Nghiên cứu thực trạng nhiễm HIV ở phụ nữ có thai đến khám tại bệnh viện phụ sản Hà Nội từ 1-2010 đến 6-2011

77 727 6
Nghiên cứu thực trạng nhiễm HIV ở phụ nữ có thai đến khám tại bệnh viện phụ sản Hà Nội từ 1-2010 đến 6-2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Đại dịch HIV/AIDS đã và đang là một trong những vấn đề sức khỏe lớn trên toàn Thế giới và được coi là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đang thử thách loài người. HIV/AIDS không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của từng cá nhân mà còn ảnh hưởng đến kinh tế, văn hóa, xã hội, nòi giống của mỗi quốc gia cũng như của toàn nhân loại [25],[37],[38]. Bất chấp những nỗ lực trên toàn cầu, tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS vẫn không ngừng gia tăng. Theo số liệu của UNAIDS cung cấp, tính đến tháng 12/2010, toàn thế giới có 33,3 triệu người nhiễm HIV đang còn sống trong đó có 15,9 triệu là phụ nữ và 2,5 triệu trẻ em dưới 15 tuổi [18]. Tại Việt Nam, theo số liệu của cục phòng chống AIDS – Bộ Y tế, tính đến quý III/2011, Việt Nam có 185.623 người được phát hiện có HIV trong đó có 44.701 bệnh nhân AIDS và 49.912 người đã tử vong [20]. Đại dịch đã lan sang những đối tượng được coi là có nguy cơ thấp như phụ nữ có thai, các công chức, người có trình độ học vấn cao . Tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ có thai đã tăng từ 0,02% năm 1995 lên 0,37% năm 2005 [15], [17]. Nếu những ngườ i mẹ này không được tư vấn và điều trị dự phòng thì tỷ lệ lây nhiễm cho con của họ sẽ lên đến 30%, ngược lại, tỷ lệ này sẽ chỉ 2-6% nếu họ được tư vấn và hỗ trợ về y tế [42], [43]. Như vậy, với 1,5 triệu phụ nữ mang thai mỗi năm, Việt Nam sẽ có khoảng 6.000 phụ nữ nhiễm HIV đẻ con, vì thế nếu không được dự phòng lây truyền mẹ con sẽ có khoảng gần 2000 trẻ lây nhiễm HIV từ mẹ [13], [29]. Nguyên nhân chính của nhiễm HIV/AIDS ở trẻ em là do việc lây truyền HIV từ mẹ trong quá trình mang thai, chuyển dạ đẻ và cho con bú [26]. Cùng với tốc độ lây nhiễm HIV gia tăng như hiện nay thì tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm HIV cũng tăng lên nhanh chóng, đó là vấn đề lớn đặt ra cho ngành Y tế và cho toàn xã hội trong công tác phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS nói chung, và từ mẹ sang con nói riêng. Ở Việt Nam, mục tiêu của chương trình quốc gia về phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đến năm 2010 là khống chế tỷ lệ trẻ em lây nhiễm HIV từ mẹ xuống dưới 10%; 90% phụ nữ mang thai được tư vấn và xét nghiệm HIV; 100% phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị dự phòng [12]. Như vậy việc đánh giá tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS ở phụ nữ có thai và một số đặc điểm của các đối tượng này sẽ giúp các bác sỹ lâm sàng có những can thiệp cần thiết làm giảm tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con. Tại bệnh viện phụ sản Hà Nội mỗi năm có khoảng 40.000 - 50.000 thai phụ đến khám và làm xét nghiệm HIV nhưng hiện chưa có thống kê nào về vấn đề này. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng nhiễm HIV ở phụ nữ có thai đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ 1/2010 đến 6/2011” với 2 MỤC TIÊU: 1. Xác định tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ có thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ 1/2010 đến 6/2011. 2. Mô tả một sô các yếu tố liên quan tới tình trạng nhiễm HIV và một số kiến thức về phòng tránh lây nhiễm từ mẹ sang con trên những thai phụ có kết quả xét nghiệm HIV dƣơng tính.

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI =============== NGUYỄN HỒNG PHƢỢNG NGHI£N CøU THùC TR¹NG NHIÔM HIV ë PHô N÷ Cã THAI §ÕN KH¸M T¹I BÖNH VIÖN PHô S¶N Hµ NéI Tõ 01/2010 §ÕN 06/2011 Chuyên ngành: Vi sinh vật Mã số: 60.72.68 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS LÊ HỒNG HINH HÀ NỘI - 2011 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI =============== NGUYỄN HỒNG PHƢỢNG NGHI£N CøU THùC TR¹NG NHIÔM HIV ë PHô N÷ Cã THAI §ÕN KH¸M T¹I BÖNH VIÖN PHô S¶N Hµ NéI Tõ 01/2010 §ÕN 06/2011 Chuyên ngành: Vi sinh vật Mã số: 60.72.68 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS LÊ HỒNG HINH HÀ NỘI - 2011 3 LỜI CẢM ƠN Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ sự biết ơn vô hạn tới: Ban giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội, Phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Y Hà Nội, Bộ môn Vi sinh trường Đại học Y Hà Nội, Ban giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS-TS Lê Hồng Hinh, người thầy đã tận tình giúp đỡ, dìu dắt, đóng góp những ý kiến quý báu, tạo mọi điều kiện thuận lợi và trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này. Với sự kính trọng và lòng biết ơn, tôi xin được gửi tới các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ trong hội đồng thông qua đề cương và hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã cho tôi nhiều ý kiến để hoàn thiện luận văn này. Tôi xin được cảm ơn khoa xét nghiệm Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, nơi mà Lãnh đạo khoa và các anh chị em đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng tôi xin được cảm ơn tới những người thân trong gia đình: cha mẹ, chồng, hai con, anh chị em, bạn bè - những người đã hết lòng vì tôi trên con đường sự nghiệp, đã dành cho tôi những tình cảm lớn lao, là nguồn động viên to lớn và là hậu phương vững chắc để tôi vượt qua mọi thử thách khó khăn trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 201 Bác sỹ Nguyễn HồngPhƣợng 4 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là do bản thân tôi thực hiện tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, không trùng lặp với bất cứ nghiên cứu nào của tác giả khác. Các số liệu trong luận văn là số liệu thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một nghiên cứu nào trước đó. Tác giả NGUYỄN HỒNG PHƢỢNG 5 CÁC CHỮ VIẾT TẮT AND : Acid deoxyribonucleic AIDS : Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (Acquired Immunodeficiency Syndrome) ARN : Acid ribonucleic ELISA : Kỹ thuật miễn dịch gắn men (Enzyme Linked Immunosorbent Assay) HIV : Virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người (Human Immunodeficiency Virus) KN : Kháng nguyên KT : Kháng thể TCMT : Tiêm chích ma túy QHTD : Quan hệ tình dục THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TLPT : Trọng lượng phân tử UNAIDS : Cơ quan liên hợp quốc tế về AIDS (United Nation of AIDS) WHO : Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization) (-) : Âm tính (+) : Dương tính 6 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN 13 1.1. Đại cương về HIV /AIDS 13 1.1.1. Lịch sử phát hiện HIV 13 1.1.2. Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên Thế giới 14 1.1.3. Tình hình nhiễm HIV/AIDS tại Việt nam 15 1.2. Đặc điểm Virus học của HIV 16 1.2.1. Hình thái cấu trúc virus 17 1.2.2. Chu trình nhân lên của HIV 18 1.3. Các giai đoạn biểu hiện lâm sàng do HIV gây ra 19 1.4. Lâm sàng nhiễm HIV/AIDS ở thai phụ 21 1.5. Các phương pháp xét nghiệm HIV 23 1.6. Các đường lây truyền HIV 26 1.7. HIV và thai nghén 27 1.8. Các đường lây truyền mẹ con 30 1.8.1. Lây truyền HIV từ mẹ sang con khi mang thai 31 1.8.2. Lây truyền trong khi chuyển dạ 31 1.8.3. Lây truyền qua sữa mẹ 32 1.9. Xét nghiệm chẩn đoán HIV ở phụ nữ có thai và trẻ em 32 1.9.1. Đối với phụ nữ có thai 32 1.9.2. Đối với trẻ em 32 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 34 2.1. Đối tượng nghiên cứu 34 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 34 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 34 2.2. Thời gian – Địa điểm nghiên cứu 34 2.3. Vật liệu nghiên cứu 35 2.3.1. Bệnh phẩm 35 2.3.2. Trang thiết bị, dụng cụ 35 7 2.3.3. Sinh phẩm xét nghiệm HIV 35 2.4. Phương pháp nghiên cứu 35 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu 35 2.4.2. Mẫu và cỡ mẫu 35 2.4.3. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu 36 2.5. Kỹ thuật xét nghiệm 37 2.5.1. Lấy bệnh phẩm 37 2.5.2. Chẩn đoán HIV theo phương cách III 38 2.5.3. Kỹ thuật thực hiện 38 2.6. Sai số và khống chế sai số 43 2.7. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 43 2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 44 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45 3.1. Tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ có thai 45 3.2. Các yếu tố liên quan tới tình trạng nhiễm HIV ở phụ nữ có thai 46 3.2.1. Liên quan theo nhóm tuổi 46 3.2.2. Liên quan theo nghề nghiệp 47 3.2.3. Liên quan theo trình độ học vấn 48 3.2.4. Liên quan theo địa dư 49 3.2.5. Liên quan theo tình trạng hôn nhân 49 3.2.6. Liên quan theo tình trạng quản lý thai 50 3.2.7. Liên quan theo thai lần thứ mấy 50 3.2.8. Liên quan theo thời điểm phát hiện có HIV 51 3.2.9. Liên quan theo nguồn lây dẫn đến HIV/AIDS 52 3.2.10. Liên quan theo tình trạng nhiễm HIV của chồng 53 3.2.11. Liên quan theo trình độ học vấn của chồng 54 3.2.12. Liên quan theo nghề nghiệp của chồng 55 3.2.13. Liên quan theo hiểu biết của thai phụ về đường lây truyền HIV/AIDS 56 8 3.2.14. Liên quan theo hiểu biết của thai phụ về cách phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS cho những người xung quanh 57 Chƣơng 4: BÀN LUẬN 58 4.1. Về tỷ lệ thai phụ có HIV 58 4.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm HIV ở phụ nữ có thai tại BVPSHN 59 4.2.1. Liên quan theo nhóm tuổi 59 4.2.2. Liên quan theo nghề nghiệp 60 4.2.3. Liên quan theo trình độ học vấn 60 4.2.4. Liên quan theo địa chỉ thường trú 61 4.2.5. Liên quan theo tình trạng hôn nhân. 61 4.2.6. Liên quan theo tình trạng quản lý thai 62 4.2.7. Liên quan theo có thai lần thứ mấy 62 4.2.8. Liên quan theo thời điểm phát hiện có HIV 63 4.2.9. Liên quan theo nguồn lây nhiễm HIV của vợ và chồng 65 4.2.10. Liên quan theo tình trạng nhiễm HIV của chồng/ bạn tình 65 4.2.11. Liên quan theo trình độ học vấn của chồng 65 4.2.12. Liên quan theo nghề nghiệp của chồng và bạn tình 66 4.2.13. Liên quan theo hiểu biết của thai phụ về nguồn lây truyền HIV/AIDS 66 4.1.14. Liên quan theo hiểu biết của thai phụ về cách phòng tránh lây nhiễm HIV cho những người xung quanh 67 KẾT LUẬN 68 KIẾN NGHỊ 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 9 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm HIV đến đẻ tại các bệnh viện phụ sản . 28 Bảng 1.2. Ước tính nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con khi không được điều trị 30 Bảng 3.1. Tỷ lệ xét nghiệm dương tính 45 Bảng 3.2. Phân bố theo nhóm tuổi của những thai phụ HIV dương tính 46 Bảng 3.3. Phân bố theo nghề nghiệp của những thai phụ HIV dương tính 47 Bảng 3.4. Phân bố theo trình độ học vấn của thai phụ HIV dương tính 48 Bảng 3.5. Địa chỉ của thai phụ HIV dương tính 49 Bảng 3.6. Tình trạng hôn nhân của thai phụ HIV dương tính 49 Bảng 3.7. Tình trạng quản lý thai của thai phụ HIV dương tính 50 Bảng 3.8. Lần mang thai của thai phụ HIV dương tính 50 Bảng 3.9. Thời điểm phát hiện HIV của thai phụ 51 Bảng 3.10. Nguồn lây nhiễm dẫn đến HIV/AIDS của thai phụ 52 Bảng 3.11. Đường lây nhiễm dẫn đến HIV/AIDS của chồng 52 Bảng 3.12. Tình trạng nhiễm HIV của chồng 53 Bảng 3.13. Trình độ học vấn của chồng 54 Bảng 3.14. Nghề nghiệp của chồng 55 Bảng 3.15. Sự hiểu biết của thai phụ về đường lây truyền HIV/AIDS 56 Bảng 3.16. Hiểu biết của thai phụ về về cách phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS cho những người xung quanh 57 10 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Nguy cơ lây nhiễm HIV của trẻ sơ sinh từ mẹ nhiễm HIV 30 Sơ đồ 2.1: Nguyên lý kỹ thuật Determine 39 Sơ đồ 2.2: Nguyên lý kỹ thuật ngưng kết hạt vi lượng (SERODIA) 40 Sơ đồ 2.3: Nguyên lý kỹ thuật ELISA 42 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Sơ đồ hình thể và cấu trúc phân tử của HIV 17 [...]... các bác sỹ lâm sàng có những can thiệp cần thiết làm giảm tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con Tại bệnh viện phụ sản Hà Nội mỗi năm có khoảng 40.000 - 50.000 thai phụ đến khám và làm xét nghiệm HIV nhưng hiện chưa có thống kê nào về vấn đề này Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu thực trạng nhiễm HIV ở phụ nữ có thai đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ 1/2010 đến 6/2011” với 2 MỤC... PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tƣợng nghiên cứu Tất cả các thai phụ đến khám và làm xét nghiệm tại bệnh viện Phụ sản Hà nội từ tháng 1/2010 đến tháng 6/2011 2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn Các thai phụ đến khám và làm xét nghiệm tại bệnh viện Phụ sản Hà nội từ tháng 1/2010 đến tháng 6/2011 Hồ sơ hồi cứu đủ tiêu chuẩn (Hồ sơ đầy đủ thông tin, không tẩy xóa, sửa chữa, ) Các thai phụ đồng ý tham gia nghiên cứu 2.1.2... lệ nhiễm HIV ở phụ nữ có thai được báo cáo xấp xỉ 30% ở phụ nữ đi khám thai Còn tại Việt nam, theo kết quả giám sát trọng điểm của bộ Y tế, tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ có thai ngay một tăng, năm 1995 chỉ có 0,03% đến năm 2002 đã tăng 13 lần: 0,39% Như vậy, với 1,5 triệu phụ nữ sinh con hàng năm chúng ta có ít nhất 5.800 phụ nữ HIV sinh con [4], [6], [26], [29], [32] 28 Bảng 1.1 Tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm. .. thuyết cho nghiên cứu n = 35.527 trường hợp thai sản Thực tế, nghiên cứu đã tiến hành trên 47.021 thai sản 2.4.3 Phương pháp và công cụ thu thập số liệu 2.4.3.1 Phương pháp thu thập số liệu a Thu thập số liệu sẵn có từ hồ sơ bệnh án có sẵn tại Bệnh viện Phụ sản Hà nội theo các bước sau: Bước 1: Liệt kê tất các các hồ sơ thai phụ đến khám và xét nghiệm tại Bệnh viện Phụ sản Hà nội từ 01/2010 đến 06/2011 Bước... 39% [49] 1.7 HIV và thai nghén Tình hình nhiễm HIV ở phụ nữ có thai Tình hình nhiễm HIV ở phụ nữ có thai ngày một gia tăng trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam Do đó việc lây nhiễm cho trẻ em cũng tăng theo Kết quả báo cáo giám sát trọng điểm tại Thái Lan 1995 tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ có thai là 2,29%, tại Ấn Độ là 1,49 – 2,15%, tại Anh là 0,1 – 0,26% [40] Theo nghiên cứu của Stepphesen ở một số vùng... thai nhiễm HIV đến đẻ tại các bệnh viện phụ sản (Nguồn: Tiểu ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh – Ban phòng chống HIV/ AIDS) Năm 2000 2002 (Tỷ lệ %) (Tỷ lệ %) 0,21 0,54 0 0,12 Phụ sản Hải Phòng 0,21 0.44 Phụ sản Nam Định 0 0,18 Phụ sản Thanh Hóa 0 0,20 Phụ sản Từ Dũ 0,22 0,84 Phụ sản Hùng Vương 0,22 0,54 0,18 0,49 Bệnh viện Phụ sản trung ương Phụ sản Hà Nội Chung Ảnh hưởng của thai nghén đối với HIV/ AIDS... hồi cứu không đủ tiêu chuẩn Đối tượng không hợp tác 2.2 Thời gian – Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện Phụ sản Hà nội (BVPSHN) theo 2 giai đoạn: Từ tháng 1/2010 đến tháng 9/2010 : tiến hành hồi cứu trên những hồ sơ lưu tại Phòng Kế hoạch tổng hợp –BVPSHN Từ tháng 10/2010 đến tháng 6/2011: tiến hành tiến cứu trên những thai phụ đến khám và làm XN tại BVPSHN 35 2.3 Vật liệu nghiên. .. định tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ có thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ 1/2010 đến 6/2011 2 Mô tả một sô các yếu tố liên quan tới tình trạng nhiễm HIV và một số kiến thức về phòng tránh lây nhiễm từ mẹ sang con trên những thai phụ có kết quả xét nghiệm HIV dƣơng tính 13 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1 Đại cƣơng về HIV /AIDS 1.1.1 Lịch sử phát hiện HIV Tháng 6/1981 Bác sỹ Michael Gottlieb đã mô tả 5 ca bệnh là những... không bị HIV khi có thai và bị HIV khi có thai đều giảm, nhưng ở người không bị nhiễm HIV số bạch cầu CD4 trở lại bình thường khi thai đủ tháng, còn ở nhóm người có HIV dương tính thì hiện tượng giảm bạch cầu CD4 vẫn tồn tại 29 Ảnh hưởng của HIV/ AIDS đối với thai nghén [26] Ảnh hưởng của HIV/ AIDS lên thai nghén phụ thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh - Ở giai đoạn chưa có biểu hiện lâm sàng HIV, ảnh... chống lây nhiễm HIV/ AIDS nói chung, và từ mẹ sang con nói riêng Ở Việt Nam, mục tiêu của chương trình quốc gia về phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đến năm 2010 là khống chế tỷ lệ trẻ em lây nhiễm HIV từ mẹ xuống dưới 10%; 90% phụ nữ mang thai được tư vấn và xét nghiệm HIV; 100% phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị dự phòng [12] Như vậy việc đánh giá tỷ lệ nhiễm HIV/ AIDS ở phụ nữ có thai và một . có thai đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ 1/2010 đến 6/2011” với 2 MỤC TIÊU: 1. Xác định tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ có thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ 1/2010 đến 6/2011. 2. Mô. thai phụ đến khám và làm xét nghiệm HIV nhưng hiện chưa có thống kê nào về vấn đề này. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu thực trạng nhiễm HIV ở phụ nữ có thai đến khám. Sau đại học Trường Đại học Y Hà Nội, Bộ môn Vi sinh trường Đại học Y Hà Nội, Ban giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp

Ngày đăng: 16/01/2015, 15:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan