công tác xã hội với người khuyết tật

238 7.6K 261
công tác xã hội với người khuyết tật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 © Trần Văn Kham, email: khamtv@ussh.edu.vn. Bản thảo trong quá trình chỉnh sửa, đề nghị sử dụng đúng mục đích. TẬP BÀI GIẢNG CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT (được phát triển từ bản thảo Giáo trình Công tác xã hội với người khuyết tật, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội, 2013) 2 © Trần Văn Kham, email: khamtv@ussh.edu.vn. Bản thảo trong quá trình chỉnh sửa, đề nghị sử dụng đúng mục đích. MỤC LỤC PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 9 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KHUYẾT TẬT VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT 11 1.1 Khái niệm khuyết tật và người khuyết tật 11 1.1.1.Khuyết tật 11 1.1.2. Người khuyết tật 15 1.1.3. Phân loại khuyết tật 16 1.1.4. Nguyên nhân gây nên khuyết tật 17 1.2. Công tác xã hội với người khuyết tật 18 1.2.1. Khái niệm về công tác xã hội với người khuyết tật. 18 1.2.2. Mục đích của công tác xã hội với người khuyết tật 20 1.2.3.Vai trò của nhân viên công tác xã hội khi làm việc với người khuyết tật. 20 Tóm tắt chương 1. 23 Câu hỏi chương 1. 23 CHƯƠNG 2. CÁC MÔ HÌNH LÝ LUẬN VỀ KHUYẾT TẬT 24 2.1. Mô hình tâm linh – tín ngưỡng ( Mô hình đạo đức) 24 2.2. Mô hình từ thiện 26 1.3. Mô hình y học 27 2.4. Mô hình xã hội 28 2.5. Mô hình dựa trên quyền 29 2.6. Mô hình đa dạng 30 Tóm tắt chương 2 31 Câu hỏi thảo luận chương 2 31 CHƯƠNG 3. LUẬT PHÁP, CÁC CHÍNH SÁCH VÀ MÔ HÌNH DỊCH VỤ TRỢ GIÚP NGƯỜI KHUYẾT TẬT 33 3.1. Văn bản pháp lý của quốc tế 33 3.2. Văn bản pháp luật của Việt Nam 36 3.3. Các mô hình dịch vụ chăm sóc trợ giúp cho người khuyết tật 40 3.3.1. Dịch vụ can thiệp sớm cho người khuyết tật. 40 3 © Trần Văn Kham, email: khamtv@ussh.edu.vn. Bản thảo trong quá trình chỉnh sửa, đề nghị sử dụng đúng mục đích. 3.3.2. Các mô hình giáo dục cho người khuyết tật 42 3.3.3. Phục hồi chức năng cho người khuyết tật 44 3.3.4. Mô hình sinh kế 46 3.3.5. Mô hình sống độc lập 47 Tóm tắt chương 3. 48 Câu hỏi chương 3. 48 PHẦN II: CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT 49 CHƯƠNG 4: CÁC ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ-TÂM LÝ-XÃ HỘI CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT 49 4.1. Các khái niệm cơ bản 49 4.1.1. Vai trò xã hội 49 4.1.2. Bản sắc 50 4.1.3. Sự thích ứng 51 4.1.4. Bản sắc khuyết tật và học hỏi vai trò xã hội 51 4.1.5. Trao quyền và bình thường hoá cái bản sắc khuyết tật 52 4.1.6. Chối từ đặc tính khuyết tật 53 4.2. Lý thuyết của Mackelprang và Salsgiver về các giai đoạn phát triển của đời người 54 4.2.1. Giai đoạn từ khi sinh đến năm ba tuổi 54 4.2.2. Giai đoạn từ ba tuổi đến sáu tuổi 57 4.2.3. Giai đoạn từ sáu tuổi đến mười hai tuổi 59 4.2.4. Giai đoạn từ mười hai tuổi đến mười tám tuổi 62 4.2.5. Giai đoạn từ 18 đến 24, 25 tuổi. 64 4.2.6. Giai đoạn tuổi từ 25 tuổi đến 55, 60 tuổi. 66 4.2.7. Giai đoạn tuổi già 68 Câu hỏi ôn tập chương 4 70 CHƯƠNG 5: NHỮNG TRẢI NGHIỆM VỀ SỰ KỲ THỊ CỦA NGƯỜI KHUYẾT 71 5.1. Sự kì thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật thể hiện trong nhận thức, quan điểm 71 5.2. Sự kì thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật thể hiện qua thái độ 74 5.3. Sự kì thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật thể hiện qua ngôn ngữ 75 4 © Trần Văn Kham, email: khamtv@ussh.edu.vn. Bản thảo trong quá trình chỉnh sửa, đề nghị sử dụng đúng mục đích. 5.4. Sự kì thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật thể hiện qua hành vi, ứng xử 76 Tổng kết chương 79 Câu hỏi ôn tập 79 CHƯƠNG 6. KHẢ NĂNG TIẾP CẬN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT 80 6.1. Khái quát về khả năng tiếp cận của người khuyết tật tại Việt Nam 80 6.2. Khả năng tiếp cận của người khuyết tật với những nguồn lực cơ bản 82 6.2.1. Khả năng tiếp cận cơ sở vật chất của người khuyết tật 82 6.2.2. Khả năng tiếp cận thông tin của người khuyết tật 86 6.2.3. Khả năng tiếp cận thể chế và dịch vụ của người khuyết tật 88 Câu hỏi ôn tập 91 CHƯƠNG 7: TÁC ĐỘNG CỦA KHUYẾT TẬT ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG CÁ NHÂN 92 7.1. Thích ứng về tâm lý xã hội đối với khuyết tật 92 7.2. Những khủng hoảng, đau buồn và mất mát mà người khuyết tật thường trải qua 96 7.3. Ảnh hưởng của khuyết tật tới các vấn đề liên quan tới giới tính, tình dục 97 7.4. Ảnh hưởng của khuyết tật tới vấn đề tâm linh 98 Câu hỏi ôn tập 101 CHƯƠNG 8: TÁC ĐỘNG CỦA TÌNH TRẠNG KHUYẾT TẬT VỚI CUỘC SỐNG GIA ĐÌNH 102 8.1. Tác động của tình trạng khuyết tật đối với việc nuôi dạy con cái 102 8.2. Tác động của tình trạng khuyết tật đối với mối quan hệ với anh chị em 105 8.3. Tác động của tình trạng khuyết tật đối với các vấn đề liên quan đến hôn nhân và mối quan hệ với vợ/chồng 106 8.3.1. Tác động của tình trạng khuyết tật trong giai đoạn tiền hôn nhân 106 8.3.2. Tác động của tình trạng khuyết tật trong giai đoạn sau kết hôn 107 8.3.3. Tác động của tình trạng khuyết tật đối với mối quan hệ với bạn bè 108 8.4. Tác động của tình trạng khuyết tật đối với mối quan hệ với đồng nghiệp, người sử dụng lao động 108 Câu hỏi ôn tập 109 PHẦN III: CÁC KỸ NĂNG THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI 110 CHƯƠNG 9: XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ VÀ SỰ TIN TƯỞNG 110 9.1. Tạo dựng mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng giữa nhân viên xã hội và thân chủ 110 5 © Trần Văn Kham, email: khamtv@ussh.edu.vn. Bản thảo trong quá trình chỉnh sửa, đề nghị sử dụng đúng mục đích. 9.1.1. Niềm tin vào khả năngnhân viên xã hội trong việc giải quyết các vấn đề của thân chủ 111 9.1.2. Niềm tin của nhân viên xã hội và thân chủ về khả năng tạo thay đổi của chính thân chủ 112 9.1.3. Niềm tin về giá trị của thân chủ và các nỗ lực của thân chủ và nhân viên xã hội 113 9.2. Sự thương cảm và thấu cảm trong tạo dựng mối quan hệ giữa nhân viên xã hội và thân chủ khuyết tật 114 9.2.1. Tránh sự thương cảm và thương hại 114 9.2.2. Nâng cao sự thấu cảm và giao tiếp sử dụng kỹ năng thấu cảm 115 9.3. Kỹ năng giao tiếp với thân chủ khuyết tật trên nguyên tắc lấy con người làm trung tâm. 116 9.3.1. Một số nguyên tắc chung trong giao tiếp với thân chủ khuyết tật 116 9.3.2. Kỹ năng giao tiếp lấy con người làm trung tâm đối với thân chủ có một số dạng khuyết tật thường gặp 120 Câu hỏi thảo luận 133 CHƯƠNG 10: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT 136 10.1. Tiến trình đánh giá với người khuyết tật 137 10.2. Các hình thức đánh giá 139 10.2.1. Đánh giá môi trường sống của thân chủ (Mô hình sinh thái học) 140 10.2.2. Đánh giá về điểm mạnh của thân chủ (Quan điểm về sức mạnh) 143 10.2.3. Đánh giá sinh lý – tâm lý – xã hội: 146 10.2.4. Đánh giá sức khỏe tâm thần 147 10.2.5. Đánh giá nhu cầu cộng đồng 148 10.3. Kỹ năng đánh giá 148 10.3.1. Kỹ năng phỏng vấn 148 10.3.2. Kỹ năng quan sát: 155 10.3.3. Kỹ năng tài liệu hóa: 156 Câu hỏi thảo luận: 157 CHƯƠNG 11. KẾ HOẠCH CAN THIỆP VÀ TRỊ LIỆU 158 11.1. Kế hoạch hỗ trợ cá nhân 158 11.1.1. Khái niệm kế hoạch hỗ trợ cá nhân 158 6 © Trần Văn Kham, email: khamtv@ussh.edu.vn. Bản thảo trong quá trình chỉnh sửa, đề nghị sử dụng đúng mục đích. 11.1.2. Ý nghĩa của việc thiết lập kế hoạch hỗ trợ cá nhân 159 11.2. Nội dung của kế hoạch hỗ trợ cá nhân 160 11.3. Các nguyên tắc trong xây dựng kế hoạch hỗ trợ cá nhân 161 11.4. Các yêu cầu đối với người hỗ trợ 161 11.4.1. Yêu cầu phẩm chất 161 11.4.2 Yêu cầu về năng lực 162 11.5 Quy trình xây dựng kế hoạch hỗ trợ cá nhân. 163 Câu hỏi ôn tập 167 CHƯƠNG 12: CÁC MÔ HÌNH THỰC HÀNH VỚI CÁ NHÂN 168 12.1. Quản lý trường hợp với người khuyết tật. 168 12.1.1. Khái niệm 168 12.1.2. Mục tiêu của quản lý trường hợp với người khuyết tật 169 12.1.3.Nhiệm vụ và chức năng của Quản lý trường hợp. 169 12.1.4. Tiến trình quản lý trường hợp với Người khuyết tật 171 12.2. Trị liệu nhận thức (hiểu biết) về vấn đề khuyết tật 177 12.2.2. Các can thiệp trong mô hình nhận thức về vấn đề khuyết tật: 180 12.3. Tiếp cận can thiệp tập trung vào giải pháp 182 12.3.1. Giới thiệu chung về tiếp cận can thiệp tập trung vào giải pháp 182 12.3.2. Can thiệp tập trung vào giải pháp khi làm việc với Người khuyết tật 183 Câu hỏi ôn tập: 185 CHƯƠNG 13. CÁC MÔ HÌNH THỰC HÀNH VỚI GIA ĐÌNH 186 13.1. Nhiệm vụ của nhân viên CTXH trong việc hỗ trợ gia đình Người khuyết tật 186 13.1.1. Giúp Người khuyết tật và các thành viên trong gia đình tiếp cận các chương trình, chính sách 186 13.1.2. Nhân viên xã hội tăng cường năng lực đối với thành viên trong gia đình để họ hỗ trợ Người khuyết tật có thể sống độc lập. 186 13.1.3. Nhân viên xã hội hỗ trợ Người khuyết tật và gia đình thông qua “tham vấn đồng đẳng” 187 13.2. Tổ chức các chương trình, tập huấn nâng cao năng lực cho Người khuyết tật và các thành viên trong gia đình có Người khuyết tật. 187 13.3. Tiếp cận đánh giá gia đình là trung tâm 188 7 © Trần Văn Kham, email: khamtv@ussh.edu.vn. Bản thảo trong quá trình chỉnh sửa, đề nghị sử dụng đúng mục đích. Câu hỏi ôn tập: 192 CHƯƠNG 14: CÁC MÔ HÌNH THỰC HÀNH VỚI NHÓM 194 14.1. Lịch sử và sự phát triển của mô hình giáo dục tâm lý trong CTXH 194 14.2. Lợi ích của mô hình giáo dục tâm lý trong CTXH nhóm 195 14.3. Các bài học hướng dẫn trong mô hình giáo dục tâm lý nhóm 195 Tóm lược: 201 Câu hỏi ôn tập 201 CHƯƠNG 15: CÁC MÔ HÌNH THỰC HÀNH VỚI CỘNG ĐỒNG 202 15.1. Quan điểm về cộng đồng và cộng đồng người khuyết tật 202 15.1.1. Cộng đồng và cộng đồng người khuyết tật 202 15.1.2. Tổ chức cộng đồng 203 15.1.3. Xuất phát điểm của công tác xã hội cộng đồng 204 15.2. Những nguyên tắc chung trong hoạt động tổ chức cộng đồng 204 15.3. Các mô hình thực hành cộng đồng người khuyết tật 205 15.3.1. Đánh giá cộng đồng 206 15.3.2. Mô hình nhóm tự lực 207 15.3.3. Mô hình trao quyền 209 15.3.4. Mô hình cộng đồng chức năng 211 15.3.5. Mô hình hoà nhập xã hội 214 15.3.6. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng 215 Tóm tắt chương 217 Câu hỏi ôn tập 218 CHƯƠNG 16 BIỆN HỘ, HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC VÀ XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI CỘNG ĐỒNG 219 16.1. Biện hộ 219 16.1.1. Biện hộ và các hình thức biện hộ 219 16.1.2. Tự biện hộ 220 16.1.3. Biện hộ tập thể 224 16.1.4. Biện hộ gia đình 225 16.2. Các nguyên tắc biện hộ và quy trình biện hộ 226 8 © Trần Văn Kham, email: khamtv@ussh.edu.vn. Bản thảo trong quá trình chỉnh sửa, đề nghị sử dụng đúng mục đích. 16.2.1. Các nguyên tắc của biện hộ 226 16.2.2. Quy trình biện hộ 226 16.3. Vai trò của nhân viên xã hội trong công tác biện hộ 227 16.4. Các kỹ năng trong biện hộ 228 16.4.1. Kỹ năng giao tiếp 228 16.4.2. Kỹ năng trình bày 229 16.4.3. Kỹ năng quan sát 229 16.4.4. Kỹ năng thương lượng 230 16.5. Huy động nguồn lực 232 16.5.1. Khái quát các nguồn lực cộng đồng 232 16.5.2. Các phương pháp khám phá nguồn lực cộng đồng 232 16.6. Huy động nguồn lực cộng đồng 234 16.6.1. Quan niệm về huy động nguồn lực cộng đồng: 234 16.6.2. Các hình thức huy động nguồn lực cộng đồng 235 16.7. Xây dựng mạng lưới người khuyết tật 235 16.7.1. Khái niệm mạng lưới 235 16.7.2. Mục đích xây dựng mạng lưới 236 16.7.3. Lợi ích của mạng lưới 236 16.7.4. Các hình thức mạng lưới 237 16.7.5. Các giai đoạn xây dựng mạng lưới người khuyết tật 237 Câu hỏi thảo luận 238 9 © Trần Văn Kham, email: khamtv@ussh.edu.vn. Bản thảo trong quá trình chỉnh sửa, đề nghị sử dụng đúng mục đích. PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN Theo báo cáo về khuyết tật trên thế giới của tổ chức Y tế thế giới và ngân hàng thế giới hiện nay trên thế giới có khoảng hơn một tỷ người trong số 6,9 tỷ người có khiếm khuyết về mặt thể chất, cảm giác, trí tuệ hoặc tâm thần dưới các mức độ khác nhau. Con số này tương đương với khoảng 15% dân số thế giới. Quốc gia nào cũng có người khuyết tật và hơn 2/3 trong số đó sống tại các nước đang phát triển 1 . Tại Việt Nam theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 chỉ ra, tỷ lệ người khuyết tật ở độ tuổi từ 5 tuổi trở lên chiếm 7,8% dân số tương đương với 6,7 triệu người, trong đó có khoảng 5,8% là nữ giới và khoảng 75% tập trung ở khu vực nông thôn. Mặc dù, những số liệu trên có thể còn chưa phản ánh đầy đủ và chính xác quy mô, cơ cấu người khuyết tật ở Việt Nam, nhưng ở một chừng mực nào đó đã cho thấy vấn đề khuyết tật và người khuyết tật là phổ biến ở Việt Nam và là vấn đề cần quan tâm trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội quốc gia. Trong những năm tới, số lượng người khuyết tật có xu hướng gia tăng do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, đồng thời những nguyên nhân dẫn tới tàn tật cũng sẽ có sự biến động và khác hơn so với giai đoạn trước đây. Các nguyên nhân dẫn đến khuyết tật do bẩm sinh, bệnh tật chiến tranh giảm đi thì các nguyên nhân do tai nạn có xu hướng tăng do quá trình phát triển của công nghiệp hoá và đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam. Về mặt xã hội, kết quả của một số cuộc điều tra cho thấy, gần 8% hộ gia đình ở Việt Nam có người khuyết tật, bình quân một hộ gia đình người khuyết tật có 1,12 người khuyết tật. Khoảng 75% hộ gia đình có người khuyết tật sinh sống ở khu vực nông thôn và 32,5% thuộc diện nghèo (cao gấp hai lần so với tỷ lệ nghèo chung); gần 24% những hộ gia đình có người khuyết tật phải sống trong điều kiện nhà ở tạm, 65% sống trong những ngôi nhà bán kiên cố. Do điều kiện khó khăn, hầu hết các hộ gia đình có người khuyết tật (82,2%) chỉ đảm bảo đáp ứng được nhu cầu căn bản về ăn, ở và mặc cho người khuyết tật, còn lại các nhu cầu khác của người khuyết tật thì khả năng đáp ứng của hộ gia đình rất hạn chế. Kết quả điều tra mẫu cho thấy, trên 80% hộ gia đình có người khuyết tật đang gặp phải khó khăn trong việc khám chữa bệnh,chăm sóc sức khoẻ cho người khuyết tật, hơn một nửa hộ gia đình (51,2%) gặp khó khăn trong việc chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật trong sinh hoạt hàng ngày và gần 55% hộ gia đình gặp khó khăn về việc làm và vốn sản xuất kinh doanh tạo việc làm cho người khuyết tật. Về cá nhân người khuyết tật, kết quả cuộc điều tra mẫu phản ánh một thực trạng đáng lo ngại về người khuyết tật và cuộc sống của người khuyết tật. Đa số người khuyết tật có trình độ văn hoá thấp và chưa qua đào tạo nghề. Trong tổng số 6,7 triệu người khuyết tật, 1 WHO& WB, World report on disability, 2011 10 © Trần Văn Kham, email: khamtv@ussh.edu.vn. Bản thảo trong quá trình chỉnh sửa, đề nghị sử dụng đúng mục đích. có khoảng 21% người khuyết tật còn khả năng lao động và 62% trong số này đang tham gia hoạt động kinh tế tạo thu nhập; lĩnh vực hoạt động kinh tế chủ yếu của người khuyết tật là sản xuất nông nghiệp - một trong những lĩnh vực có năng suất lao động và tạo ra giá trị thặng dư thấp nhất trong các lĩnh vực sản xuất của nền kinh tế quốc dân. Với những hạn chế do khuyết tật và những hạn chế về trình độ năng lực nên đa phần người khuyết tật có ít nguồn thu nhập, nguồn thu nhập không ổn định, thu nhập thấp, không đủ trang trải nên cuộc sống của gia đình người khuyết tật và bản thân người khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn. Khoảng 80% người khuyết tật ở thành thị và 70% người khuyết tật ở nông thôn phải sống dựa vào gia đình, người thân và trợ cấp xã hội. Số người khuyết tật có thể tự lập được cuộc sống chỉ chiếm khoảng 11% trong tổng số người khuyết tật cả nước. Bên cạnh những hạn chế do khuyết tật gây ra và những hạn chế về trình độ năng lực, người khuyết tật phải đối mặt với những rào cản (định kiến xã hội, hạ tầng cơ sở xã hội chưa phù hợp với người khuyết tật, ) khó có thể vượt qua khi họ muốn tham gia bình đẳng trong cuộc sống cộng đồng nếu như không có sự hỗ trợ từ Nhà nước và cộng đồng 2 . Công tác xã hội với người khuyết tật là một chuyên ngành quan trọng của công tác xã hội. Với kiến thức và kỹ năng chuyên môn của mình, các nhân viên công tác xã hội nhận diện các khó khăn và nhu cầu của người khuyết tật để từ đó trợ giúp họ vượt qua các khó khăn, đáp ứng các nhu cầu của họ và mang lại sự công bằng và bình đẳng cho người khuyết tật trong xã hội. Để tìm hiểu về vai trò nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội khi làm việc với người khuyết tật thì chúng ta cần nắm vững một số vấn đề cơ bản liên quan đến khuyết tật được trình bày ở các chương dưới đây với các nội dung trọng tâm sau: 2 Báo cáo thường niên năm 2010 của ban điều phối các hoạt động hỗ trợ người tàn tật Việt Nam (NCCD) [...]... VỀ KHUYẾT TẬT VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT Nội dung chương 2 đề cập đến một số khái niệm cơ bản về khuyết tật và công tác xã hội với người khuyết tật như hiểu như thế nào là khuyết tật, người khuyết tật, nguyên nhân và cách phân loại cũng như công tác xã hội với người khuyết tật là gì, mục đích, vai trò của nhân viên công tác xã hội khi trợ giúp người khuyết tật 1.1 Khái niệm khuyết tật. .. đích 20 giành cho họ Do vậy, công tác xã hội với người khuyết tật có những đặc thù nhất định so với hoạt động công tác xã hội chung Từ định nghĩa về công tác xã hội như trên thì có thể hiểu: Công tác xã hội với người khuyết tật là hoạt động chuyên nghiệp của nhân viên công tác xã hội giúp đỡ những người khuyết tật tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ, huy động nguồn lực,... đối với người khuyết tật được coi là một lĩnh vực chuyên môn sâu của người làm công tác xã hội, lĩnh vực này được gọi là công tác xã hội với người khuyết tật Việc hỗ trợ, giúp đỡ đối với người khuyết tật không chỉ có sự trợ giúp của nhân viên công tác xã hội mà còn là công việc của các chuyên gia giáo dục đặc biệt, giáo viên, chuyên gia tâm lý Tuy nhiên, sự trợ giúp của nhân viên công tác xã hội không... hỗ trợ người khuyết tật, gia đình và cộng đồng triển khai hoạt động chăm sóc trợ giúp họ một cách hiệu quả, vượt qua những rào cản, đảm bảo sự tham gia đầy đủ vào các hoạt động xã hội trên nền tảng sự công bằng như những người khác trong xã hội 1.2.2 Mục đích của công tác xã hội với người khuyết tật Từ cách hiểu về công tác xã hội với người khuyết tật cũng như xem xét mục đích của công tác xã hội nhận... các hoạt động xã hội 1.2.3.Vai trò của nhân viên công tác xã hội khi làm việc với người khuyết tật Với lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của khoa học và nghề nghiệp chuyên môn công tác xã hội, ở nhiều nước trên thế giới, vị trí của nhân viên công tác xã hội đã được xác định và thể hiện vai trò một cách rõ nét trong đời sống xã hội Sự hoạt động, tác nghiệp của nhân viên công tác xã hội phổ biến... chương 1 Chương 1 đề cập đến một số khái niệm, thuật ngữ cơ bản về khuyết tật và người khuyết tật cũng như công tác xã hội với người khuyết tật, vai trò của nhân viên công tác xã hội khi làm việc với người khuyết tật Trong chương này cần chú ý khái niệm khuyết tật .Khuyết tậtchính là sự giảm thiểu chức năng hoạt động, là hậu quả của sự khiếm khuyết, sự giảm thiểu chức năng hoạt động gây ra những trở ngại... những người gặp khó khăn hoặc những người bị đẩy ra ngoài xã hội Sứ mạng của ngành công tác xã hội là nỗ lực hành động nhằm giảm thiểu: những rào cản trong xã hội; sự bất công và sự bất bình đẳng trong xã hội Trong những đối tượng cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhân viên công tác xã hội thì người khuyết tật là một nhóm cần được sự quan tâm, trợ giúp đặc biệt Việc trợ giúp của nhân viên công tác xã hội đối với. .. bẩm sinh, 18% hoàn cảnh tinh thần, 16% 1.2 Công tác xã hội với người khuyết tật 1.2.1 Khái niệm về công tác xã hội với người khuyết tật Trên thế giới công tác xã hội đã được khẳng định là một ngành khoa học độc lập, có đối tượng nghiên cứu riêng, có hệ thống lý luận, phương pháp nghiên cứu riêng Sự khẳng định này đã được thực tiễn kiểm nghiệm khi công tác xã hội đã hướng tới giúp đỡ các đối tượng khó... cầu đối với người khuyết tật nhằm: - Ngăn chặn nguy cơ gây ra khuyết tật và giúp người khuyết tật thực sự tham gia đầy đủ vào đời sống và phát triển xã hội - Xác nhận quyền của tất cả mọi người trong đó có người khuyết tật là có sự lựa chọn và cơ hội bình đẳng như nhau - Được tôn trọng và được tham gia đầy đủ trong xã hội - Xã hội cần làm môi trường phù hợp hơn với nhu cầu của người khuyết tật Đặc... lý luận về khuyết tật Lịch sử phản ánh nhiều cách tiếp cận khác nhau về khuyết tật và dẫn đến nhiều mô hình khác nhau Các mô hình lý luận trong nghiên cứu khuyết tật đóng góp một phần rất quan trọng trong việc định hướng cho các hoạt động như vận động và xây dựng chính sách với người khuyết tật, công tác xã hội với người khuyết tật và các đề tài nghiên cứu xã hội học về người khuyết tật Đây cũng chính . gây nên khuyết tật 17 1.2. Công tác xã hội với người khuyết tật 18 1.2.1. Khái niệm về công tác xã hội với người khuyết tật. 18 1.2.2. Mục đích của công tác xã hội với người khuyết tật 20 1.2.3.Vai. vậy, công tác xã hội với người khuyết tật có những đặc thù nhất định so với hoạt động công tác xã hội chung. Từ định nghĩa về công tác xã hội như trên thì có thể hiểu: Công tác xã hội với người. BẢN VỀ KHUYẾT TẬT VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT 11 1.1 Khái niệm khuyết tật và người khuyết tật 11 1.1.1 .Khuyết tật 11 1.1.2. Người khuyết tật 15 1.1.3. Phân loại khuyết tật 16

Ngày đăng: 17/01/2015, 21:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan