dụ là tội buôn lậu, lấy hàng từ bên Trung Quốc sau đó chuyển hàng và tiêu thụ tại Việt Nam, bắt đầu phạm tội là ở Trung Quốc nhưng kết thúc là ở Việt Nam thì hành vi đó được coi là thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam 24. D giết người trong khi bị bệnh tâm thần do đó D không phải chịu trách nhiệm hình sự. Nhận định Sai. Theo khoản 1 điều 13 BLHS, phải xét D mắc bệnh tâm thần tới mức độ nào, nếu mắc bệnh tâm thần mà vẫn còn khả năng nhận thức, hoặc khả năng điều khiển hành vi thì D vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự, còn vấn đề D bị bệnh đó chỉ là 1 tình tiết giảm nhẹ cho hành vi giết người của D 8 25. Lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp khác nhau ở chổ người phạm tội trực tiếp hay gián tiếp gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Nhận định Sai. Theo điều 9, điều 10 BLHS Lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp khác nhau về mặt ý chí, lỗi cố ý trực tiếp thì người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra khi thực hiện hành vi, còn lỗi cố ý gián tiếp, thì người phạm tội không mong muốn nhưng có ý để mặc cho hậu quả xảy ra khi thực hiện hành vi 26. Gây thiệt hại cho người khác do sự kiện bất ngờ thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Nhận định Đúng. Theo điều 11 BLHS, ví dụ A đang chạy xe trên đường với tốc độ bình thường, không có nồng độ cồn trong người, và tinh thần tỉnh táo đột nhiên B lao vào xe A và chết. Trường hợp này là gây thiệt hại trong sự kiện bất ngờ, vì vậy A không có lỗi, nên không phải chịu trách nhiệm hình sự, và A không phải là tội phạm 27. Người gây thiệt hại cho người khác do sự kiện bất ngờ thì người đó không phải là tội phạm. Nhận định Đúng. Theo điều 11 BLHS, ví dụ A đang chạy xe trên đường với tốc độ bình thường, không có nồng độ cồn trong người, và tinh thần tỉnh táo đột nhiên B lao vào xe A và chết. Trường hợp này là gây thiệt hại trong sự kiện bất ngờ, vì vậy A không có lỗi, nên không phải chịu trách nhiệm hình sự, và không phải chịu trách nhiệm hình sự có nghĩa là A không phải là tội phạm 9 28. Gây thiệt hại cho người khác do sự kiện bất ngờ thì được miễn trách nhiệm hình sự. Nhận định Sai. Theo điều 11 BLHS thì sự kiện bất ngờ không phải chịu trách nhiệm hình sự vì vậy không phải là tội phạm. Còn miễn trách nhiệm hình sự thì có nghĩa họ là tội phạm nhưng do họ có hoàn cảnh điều kiện nào đó, luật miễn phần trách nhiệm hình sự cho họ, nhưng họ vẫn là tội phạm 29. A muốn đi cướp giật tài sản nên đến hỏi mượn xe gắn máy của B, hành vi của A được xem là chuẩn bị phạm tội cướp giật tài sản. Nhận định Đúng. Theo điều 17 BLHS “Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm.Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện” như vậy hành động của A mượn xe gắn máy của B có nghĩa là chuẩn bị phương tiện cho việc phạm tội cướp giật tài sản 30. Tự mình không thực hiện tiếp tục một tội phạm nào đó. Trong khi tội phạm đó đang xảy ra thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Nhận định Đúng. Theo điều 19 BLHS “ …Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm…” Ví dụ anh A chỉ mới đe dọa chị B để cướp tài sản của chị B, chị B sợ không đứng ra kháng cự được, anh A thấy vậy không lấy tài sản của chị B nữa, thì lúc này hậu quả của A gây ra chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm, thì anh A được miễn trách nhiệm hình sự về tội này, mà anh A không có tội nào khác nữa ngoài tội này, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. 10 [...]... dùng hình phạt tử hình Nhận định Sai Luật hình sự Việt Nam mang tính nhân đạo đối với phụ nữ 16 48 Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội Nhận định Sai Người chưa thành niên phạm tội vẫn có thể bị áp dụng hình thức phạt tiền Người chưa thành niên là người được chia làm 2 giai đoạn; người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi, và từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, trách nhiệm hình sự giữa... A chắc chắn bị áp dụng hình phạt Nhận định Sai Trách nhiệm pháp lý A phải chịu đó không phải là trách nhiệm hình sự mà là trách nhiệm hành chính, vậy biện pháp chế tài trong trách nhiệm hành chính không gọi là hình phạt 53 Người đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, dù phạt tội gì cũng không bị áp dụng hình phạt tử hình Nhận định Sai Theo điều 35 BLHS “…Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa... BLHS thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự 18 Nhận định Sai Vô ý làm chết nhiều người là lỗi vô ý, theo nguyên tắc lỗi vô ý thì sẽ không có giai đoạn chuẩn bị phạm tội vì vậy sẽ không chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này 55 BLHS Việt Nam có hiệu lực đối với tất cả các hành vi phạm tội được thực hiện ở Việt Nam Nhận định Đúng Theo khoản 1 điều 5 BLHS “Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành... vì thế hình phạt sẽ khác nhau Ví dụ A và B đánh C gây thương tích cho C, nhưng A đánh C mạnh, B đánh C nhẹ, thì mức độ gây thương tích sẽ khác nhau 36 Mọi trường hợp đồng phạm đều là phạm tội có tổ chức 12 Nhận định Sai Theo khoản 3 điều 20 BLHS phạm tội có tổ chức là đồng phạm ở mức độ cao, những người trong đồng phạm có sự liên kết chặt chẽ với nhau, và phạm tội có tổ chức thì luôn luôn phải có người... tại điều 250 BLHS Vì vậy người có hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có không phải là người giúp sức trong đồng phạm 43 Sự chống trả gây thiệt hại khi chưa có hành vi tấn công sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự Nhận định Sai Theo điều 15 BLHS, ví dụ: sẽ có những trường hợp nếu anh A có thể chứng minh được ngay lập tức anh B có thể tấn công mình, thì anh A đã có quyền phát sinh phòng vệ,... đã trễ có thể B sẽ bị A giết chết hoặc gây thương tích, vì vậy sự chống trả gây thiệt hại khi chưa có hành vi tấn công sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự 44 Giết người do phòng vệ chính đáng thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự Nhận định Đúng Theo khoản 1 điều 15 BLHS “Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của... nhưng có những vụ đồng phạm đơn giản, mọi người tham gia vào đều là những người thực hành, vẫn gọi là đồng phạm nhưng đó là vụ đồng phạm đơn giản, không phải là phạm tội có tổ chức 37 Mọi trường hợp phạm tội có tổ chức đều là đồng phạm Nhận định Đúng Theo khoản 3 điều 20 BLHS “ Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm, có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm” 38 Không có kẻ... được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này” Căn cứ theo điều 19 BLHS người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm, suy ra bản thân người này là tội phạm nhưng họ được miễn phần trách nhiệm hình sự về tội họ định phạm Ví dụ A mua... nhưng theo luật hình sự Việt Nam B vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự Nhận định Đúng Theo điều 17 BLHS “ Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện” Anh B căn cứ theo điều 17 BLHS thì anh B có hành... khác có thể không có chủ thể đặc biệt nhưng ít nhất người thực hành phải có dấu hiệu là chủ thể đặc biệt, thì những người khác coi như cũng có dấu hiệu chủ thể đặc biệt 41 Tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ không thể có đồng phạm Nhận định Sai Tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ vẫn có một số tội là lỗi cố ý thì sẽ có đồng phạm xảy . phạm, có khi hành vi này không có lỗi, hoặc không đủ năng lực trách nhiệm hình sự Hoặc có thể giải thích nhận định như sau: Nhận định Đúng. Có khi người đó vì bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng. áp dùng hình phạt tử hình. Nhận định Sai. Luật hình sự Việt Nam mang tính nhân đạo đối với phụ nữ 16 48. Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội. Nhận định Sai. Người. trách nhiệm hình sự. 19. A phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam thì luật hình sự Việt Nam điều chỉnh hành vi phạm tội của A. 6 Nhận định Đúng. Theo khoản 1 điều 5 BLHS “ Bộ luật hình sự được áp dụng

Ngày đăng: 19/01/2015, 19:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan