NĂNG LỰC GIÁO DỤC CẦN CÓ CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM

115 2K 1
NĂNG LỰC GIÁO DỤC CẦN CÓ CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1.NGUYEN THANH BINH.doc 2.Đ ĐÌNH THAI - LÊ CHI LAN-HO VAN BINH.doc 3.NGUYN TH QUNH PHNG.doc 4.NGUYN TH LAN.doc 5.PHM TH ĐOT.docx 6.TRN HOÀNG ANH.doc 7.TRNH VIT TOÀN.doc 8.NGUYN THU HNG.docx 9.MAI TRNG HUY.docx 10.TRN TH BÍCH VÂN.doc 11.NGUYEN THI THU HA.doc 12.HA THI ANH.doc 13. NGÔ TH THU NGA.doc 14.LE TUNG LAM.doc 15.NGÔ CHN TU.doc 16.LÃ THUÝ HNG-PHM XUAN HAU.doc 1 NĂNG LỰC GIÁO DỤC CẦN CÓ CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM NGUYỄN THANH BÌNH () TÓM TẮT Bài viết đề cập đến một phương diện quan trọng trong năng lực của người giáo viên (GV), đó là năng lực giáo dục (GD). Trong đào tạo sư phạm và thực tiễn GD, năng lực GD của sinh viên cũng như của GV còn rất hạn chế nên chưa thực hiện được đầy đủ chức năng GD học sinh (HS). Điều đó đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng GD và nhân cách HS. Trên cơ sở chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và bản chất quá trình GD, tác giả đã phác thảo năng lực GD của sinh viên với 9 tiêu chí, 35 chỉ báo là chuẩn đầu ra về phương diện này. Các tiêu chí, chỉ báo này sẽ định hướng cho việc điều chỉnh, bổ sung nội dung, phương thức đào tạo sinh viên sư phạm nhằm tăng cường năng lực GD cho sinh viên, đồng thời cũng là cơ sở, tiêu chí để đánh giá năng lực GD của sinh viên sư phạm tốt nghiệp sau này. Từ khoá: năng lực giáo dục, chuẩn nghề nghiệp, tiêu chí đánh giá, chức năng giáo dục, nhân cách học sinh ABSTRACT This article deals with an important aspect of the competence of teachers – the educational competence. However, in educational training and practice, the educational competence of students and that of teachers are so limited that they cannot completely perform the functions of educating students. Consequently, the qualities of education and the student’s personality have been affected. On the basis of the Professional Standards for Secondary School Teachers and the nature of the educational process, the writer outlines the educational competence of students with 9 criteria and 35 indicators as the output standard for graduates. These criteria and indicators will help adjust and modify the content and the mode of educational training to improve the educational competence of pedagogical students as well as form a basis to evaluate the educational competence of future graduates. Keywords: educational competence, professional standards, assessment criteria, educational function, students’ personality 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo lí luận GD học, GV là người hội đủ những phẩm chất về đạo đức và năng lực để giáo dục học sinh; cho dù có GV chưa được phân công làm công tác chủ nhiệm nhưng vẫn phải thực hiện nhiệm vụ GD thông qua chức năng của dạy học. Hơn bao giờ hết, UNESCO đã xác định người GV của thế kỉ 21 cần là nhà GD hơn chỉ là một chuyên gia dạy học. Họ phải biết chẩn đoán, đánh giá và chăm sóc tinh thần, phát triển nhân cách HS. Năng lực GD của người GV và năng lực GD của sinh viên sư phạm khi tốt nghiệp thể hiện trong chuẩn đầu ra như thế nào? Cần có câu trả lời để có cơ sở điều chỉnh chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo sư phạm và đánh giá sinh viên tốt nghiệp một cách toàn diện. () PGS.TS, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) đào tạo sinh viên trở thành giáo viên các cấp học. Như vậy, mục tiêu đào tạo của trường ĐHSP là đào tạo nghề sư phạm nên người tốt nghiệp phải đạt được các tiêu chí nghề nghiệp về phẩm chất nhân cách và các năng lực tương ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên (NNGV). Giữa chuẩn NNGV và chuẩn đầu ra có mối quan hệ đồng dạng. Vì vậy, khi xác định các tiêu chí và chỉ báo về năng lực GD của sinh viên sư phạm khi tốt nghiệp cần phải tiếp cận chuẩn nghề nghiệp GV. Phạm vi của bài viết này chỉ đề cập đến năng lực GD của sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo giáo viên THPT. 2. NĂNG LỰC GIÁO DỤC CỦA GIÁO VIÊN 2.1. Tiếp cận theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học Năng lực GD của giáo viên thể hiện trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học qua các tiêu chuẩn và tiêu chí sau [2]: Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường GD Tiêu chí 6. Tìm hiểu đối tượng GD Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin thường xuyên về nhu cầu và đặc điểm của HS, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, GD. Tiêu chí 7. Tìm hiểu môi trường GD Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin về điều kiện GD trong nhà trường và tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, GD. Tiêu chuẩn 4: Năng lực GD Tiêu chí 16. Xây dựng kế hoạch các hoạt động GD Kế hoạch các hoạt động GD được xây dựng thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp GD bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm HS, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế, thể hiện khả năng hợp tác, cộng tác với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường. Tiêu chí 17. GD qua môn học Thực hiện nhiệm vụ GD tư tưởng, tình cảm, thái độ thông qua việc giảng dạy môn học và tích hợp các nội dung GD khác trong các hoạt động chính khoá và ngoại khoá theo kế hoạch đã xây dựng. Tiêu chí 18. GD qua các hoạt động GD Thực hiện nhiệm vụ GD qua các hoạt động GD theo kế hoạch đã xây dựng. Tiêu chí 19. GD qua các hoạt động trong cộng đồng Thực hiện nhiệm vụ GD qua các hoạt động trong cộng đồng như: lao động công ích, hoạt động xã hội theo kế hoạch đã xây dựng. Tiêu chí 20. Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức GD Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức GD HS vào tình huống sư phạm cụ thể, phù hợp đối tượng và môi trường GD, đáp ứng mục tiêu GD đề ra. 3 Tiêu chí 21. Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của HS. Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của HS một cách chính xác, khách quan, công bằng và có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của HS. 2.2. Tiếp cận theo vai trò của người GV Xem xét phương diện thực hiện các vai trò, năng lực GD của người GV bao gồm: năng lực hiểu HS; năng lực định hướng các hoạt động nhằm vào mục tiêu GD; năng lực tổ chức các hoạt động GD HS có hiệu quả; năng lực động viên, khích lệ HS; năng lực đánh giá được sự phát triển nhân cách HS, có những dự báo và đưa ra những tác động GD thích hợp; năng lực cố vấn, tư vấn, tham vấn cho HS những vấn đề tâm lí, GD, xã hội, hướng nghiệp, năng lực phối hợp với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường [3]. 3. NHỮNG NĂNG LỰC GIÁO DỤC MÀ SINH VIÊN SƯ PHẠM CẦN CÓ KHI TỐT NGHIỆP 3.1. Cơ sở để xác định năng lực GD trong chuẩn đầu ra của sinh viên sư phạm - Những yêu cầu đối với người GV đang hoạt động nghề nghiệp trong chuẩn nghề nghiệp GV trung học là một cơ sở thực tiễn để ngoại suy ra những năng lực GD cần có của sinh viên sư phạm khi tốt nghiệp hoặc để xây dựng chuẩn đầu ra. - Hơn thế, chuẩn đầu ra của sinh viên tốt nghiệp có thể bao hàm những nội dung năng lực GD đa dạng hơn chuẩn nghề nghiệp GV vì chuẩn đầu ra phải mang tính đón đầu, còn định hướng cho việc đổi mới chương trình đào tạo của trường sư phạm để có những giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới GD phổ thông từ năm 2015 trở đi. Khi đó, chức năng, vai trò của người GV được mở rộng hơn, trong đó năng lực tiếp cận cá nhân và có những tác động, hỗ trợ phù hợp để mỗi em có thể phát triển đầy đủ những tiềm năng, cá tính của mình là rất quan trọng. - Khi xác định những tiêu chí, chỉ báo về năng lực GD cần bám sát bản chất quá trình GD. Do đó, năng lực GD của sinh viên sư phạm tốt nghiệp thể hiện: có kiến thức về bản chất quá trình GD, các con đường, lực lượng GD và chức năng nhiệm vụ, GD của người GV…, có thể vận dụng những kiến thức này vào tổ chức quá trình GD theo quan điểm hướng vào người học để phát triển toàn diện nhân cách HS. - Do sinh viên tốt nghiệp chưa được hành nghề, nên năng lực GD của sinh viên sư phạm khi được xác định thể hiện ở các khía cạnh nhận thức, thái độ và kĩ năng dưới dạng nắm được phương thức hành động, được diễn đạt bằng từ “biết” cách thực hiện/ hành động. - Muốn có năng lực GD, sinh viên cần phải hiểu bản chất quá trình GD và cách tổ chức quá trình đó; phải biết cách khai thác tiềm năng GD qua nội dung môn học và các phương pháp, kĩ thuật dạy học, đặc biệt phải biết và thực hiện được các nhiệm vụ cơ bản của GV chủ nhiệm (GVCN), vì GVCN có chức năng GD nổi trội. Để GD được HS, người GV tương lai cần biết cách tiếp cận cá nhân và giải quyết được các tình huống GD, cũng như đánh giá được kết quả GD HS. Để tạo ra hiệu quả GD cần đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất giữa các tác động của nhà trường, gia đình, cộng đồng xã hội, GV tương lai cần có năng lực phối hợp với các lực lượng GD này… Đây là cơ sở để chúng tôi xác định các khía cạnh của năng lực GD cần có trong chuẩn đầu ra của các cơ sở đào tạo sư phạm. 3.2. Những năng lực GD cần có trong Chuẩn đầu ra của sinh viên sư phạm 4 Cấu trúc năng lực của nghề sư phạm gồm có năng lực dạy học, năng lực GD, năng lực tổ chức, quản lí… nên có thể coi năng lực GD là một tiêu chuẩn, trong đó có các tiêu chí và các chỉ báo thuộc tiêu chí. Do đó, năng lực GD của sinh viên tốt nghiệp sư phạm được chúng tôi xác định và diễn đạt bằng các tiêu chí và chỉ báo dưới đây: Tiêu chí 1: Kiến thức về bản chất của quá trình GD và cách tổ chức quá trình GD nhân cách - Trình bày và phân tích được bản chất, cấu trúc quá trình GD theo nghĩa hẹp, theo cách tiếp cận hệ thống (mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, người GD, người được GD, kết quả) và tiếp cận quá trình (quá trình GD đạo đức, quá trình GD thẩm mĩ, quá trình GD thể chất, quá trình GD lao động và quá trình GD các mặt khác…). - Trình bày và phân tích được các nguyên tắc tổ chức GD: GD trong tập thể và bằng tập thể, GD kết hợp với lao động sản xuất, GD nhà trường kết hợp với GD gia đình và xã hội… - Nêu và phân tích được những đặc điểm tâm lí, sinh lí của HS THPT. - Trình bày và phân tích được các con đường tổ chức GD nhân cách thông qua dạy học và tổ chức đa dạng các loại hình hoạt động (văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao, lao động, vui chơi, tham quan dã ngoại, công ích xã hội, các hoạt động tập thể khác…), giao lưu phù hợp với lứa tuổi HS và mục tiêu GD. - Trình bày và phân tích được vai trò của các lực lượng GD: GVCN, GV môn học, tổ chức Đoàn trong nhà trường, gia đình, các lực lượng xã hội khác… Tiêu chí 2: Kiến thức về chức năng, nhiệm vụ của GVCN. - Trình bày và phân tích được chức năng và nhiệm vụ của người GVCN. Nhận thức được người GVCN vừa là nhà GD vừa là nhà quản lí có trách nhiệm phát triển tập thể HS (trong đó có từng cá nhân) theo mục tiêu GD toàn diện nhân cách và đưa tập thể đến những trạng thái phát triển cao hơn. - Trình bày được nội dung kế hoạch công tác chủ nhiệm trong từng năm học, học kì, tháng và tuần. Phân tích được ý nghĩa và yêu cầu của giờ sinh hoạt lớp và các loại hình hoạt động GD ngoài giờ lên lớp theo chủ đề và các hoạt động GD đa dạng khác… - Trình bày và phân tích được việc tổ chức GD tập thể, ý nghĩa của việc xây dựng đội ngũ tự quản của lớp, hình thành và khuyến khích dư luận tập thể lành mạnh trong việc GD HS, đặc điểm của các giai đoạn phát triển tập thể HS và đặc điểm của môi trường lớp học thân thiện. - Trình bày và phân tích được nguyên tắc tiếp cận tích cực đối với từng HS dựa vào đặc điểm cá nhân và khuyến khích kỉ luật tích cực, tự GD, khơi dậy lòng tự trọng và tự tôn giá trị để hoàn thiện bản thân. - Nêu được những loại hồ sơ quản lí lớp HS, đặc điểm, chức năng, yêu cầu, cách sử dụng, tác nghiệp từng loại Tiêu chí 3 . Kĩ năng GD qua giảng dạy môn học - Biết cách xử lí tình huống GD trong giờ dạy. - Có kĩ năng khai thác tiềm năng GD của nội dung môn học. - Kĩ năng khai thác tiềm năng GD qua sử dụng các hình thức và phương pháp dạy học như học tập hợp tác, dạy học theo dự án… 5 Tiêu chí 4. Kĩ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động của lớp chủ nhiệm - Biết xây dựng kế hoach GD cho năm học, học kì, chủ điểm, tuần, hoạt động GD cụ thể (như giờ sinh hoạt lớp, hoạt động ngoài giờ lên lớp (NGLL), các hoạt động GD (HĐGD) đa dạng khác…) phù hợp với mục tiêu GD của hoạt động (mục tiêu trội và mục tiêu GD toàn diện), đặc điểm tập thể HS và điều kiện thực hiện. Dự kiến các tình huống có thể xảy ra. - Biết tổ chức, thực hiện có kết quả kế hoạch hoạt động của lớp chủ nhiệm dựa trên sự tự quản, sự tham gia và hợp tác của mọi HS. - Biết đánh giá, rút kinh nghiệm về việc tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của lớp chủ nhiệm với sự tham gia của HS. Tiêu chí 5: Kĩ năng giải quyết các tình huống sư phạm - Nhận dạng được tình huống giả định hoặc tình huống xảy ra trong thực tiễn. Biết cách thu thập và xử lí thông tin để giải quyết vấn đề. - Xác định được các phương án có thể để giải quyết tình huống đó. Biết vận dụng các tri thức tâm lí, GD, xã hội học, gắn với bối cảnh, con người và thời điểm cụ thể để lựa chọn cách giải quyết hiệu quả tình huống sư phạm giả định hoặc nảy sinh trong thực tiễn GD. Trên cơ sở đó ra quyết định cách giải quyết và dự kiến được các vấn đề có thể xảy ra khi thực hiện quyết định. - Có kĩ năng tổ chức, thực hiện quyết định một cách hiệu quả dựa trên sự khích lệ ý thức tự giác của HS và phối hợp các lực lượng GD khác có liên quan, linh hoạt xử lí các vấn đề có thể xảy ra. - Biết tổ chức rút kinh nghiệm về cả quyết định đã lựa chọn lẫn quá trình thực hiện giải quyết vấn đề. Tiêu chí 6: Kĩ năng tiếp cận cá nhân và GD HS có hành vi tiêu cực hoặc HS cá biệt - Biết cách tiếp cận cá nhân dựa trên đặc điểm tâm lí lứa tuổi và đặc điểm cá nhân. Xác định các nguyên nhân có thể của những hành vi tiêu cực của các em, từ đó xác định được nguyên nhân đích thực của hành vi tiêu cực/hành vi sai lệch ở HS. - Biết làm cho HS thay đổi cách nghĩ, quan niệm, niềm tin sai lệch dẫn đến hành vi tiêu cực. Khơi dậy lòng tự trọng và tự tôn giá trị để tự GD và hoàn thiện bản thân. Kết hợp sử dụng dư luận tập thể để điều chỉnh hành vi tiêu cực của HS trong lớp. Biết cách làm cho HS trong lớp ứng xử thiện chí và tôn trọng lẫn nhau. Phối hợp với GV môn học, gia đình, các lực lượng xã hội cùng giúp đỡ HS chuyển đổi thái độ và hành vi. - Biết đánh giá hiệu quả của các tác động GD. Tiêu chí 7: Kĩ năng đánh giá kết quả rèn luyện, tu dưỡng của HS - Xác định được chuẩn tri thức, thái độ, kĩ năng, hành vi về đạo đức, lao động, thể chất, thẩm mĩ và những yếu tố chi phối, ảnh hưởng đến kết quả rèn luyện của HS. - Tổ chức đánh giá kết quả GD toàn diện của từng HS, của tổ và của toàn lớp bằng cách thu thập thông tin, minh chứng từ các nguồn khác nhau: bản thân HS, tập thể HS, các GV bộ môn, cha mẹ HS (CMHS), Đoàn thanh niên và các lực lượng có liên quan khác. - Biết cách thông báo kết quả đánh giá cho HS, CMHS và những người có liên quan; 6 - Biết cách sử dụng kết quả đánh giá để hướng dẫn HS tự GD; để GV điều chỉnh nội dung, phương pháp GD phù hợp và phối hợp với CMHS và các lực lượng GD (LLGD) khác; - Biết cách lưu giữ kết quả đánh giá để lập hồ sơ từng HS và lớp. Tiêu chí 8: Kĩ năng phối hợp các lực lượng trong GD HS - Biết lập kế hoạch phối hợp với CMHS, GV bộ môn, với Đoàn thanh niên, các LLGD có liên quan khác để tổ chức các hoạt động GD (HĐGD) và xây dựng môi trường GD lành mạnh, thống nhất tác động GD và đánh giá kết quả GD - Tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp các LLGD. - Biết cách đánh giá việc thực hiện kế hoạch phối hợp các lực lượng trong GD HS Tiêu chí 9: Kĩ năng xây dựng và quản lí hồ sơ chủ nhiệm - Liệt kê được các loại hồ sơ quản lí của GVCN và ý nghĩa từng loại hồ sơ đó. - Biết cách xây dựng hồ sơ chủ nhiệm. - Biết cách vận dụng công nghệ thông tin để cập nhật và quản lí hồ sơ chủ nhiệm. - Biết sử dụng hồ sơ chủ nhiệm để theo dõi sự phát triển cá nhân tập thể và điều chỉnh kế hoạch. 4. KẾT LUẬN Trên đây là những năng lực GD mà các cơ sở đào tạo GV cần quan tâm trang bị cho sinh viên sư phạm. Đây là một yêu cầu tất yếu để chuẩn bị cho sinh viên tốt nghiệp có thể đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn và đổi mới GD. Muốn vậy, các cơ sở đào tạo GV cần rà soát lại chương trình, nội dung và phương thức đào tạo, xác định những nội dung cần bổ sung, điều chỉnh, những phương thức đào tạo phù hợp để tạo ra những năng lực GD trên. Gắn đào tạo sư phạm với GD phổ thông, tăng cường thực hành, thực tập sư phạm là con đường hữu ích để đạt được các năng lực cần thiết cho sinh viên. Có thể sử dụng các tiêu chí và chỉ báo trên làm căn cứ để cơ sở đào tạo điều chỉnh, xây dựng mới chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông. Từ đó, xây dựng giáo trình, tổ chức các hoạt động đào tạo; giúp định hướng cho người dạy cụ thể hoá mục tiêu giảng dạy, lựa chọn hình thức, phương pháp dạy và học; đánh giá sinh viên tốt nghiệp theo chuẩn (cả trong quá trình giảng dạy cũng như thực tập sư phạm); giúp người học biết rõ mình phải đạt được những năng lực (kiến thức, kĩ năng) gì khi kết thúc khoá đào tạo, để xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện bản thân; và làm cơ sở để xây dựng công cụ đánh giá sinh viên tốt nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGD & ĐT ngày 22/10/2009. 2. Mạc Văn Trang, Mấy khía cạnh tâm lí của năng lực người GV chủ nhiệm, Bài viết cho Hội thảo “Cơ sở lí luận về nâng cao năng lực GD cho đội ngũ GV chủ nhiệm lớp ở trường THPT”. Đề tài B 2010-37-79TĐ. 3. Nguyễn Thanh Bình, Tiêu chuẩn “Năng lực GD” của sinh viên tốt nghiệp Đại học sư phạm”, viết cho đề tài “Xác định chuẩn nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp” ĐHSPHN mã số SPHN-08-248 TĐ. 7 1 MỘT SỐ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHO MỘT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THAM GIA XẾP HẠNG TRÊN WEBOMETRICS ĐỖ ĐÌNH THÁI (*) LÊ CHI LAN (**) HỒ VĂN BÌNH (***) TÓM TẮT Xếp hạng các trường đại học đã và đang là xu thế tiếp cận chiến lược phát triển của các trường đại học, tham gia xếp hạng là khuynh hướng hội nhập một cách bình đẳng giữa các trường đại học, thể hiện trách nhiệm và sự tự tin trước sự đánh giá của cộng đồng. Việc xếp hạng các trường đại học mang mục tiêu “Hướng tới phục vụ người học trong việc chọn lựa trường” thông qua việc cung cấp các thông tin về trường. Phương pháp xếp hạng các trường đại học dựa trên độ đo Webometrics đã thể hiện nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp xếp hạng theo phương thức truyền thống bằng cách điều tra, sử dụng bảng hỏi… và ngày càng được thừa nhận một cách rộng rãi. Từ khóa: xếp hạng đại học, thứ hạng, danh tiếng, chất lượng giáo dục ABSTRACT Ranking universities has been the strategic development trend of most universities. Besides, for a university, being in the ranking list is the tendency to equally integrate among others, which shows the university’s responsibility and confidence towards the public assessment. Ranking universities whose purpose is “Helping students to choose the right school” is carried out by supplying sufficient information on the universities. The method of ranking universities by means of Webometrics has shown many advantages compared with other traditional ranking methods due to the ways of investigation, the questionnaires… etc. Therefore, it is increasingly recognized. Keywords: university ranking, rank, reputation, educational quality 1. MỞ ĐẦU Việc xếp hạng các trường đại học được tạp chí “Tin tức Hoa Kỳ và phóng sự Thế giới” (US News and World Report) khởi đầu cách đây 29 năm nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tuy bước đầu đã bị một số nhà phê bình chỉ trích. Nhưng Tạp chí này nhận được sự ủng hộ của cha mẹ học sinh. Xét khía cạnh nào đó, việc xếp hạng các trường đại học mang mục tiêu “Hướng tới phục vụ người học trong việc chọn lựa trường” thông qua việc cung cấp các thông tin về trường. (*) , (**) , (***) ThS, Trường Đại học Sài Gòn 2 Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, số lượng trường đại học, cao đẳng từ năm 2008 đến năm 2011tăng lên không ngừng. Trường 2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011 Cao đẳng 206 223 227 223  Công lập 182 194 197 193  Ngoài công lập 24 29 30 30 Đại học 140 146 149 163  Công lập 100 101 103 113  Ngoài công lập 40 45 46 50 Nguồn: thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2011 Sự gia tăng số lượng các cơ sở đào tạo không đồng nghĩa với chất lượng giáo dục đại học được gia tăng. Các thông tin về quy mô, chất lượng đào tạo… được công khai theo quy định 3 công khai và các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng của sự công khai trên đang được xã hội rất quan tâm. Bảng xếp hạng các trường đại học trong các quốc gia và trên thế giới là kênh thông tin hữu ích cho xã hội và cũng là phương pháp đánh giá chất lượng, là cơ sở để các trường nhìn lại chất lượng của bản thân so với các trường khác. Xếp hạng các trường đại học đã và đang là xu thế tiếp cận chiến lược phát triển của các trường đại học, tham gia xếp hạng là khuynh hướng hội nhập một cách bình đẳng giữa các trường, thể hiện trách nhiệm và sự tự tin trước sự đánh giá của cộng đồng. Các bậc phụ huynh có quyền được biết các thông tin chất lượng giữa các trường đại học khi đầu tư cho tương lai của con em họ. Vì vậy, việc xếp hạng đại học là điều thiết yếu. Hiện nay còn một số trường đại học chưa tham gia vào bảng xếp hạng các trường đại học do một số vấn đề tương đối khách quan như: Trường mới được thành lập, chưa quan tâm đến việc xếp hạng, chưa hiểu được các công việc cần phải thực hiện để tham gia xếp hạng,… Trên thế giới, có nhiều hệ thống xếp hạng các trường đại học như: US News and World Report (Tạp chí Tin tức Hoa Kỳ và phóng sự Thế giới – 1981 – Hoa Kỳ); Tạp chí Maclean’s (Canada); Academic Ranking of World Universities (Đại học Giao thông Thượng Hải, xếp hạng về học thuật các trường đại học trên thế giới – 2003 – Trung Quốc); Times Higher Education Supplement (Phụ trương thời báo giáo dục đại học – 2004 – Anh); xếp hạng của Iberoamericano (xếp hạng so sánh của các trường Đại học ở Mỹ La Tinh, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha); xếp hạng Webometrics (xếp hạng mạng điện tử đo lường sự hiện diện của các trường đại học trên thế giới),… 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP XẾP HẠNG ĐẠI HỌC Khi so sánh và đánh giá giữa hai trường đại học không cùng quy mô, cơ sở vật chất… là việc làm rất khó khăn và phức tạp. Tuy nhiên, căn cứ vào nhiệm vụ và chức [...]... KĨ NĂNG HỌC HỢP TÁC CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ QUỲNH PHƯƠNG() TÓM TẮT Bài viết đưa ra những phân tích, đánh giá thực trạng kĩ năng học hợp tác của sinh viên sư phạm trên cơ sở khảo sát tại 4 trường đại học Từ đó, tác giả đề xuất một số ý kiến góp phần nâng cao hiệu quả rèn luyện kĩ năng học hợp tác cho sinh viên sư phạm trong quá trình đào tạo nghề Từ khoá: thực trạng, kĩ năng, hợp tác, sinh viên. .. thuyết trình, giảng viên trực tiếp tiếp xúc với sinh viên, tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tình cảm của sinh viên và cũng từ đó kích thích hoạt động học tập, góp phần giáo dục niềm tin, tình cảm của sinh viên trong quá trình lĩnh hội tri thức… 3 - Phương pháp thuyết trình còn cung cấp cho sinh viên những thông tin cập nhật, chưa kịp trình bày, đề cập trong các tài liệu giáo khoa, giáo trình… - Phương... cho giờ thuyết trình của giảng viên trở nên sinh động, sáng tạo, hấp dẫn, lôi cuốn được sự chú ý của sinh viên trong quá trình học tập, giúp sinh viên lĩnh hội tri thức tốt hơn, đồng thời giúp giảng viên nâng cao nghiệp vụ sư phạm, đáp ứng được nhu cầu bức thiết của đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập đang được Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục đề ra Tác giả bài... số tiêu chí đánh giá của một số tổ chức xếp hạng loại 1: Tổ chức xếp hạng Tiêu chí đánh giá Trọng số Trường ĐH/CĐ quốc gia US News Trường ĐH/CĐ vùng 22,5% 25% Danh tiếng về học thuật and World Report Tỉ lệ tuyển chọn sinh viên đầu vào 15% 15% Nguồn lực giảng viên 20% 20% (USNWR) Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp và lên lớp 20% 25% Nguồn lực tài chính 10% 10% Tỉ lệ đóng góp của cựu sinh viên 5% 5% 7,5% 0% Tỉ... chương trình giáo dục KN mềm cho SVSP, trong đó có KNHHT và triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau trong quá trình đào tạo nghề 9 - Tăng cường các chương trình tập huấn nâng cao nhận thức, bồi dưỡng năng lực chuyên môn và những KN cần thiết cho GV các trường sư phạm giúp họ có thể đảm nhiệm tốt vai trò chủ đạo trong quá trình rèn luyện KNHHT cho SVSP - Khuyến khích GV các trường sư phạm tích... dung của tri thức từ giảng viên sang học viên - Bản chất của phương pháp thuyết trình trong dạy - học ở đại học chỉ cho phép người học đạt tới trình độ tái hiện của sự lĩnh hội tri thức, trong đó sự hoạt động của trò tương đối thụ động Cũng như bất kì phương pháp dạy học nào, mỗi phương pháp có một giá trị quan trọng riêng, không có phương pháp nào là vạn năng, là hoàn hảo, mỗi phương pháp đều có những... cũng có những ưu điểm và những nhược điểm Về ưu điểm: - Phương pháp thuyết trình có ưu điểm là trong khoảng thời gian ngắn, giảng viên có khả năng chuyển tải một khối lượng thông tin cần thiết, phong phú, cô động mà giảng viên đã chắt lọc được từ kho tàng tri thức của xã hội vào bài giảng được cấu trúc một cách có hệ thống theo một trình tự lôgic chặt chẽ - Khi sử dụng phương pháp thuyết trình, giảng viên. .. trang web của các đơn vị trong Trường thống nhất cùng tên miền 3 Đơn vị phụ trách nghiên cứu khoa học phối hợp các khoa, đơn vị cập nhật 5 các tạp chí cũng như công trình nghiên cứu của giảng viên và sinh viên kể cả những khóa luận, luận văn tốt nghiệp và luận án của giảng viên, sinh viên đã được công bố dưới dạng các file pdf, doc…(dưới dạng tóm tắt bằng tiếng Việt và tiếng Anh) lên trang web của Nhà... đại học, một góc nhìn và đề xuất cần được trao đổi, thảo luận từ các giảng viên 2 NỘI DUNG Nghị quyết 02- BCH Trung ương Đảng khoá VIII đã chỉ rõ nhiệm vụ quan trọng của giáo dục và đào tạo là: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của ngưới học Từng bước áp dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến và hiện đại vào quá... thảo luận, giờ tự học một cách hợp lí, khoa học - Giáo dục cho SV ý thức tự rèn luyện KNHHT trong các giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khoá, các hoạt động sinh hoạt tập thể TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội 2 Dương Thiệu Tống (2003), Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 10 TÍCH CỰC HOÁ

Ngày đăng: 19/01/2015, 09:52

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.NGUYEN THANH BINH.doc

  • 2.ĐỖ ĐÌNH THAI - LÊ CHI LAN-HO VAN BINH.doc

  • 3.NGUYỄN THỊ QUỲNH PHƯƠNG.doc

  • 4.NGUYỄN THỊ LAN.doc

    • The method of Information presentation having been used in traching and in knowledge imparting is the integral tool of scientists and lecturers. To meet the innovation need of the teaching method, the author has interpreted and affirmed that the method of information presentation is intact value in the innovation of teaching method nowadays. However, to integrate and be appropriate to current innovation policy, it’s necessary to crry out actively the method of information presentation and add the modem assistance tools in order to meke up the new face of the method of information presentation.

    • 5.PHẠM THỊ ĐOẠT.docx

    • 6.TRẦN HOÀNG ANH.doc

    • 7.TRỊNH VIẾT TOÀN.doc

      • TÓM TẮT

      • Giọng điệu là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nét đặc trưng riêng cho tác phẩm văn học. Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, giọng điệu mang nhiều sắc thái khác nhau, có lúc thâm trầm, ngắn gọn như cổ sử; có khi chua chát, tàn nhẫn và cũng có khi tha thiết, rưng rưng hay triết lí, nhưng tất cả đều mang đậm chất trữ tình. Qua bài viết này, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu tính chất đó trong sáng tác của ông.

      • Từ khoá: giọng điệu trữ tình, truyện ngắn, triết lí, khảo sát, đánh giá

      • ABSTRACT

      • Tone is one of the important elements that form the characteristics of literary works.The tone in Nguyen Huy Thiep’s short stories expresses different nuances. Some are profound and concise like those of ancient histories. Ohers are sometimes bitter, cruel as well as passionate or philosophical.However, all of these are of romantic nature. In this paper, we will make a careful study, survey and evaluation of this quality in his works.

      • Key words: romantic tone, style, philosophical, survey, evaluation

      • 1. Giọng điệu nghệ thuật với tư cách một phạm trù thẩm mĩ, là một yếu tố có vai trò hết sức quan trọng trong việc cấu thành phong cách nhà văn. Nhiều nhà nghiên cứu bậc thầy đã chỉ ra và chứng minh vai trò quan trọng của giọng điệu (tone) hay “văn khí”, “hơi văn”, “giọng văn” (cách gọi quen thuộc ở Trung Hoa và Việt Nam). Điều này không chỉ có trong sáng tác mà cả trong nghiên cứu, tiếp cận tác phẩm văn học và phong cách nhà văn.

      • Trong “Nhập môn phê bình văn học”, K. Danziger và S. Johnson ghi nhận: “Giọng điệu là phạm trù có liên quan đến tất cả các yếu tố tạo nên văn phong bao gồm: cách diễn đạt, hình tượng, cú pháp, âm thanh và nhịp điệu…là biểu hiện của một thái độ về phía đối tượng được nêu rõ hay ngụ ý”[1;66]. Từ điển văn học định nghĩa giọng điệu trong tác phẩm văn học một cách ngắn gọn hơn: “Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn với hiện tượng được mô tả”[8;111].

      • Giọng điệu là yếu tố nghệ thuật quan trọng của một tác phẩm văn chương. Nó không chỉ đóng vai trò tổ chức, liên kết các yếu tố khác của tác phẩm trong một chỉnh thể thống nhất mà còn là yếu tố quan trọng góp phần làm nên phong cách một nhà văn. Đối với người đọc, giọng điệu là phương tiện giúp họ khám phá chiều sâu tác phẩm, từ đó thấy được giá trị tiềm ẩn của tác phẩm cũng như nét đặc trưng độc đáo của tác giả.

      • Một nhà văn tài năng phải tạo được cho mình một giọng điệu riêng. Giọng điệu ấy không chỉ thể hiện ở một tác phẩm mà còn thể hiện trong toàn bộ sự nghiệp của họ. Hơn thế nữa, nhà văn đa tài không thể chỉ duy trì một giọng điệu duy nhất mà còn có thể tổ chức nhiều giọng điệu khác nhau trong các sáng tác của mình. Tuy nhiên, trong rất nhiều giọng điệu đó, người tiếp nhận sẽ nhận ra được đâu là giọng điệu chủ đạo của nhà văn đó. Nó tạo ra phong cách riêng rất khó lẫn lộn với các nhà văn khác.

      • 2. Giọng điệu trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp mang nhiều sắc thái và bắt nguồn từ nhiều cảm hứng khác nhau. Tuy nhiên, sự phân định các loại giọng điệu chỉ mang tính tương đối, dựa vào sự nổi trội của mỗi loại giọng trong các sáng tác cụ thể. Vì vậy, sự hoà điệu, trộn giọng cũng là đặc điểm của lời văn nghệ thuật trong sáng tác của ông. Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp có nhiều giọng điệu. Trong đó, giọng điệu trữ tình là tương đối nổi bật trong sáng tác của nhà văn. Để thể hiện chất trữ tình, tác giả đã sử dụng nhiều cung bậc giọng khác nhau.

      • Giọng tha thiết, thương cảm: Giọng điệu này trước hết xuất phát từ cảm xúc “rưng rưng” trước những xác chết. Có một điều rất lạ là hầu hết truyện của Nguyễn Huy Thiệp đều có xác chết: Những bài học nông thôn, Chảy đi sông ơi (một xác chết); Con gái thuỷ thần, Không có vua (hai xác chết); Tướng về hưu, Giọt máu (nhiều xác chết)... Tùy theo nhân cách, sự tồn tại, sự huỷ diệt cũng có nhiều cách khác nhau. Có cái chết tạo nên sự tôn kính như cái chết của vị tướng trong Tướng về hưu; có cái chết tạo nên niềm cảm kích cao cả như cái chết của Triệu trong Bài học nông thôn; có cái chết gây nên cảm xúc kinh hoàng như cái chết của Thiều Hoa trong Giọt máu; có cái chết gợi nên niềm vui như cái chết của Cún trong truyện ngắn cùng tên, hoặc có cái chết làm cho người ta tiếc thương vô hạn như cái chết của Thắm trong Chảy đi sông ơi... Nguyễn Huy Thiệp viết về những xác chết ấy bằng giọng văn đầy thương cảm. Đó là những cái chết thật đau đớn, quằn quại, hiển nhiên không phải là những cái chết hiển dụ.

      • Viết về những cuộc tình, Nguyễn Huy Thiệp thường nghiêng về âm mưu, chiếm dụng, thô bạo… thể hiện cái phần thú, phần xác nhiều hơn phần hồn, với giọng văn gân guốc, ngộp thở. Còn khi viết về cái chết, ông lại trầm ngâm, sâu lắng, cân đo từng câu chữ. Ta sẽ thấy rõ điều này trong Giọt máu:“Ít bữa sau, lão Trương và cô Lan đang chuẩn bị dọn hàng ở chợ thì có một bọn người không biết ở đâu kéo đến gây sự. Lúc ấy đã chạng vạng tối. Bọn người kia xông vào đánh hai người, cô Lan chết ngay, còn lão Trương đưa về nhà ba hôm sau cũng chết...”[10;268]. Và “ Lát sau, Phong tỉnh lại, tê dại cả người, thấy cô Chiêm đang gào khóc bên xác thằng Phúc giữa sân. Mưa như trút, nhưng mùi khét lẹt vẫn nồng nặc...”[10;269]. Nhịp điệu chậm rãi, thong thả của câu văn là lời tâm tình thống thiết của nhà văn. Sự có mặt của giọng điệu này ít nhất đạt hai hiệu quả thẩm mĩ: một là tái hiện một cách chân thật không khí bi tráng của thời đại; hai là đánh vào nhân tâm của người đọc, khiến cho họ nhận thấy được chiều sâu của câu chuyện.

      • Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, những khúc thơ trữ tình có giọng điệu, tiết tấu đều đặn, nhịp nhàng. Những khúc trữ tình loại này do Nguyễn Huy Thiệp tiếp nhận của văn học dân gian hay của các tác giả khác. Những khúc trữ tình với vần, nhịp khúc chiết, rõ ràng gợi âm hưởng nên thơ, thể hiện tình cảm tha thiết của tác giả đối với cuộc sống. Đó có thể là tiếng hát ngân lên trên dòng sông vắng lặng lúc gọi đò (Chảy đi sông ơi), hay điệu hát ru con của bà Hinh cất lên bên bếp lửa (Những người muôn năm cũ), hoặc câu hát của bà mẹ lo sợ nỗi mất con (Đời thế mà vui)…, khiến cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của các nhân vật trong truyện cũng như tấm lòng tha thiết của tác giả đối với cuộc sống. Đồng thời, những khúc trữ tình này còn tô đậm thêm chất thơ, chất nhạc cho tác phẩm, khiến tác phẩm trở nên thi vị hơn.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan