Chuyên đề lồng ghép các phương pháp dạy học hiện đại THCS Nguyễn Bá Ngọc

11 783 4
Chuyên đề lồng ghép các phương pháp dạy học hiện đại THCS Nguyễn Bá Ngọc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trêng THCS BTCX NguyÔn B¸ Ngäc Chuyên đề: Lồng ghép các phương pháp dạy học hiện đại I. Lí do chọn đề tài: Trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, sự thách thức của quá trình hội nhập kinh tế đòi hỏi phải có nguồn nhân lực, lao động có đủ khả năng để đáp ứng yêu cầu của thời đại mới và xu thế phát triển tất yếu của thời đại. Từ đó đòi hỏi giáo dục phải đổi mới, đổi mới giáo dục đòi hỏi nhà trường không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức đã có mà còn phải bồi dưỡng, hình thành ở học sinh tính năng động, óc tư duy sáng tạo, kĩ năng thực hành áp dụng, tức là đào tạo một con người toàn diện về mọi mặt, trong đó đổi mới phương pháp dạy học là điều hết sức cần thiết. Qua nhiều năm đổi mới phương pháp dạy học đã gặt hái được nhiều kết quả nhưng bên cạnh còn không ít tồn tại. Để thực hiện mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, người giáo viên cần phải áp dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại vào tiết dạy của mình. Nhưng lồng ghép các phương pháp dạy học như thế nào mới đem lại hiệu quả cao. Để chia sẻ những ý tưởng đó với các bạn đồng nghiệp tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài " Lồng ghép các phương pháp dạy học hiện đại" II. Cơ sở lí luận: Quá trình dạy học là một quá trình tổng thể, chịu sự chi phối tác động của nhiều yếu tố có liên hệ hữu cơ vừa có ưu điểm, vừa có nhược điểm. Để quá trình dạy học đạt hiệu quả cần phải phối hợp và lồng ghép rất nhiều phương pháp bổ trợ lẫn nhau nhằm huy động tối đa những lợi thế và hạn chế được những nhược điểm. Lồng ghép các phương pháp dạy học tích cực nghĩa là phải biết linh hoạt vận dụng nhiều phương pháp dạy học vào một tiết dạy, phải biết lấy ưu điểm của phương pháp này bổ sung vào chỗ hạn chế của phương pháp kia. Vì vậy lồng ghép các phương pháp sao cho phù hợp vào một tiết dạy là điều hết sức cần thiết. Vd: 1 N ê u v à g i ả i q u y ế t v ấ n đ ề T h ả o l u ậ n Đ ó n g v a i Hỏi đáp L à m v i ệ c t h e o n h ó m T r ự c q u a n T h u y ế t t r ì n h Lồng ghép các phương pháp dạy học hiện đại Trêng THCS BTCX NguyÔn B¸ Ngäc III. Cơ sở thực tiễn: Qua nhiều năm giảng dạy và dự giờ tôi thấy trong nhiều tiết dạy GV chỉ sử dụng một vài phương pháp, nhiều GV còn lúng túng khi áp dụng phương pháp dạy học mới.Chưa lồng ghép thật hiệu quả các phương pháp dạy học . Với những khó khăn còn tồn tại như phương tiện, thiết bị dạy học còn thiếu thốn, phòng học bộ môn chưa đầy đủ, GV chưa được tập huấn về dạy học tích cực một cách sâu sắc. Khả năng nhận thức của học sinh còn chậm, các em chưa ý thức được sự tích cực trong các hoạt động học. Hầu hết các em chưa được làm quen với sách tham khảo, tài liệu học tập khác ngoài SGK. Chính vì vậy mỗi phương pháp dạy học đã có những hạn chế nay lại còn nhiều hạn chế hơn. Vì vậy GV cần phải tìm tòi nhiều phương pháp và lồng ghép một cách phù hợp để phát huy hết những ưu điểm vốn có của nó. IV. Biện pháp thực hiện: - Nghiên cứu chương trình SGK, tham khảo SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng và tài liệu liên quan. - Phân loại các dạng bài dạy trong SGK, phân loại đồ dùng cần thiết cho từng tiết dạy. Lựa chọn phương pháp áp dụng cho tiết dạy phù hợp. - Tham khảo ý kiến đóng góp của chuyên môn nhà trường, của GV có kinh nghiệm - Tham khảo tài liệu dạy và học tích cực của bộ giáo dục và đào tạo. V. Nội dung nghiên cứu: 1. Một số phương pháp dạy học hiện đại đã được áp dụng vào dạy học tích cực: - Phương pháp đàm thoại( gợi mở, phát hiện, tái hiện….) - Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. - Phương pháp vấn đáp - Phương pháp trực quan - Phương pháp thí nghiệm - Phương pháp thực hành - Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ. - Phương pháp dạy học theo góc - Phương pháp học theo hợp đồng - Phương pháp tình huống - Phương pháp đóng vai - Phương pháp công não ……………. 2. Ưu điểm và hạn chế của một vài phương pháp tiêu biểu: a.Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề: *Ưu điểm: 2 Trêng THCS BTCX NguyÔn B¸ Ngäc - Phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực nhận thức, năng lực giải quyết vấn đề. -Kiến thức hình thành ở học sinh một cách sâu sắc, vững chắc. * Hạn chế: - Gv đầu tư nhiều thời gian - Hs chưa có khả năng tự học, tự giác tích cực. Để phương pháp nêu và giải quyết vấn đề đạt hiệu quả cần lồng ghép với phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp thực hành thí nghiệm, kĩ thuật sơ đồ tư duy…. b. Phương pháp dạy học hợp tác ( thảo luận nhóm) * Ưu điểm: - Tăng cường sự tham gia tích cực của học sinh - Phát triển năng lực lãnh đạo, tổ chức, năng lực hợp tác của học sinh * Hạn chế: - Hạn chế do không gian lớp học - Hạn chế do quĩ thời gian - Một số học sinh tính tự giác chưa cao Cần kết hợp phương pháp thảo luận nhóm với các phương pháp, kĩ thuật dạy học khác như: phương pháp thí nghiệm, nêu và giải quyết vấn đề, kĩ thuật khăn phủ bàn, kĩ thuật mảnh ghép… c. Phương pháp trực quan, thí nghiệm thực hành * Ưu điểm: - Nâng cao kĩ năng làm thực hành của học sinh - Trực quan sinh động - Hs tự tìm tòi và phát hiện vấn đề * Hạn chế: - Thiết bị, phương tiện còn hạn chế - HS còn chậm trong tư duy trực quan, kĩ năng làm thực hành chưa cao Cần kết hợp với phương pháp thảo luận nhóm, đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề d. Phương pháp dạy học theo góc * Ưu điểm: - Tăng cường sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái cho học sinh. Học sinh được học sâu và hiệu quả bền vững. * Hạn chế: - Không gian lớp học - Cần nhiều thời gian cho hoạt động học tập - GV cần nhiều thời gian để chuẩn bị Cần kết hợp nhiều phương pháp như: nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại, thí nghiệm thực hành, thảo luận nhóm… 3 Trêng THCS BTCX NguyÔn B¸ Ngäc ………… 3. Một số gợi ý về lồng ghép phương pháp dạy học: - Loại bài nghiên cứu kiến thức mới: Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, phát hiện để học sinh chủ động khám phá kiến thức mới, sử dụng phương pháp thí nghiệm (đối với bộ môn có thí nghiệm) kết hợp phương pháp hợp tác theo nhóm nhỏ. Dùng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề cho từng nội dung nhỏ của bài, dùng phương pháp vấn đáp tái hiện để so sánh kiến thức mới và cũ…… - Loại bài liên quan đến thực tế: GV dùng phương pháp vấn đáp giải thích minh họa kết hợp phương pháp trực quan (sử dụng tranh ảnh, mô hình, sơ đồ, đèn chiếu…) kết hợp với hợp tác theo nhóm để học sinh giải quyết vấn đề mà GV đưa ra (phương pháp nêu và giải quyết vấn đề)… - Loại bài luyện tập: GV nên sử dụng 1/3 tiết học để ôn lại kiến thức cần nhớ( dùng phương pháp vấn đáp tái hiện…) kết hợp với phương pháp Grap( sơ đồ) đối với những bài có hệ thống kiến thức liên quan. Dùng kiến thức cần nhớ làm bài tập theo phương pháp vừa nghiên cứu vừa vận dụng. - Loại bài thực hành: Kết hợp linh hoạt các phương pháp: Thí nghiệm nghiên cứu, Thí nghiệm kiểm chứng, đàm thoại gợi mở, vấn đáp giải thích và so sánh, trực quan… 4. Một số ví dụ về lồng ghép các phương pháp dạy học hiện đại: Vd1: Bài 41 Chim bồ câu (sinh học 7) Hđ 1. Tìm hiểu đời sống của chim bồ câu GV cho HS nghiên cứu SGK dùng phương pháp đàm thoại- gợi mở kết hợp phương pháp thuyết trình để dẫn dắt HS tìm hiểu đời sống của chim bồ câu ?.1. Cho biết tổ tiên của chim bồ câu nhà? 2. Đặc điểm đời sống của chim bồ câu? GV thuyết trình đặc điểm sinh sản của chim bồ câu, dùng phương pháp vấn đáp- tái hiện , so sánh ?. So sánh sự sinh sản của chim bồ câu và thằn lằn? Hđ 2. Tìm hiểu cấu tạo ngoài và di chuyển. GV nêu vấn đề: Đặc điểm cấu tạo ngoài nào của chim bồ câu thích nghi với sự bay lượn? GV cho HS quan sát tranh hay máy chiếu hình ảnh chim bồ câu( pp trực quan) rồi cho HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn phủ bàn ( mỗi HS tìm hiểu một bộ phận cấu tạo của chim : thân, chi trước, chi sau, lông ống, lông tơ, mỏ, cổ) rồi đi đến kết luận chung về đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với sự bay lượn( nội dung bảng SGK) Hoặc GV có thể cho HS thực hiện bằng sơ đồ tư duy 4 Trêng THCS BTCX NguyÔn B¸ Ngäc GV dùng phương pháp thuyết trình, vấn đáp tìm tòi kết hợp với phương pháp trực quan cho HS tìm hiểu cách di chuyển của chim bồ câu. Dùng phương pháp thực hành cho hs làm bài tập thực hành Bảng 2 (so sánh kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn) Vd 2. Tiết 37 Định lí Pitago ( Hình học 7) GV dùng phương pháp thuyết trình giới thiệu về nhà toán học Pitago Hđ 1. Tìm hiểu định lí Pitago Gv cho HS vẽ hình một tam giác vuông có cạnh góc vuông 3cm và 4cm cho HS thực hành đo đạc ( phương pháp thực hành) tìm số đo cạnh huyền từ đó hình thành định lí Pitago GV đặt câu hỏi nêu vấn đề: Hãy tìm mối quan hệ giữa c 2 , a 2 ,b 2 ? GV cho học sinh thảo luận nhóm thực hành cắt hình, chứng minh để đưa ra mối qua hệ giữa bình phương các cạnh. GV có thể dùng kết hợp các phương pháp đàm thoại gợi mở, tìm tòi để hỗ trợ thêm HS GV tiếp tục cho HS thực hành áp dụng làm bài tập 3/SGK. Kết hợp phương pháp vấn đáp để giúp HS trình bày bài tập. 5 Thân: hình thoi Giảm sức cản không khí Chi trước: cánh chim quạt gió, cản không khí khi hạ cánh Cổ: dài khớp đầu với thân phát huy tác dụng giác quan, bắt mồi,rỉa lông Mỏ: mỏ sừng, bao lấy hàm, không có răng đầu chim nhẹ Đặc điểm ngoài thích nghi đời sống bay lượn Lông ống: các sợi lông bám thành phiến mỏng tạo diện tích rộng khi dang cánh Chi sau: 3 ngón trước, một ngón sau, có vuốt giúp bám chặt khi hạ cánh Lông tơ: lông mảnh làm thành chùm lông xốp giữ nhiệt làm cơ thể nhẹ Trêng THCS BTCX NguyÔn B¸ Ngäc Vd3. Bài 17 Dãy hoạt động hóa học của kim loại ( Hóa học 9) Hđ 1. Tìm hiểu dãy hoạt động hóa học của kim loại được xây dựng như thế nào? Gv nêu vấn đề: Cho các kim loại sau: Na, Fe, Cu, Ag, và H .Làm thế nào để xác định mức độ mạnh yếu cảu các KL trên? GV yêu cầu HS đi giải quyết vấn đề trên. GV cho HS tập hợp theo nhóm(pp hợp tác theo nhóm nhỏ) để làm thí nghiệm (pp thí nghiệm chứng minh) GV có thể dùng phương pháp học tập theo góc, chia HS thành 3 nhóm để mỗi nhóm thực hiện nhiệm vụ khác nhau trong cùng một thời gian. Nhóm 1( Góc '' Phân tích") nghiên cứu SGK để kết luận vấn đề. Nhóm 2( Góc " Trải nghiệm") HS nhóm này làm thí nghiệm để kết luận vấn đề. Nhóm 3 (Góc ''Áp dụng") HS nghiên cứu nội dung có sẵn đã kết luận để làm bài tập áp dụng. Sau đó các nhóm thay đổi vị trí thực hiện nhiệm vụ ở góc khác. Khi các góc đã thực hiện xong, Gv dùng phương pháp đàm thoại dẫn dắt HS đi đến kết luận cuối cùng. ?. Qua phần nghiên cứu trên, em sắp xếp các kim loại trên theo thứ tự như thế nào? Hđ 2. Tìm hiểu ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại. GV dùng phương pháp vấn đáp gợi mở để HS tìm hiểu ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại. ?1. Các kim loại được sắp xếp như thế nào trong dãy hoạt động hóa học của kim loại? 2. Những kim loại nào tác dụng với H 2 O ở nhiệt độ thường? 3. Kim loại nào tác dụng được với dung dịch HCl, H 2 SO 4 loãng để giải phóng khí H 2 ? 4. Kim loại ở vị trí nào đẩy được kim loại khác ra khỏi dung dịch muối? GV dùng phương pháp thuyết trình để thuyết trình thêm ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại. ( phụ lục các phiếu học tập hỗ trợ cho phương pháp học tập theo góc lồng ghép các phương pháp khác kèm theo sau) IV. Kết quả nghiên cứu: Qua một thời gian nghiên cứu và áp dụng việc lồng ghép các phương pháp dạy học hiện đại vào một tiết dạy đã đạt được một số dấu hiệu tích cực phát huy hiệu quả của phương pháp dạy học. *Về phía HS: -HS nhiệt tình , năng nổ hơn và tích cực tham gia vào các hoạt động mà GV tổ chức, HS có ý thức tìm tòi, sáng tạo. - HS dễ dàng tiếp thu kiến thức và khắc sâu hơn. - HS tự tin thực hiện khả năng của mình, hứng thú học tập, ít nhàm chán hơn. *Về phía GV: Tổ chức các hoạt động logic hơn 6 Trêng THCS BTCX NguyÔn B¸ Ngäc V. Đề xuất kiến nghị: - Đầu tư thêm trang thiết bị, phòng học bộ môn. - Tạo điều kiện tập huấn thêm về phương pháp dạy học tích cực - GV cần phát huy tinh thần học tập tìm tòi, sáng tạo trong phương pháp dạy học VI. Kết luận: Đổi mới phương pháp dạy học và tìm ra phương pháp dạy học tích cực là một yêu cầu quan trọng đối với người GV, để kích thích hs học tập một cách say mê và hứng thú ,đồng thời vận dụng hiểu biết của mình vào đời sống thì đòi hỏi người GV không ngừng nâng cao chuyên môn, đổi mới phương pháp, tìm cách lồng ghép những phương pháp một cách phù hợp để nâng cao tối đa hiệu quả tiết dạy. Trong khi nghiên cứu đề tài này chắc chắn tôi chưa thấy hết những ưu điểm và tồn tại trong quá trình áp dụng. Rất mong nhận được sự đóng góp của các đồng nghiệp để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn. 7 Trêng THCS BTCX NguyÔn B¸ Ngäc Phụ lục phiếu học tập( giáo án Hóa học 9) Phương pháp học tập theo góc lồng ghép các phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp vấn đáp, thảo luận nhóm, thí nghiệm trực quan, thuyết trình. GÓC ''TRẢI NGHIỆM'' (Thời gian thực hiện 7 phút) 1. Mục tiêu: Từ các thí nghiệm, HS tìm được thứ tự sắp xếp các kim loại theo chiều từ mạnh đến yếu. 2. Nhiệm vụ: - Đọc cách tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn trong bảng - Tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn, quan sát rồi rút ra kết luận. - Ghi kết quả vào phiếu học tập. PHIẾU HỌC TẬP stt Cách tiến hành Hiện tượng Kết luận 1 -Cho đinh Fe vào dung dịch CuSO 4 -Cho mảnh Cu vào dung dịch FeSO 4 2 -Cho mảnh Cu vào dung dịch AgNO 3 -Cho Ag vào dung dịch CuSO 4 3 Cho đinh Fe vào dung dịch HCl Cho dây Cu vào dung dịch HCl 4 Cho Na vào cốc nước Cho Fe vào cốc nước 8 Trêng THCS BTCX NguyÔn B¸ Ngäc GÓC ''PHÂN TÍCH'' (Thời gian 7 phút) 1. Mục tiêu: nghiên cứu nội dung SGK tìm được chiều sắp xếp của các kim loại Fe, Cu, Ag, Na, và H 2. Nhiệm vụ: - Cá nhân nghiên cứu SGK : Dãy hoạt động hóa học của lim loại được xây dựng như thế nào? * TN1: Cho đinh sắt vào dung dịch CuSO 4 và cho mẫu dây đồng vào dung dịch FeSO 4 *TN2: Cho mẩu dây đồng vào dung dịch AgNO 3 và mẩu dây Ag vào dung dịch dung dịch CuSO 4 * TN3: Cho Fe và Cu vào 2 ống nghiệm đựng dung dịch HCl * TN4: Cho mẫu Na và đinh Fe vào 2 cốc đựng nước có thêm vài giọt dung dịch phenolphtalein - Thảo luận cả nhóm, đi đến kết luận - Ghi vào phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP 2 I. Dãy hoạt động hóa học của kim loại được hoạt động như thế nào? 1.Thí nghiệm 1: Sắt hoạt động hóa học …………….đồng. Sắp xếp : …………………………. 2.Thí nghiệm 2: Đồng hoạt động hóa học ……………… bạc. Sắp xếp: ………………………. 3. Thí nghiệm 3: Sắt đứng ………………H Đồng đứng ……………H Sắp xếp:………………………… 4. Thí nghiệm 4: Na hoạt động hóa học ……………………… sắt Sắp xếp: …………………………………. Kết luận: các kim loại sắp xếp theo thứ tự từ mạnh đến yếu ……………………………………………………………. 9 Trêng THCS BTCX NguyÔn B¸ Ngäc GÓC ''ÁP DỤNG'' ( thời gian thực hiện 7 phút) 1. Mục tiêu: Từ phiếu hỗ trợ kiến thức của GV, HS có thể áp dụng để giải các dạng bài tập 2. Nhiệm vụ: HS nghiên cứu các nhân bảng sau Kết luận sắp xếp Sắt hoạt động hóa học mạnh hơn đồng Fe, Cu Đồng hoạt động hóa học mạnh hơn bạc Cu, Ag Sắt đứng trước H, đồng đứng sau H Fe, H, Cu Natri hoạt động hóa học mạnh hơn sắt Na, Fe Kết luận: Dãy hoạt động hóa học của kim loại K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au - Bài tập: Hoàn thành các bài tập trong phiếu học tập: 1) Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần a. K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe b. Fe, Cu, K. Mg, Al, Zn c. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K d. Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe e. Mg, Al, Zn, Fe, Cu, Ag 2) Các cặp chất nào xảy ra phản ứng.Viết PTHH a. Zn + HCl b. Cu + HCl c. Fe + H 2 O d. Zn + CuSO 4 e. Ag + CuSO 4 10 [...]...Trêng THCS BTCX NguyÔn B¸ Ngäc 11 . sinh tính năng động, óc tư duy sáng tạo, kĩ năng thực hành áp dụng, tức là đào tạo một con người to n diện về mọi mặt, trong đó đổi mới phương pháp dạy học là điều hết sức cần thiết. Qua nhiều. lượn) Vd 2. Tiết 37 Định lí Pitago ( Hình học 7) GV dùng phương pháp thuyết trình giới thiệu về nhà to n học Pitago Hđ 1. Tìm hiểu định lí Pitago Gv cho HS vẽ hình một tam giác vuông có cạnh góc vuông

Ngày đăng: 17/01/2015, 15:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan