sáng kiến kinh nghiệm làm công tác thư viện

30 5.7K 15
sáng kiến kinh nghiệm làm công tác thư viện

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LÀM CÔNG TÁC THƯ VIỆN LỜI GIỚI THIỆU Thư viện trường học là một bộ phận trọng yếu không thể thiếu được. Bằng phương tiện sách báo, đang góp phần làm tốt việc chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ ngay từ tuổi ấu thơ cho đến lúc trưởng thành, góp phần quyết định chất lượng và không ngừng nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên, mở rộng kiến thức và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh. Đứng trước những nhiệm vụ to lớn của công cuộc cải cách giáo dục hiện nay để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Từ mục đích yêu cầu vai trò của thư viện trong trường học hoạt động chủ yếu của giáo viên và học sinh là giảng dạy và học tập. Cả hai hoạt động này đều phải sử dụng sách báo. Vì vậy tổ chức thư viện trong nhà trường nhằm thoả mãn nhu cầu về sách, báo cho giáo viên và học sinh là một yêu cầu khách quan không thể thiếu được. Thư viện còn giúp các em xây dựng được phương pháp học tập và phong cách làm việc khoa học, biết sử dụng sách báo trong thư viện. Đồng thời tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hoá mới trong nhà trường. Đối với yêu cầu trên tôi nhận thấy đối tượng phục vụ của Thư viện bao gồm tất cả mọi thành viên trong nhà trường: giáo viên, học sinh…. Trong từng loại đối tượng có sự thuần nhất tương đối về yêu cầu phục vụ. Trong những đặc điểm về tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh để mượn sách, báo cho phù hợp. TRƯỜNG THCS HỒNG THỦY CBTV: Trần Thị Mai Lý 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LÀM CÔNG TÁC THƯ VIỆN PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 MỤC ĐÍCH VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Thế kỷ XXI - Thế kỷ thông tin và nền kinh tế tri thức; trong thế kỷ này hơn bao giờ hết thông tin có ý nghĩa quan trọng và quyết định sự phát triển của mỗi Quốc gia. Vì vậy, việc đảm bảo nguồn tin đầy đủ, nhanh chóng và chất lượng cho mọi lĩnh vực và đời sống xã hội đang là vấn đề có tính cấp thiết. Điều đó đỏi hỏi mỗi Quốc gia bên cạnh việc củng cố và phát triển nguồn tin trong nước còn cần phải mở rộng quan hệ hợp tác với các nước khác trong khu vực và trên thế giới để chia sẻ và phát triển nguồn tin. Đối với Việt Nam, trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, việc đảm bảo và phát triển nguồn tin cho mọi lĩnh vực của đời sống xã hội có ý nghĩa hết sức lớn lao. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn Quốc lần thứ IX của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc Văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường”. [Đảng Cộng sản Việt Nam Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn Quốc lần thứ IX H.: Chính trị Quốc gia, 2001 tr.120]. Thực hiện nghị quyết IX của Trung ương Đảng, để góp phần thúc đẩy nhanh chóng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; với chức năng và nhiệm vụ đặc thù của nhà trường, Trường THCS Hồng Thủy trong nhiều năm qua đặc biệt chú trọng đến việc đổi mới giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu phương pháp dạy và học có hiệu quả nhằm cung cấp, bồi dưỡng cho đất nước những nhân tài cho tương lai, có đầy đủ phẩm chất đạo đức, là con ngoan trò giỏi, những mầm non tướng lai của đất nước trong giai đoạn đổi mới. Cùng với các hoạt động khác của Nhà trường, hoạt động Thông tin - thư viện không ngừng được chú trọng và đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ thông tin cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh trong và ngoài nhà trường. TRƯỜNG THCS HỒNG THỦY CBTV: Trần Thị Mai Lý 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LÀM CÔNG TÁC THƯ VIỆN Bên cạnh những thành tích và kết quả mà Thư viện Trường THCS Hồng Thủy đạt được việc phát triển vốn tài liệu, phát triển nguồn tin cũng đang còn nhều bất cập cần phải nghiên cứu và tìm ra các giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng nguồn tin. Vì vậy, việc chọn đề tài nghiên cứu “Công tác xây dựng phát triển vốn tài liệu của Thư viện Trường THCS Hồng Thủy - Thực trạng và giải pháp” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu của Trường THCS Hồng Thủy nói chung và Thư viện các trường học nói riêng. 1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác phát triển vốn tài liệu của Thư viện Trường THCS Hồng Thủy, tôi muốn đánh giá những kết quả đã đạt được và tìm ra những điểm còn hạn chế, ảnh hưởng đến công tác phát triển nguồn tin. Từ đó, đưa ra những kiến nghị, đề xuất và các giải pháp nhằm góp phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác phát triển vốn tài liệu của Thư viện Trường THCS Hồng Thủy. 1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung chuyên sâu nghiên cứu và xem xét toàn bộ nội dung liên quan đến công tác phát triển vốn tài liệu của Thư viện Trường THCS Hồng Thủy: Thành phần vốn tài liệu; Diện bổ sung; Kinh phí cho hoạt động bổ sung; Kế hoạch chính sách bổ sung; Các nguồn bổ sung; Nhân lực thực hiện công tác bổ sung 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn về : + Mặt không gian: Công tác bổ sung vốn tài liệu của Thư viện Trường THCS Hồng Thủy trong giai đoạn hiện nay. + Mặt thời gian: Công tác phát triển vốn tài liệu của Thư viện Trường THCS Hồng Thủy trong giai đoạn hiện nay. TRƯỜNG THCS HỒNG THỦY CBTV: Trần Thị Mai Lý 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LÀM CÔNG TÁC THƯ VIỆN 1.4 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.4.1 Cơ sở lý luận Dựa trên cơ sở lý luận và quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác sách, báo và thông tin thư viện. 1.4.2 Phương pháp nghiên cứu. Trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài: “Công tác xây dựng, phát triển vốn tài liệu của Thư viện Trường THCS Hồng Thủy - Thực trạng và giải pháp” tôi đã sử dụng nhiều phương pháp như: Điều tra thực tế, quan sát; phỏng vấn; Tổng hợp tài liệu liên quan đến nội dung đề tài; Thống kê và phân tích, đánh giá các số liệu thu thập được trong thời gian nghiên cứu. 1.5 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI “Công tác xây dựng phát triển tài liệu của Thư viện Trường THCS Hồng Thủy - Thực trạng và giải pháp” là đề tài hoàn toàn mới ở cấp độ nghiên cứu báo cáo tốt nghiệp. Vào năm 2004 mới chỉ có bài báo cáo khoa học của tác giả Nguyễn Thu Thảo về phát triển tài liệu của Thư viện Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội. Các kết quả nghiên cứu về nội dung cụ thể của đề tài còn rất hiếm hoi. Vì vậy, tác giả gặp không ít khó khăn. Song, với sự cố gắng cao nhất trong khả năng cho phép, bài báo cáo có những đóng góp sau: Về mặt lý luận: Báo cáo đã khẳng định được tầm quan trọng và giá trị thiết thực của công tác xây dựng và phát triển vốn tài liệu. Ngoài ra, nó còn giúp chúng ta hiểu được quy trình của công tác bổ sung vốn tài liệu trong hoạt động thông tin thư viện nói chung và của Thư viện Trường Đại học Ngoại thương nói riêng. Về mặt thực tiễn: Phản ánh thực trạng hoạt động bổ sung vốn tài liệu tại Thư viện Trường THCS Hồng Thủy, đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu, đưa ra những kiến nghị cho Thư viện Trường THCS Hồng Thủy, từ đó góp phần đẩy mạnh, phát huy những mặt mạnh đồng thời hạn chế và khắc phục những mặt yếu để đưa Thư viện ngày càng phát triển hơn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học của Trường THCS Hồng Thủy nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước. TRƯỜNG THCS HỒNG THỦY CBTV: Trần Thị Mai Lý 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LÀM CÔNG TÁC THƯ VIỆN 1.6 BỐ CỤC Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần nội dung của bài báo cáo được coi là trọng tâm, gồm 3 chương : Chương 1: Trường THCS Hồng Thủy trước nhiệm vụ đổi mới giáo dục và đào tạo trong thời kì công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Chương 2: Thực trạng công tác phát triển vốn tài liệu tại Thư viện trường THCS Hồng Thủy. Chương 3: Một số nhận xét và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát triển nguồn vốn tài liệu của Thư viện trường THCS Hồng Thủy. TRƯỜNG THCS HỒNG THỦY CBTV: Trần Thị Mai Lý 5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LÀM CÔNG TÁC THƯ VIỆN PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: TRƯỜNG THCS HỒNG THỦY TRƯỚC NHIỆM VỤ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC 1.1. Xã Hồng Thủy trước sự nghiệp đổi mới giáo dục. Tình hình phát triển của Trường THCS Hồng Thủy trong sự nghiệp đổi mới giáo dục: * Xã Hồng Thủy trước sự nghiệp đổi mới giáo dục: Xã Hồng Thủy là một xã có chiều dài gần 7 km nằm dọc tuyến quốc lộ 1A trong đó: Phía Tây giáp phà Hặc Hải. Phía Đông có động cát và rừng phi lao giáp với xã Hải Ninh - Quảng Ninh. Phía Bắc giáp với xã Gia Ninh - Quảng Ninh. Phía Nam giáp với xã Thanh Thủy - Lệ Thủy. Đi từ Bắc vào Nam là xã đầu tiên của huyện Lệ Thủy. Xã Hồng thủy là một xã có bề dày lịch sử về phong trào giáo dục của huyện Lệ Thủy, học sinh có truyền thống hiếu học và học giỏi. Chính quyền địa phương thường xuyên chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là phong trào phát triển tốt kể từ năm 1997 trở lại đây. Biểu hiện là: Hệ thống trường lớp phát triển nhanh đồng bộ đạt yêu cầu về cơ sở vật chất kĩ thuật để phục vụ cho việc giảng dạy và học tập. Chất lượng giáo dục ổn định và vững chắc trong đó có 2 trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia năm 2002, 2003. Năm 2004 xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở. Trường THCS Hồng Thủy đang chuẩn bị xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và đạt trong năm 2010. Tỉ lệ học sinh vào cấp 3 cao so với các vùng trong huyện đạt khoảng 75%. Hằng năm phong trào học sinh giỏi ở trường duy trì khá tốt và có nhiều học sinh được hội khuyến học xã thưởng cho học sinh đạt giải ở cấp huyện và cấp tỉnh. TRƯỜNG THCS HỒNG THỦY CBTV: Trần Thị Mai Lý 6 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LÀM CÔNG TÁC THƯ VIỆN Trong nhiều năm học trở lại đây trường THCS Hồng Thủy đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc. Nhờ có phong trào xã hội hóa giáo dục phát triển mà cơ sở vật chất của nhà trường tăng trưởng nhanh, hoạt động học tập của các em có nhiều chuyển biến tích cực giúp cho nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ của năm học. * Tình hình phát triển của Trường THCS Hồng Thủy trong sự nghiệp đổi mới giáo dục: Trường THCS Hồng Thủy nằm dọc đường quốc lộ 1A của xã Hồng Thủy. Trước đây cơ sở vật chất còn nghèo nàn không đủ phòng học và phòng chức năng. Chủ yếu là nhà cấp 4 đã xuống cấp trầm trọng. Năm học 2003 - 2004 dự án kiên cố hóa trường học đã xây dựng cho trương THCS Hồng Thủy mội dãy nhà cao tầng gồm có 8 phòng học; từ đó đến nay cơ sở vật chất của nhà trường không ngừng tăng trưởng, điều kiện làm việc của giáo viên và học tập của học sinh có nhiều thay đổi, cảnh quan môi trường có nhiều cải thiện đáng kể. Đặc biệt tháng 12 năm 2009 nhà trường đã đưa vào sử dụng dãy nhà kiên cố thứ 2 trị giá 1.7 tỉ đồng làm cho cơ sơ vật chất của nhà trường càng tăng trưởng hơn. Qua 4 năm gần đây, với sự quan tâm của địa phương và đặc biệt là sự nỗ lực của thầy và trò trong công tác lao động, xây dựng và cải tạo khuôn viên trường; cơ sở vật chất cơ bản đã hoàn chỉnh, học sinh có điều kiện học thể dục và hoạt động ngoài giờ. Đến thời điểm này trường THCS Hồng Thủy đã để lại dấu ấn mỗi khi có khách ghé tham trường. Có thể khẳng định trường THCS Hồng Thủy là một trong những trường có khuôn viên và mặt bằng đẹp trong huyện Lệ Thủy. 1.2. Cơ sở vật chất trang thiết bị của Thư viện trường THCS Hồng Thủy Cơ sở vật chất trong thư viện được trang bị đầy đủ có đủ mọi điều kiện để đáp ứng cho nhu cầu đọc sách của giáo viên và học sinh. * Cơ sở vật chất của thư viện bao gồm: 1. Phòng Thư viện có diện tích 81m 2 , được chia ra làm 2 phòng: phòng đọc giáo viên có diện tích 27m 2 và có 30 chỗ ngồi. Phòng đọc học sinh có diện tích 54m 2 và có 40 chỗ ngồi. - Có giá, tủ chuyên dùng để đựng sách báo. Đủ bàn ghế cho cán bộ thư viện làm việc. Có tủ mục lục, sổ mục lục, và bảng giới thiệu sách mới. TRƯỜNG THCS HỒNG THỦY CBTV: Trần Thị Mai Lý 7 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LÀM CÔNG TÁC THƯ VIỆN 2. Phòng Thư viện được xây dựng kiên cố, cao ráo, sách báo được bảo quản tốt, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp và có khoa học. 3. Trang thiết bị chuyên dùng đầy đủ và được bố trí hợp lý theo nghiệp vụ quản lý thư viện (giá sách, tủ, bàn ghế, thư mục, máy vi tính, các phương tiện nghe nhìn, ), từng bước được hiện đại hoá theo xu thế phát triển chung. * Kho sách được chia thành các bộ phận: 1. Sách giáo khoa hiện hành: - Đối với học sinh: Đảm bảo mỗi học sinh có đủ 1 bộ sách để học. - Đối với giáo viên: Sách giáo khoa phục vụ cho giáo viên soạn giảng: 796 cuốn. - Ngoài ra thư viện còn mỗi tên sách có 6 bản cho giáo viên dạy bộ môn đó. 2. Sách nghiệp vụ của giáo viên: - Sách bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm : 746 cuốn 3. Sách tham khảo : a. Sách tham khảo bộ môn. 365 cuốn b. Sách tra cứu, từ điển, tác phẩm kinh điển có 96 cuốn c. Sách mở rộng kiến thức, nâng cao trình độ các môn học phù hợp với chương trình từng cấp học có 342 bản d . Sách phục vụ các nhu cầu về mở rộng , năng cao kiến thức chung , tài liệu các cuộc thi theo chủ đề, chuyên đề, đề thi học sinh giỏi 163 bản. e. Sách nâng cao trình độ chuyên môn ngoại ngữ, tin học, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên : 126 cuốn (Đảm bảo 1 GV 1 cuốn, 3 bản lưu tại thư viện .) f. Có kế hoạch bổ sung sách thư viện trong 5 năm : 1562 cuốn g . Số lượng sách tham khảo bình quân đạt 09 cuốn / học sinh TRƯỜNG THCS HỒNG THỦY CBTV: Trần Thị Mai Lý 8 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LÀM CÔNG TÁC THƯ VIỆN 4. Báo, tạp chí: Có các loại báo phù hợp với lứa tuổi học sinh và các tạp chí, báo chung của Đảng, Nhà nước, địa phương và các đoàn thể quần chúng. - Hàng năm dành kinh phí bổ sung cho thư viện từ 2 - 3% tổng ngân sách giáo dục địa phương để mua sắm sách, báo, thiết bị sửa chữa, nâng cấp thư viện thực hiện theo Thông tư liên Bộ Tài chính – Giáo dục và Đào tạo số 30/TTLB ngày 26/7/1990. - Hàng năm Nhà xuất bản Giáo dục và các Công ty sách - Thiết bị trường học ở các tỉnh dành một khoản kinh phí trong chi phí sản xuất kinh doanh để sử dụng vào việc hướng dẫn, tuyên truyền, giới thiệu sách, báo; chỉ đạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng của nhân viên phụ trách công tác thư viện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện trường học TRƯỜNG THCS HỒNG THỦY CBTV: Trần Thị Mai Lý 9 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LÀM CÔNG TÁC THƯ VIỆN 1.3. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Thư viện Trường THCS Hồng Thủy trước nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu của nhà trường. Thư viện trường học là kho tàng tri thức của nhân loại, là một bộ phận trọng yếu không thể thiếu được trong trường phổ thông, là nơi lưu giữ nét đẹp tinh hoa, văn hoá, những thành quả lao động trí óc và kinh nghiệm trong quá trình sống và tồn tại của con người. Ngày nay, nhu cầu học tập và nghiên cứu của con người ngày càng đòi hỏi thư viện trường học phải tổ chức phục vụ đáp ứng đầy đủ nhu cầu đó và cán bộ thư viện là cầu nối giữa kho tài liệu của thư viện với bạn đọc và người sử dụng. Thực hiện kế hoạch chỉ đạo của các cấp, 4 tháng đầu năm học 2008 - 2009 thư viện trường THCS Hồng Thủy đã xây dựng cho mình kế hoạch hoạt động rõ ràng theo từng tháng dựa trên cơ sở hoạt động của thư viện ngành. Nhà trường đã chú trọng đầu tư thêm trang thiết bị cho thư viện tương đối đầy đủ như: các loại sổ sách TRƯỜNG THCS HỒNG THỦY CBTV: Trần Thị Mai Lý 10 [...]... Chính phủ về công tác thư viện đã đề cập đến vấn đề bổ sung sách báo của thư viện như sau : “Bổ sung sách báo cho thư TRƯỜNG THCS HỒNG THỦY CBTV: Trần Thị Mai Lý 20 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LÀM CÔNG TÁC THƯ VIỆN viện là công tác then chốt về mặt chất lượng của kho sách thư viện, việc bổ sung sách báo phải được làm thư ng xuyên và có kế hoạch Uỷ ban hành chính các cấp, các ngành quản lý thư viện cần căn... Trần Thị Mai Lý 15 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LÀM CÔNG TÁC THƯ VIỆN đào tạo cán bộ và hướng dẫn nghiệp vụ Công tác tổ chức thông tin thư viện là tổ chức hai nhóm công việc: công tác kỹ thuật nghiệp vụ và công tác phục vụ người dùng tin với các nhiệm vụ như: tổ chức định mức lao động, tổ chức phân công lao động hợp lý tổ chức công tác phục vụ người dùng tin, quy trình kỹ thuật thông tin thư viện tổ chức đào... của Thư viện đã được Đảng uỷ và cấp phòng giáo dục giao phó Dưới Ban điều hành của Thư viện có nhân viên làm công tác thư viện có nhiệm vụ làm tất cả các công tác thư viện như: bổ sung, phân loại, xếp giá, lưu trữ và bảo quản vốn tài liệu Về việc quản lý thư viện: Ban quản lý Thư viện gồm một cán bộ chuyên quản lý chung mọi hoạt động và sự phát triển của Thư viện cũng như việc tiếp nhận nguồn kinh. .. thư ng xuyên và đúng nguyên tắc Thư viện luôn mở cửa thư ng xuyên để bạn đọc vào thư viện đọc sách CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỄN VỐN TÀI LIỆU TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG THCS HỒNG THỦY 2.1 Vai trò của công tác phát triển vốn tài liệu trong hoạt động thông tin thư viện tại các Trường THCS nói chung và Trường THCS Hồng Thủy nói riêng TRƯỜNG THCS HỒNG THỦY CBTV: Trần Thị Mai Lý 19 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM... xếp đúng nghiệp vụ thư viện Có bảng hướng dẫn sử dụng tài liệu theo đúng nội quy của thư viện, Thư viện còn biên soạn được 4 bản thư mục phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập của học sinh Có biểu đồ phát triển từng kho sách và bảng theo dõi tình hình đọc sách của giáo viên và học sinh hàng tháng TRƯỜNG THCS HỒNG THỦY CBTV: Trần Thị Mai Lý 13 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LÀM CÔNG TÁC THƯ VIỆN Lưu giữ, bảo... hoạt động thông tin thư viện 3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trong công tác phát triển vốn tài liệu của Thư viện Trường Trên cơ sở đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu các nguồn bổ sung vốn tài liệu của Thư viện Trường THCS Hồng Thủy, tôi xin đưa ra một số kiến nghị và giải pháp hy TRƯỜNG THCS HỒNG THỦY CBTV: Trần Thị Mai Lý 26 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LÀM CÔNG TÁC THƯ VIỆN vọng sẽ đóng góp... thuật trong thư viện Thư viện Trường THCS Hồng Thủy cần tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác với thư viện của các trường, các cơ quan,tổ chức, thư viện trong và ngoài tỉnh để mở rộng hơn nữa nguồn bổ sung vốn tài liệu Thu hút các nguồn trao đổi tặng biếu đảm bảo tính đa dạng, phong phú cho kho tài liệu của mình TRƯỜNG THCS HỒNG THỦY CBTV: Trần Thị Mai Lý 28 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LÀM CÔNG TÁC THƯ VIỆN Có... tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ thư viện; tạo điều kiện cho cán bộ Thư viện nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn TRƯỜNG THCS HỒNG THỦY CBTV: Trần Thị Mai Lý 14 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LÀM CÔNG TÁC THƯ VIỆN Xác định rõ những chức năng, nhiệm vụ trên trong hoạt động thông tin, Thư viện Trường THCS Hồng Thủy đang cố gắng thực hiện tốt những nhiệm vụ đặt ra để đưa Thư viện ngày càng phát triển hơn 1.4... viện của Trường THCS Hồng Thủy Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phát triển vốn tài liệu tại Thư viện các trường THCS nói chung, Thư viện Trường THCS Hồng Thủy đã thực hiện công tác phát triển vốn tài liệu thông qua chức năng, nhiệm vụ sau: TRƯỜNG THCS HỒNG THỦY CBTV: Trần Thị Mai Lý 22 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LÀM CÔNG TÁC THƯ VIỆN - Giúp tạo bộ sưu tập mới - Chỉnh sửa hoặc thêm mới - Xoá bộ... đích phục vụ tốt công tác bạn đọc TRƯỜNG THCS HỒNG THỦY CBTV: Trần Thị Mai Lý 16 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LÀM CÔNG TÁC THƯ VIỆN Các phòng trong thư viện đều tập hợp tất cả các loại sách, báo, tạp chí và các loại sách tham khảo được phục vụ tại chỗ cho nhu cầu tin, giảng dạy, học tập của cán bộ giáo viên và học sinh Với mô hình tổ chức trên Thư viện trường THCS Hồng Thủy đã thực hiện tốt công tác phục vụ bạn . Lý 15 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LÀM CÔNG TÁC THƯ VIỆN đào tạo cán bộ và hướng dẫn nghiệp vụ. Công tác tổ chức thông tin thư viện là tổ chức hai nhóm công việc: công tác kỹ thuật nghiệp vụ và công tác. viên phụ trách công tác thư viện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện trường học TRƯỜNG THCS HỒNG THỦY CBTV: Trần Thị Mai Lý 9 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LÀM CÔNG TÁC THƯ VIỆN 1.3. Chức. Lý 18 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LÀM CÔNG TÁC THƯ VIỆN Tình hình đọc sách trong thư viện của giáo viên và học sinh trong nhà trường luôn diễn ra thư ng xuyên và đúng nguyên tắc. Thư viện luôn mở cửa thư ng

Ngày đăng: 19/01/2015, 14:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan