BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÂN TÍCH SẢN PHẨM LỌC DẦU

70 503 1
BÀI GIẢNG  HỌC PHẦN: PHÂN TÍCH SẢN PHẨM LỌC DẦU

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phương pháp này áp dụng cho chưng cất khí quyển các sản phẩm dầu mỏ được sử dụng trong phòng thí nghiệm để xác định một cách định lượng khoảng nhiệt độ sôi đặc trưng của các sản phẩm dầu như: Xăng tự nhiên, phân đoạn cất nhẹ và trung bình, nhiên liệu động cơ đốt trong ôtô, xăng hàng không, nhiên liệu diesel thông thường và loại có hàm lượng sulfur thấp, kerosene… Phương pháp này chỉ áp dụng cho các nhiên liệu cất, không áp dụng cho các sản phẩm có chứa lượng cặn đáng kể.

Bộ môn Hóa dầu Phân tích sản phẩm lọc dầu BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP TUY HÒA KHOA CÔNG NGHỆ HÓA  BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÂN TÍCH SẢN PHẨM LỌC DẦU TP.Tuy Hòa – Năm 2010 1 Bộ môn Hóa dầu Phân tích sản phẩm lọc dầu MỤC LỤC BÀI 1: XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CHƯNG CẤT PHÂN ĐOẠN 3 BÀI 2: XÁC ĐỊNH ÁP SUẤT HƠI BÃO HÒA 8 BÀI 3: XÁC ĐỊNH ĐỘ ĂN MÒN MẢNH ĐỒNG 14 BÀI 4: XÁC ĐỊNH ĐỘ ỔN ĐỊNH OXY HÓA 19 BÀI 5: XÁC ĐỊNH TRỊ SỐ OCTAN CỦA SẢN PHẨM LỌC DẦU 23 BÀI 6: XÁC ĐỊNH ĐIỂM ANILIN 24 BÀI 7: XÁC ĐỊNH TỶ TRỌNG CỦA SẢN PHẨM LỌC DẦU 29 BÀI 8: XÁC ĐỊNH NHIỆT ĐỘ CHỚP CHÁY CỐC KÍN 34 BÀI 9: XÁC ĐỊNH NHIỆT ĐỘ CHỚP CHÁY CỐC HỞ 37 BÀI 10: XÁC ĐỊNH ĐỘ NHỚT ĐỘNG HỌC 41 BÀI 11: XÁC ĐỊNH TỔNG HÀM LƯỢNG AXIT BAZƠ 46 BÀI 12: ĐIỀU CHẾ MỠ BÔI TRƠN 52 BÀI 13: XÁC ĐỊNH ĐỘ XUYÊN KIM 56 BÀI 14: XÁC ĐỊNH ĐIỂM CHẢY MỀM 61 BÀI 15: XÁC ĐỊNH ĐIỂM NHỎ GIỌT CỦA MỠ NHỜN 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO 70 2 Bộ môn Hóa dầu Phân tích sản phẩm lọc dầu BÀI 1: XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CHƯNG CẤT PHÂN ĐOẠN (DISTILLATION OF PETROLEUM PRODUCTS)  1. PHẠM VI ÁP DỤNG: Phương pháp này áp dụng cho chưng cất khí quyển các sản phẩm dầu mỏ được sử dụng trong phòng thí nghiệm để xác định một cách định lượng khoảng nhiệt độ sôi đặc trưng của các sản phẩm dầu như: Xăng tự nhiên, phân đoạn cất nhẹ và trung bình, nhiên liệu động cơ đốt trong ôtô, xăng hàng không, nhiên liệu diesel thông thường và loại có hàm lượng sulfur thấp, kerosene… Phương pháp này chỉ áp dụng cho các nhiên liệu cất, không áp dụng cho các sản phẩm có chứa lượng cặn đáng kể. 2. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA: Phương pháp chưng cất là cơ sở xác định khoảng sôi của sản phẩm dầu mỏ bằng chưng cất mẻ đơn giản. Các đặc tính chưng cất (tính bay hơi) của hydrocacbon có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ an toàn và tính năng sử dụng, đặc biệt trong lĩnh vực sử dụng nhiên liệu và dung môi. Giới hạn sôi cho biết thông tin về thành phần, tính chất sự thay đổi của nhiên liệu trong lưu trữ bảo quản và sử dụng. Khả năng bay hơi của các hydrocacbon xác định khuynh hướng tạo hỗn hợp nổ tiềm ẩn. Các đặc tính chưng cất (tính bay hơi) là đặc tính tối quan trọng để đánh giá chất lượng cho cả xăng máy bay và xăng ôtô như: khả năng khởi động, khả năng đốt nóng, và khả năng tạo nút hơi khi vận hành ở nhiệt độ cao hay ở độ cao lớn hoặc cả hai. Sự có mặt của các thành phần có điểm sôi cao trong các loại nhiên liệu dẫn đến mức độ hình thành muội than rắn cao (cặn cháy cứng). Tính chất dễ bay hơi, nó tác động đến tốc độ bay hơi, là chỉ tiêu và yếu tố quan trọng được dùng rất nhiều trong dung môi, đặc biệt là những dung môi pha sơn. Giới hạn chưng cất thường được đưa vào trong các yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm dầu mỏ thương mại, ứng dụng điều khiển quá trình lọc dầu, kiểm ta và các qui định về sự phù hợp đều qui định các giới hạn chưng cất. 3. MỘT SỐ THUẬT NGỮ: Thể tích mẫu (Charge volume): Thể tích của mẫu đem phân tích, 100ml, được nạp vào bình chưng cất. Sự phân hủy (Decomposition): Hydrocacbon bị phân huỷ nhiệt (Cracking) sinh ra các phân tử nhỏ hơn có nhiệt độ sôi thấp hơn so với các Hydrocacbon ban đầu. ٭ Ghi chú: Dấu hiệu nhận biết sự phân hủy nhiệt đó là có khói phát ra và nhiệt độ quan sát được trên nhiệt kế giảm xuống bất thường (thường giảm xuống sau mỗi lần điều chỉnh lại việc cấp nhiệt). Điểm phân hủy là số đọc nhiệt kế ở tại thời điểm mà chất lỏng trong bình chưng cất có cácbiểu hiện đầu tiên của sự phân hủy nhiệt. Điểm sôi đầu (Innital boiling point): Là nhiệt đo tại đó giọt lỏng đầu tiên ngưng tụ rơi từ condenser xuống ống đong hứng mẫu. 3 Bộ môn Hóa dầu Phân tích sản phẩm lọc dầu Điểm khô là số đọc của nhiệt kế đã hiệu chỉnh quan sát được ngay khi giọt chất lỏng cuối cùng bay hơi khỏi điểm thấp nhất của bình cất. Điểm sôi cuối (Final boiling point): Là nhiệt độ cao nhất đọc được trên nhiệt kế. Phần trăm thu hồi được (Percent recovered): Thể tích của phần mẫu ngưng tụ quan sát được trong ống đong hứng mẫu ở mỗi nhiệt độ tương ứng được tính theo phấn trăm thể tích mẫu được nạp vào bình cất. Tổng phần trăm thu hồi (Percent total recovery): Kết hợp phần trăm thu hồi và phần trăm cặn trong bình cất. Phần trăm cặn (Percent residue): Thể tích của phần cặn trong bình và được tính bằng phần trăm so với thể tích mẫu đem cất. 4. TÓM TẮT PHƯƠNG PHÁP: Dựa trên thành phần, áp suất hơi, điểm sôi đầu hoặc điểm sôi cuối dự kiến, hoặc sự kết hợp của các thông số đó, mẫu được xếp vào một trong năm nhóm. Việc bố trí thiết bị, nhiệt độ ngưng tụ và các thông số vận hành khác được xác định theo nhóm đó. Tiến hành chưng cất 100ml mẫu dưới điều kiện tương ứng mà mẫu thuộc nhóm đó. Quá trình chưng cất được thực hiện bằng dụng cụ chưng cất trong phòng thí nghiệm, ở áp suất khí quyển và tương ứng như chưng cất một đĩa lý thuyết. Các số liệu về nhiệt độ theo thể tích chưng cất được ghi chép lại một cách hệ thống và tuỳ theo yêu cầu của người sử dụng số liệu, mà các kết quả ghi nhận được về nhiệt độ, thể tích, cặn, mất mát được ghi lại và báo cáo. Sau khi chưng cất xong, nhiệt độ sôi có thể được hiệu chỉnh theo khí áp kế và các số liệu được xem xét về sự phù hợp theo yêu cầu đặt ra, ví dụ như tốc độ chưng cất Thí nghiệm được lặp lại cho đến khi thỏa mãn những yêu cầu đặc biệt. Kết quả thường được báo cáo theo phần trăm bay hơi (percent evaporated) hay phần trăm thu hồi (percent recovered) theo nhiệt độ tương ứng, dưới dạng bảng hay đồ thị của đường cong chưng cất. 5. THIẾT BỊ - HÓA CHẤT: Thiết bị chưng cất phòng thí nghiệm. 4 Bộ môn Hóa dầu Phân tích sản phẩm lọc dầu - Bình chưng cất - Ống sinh hàn - Bể làm lạnh - Nguồn nhiệt - Nhiệt kế, ống đong (hứng phần cất), becher. - Xăng - Dầu hỏa - Dầu diesel. 6. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM: Dùng ống đong lấy 100 ml sản phẩm dầu mỏ cần nghiên cứu vào bình cầu. Lắp nhiệt kế 360 0 C vào bình cầu sao cho mép trên của bầu thủy ngân nằm ở mức dưới của ống thoát khí của bình cầu, trục của nhiệt kế trùng với trục của cổ bình cầu. Lắp vòi của bình cầu vào ống sinh hàn, đầu vòi ngập sâu vào ống sinh hàn 25 – 40 mm nhưng không chạm vào ống sinh hàn. Khi chưng cất xăng thì hộp sinh hàn chứa nước đá ở nhiệt độ 0 – 5 0 C. Khi chưng cất sản phẩm nặng hơn thì làm lạnh bằng nước. Sau khi đong 100 ml sản phẩm cần nghiên cứu xong, không cần sấy ống đong, đặt ngay vào dưới đầu ống sinh hàn sao đuôi ống sinh hàn ngập sâu không dưới 25 mm nhưng không được chạm vào thành ống đong, sau khi đã xác định nhiệt độ sôi đầu có thể cho đầu cuối của ống sinh hàn chạm vào thành ống đong để mức chất lỏng trong ống đong không bị sóng sánh. Khi chưng các nhiên liệu nặng thì ống đong phải làm sạch và khô. Khi chưng xăng ống đong phải đặt trong cốc thủy tinh chứa nước ở nhiệt độ không quá 5 0 C, muốn vậy phải đặt lên trên miệng ống đong một vật hình móng ngựa (để ống đong không bị nổi lên) và miệng ống đong phải bịt bằng bông. Có thể dùng đèn khí hoặc bếp điện có nối thêm biến thế tự ngẫu để điều chỉnh nhiệt độ. Khi tăng nhiệt độ sản phẩm sẽ bay hơi ngưng tụ ở sinh hàn và chảy vào ống đong. Nhiệt độ sôi đầu là nhiệt độ khi xuất hiện giọt sản phẩm đầu tiên chảy từ đuôi ống sinh hàn ra. Qúa trình gia nhiệt phải điều chỉnh sao cho thời gian từ lúc bắt đầu gia nhiệt cho tới lúc có giọt lỏng đầu tiên ở đuôi sinh hàn: - Xăng - Nhiên liệu phản lực, diesel nhẹ và dầu hỏa - Diesel nặng 5 – 10 phút 10 – 15 phút 10 – 20 phút Tốc độ chưng cất tiến hành sao cho 20 – 25 giọt/giây nghĩa là vào khoảng 4 – 5 ml/phút. Ghi lại nhiệt độ ứng với các thể tích sản phẩm trong ống đong được 10; 20; 30; …; 90; 97,5; 98%. Trong trường hợp cần thiết ghi nhiệt độ sôi cuối. 5 Bộ môn Hóa dầu Phân tích sản phẩm lọc dầu Sau khi chưng được 90% sản phẩm dầu mỏ điều chỉnh việc gia nhiệt sao cho thời gian từ lúc chưng được 90% sản phẩm đến khi kết thúc việc chưng (nghĩa là lúc dừng cấp nhiệt ) là 3 – 5 phút. Đối với việc chưng dầu hỏa và diesel nhẹ, sau khi chưng được 95% sản phẩm đến lúc kết thúc chưng không được quá 3 phút. Người ta chấm dứt việc gia nhiệt ở thời điểm mà trong ống đong thể tích của sản phẩm bằng với thể tích đã được tiêu chuẩn hóa là 97,5 và 98% đối với từng loại sản phẩm. Nếu nhiệt độ sôi cuối cần được xác định thì phải tiếp tục gia nhiệt đến khi cột thủy ngân của nhiệt kế dâng lên một độ cao nào đó rồi bắt đầu hạ xuống ghi nhiệt độ cao nhất này. Sau khi ngừng gia nhiệt 5 phút, ghi lại phần thể tích ống đong. Phần còn lại trong bình cầu rót vào ống đong có thể tích 10 ml để xác định độ cặn còn lại. Xác định lượng mất mát của quá trình chưng. Nếu quá trình chưng cất tiến hành ở nơi có áp suất lớn hơn 700 mmHg hay nhỏ hơn 750 mmHg cần lấy hệ số hiệu chỉnh theo công thức: C = 0,00012 (760 – P)(273 + t) Trong đó: P: là áp suất khí quyển trong quá trình chưng, mmHg t : là nhiệt độ theo nhiệt kế, 0 C - Nếu P > 770 mmHg thì lấy nhiệt độ theo nhiệt kế trừ đi hệ số hiệu chỉnh C. - Nếu P < 750 mmHg thì lấy nhiệt độ theo nhiệt kế cộng với hệ số hiệu chỉnh C. Việc xác định thành phần phân đoạn của benzen nặng hay những sản phẩm tối màu khác, tốc độ gia nhiệt điều chỉnh sao cho từ lúc bắt đầu cho tới khi thu được giọt sản phẩm đầu tiên từ 10 – 20 phút. Tốc độ chưng 8 – 10 giọt/phút, ban đầu với tốc độ 2 – 3 ml/ phút sau đó 4 – 5 ml/phút. Khi chưng cất nhiên liệu có độ đông đặc lớn hơn – 5 0 C thì tốc độ cấp nước cho sinh hàn sao cho nước ra khỏi sinh hàn có nhiệt độ từ 30 – 40 0 C. Các số liệu thu được biểu diễn dưới dạng đồ thị. 7. KẾT QUẢ : Kết quả giữa hai lần chưng song song cho phép sai số như sau : - Nhiệt độ sôi đầu : 4 0 C - Nhiệt độ sôi cuối và các điểm trung gian : 2 0 C - Cặn : 0,2 ml BÀI 1 : Tên : 6 Bộ môn Hóa dầu Phân tích sản phẩm lọc dầu CHƯNG CẤT SẢN PHẨM DẦU MỎ ASTM D86 Ngày : Điểm : /10 BÁO CÁO Điểm sôi đầu 0 C % Thể tích ngưng tụ (ml) 5 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Điểm sôi cuối % Thu hồi % Cặn % Mất mát 1. Liệt kê ít nhất hai nguyên nhân dẫn đến sai số cho thí nghiệm. 2. Dựa trên đường cong chưng cất, liệt kê 4 điểm khác biệt giữa xăng ôtô và dầu hỏa ? 7 Bộ môn Hóa dầu Phân tích sản phẩm lọc dầu BÀI 2: XÁC ĐỊNH ÁP SUẤT HƠI BÃO HÒA (REID VAPOR PRESURE)  1. Phạm vi ứng dụng Tiêu chuẩn này qui định các qui trình xác định áp suất hơi của xăng, dầu thô dễ bay hơi và các sản phẩm dầu mỏ dễ bay hơi khác có nhiệt độ sôi đầu lớn hơn 0 0 C. Không áp dụng cho khí dầu mỏ hóa lỏng hoặc các loại nhiên liệu có chứa hợp chất oxy hóa trừ metyl t – butyl ete (MTBE). 2. Mục đích và ý nghĩa Áp suất hơi là một đặc tính lý học quan trọng đối với các chất lỏng dễ bay hơi. Tiêu chuẩn này áp dụng để xác định áp suất hơi ở 37,8 0 C của sản phẩm dầu mỏ và dầu thô có nhiệt độ sôi đầu lớn hơn 0 0 C. Áp suất hơi là chỉ tiêu đặc biệt quan trọng cho cả xăng hàng không và xăng ôtô. Ảnh hưởng đến quá trình khởi động, làm nóng máy và có xu hướng tạo nút hơi ở nhiệt độ vận hành cao và ở trên cao. Ở một vài nơi giới hạn áp suất hơi lớn nhất của xăng được qui định mang tính pháp lý như một số đo kiểm soát sự ô nhiễm của không khí. Trong sản xuất và lọc dầu. Áp suất hơi của dầu thô là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong bảo quản nói chung và xử lý lọc dầu ban đầu. Áp suất hơi cũng được sử dụng như một số đo gián tiếp về tốc độ bay hơi của dung môi dầu mỏ dễ bay hơi. 3. Tóm tắt phương pháp Nạp đầy mẫu đã được làm lạnh vào khoang lỏng của thiết bị xác định áp suất hơi và nối khoang này với khoang hơi đã được gia nhiệt đến 37,8 0 C trong bể. Ngâm thiết bị vào bể nước có nhiệt độ 37,8 0 C cho đến khi áp suất không đổi. Số đọc áp suất đã hiệu chỉnh phù hợp là áp suất hơi Reid. 4. Thiết bị và hóa chất - Thiết bị áp suất hơi Reid: + Khoang hơi + Khoang lỏng - Áp kế đo. - Tủ lạnh - Bể ổn nhiệt. - Nhiệt kế. - Dụng cụ đo áp suất và thiết bị thử áp có tải trọng. - Cụm truyền mẫu - Hóa chất: + Mẫu xăng. + Aceton. 8 Bộ môn Hóa dầu Phân tích sản phẩm lọc dầu Hình 1. Bể ổn nhiệt và dụng cụ, thiết bị áp suất hơi bão hòa - Bể ổn nhiệt : Bể này phải có kích thước sao cho thiết bịđo áp suất được nhúng chìm trong nước, đỉnh của khoang hơi ngập dưới mặt nước ít nhất 25,4 mm. Cài đặt nhiệt độ để duy trì nhiệt độ của bể ổn định ở 37,8 ± 0,1 0 C. Để kiểm tra nhiệt độ này nhúng nhiệt kế vào bể ngập tới vạch 37 0 C trong suốt thời gian thử. - Nhiệt kế : Dùng nhiệt kế có dải đo từ 34 ÷ 42 0 C. - Thiết bị áp suất hơi Reid: + Khoang hơi: là một bình hình trụ có đường kính trong bằng 51 mm ± 3 mm và chiều dài 254 ± 3 mm. Bề mặt trong của hai đầu hơi vát để chất lỏng chảy ra hết khi thiết bị đặt thẳng đứng. Đầu của khoang hơi có một ống thích hợp có đường kính trong không nhỏ hơn 4,7 mm nối với đầu nối áp kế 6,35 mm. Ở đầu kia của khoang hơi có lỗ với đường kính khoảng 12,7 mm để nối với khoang lỏng. Phải nối cẩn thận để không gây cản trở việc tháo hết chất lỏng. + Khoang lỏng có một lỗ: là một bình hình trụ có cùng kích thước đường kính trong như khoang hơi và có thể tích sao cho tỷ lệ giữa thể tích của hai khoang bằng từ 3,8 ÷ 4,2. Ở một đầu của khoang lỏng có một lỗ đường kính khoảng 12,7 mm để nối với khoang hơi. Bề mặt trong của đầu nối hơi vát để thoát hết chất lỏng khi lật ngược thiết bị. Đầu kia của khoang này đóng kín hoàn toàn. + Khoang lỏng có hai lỗ: đối với việc lấy mẫu từ các bình kín, phần chất lỏng như trên chỉ khác là van 6,35 mm gắn ở phần đáy của khoang lỏng, còn van 12,7 mm mở hoàn toàn để nối hai khoang. Thể tích của khoang lỏng chỉ bao gồm dung tích khi các van đóng và phải đảm bảo tỷ lệ thể tích qui định. 9 Bộ môn Hóa dầu Phân tích sản phẩm lọc dầu Phương pháp nối khoang lỏng với khoang hơi: Có thể dùng một phương pháp bất kỳ để nối hai khoang sao cho khi nối không làm thất thoát chất lỏng, không gây hiệu ứng nén o nối và không rò rỉ dưới điều kiện của phép thử. Để tránh sự dịch chuyển mẫu trong khi lắp ráp thiết bị đầu nối cố định phải đặt ở trên khoang lỏng. Để tránh hiện tượng nén không khí trong khi lắp ráp thiết bị, mổ một lỗ thông để cân bằng áp suất trong khoang hơi với khí quyển. 5. Tiến hành thí nghiệm 5.1. Chuẩn bị thử. 5.1.1. Kiểm tra việc nạp mẫu vào bình chứa: Khi mẫu đạt nhiệt độ từ 0 0 C ÷ 1 0 C lấy bình mẫu ra khỏi tủ lạnh phải đảm bảo rằng thể tích mẫu chiếm khoảng 70% ÷ 80% dung tích bình chứa. Nếu thể tích mẫu < 70% thì phải loại bỏ mẫu đó. Nếu thể tích mẫu > 80% dung tích bình thì đỗ bớt mẫu đi sao cho lượng mẫu chiếm khoảng 70% ÷ 80% dung tích bình. 5.1.2. Chuẩn bị khoang lỏng: Làm lạnh khoang lỏng và cụm truyền mẫu trong tủ lạnh có nhiệt độ khoảng 0 0 C ÷ 1 0 C trong khoảng ít nhất 10 phút. 5.1.3. Chuẩn bị khoang hơi: Sau khi làm sạch và tráng kỹ khoang hơi nối áp kế đo với khoang hơi. Nhúng ngập khoang hơi trong bể nước có nhiệt độ 37,8 0 C ± 0,1 0 C sao cho đỉnh ngập dưới mặt nước ít nhất 25,4 mm trong thời gian không ít hơn 10 phút trước khi nối với khoang lỏng. Không đưa khoang hơi ra khỏi bể cho tới khi khoang lỏng được nạp đầy mẫu. 5.2. Cách tiến hành. - Truyền mẫu: • Qui trình áp dụng cho sản phẩm dầu mỏ có áp suất hơi Reid nhỏ hơn 180 kPa (26 pSi) – Lấy mẫu ra khỏi bể làm lạnh, mở nắp và lắp ống truyền mẫu đã được làm lạnh vào. Lấy khoang lỏng ra khỏi bể làm lạnh và đặt ở vị trí lộn ngược trên đầu ống truyền mẫu. Lật ngược thật nhanh toàn bộ hệ thống sao cho khoang lỏng thẳng đứng và đầu ống truyền cách đáy khoang lỏng 6 mm. Nạp mẫu đầy tràn khoang lỏng. Rút ống truyền mẫu ra khỏi khoang lỏng trong khi mẫu vẫn tiếp tục tràn cho đến khi ống được rút ra hoàn toàn. • Qui trình áp dụng cho sản phẩm dầu mỏ có áp suất hơi Reid lớn hơn 180 kPa (26 pSi) – Nối van 6,35 mm của khoang lỏng đã làm lạnh với ống xoắn đã làm lạnh. Đóng van 12,7 mm của khoang lỏng , mở van của bình chứa mẫu và van 6,35 mm của khoang lỏng. Nhẹ nhàng mở van 12,7 mmcủa khoang lỏng và cho mẫu chảy vào từ từ. Để mẫu chảy tràn cho đến khi khối lượng chảy tràn không ít hơn 200 ml. Kiểm soát thao tác này sao cho không có sự sụt áp đáng kể xuất hiện tại van 6,35 mm của khoang lỏng. Tiếp theo, lần lượt đóng các van 12,7 mm và 6,35 mm của khoang lỏng và sau đóng tất cả các van của hệ thống mẫu. Tháo khoang lỏng và ống xoắn. - Lắp thiết bị: 10 [...]... đứng) 12 Bộ môn Hóa dầu Phân tích sản phẩm lọc dầu BÀI 2 : XÁC ĐỊNH ÁP SUẤT HƠI BÃO HÒA Tên : Ngày : Điểm : /10 Báo cáo Mẫu : Lần thử nghiệm Lần 1 Lần 2 Kết quả Áp suất hơi bão hòa (kPa) Câu hỏi : 1 Ý nghĩa của áp suất hơi bão hòa ? 2 Áp suất hơi của một sản phẩm lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào ? 3 Đánh giá sản phẩm thử nghiệm 13 Bộ môn Hóa dầu Phân tích sản phẩm lọc dầu BÀI 3 : XÁC ĐỊNH ĐỘ... định 17 Bộ môn Hóa dầu BÀI 3: ĐỘ ĂN MÒN TẤM ĐỒNG (COPPER STRIP CORROSION) Báo cáo Mẫu: Phân tích sản phẩm lọc dầu Tên: Ngày: Điểm: Cấp độ: 1 Ý nghĩa của độ ăn mòn tấm đồng? 2 Giải thích tại sao khi có mặt của lưu huỳnh trong dầu nhờn lại ảnh hưởng đến các chi tiết của thiết bị? 3 Liệt kê ít nhất hai nguyên nhân gây sai số của thí nghiệm? 18 Bộ môn Hóa dầu Phân tích sản phẩm lọc dầu BÀI 4: XÁC ĐỊNH ĐỘ... (K – 273.15) × 1.8 + 32 27 Bộ môn Hóa dầu Phân tích sản phẩm lọc dầu BÀI 6 : XÁC ĐỊNH ĐIỂM ANILIN Tên : Ngày : Điểm : /10 Báo cáo Mẫu : Lần thử nghiệm Lần 1 Lần 2 Lần 3 Kết quả Điểm Anilin, 0C CÂU HỎI : 1 Ý nghĩa của điểm anilin ? 2 Có nhận xét gì khi xác định điểm chuyển pha (đục ↔ trong) 3 Chỉ số Cetan là gì ? 28 Bộ môn Hóa dầu Phân tích sản phẩm lọc dầu BÀI 7: XÁC ĐỊNH TỶ TRỌNG (API GRAVITY,... dầu Phân tích sản phẩm lọc dầu BÀI 8: XÁC ĐỊNH NHIỆT ĐỘ CHỚP CHÁY CỐC KÍN ASTM D 56 (FLASH POINT CLOSED CUP) š› 1 Phạm vi áp dụng Phương pháp xác định điểm bắt cháy cốc kín của sản phẩm dầu mỏ bằng thiết bị cốc kín Pensky-Martens, áp dụng cho khoảng nhiệt độ 40 – 3600C Quy trình A áp dụng cho nhiên liệu chưng cất ( diesel, dầu hoả, dầu gia nhiệt, nhiên liệu turbin), dầu nhờn mới và các chất lỏng dầu. .. Bấm phím mesure - Kết quả sẽ được in và hiển thị trên giấy in 23 Bộ môn Hóa dầu Phân tích sản phẩm lọc dầu BÀI 6: XÁC ĐỊNH ĐIỂM ANILIN (ANILINE POINT) š› 1 Phạm vi ứng dụng Phương pháp đo điểm anilin dựa theo tiêu chuẩn ASTM 611- 82, được dùng để xác định cho các loại sản phẩm dầu mỏ, dung môi dầu mỏ Đặc biệt cho xăng và dầu DO 2 Mục đích ý nghĩa Xác định điểm Anilin qua đó để tính chỉ số cetan Và... 0.25oC 30 Bộ môn Hóa dầu Phân tích sản phẩm lọc dầu Dây khuấy: Bằng nhựa hay thủy tinh dài khoảng 400 mm 5 Tiến hành thí nghiệm 5.1 Quy trình chuẩn bị mẫu Các sản phẩm dầu không bay hơi thì lấy mẫu theo cách được mô tả trong tiêu chuẩn ASTM D4057 và ASTM D4177 D4177, lấy mẫu và chứa trong chai có nút kín tránh bay hơi và bảo quản trong phòng lạnh sau khi lấy mẫu Trộn mẫu: Mẫu dầu thô paraffin có điểm... thường và chính xác theo phương pháp thử, chỉ một trong 20 trường hợp vượt giá trị : 10% - Độ chính xác : Không có qui định 22 Bộ môn Hóa dầu Phân tích sản phẩm lọc dầu BÀI 5 : XÁC ĐỊNH TRỊ SỐ OCTAN 1 Phạm vi ứng dụng Phương pháp xác định trị số octan của sản phẩm dầu mỏ đặc biệt là xăng 2 Mục đích và ý nghĩa Trị số octan là một trong những tính chất quan trọng nhất của nhiên liệu xăng Dùng để đặc trưng... áp dụng Phương pháp áp dụng cho dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ lỏng, đồng nhất Có áp suất hơi bão hòa 14.696 psi hoặc thấp hơn 2 Mục đích và ý nghĩa Phương pháp này dùng một phù kế thủy tinh để đo khối lượng riêng (Density) Tỷ trọng (Specific Gravity) hay tỷ trọng API của dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ để tính toán chuyển đổi thể tích ra khối lượng hoặc khối lượng ra thể tích và tỷ trọng ở nhiệt độ khác...Bộ môn Hóa dầu Phân tích sản phẩm lọc dầu • Qui trình áp dụng cho sản phẩm dầu mỏ có áp suất hơi Reid nhỏ hơn 180 kPa (26 pSi) – Lấy ngay khoang hơi ra khỏi bể nước và nối với khoang lỏng đầy mẫu càng nhanh càng tốt, không để tràn Khi khoang hơi... lọc mẫu qua fliter lọc nhanh trước khi cho vào ống thử Thực hiện thao tác này trong phòng tối 7 Tiến hành thí nghiệm Thời gian và nhiệt độ thử quy định như sau là thường sử dụng nhất và được đưa ra trong các đặc tính kĩ thuật ASTM của các sản phẩm này (điều kiện khác có thể sử dụng khi có yêu cầu của đặc tính kỹ thuật hay có sự thỏa thuận của các bên tham gia) 15 Bộ môn Hóa dầu Phân tích sản phẩm lọc

Ngày đăng: 16/01/2015, 15:16

Mục lục

  • BÀI 1: XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CHƯNG CẤT PHÂN ĐOẠN

  • (DISTILLATION OF PETROLEUM PRODUCTS)

  • BÀI 2: XÁC ĐỊNH ÁP SUẤT HƠI BÃO HÒA

  • BÀI 3 : XÁC ĐỊNH ĐỘ ĂN MÒN MẢNH ĐỒNG

  • bài 10: XÁC ĐỊNH ĐỘ NHỚT ĐỘNG HỌC

  • BÀI 11: XÁC ĐỊNH TỔNG HÀM LƯỢNG AXIT BAZƠ

  • bÀI 14: XÁC ĐỊNH ĐIỂM CHẢY MỀM

  • BÀI 15: XÁC ĐỊNH ĐIỂM NHỎ GIỌT CỦA MỠ NHỜN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan