Giải pháp đảm bảo an toàn thông tin nhằm phát triển giao dịch thương mại điện tử mô hình doanh nghiệp với doanh nghiệp (b2b) (tt)

27 664 0
Giải pháp đảm bảo an toàn thông tin nhằm phát triển giao dịch thương mại điện tử mô hình doanh nghiệp với doanh nghiệp (b2b) (tt)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI NGUYỄN THỊ MINH HUYỀN GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN THÔNG TIN NHẰM PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ MÔ HÌNH DOANH NGHIỆP VỚI DOANH NGHIỆP (B2B) Chuyên ngành: Thương mại Mã số: 62.34.10.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ Hà Nội - 2015 2 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI – BỘ CÔNG THƯƠNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. Đinh Văn Thành Viện Nghiên cứu thương mại 2. TS. Nguyễn Mạnh Quyền Bộ Công Thương Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước Họp tại Viện Nghiên cứu thương mại – Bộ Công Thương vào hồi giờ, ngày tháng năm 201 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Thực hiện kế hoạch phát triển thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam giai đoạn 2011- 2015 và Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, TMĐT tại Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng, đã có nhiều tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tích cực khai thác lợi ích của TMĐT. Việc triển khai ứng dụng TMĐT ở các doanh nghiệp trên thế giới cũng như ở Việt Nam thời gian qua thường tập trung ở hai hình thức: TMĐT B2C và TMĐT B2B, trong đó, tại Việt Nam, TMĐT B2B chiếm khoảng 80% tỷ trọng tổng giao dịch TMĐT cả nước. Đối với những nước bước đầu ứng dụng TMĐT như Việt Nam, phát triển TMĐT B2B vừa phù hợp với tình hình thực tế, vừa là cơ sở, động lực thúc đẩy phát triển TMĐT. Tuy nhiên, việc đảm bảo an toàn thông tin trong TMĐT B2B (TMĐT) ở nước ta còn nhiều hạn chế đã và đang là một trong những nguyên nhân cản trở phát triển TMĐT B2B tại Việt Nam. Quyết định 63/NĐ-CP năm 2010 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến 2020 đã đặt ra mục tiêu đến năm 2015, 100% các giao dịch điện tử có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin. Các dịch vụ TMĐT mới phải công bố công khai và cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng về an toàn thông tin trước khi vận hành chính thức. Trong các loại hình TMĐT, TMĐT B2B là một trong những định hướng quan trọng để phát triển thương mại nói chung và TMĐT nói riêng. Trong những năm qua, TMĐT tại Việt Nam đã có bước phát triển nhanh nhưng thiếu bền vững. Một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả đó là do việc đảm bảo an toàn thông tin trong giao dịch TMĐT B2B chưa được triển khai trên cơ sở khoa học và phù hợp với thực tiễn. Đã có một số nghiên cứu về vấn đề này nhưng chủ yếu trên giác độ công nghệ của vấn đề. Vì vậy, nghiên cứu về giải pháp đảm bảo an toàn thông tin nhằm phát triển TMĐT B2B ở giác độ chính sách vĩ mô trong mối quan hệ với quản trị kinh doanh TMĐT doanh nghiệp là rất cần thiết và cấp bách. Xuất phát từ tình hình và những đòi hỏi khách quan của thực tiễn, Nghiên cứu sinh (NCS) đã chọn đề tài: “Giải pháp đảm bảo an toàn thông tin nhằm phát triển giao dịch TMĐT theo mô hình doanh nghiệp với doanh nghiệp B2B”. Đảm bảo ATTT trong giao dịch TMĐT B2B được tiếp cận cả trên bình diện vĩ mô và vi mô. Đối với vĩ mô, đó là các quy định pháp luật về đảm bảo ATTT trong các giao dịch TMĐT B2B, các điều kiện hạ tầng, các quy chuẩn và tiêu chuẩn quốc gia áp dụng đối với các bên tham gia giao dịch TMĐT phù hợp với quy mô giao dịch và chuẩn mực quốc gia và quốc tế. Đối với doanh nghiệp, là nguồn nhân lực thực hiện TMĐT, công nghệ ứng dụng cho TMĐT và các chính sách đảm bảo ATTT của doanh nghiệp bên mua, bên bán và các tổ chức cung cấp dịch vụ TMĐT. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Hệ thống hóa, bổ sung cơ sở lý luận về đảm bảo ATTT và đảm bảo ATTT nhằm phát triển giao dịch TMĐT B2B. 2 - Phân tích và đánh giá một cách khách quan và khoa học về thực trạng đảm bảo ATTT trong giao dịch TMĐT B2B tại Việt Nam; chỉ ra kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân để làm cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng các giải pháp. - Đề xuất các quan điểm, định hướng và các giải pháp có tính khoa học và khả thi đảm bảo ATTT nhằm phát triển giao dịch TMĐT B2B tại Việt Nam thời kỳ đến năm 2020. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn đảm bảo ATTT, đảm bảo ATTT nhằm phát triển TMĐT B2B tại Việt Nam. Cụm từ viết tắt giao dịch TMĐT B2B sử dụng trong luận án được hiểu là giao dịch thương mại điện tử mô hình doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B). - Phạm vi nghiên cứu: luận án giới hạn nghiên cứu các giải pháp vĩ mô của nhà nước nhằm đảm bảo ATTT trong giao dịch TMĐT B2B; nguồn nhân lực và các bên thứ ba tham gia TMĐT B2B; góc độ quản trị của doanh nghiệp đối với đảm bảo ATTT trong giao dịch TMĐT B2B (chính sách đảm bảo ATTT trong TMĐT và nhân lực cho việc triển khai công tác đảm bảo ATTT trong TMĐT) chứ không đi sâu nghiên cứu về kỹ thuật và các công nghệ bảo mật, đảm bảo ATTT trong TMĐT. Về góc độ công nghệ, luận án sẽ chỉ giới thiệu các giải pháp công nghệ bổ biến về đảm bảo ATTT trong TMĐT B2B đang được ứng dụng hiện nay. Nội hàm của đảm bảo ATTT trong các giao dịch TMĐT B2B được phát triển ở hai cấp độ. Ở cấp độ vĩ mô của Nhà nước bao gồm các quy định pháp luật về đảm bảo an toàn thông tin trong giao dịch TMĐT, các tiêu chuẩn chuẩn và quy chuẩn quốc gia áp dụng đối với các bên tham gia giao dịch TMĐT phù hợp chuẩn mực quốc gia và quốc tế; hạ tầng công nghệ và các hỗ trợ khác trong đảm bảo ATTT nhằm phát triển TMĐT. Ở cấp độ giao dịch TMĐT B2B giữa các doanh nghiệp, đảm bảo ATTT bao gồm các chính sách ATTT, nguồn nhân lực cho ATTT và công nghệ kỹ thuật đảm bảo ATTT của doanh nghiệp. - Thời gian nghiên cứu: tập trung nghiên cứu thực trạng đảm bảo ATTT trong TMĐT B2B trong 5 năm trở lại đây làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp đảm bảo ATTT trong TMĐT B2B đến năm 2020. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích. - Nghiên cứu sơ cấp dưới hai hình thức: + Nghiên cứu định lượng: điều tra bằng bảng hỏi đối với nhóm doanh nghiệp có hoạt động giao dịch TMĐT B2B về thực trạng đảm bảo ATTT trong các giao dịch TMĐT B2B của doanh nghiệp. Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê chuyên dụng SPSS. + Nghiên cứu định tính: phỏng vấn chuyên gia đối với cá nhân Lãnh đạo, chuyên viên phụ trách quản lý nhà nước về TMĐT tại Cục Thương mại Điện tử - Bộ Công thương. 3 - Phương pháp khác: phương pháp thống kê và mô hình hóa để lượng hóa một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước. 5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Trong nước, nghiên cứu về tình hình phát triển giao dịch điện tử mô hình B2B và giải pháp đảm bảo ATTT trong giao dịch TMĐT B2B còn rất ít. Tác giả đã tổng hợp một số công trình nghiên cứu, ấn phẩm đã phát hành cũng như hoạt động khoa học liên quan ít nhiều đến giao dịch TMĐT B2B, giải pháp đảm bảo ATTT trong giao dịch TMĐT B2B trong nội dung chi tiết của Luận án. Thông qua nghiên cứu các công trình khoa học có liên quan, tác giả nhận thấy các công trình nghiên cứu còn khá ít ỏi về số lượng và hẹp về phạm vi, và hiện chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về đảm bảo ATTT trong các giao dịch TMĐT B2B (loại hình giao dịch chiếm 80% khối lượng giao dịch TMĐT tại Việt Nam). Đặc điểm chung của các nghiên cứu trên là chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu TMĐT B2B hoặc nghiên cứu chung về cơ sở lý luận hoặc công nghệ đảm bảo ATTT trong các giao dịch TMĐT, chưa đi sâu phân tích toàn diện các yếu tố đảm bảo ATTT trong giao dịch TMĐT B2B, chưa có tính thực tiễn cao, do vậy, cần thiết phải có một nghiên cứu tổng thể, bên cạnh việc hệ thống cơ sở lý luận về đảm bảo ATTT nhằm phát triển giao dịch TMĐT B2B tại Việt Nam. 6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Về mặt lý luận, Luận án có đóng góp mới về khoa học, đó là: Hệ thống hóa và góp phần bổ sung lý luận như khái niệm, mô hình, các yếu tố ảnh hưởng đến đảm bảo ATTT trong TMĐT B2B; Tiếp cận đầy đủ các yếu tố đảm bảo ATTT trong TMĐT B2B: khung pháp lý, chính sách đảm bảo ATTT của doanh nghiệp và công nghệ áp dụng, nhân tố con người và các bên thứ ba tham gia TMĐT B2B; Luận án đưa ra khung lý luận để phân tích và đề xuất giải pháp đảm bảo ATTT trong TMĐT B2B là nhằm phát triển TMĐT B2B. - Về mặt thực tiễn: Luận án đã phân tích, đánh giá về thực trạng đảm bảo ATTT trong TMĐT B2B một cách toàn diện và khoa học, trong đó có những nhận định trước đây chưa được đề cập hoặc đề cập chưa sâu như: (1) Hành lang pháp lý cho TMĐT tại Việt Nam tuy đã cơ bản hoàn thiện trong 3 năm qua nhưng các cơ quan quản lý nhà nước có sự bao quát tốt hơn trên tất cả các lĩnh vực hoạt động; (2) Việc tổ chức thực thi pháp luật về TMĐT còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về TMĐT còn kém hiệu quả; (3) Nhận thức của doanh nghiệp về triển khai các giải pháp đảm bảo ATTT trong TMĐT còn hạn chế; (4) Thiếu hụt nguồn cung nhân lực có chuyên môn cho TMĐT nói chung, đặc biệt là thiếu nguồn nhân lực kỹ thuật cao về ATTT; (5) Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, Internet chưa đáp ứng nhu cầu về phát triển TMĐT và đảm bảo sự an toàn về mặt kỹ thuật, công nghệ cho các chủ thể tham gia. Luận án đưa ra các quan điểm, định hướng có giá trị thực tiễn để hình thành giải pháp tổng thể về đảm bảo ATTT nhằm phát triển TMĐT B2B tại Việt Nam thời kỳ đến năm 2020. Trên cơ sở đó, Luận án đã xây dựng được một hệ thống các giải pháp có cơ sở khoa học và có tính khả thi, bao gồm: (1) Nhóm các giải pháp vĩ mô của nhà nước về đảm bảo ATTT nhằm phát triển giao dịch TMĐT mô hình B2B gồm hoàn thiện hành lang pháp lý 4 cho TMĐT, trong đó chú trọng xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, tăng cường các khung hình phạt xử lý về đảm bảo ATTT và triển khai thanh tra chuyên ngành về TMĐT; Tăng cường đầu tư và đẩy mạnh tuyên truyền về ATTT; Phát triển nguồn nhân lực về ATTT; Tăng cường hợp tác quốc tế về đảm bảo ATTT; (2) Các giải pháp của doanh nghiệp để đảm bảo ATTT trong TMĐT mô hình B2B, trong đó chú trọng chính sách đảm bảo ATTT của doanh nghiệp và triển khai áp dụng các công nghệ tiên tiến về bảo mật và ATTT; Và nhóm các giải pháp liên quan đến bên thứ ba và khuyến nghị đối với các sàn TMĐT B2B. 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng, danh mục hình, luận án được bố cục thành 3 chương: Chương 1: Một số lý luận cơ bản về đảm bảo an toàn thông tin nhằm phát triển giao dịch TMĐT B2B của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng về đảm bảo an toàn thông tin trong thương mại điện tử mô hình B2B. Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu đảm bảo an toàn thông tin nhằm phát triển giao dịch thương mại điện tử B2B tại Việt Nam. CHƯƠNG 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN THÔNG TIN NHẰM PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN THÔNG TIN NHẰM PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.1. Thương mại điện tử và giao dịch thương mại điện tử B2B 1.1.1.1. Khái niệm TMĐT Từ khi các ứng dụng của Internet được khai thác nhằm phục vụ cho mục đích thương mại, nhiều thuật ngữ khác nhau đã xuất hiện để chỉ các hoạt động kinh doanh điện tử trên Internet như: “thương mại điện tử” (electronic commerce hay e-commerce); "thương mại trực tuyến" (online trade); "thương mại điều khiển học" (cyber trade); "thương mại không giấy tờ" (paperless commerce hoặc paperless trade); “thương mại Internet” (Internet commerce) hay “thương mại số hoá” (digital commerce). Trong luận án này, tác giả sẽ sử dụng thống nhất một thuật ngữ “thương mại điện tử” (electronic commerce), thuật ngữ được dùng phổ biến trong tài liệu của các tổ chức trong và ngoài nước cũng như trong các tài liệu nghiên cứu khác. Hiện nay, có nhiều định nghĩa về TMĐT tiếp cận theo quan điểm thuật ngữ “thương mại điện tử” được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Nghĩa rộng và hẹp ở đây phụ thuộc vào cách tiếp cận rộng và hẹp của hai thuật ngữ "thương mại" và "điện tử". Phương tiện điện tử (PTĐT) Nghĩa rộng Nghĩa hẹp 5 Phương tiện điện tử (PTĐT) Nghĩa rộng Nghĩa hẹp Thương mại Nghĩa rộng 1- TMĐT là toàn bộ các giao dịch mang tính thương mại được tiến hành bằng các PTĐT 3- TMĐT là toàn bộ các giao dịch mang tính thương mại được tiến hành bằng các PTĐT mà chủ yếu là các mạng truyền thông, mạng máy tính và Internet Nghĩa hẹp 2- TMĐT là các giao dịch mua bán được tiến hành bằng các PTĐT 4- TMĐT là các giao dịch mua bán được tiến hành bằng các PTĐT mà chủ yếu là các mạng truyền thông, mạng máy tính và Internet Bảng 1.1. TMĐT theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp Sau khi xem xét bản chất của TMĐT xuất phát từ đối tượng và phạm vi của đề tài nghiên cứu, tác giả thống nhất quan điểm với định nghĩa được đưa ra trong Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về TMĐT như sau: “Hoạt động TMĐT là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác”. 1.1.1.2. Đặc điểm của TMĐT - Thứ nhất, TMĐT không thể hiện các văn bản giao dịch trên giấy, mà thể hiện bằng PTĐT khác. - Thứ hai, TMĐT có liên quan mật thiết đến TMTT và phụ thuộc sự phát triển của CNTT và người sử dụng. - Thứ ba, nếu như TMTT là hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ, tiền tệ giữa hai hay nhiều đối tác thông qua thị trường (người bán và người mua), người bán và người mua gặp nhau tại một cái chợ thì TMĐT đề cập đến nhiều hoạt động hơn. - Thứ tư, trong hoạt động giao dịch TMĐT đều có sự tham gia của ít nhất 3 chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực. - Thứ năm, “TMĐT” là thuật ngữ mang tính lịch sử. Không thể có định nghĩa duy nhất về TMĐT bởi các công nghệ mới thường xuyên ra đời và được khai thác trong kinh doanh. 1.1.1.3. Giao dịch TMĐT B2B  Khái niệm giao dịch TMĐT B2B TMĐT có thể phân chia thành nhiều loại hình giao dịch khác nhau. Cách phân loại phổ biến nhất là phân chia thành bốn loại hình giao dịch cơ bản của TMĐT có tính chất và đặc điểm hoàn toàn khác nhau, đó là: - Giao dịch TMĐT giữa các doanh nghiệp (B2B - Giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C) - Giao dịch người tiêu dùng với doanh nghiệp (C2B) - Giao dịch giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C) 6 Từ các cách thức phân loại này, thuật ngữ TMĐT giữa các doanh nghiệp (còn gọi là TMĐT giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp hay TMĐT B2B (xuất phát từ thuật ngữ “business-to-business”, viết tắt là B-to-B hay B2B theo cách đọc đồng âm trong tiếng Anh), được định nghĩa như sau: “TMĐT giữa các doanh nghiệp là việc sử dụng các CNTT nói chung, công nghệ trên cơ sở Web nói riêng để mua, bán hàng hóa và dịch vụ hoặc trao đổi thông tin giữa hai hay nhiều doanh nghiệp”. Giao dịch B2B có thể diễn ra trực tiếp giữa các doanh nghiệp hoặc qua một đối tác thứ ba (hay một trung gian giao dịch) đóng vai trò cầu nối giữa người mua và người bán đồng thời tạo điều kiện để giao dịch giữa họ diễn ra thuận lợi hơn. Các giao dịch này bao gồm trao đổi dữ liệu điện tử trên Internet, các giao dịch diễn ra trên thị trường điện tử, các giao dịch trên mạng ngoại bộ và các hoạt động bên bán, nhưng không bao gồm các hoạt động trên các mạng dùng riêng (proprietary networks). Các giao dịch TMĐT B2B có thể được tiến hành trực tiếp giữa một nhà sản xuất và khách hàng (một tổ chức hay doanh nghiệp) hoặc có thể được thực hiện qua một trung gian trực tuyến. Một trung gian là một tổ chức độc lập (gọi là bên thứ ba) hoạt động trên Internet làm nhiệm vụ môi giới giao dịch giữa bên mua và bên bán.  Đặc điểm giao dịch TMĐT B2B 4 đặc điểm của giao dịch TMĐT được tổng kết đúc rút như sau: - Đối tượng hướng tới của TMĐT B2B là các khách hàng doanh nghiệp, trong khi TMĐT B2C hướng tới các khách hàng cá nhân. - Đơn hàng trong TMĐT B2B thường ít về chủng loại hàng hóa nhưng rất nhiều về khối lượng, đồng thời mức mức độ mua hàng lặp lại cao và phương thức định giá, phân phối hoặc các dịch vụ thương mại linh hoạt hơn so với TMĐT B2C. - TMĐT B2B sử dụng nhiều hình thức thanh toán khác nhau, có thể là đơn đặt hàng hoặc chuyển khoản - Phương thức giao dịch giữa bên mua và bên bán thường được tiến hành thông qua mạng riêng ảo, nhiều trường hợp là trao đổi dữ liệu điện tử (EDI).  Các loại hình giao dịch TMĐT B2B - Giao dịch bên bán: một bên bán nhiều bên mua. Doanh nghiệp bán xây dựng một website để bán hàng. - Giao dịch bên mua: Một bên mua và nhiều người bán. - Sàn giao dịch: nhiều người bán và nhiều người mua. - TMĐT phối kết hợp: các doanh nghiệp liên kết nhau, chia sẻ thông tin, chia sẻ thiết kế và kế hoạch với nhau để cùng kết hợp với nhau để tạo ra sản phẩm. 1.1.2. Đảm bảo an toàn thông tin và đảm bảo an toàn thông tin nhằm phát triển giao dịch thương mại điện tử B2B 1.1.2.1. Tổng quan về an toàn thông tin Thông tin (information) là khái niệm cơ bản của khoa học cũng là khái niệm trung tâm của xã hội trong thời đại hiện nay. Mọi quan hệ, mọi hoạt động của con người đều dựa trên một hình thức giao lưu thông tin nào đó. Thông tin là một khái niệm trừu tượng được 7 thể hiện qua các thông báo, các biểu hiện đem lại một nhận thức chủ quan cho một đối tượng nhận tin. Cần phải nhận thức rằng, ATTT không chỉ là những công cụ mà là cả một quy trình, trong đó bao gồm những chính sách liên quan đến tổ chức, con người; môi trường bảo mật và những công nghệ để đảm bảo an toàn hệ thống mạng. Trong ATTT, có hai yếu tố chủ yếu cần quan tâm: (1) yếu tố công nghệ (các giải pháp phần cứng và phần mềm) và (2) yếu tố con người. Hai yếu tố trên được liên kết lại thông qua các chính sách về ATTT. Thông qua các chính sách về ATTT, người quản lý thể hiện ý chí và năng lực của mình trong việc quản lý hệ thống thông tin. Với vị trí quan trọng như vậy, có thể khẳng định vấn đề ATTT phải bắt đầu từ Luật pháp và các tiêu chuẩn công nghệ; Các chính sách bảo mật; trong đó con người là mắt xích quan trọng nhất. Luận án này lựa chọn khái niệm ATTT được nêu trong Nghị định số 72/2013/NĐ- CP, theo đó “An toàn thông tin là sự bảo vệ thông tin và các hệ thống thông tin tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng của thông tin”. 1.1.2.2. Đảm bảo ATTT trong TMĐT ATTT trong TMĐT có liên quan mật thiết với an toàn máy tính và an toàn mạng máy tính của chính người sử dụng. An toàn máy tính (computer security) là an toàn cho các tệp tin, các dạng thông tin chứa trong máy tính. Mô hình đảm bảo an toàn máy tính đầu cuối cần triển khai theo 4 mức, đó là: 1) Mức vật lý; 2) Mức mạng; 3) Mức hệ điều hành; 4) Mức dữ liệu. An toàn mạng máy tính (network security) đề cập đến sự an toàn của các tài nguyên trên mạng may tính khi các máy tính kết nối và trao đổi thông tin với nhau. Đảm bảo ATTT trong giao dịch TMĐT là một khái niệm mang tính tương đối. Lịch sử ATTT trong giao dịch TMĐT đã chứng minh rằng, bất cứ hệ thống an toàn nào cũng có thể bị phá vỡ nếu không đủ sức để chống lại các cuộc tấn công. Hơn nữa, một sự an toàn vĩnh viễn là không thể có trong thời đại thông tin, công nghệ truyền thông phát triển và bùng nổ như hiện nay. Vì thông tin đôi khi chỉ có giá trị trong một vài giờ, một vài ngày hoặc một vài năm và cũng chỉ cần bảo vệ chúng trong khoảng thời gian đó là đủ. Các nội dung liên quan đến đảm bảo ATTT trong giao dịch TMĐT gồm: - Đảm bảo ATTT trong bảo mật dữ liệu - Đảm bảo ATTT trong ứng dụng Website của doanh nghiệp - Đảm bảo ATTT trong thanh toán điện tử 1.1.2.3. ATTT trong giao dịch TMĐT B2B ATTT trong TMĐT B2B có thể được chia thành hai phần chính: ATTT trong doanh nghiệp và ATTT giữa các doanh nghiệp với nhau. Các khâu/các quy trình khác có liên quan, ví dụ như khâu thanh toán, xác thực thông tin… đều có thể coi là quá trình truyền/gửi dữ liệu giữa các doanh nghiệp (có thể coi ngân hàng đóng vai trò là một doanh nghiệp trong quá trình thanh toán). ATTT trong doanh nghiệp liên quan tới các vấn đề về bảo mật dữ liệu nội bộ của doanh nghiệp, trong khi đó, ATTT giữa các doanh nghiệp với nhau liên quan tới 8 vấn đề truyền/gửi dữ liệu giữa các doanh nghiệp, đảm bảo tính chính xác của thông tin trong quá trình gửi/nhận dữ liệu. 1.2. MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ MÔ HÌNH ĐẢM BẢO ATTT TRONG GIAO DỊCH TMĐT B2B 1.2.1. Mục tiêu và yêu cầu đảm bảo ATTT Đảm bảm ATTT trong TMĐT B2B phải được xem xét trong phạm vi đảm bảo ATTT nội bộ doanh nghiệp và đảm bảo ATTT trao đổi giữa các doanh nghiệp với nhau, và dựa trên cơ sở chủ yếu là đảm bảo an toàn máy tính và đảm bảo an toàn mạng máy tính. Tuy nhiên, do không có ranh giới rõ ràng giữa đảm bảo an toàn máy tính và đảm bảo an toàn mạng máy tính, nên các mục tiêu và yêu cầu đảm bảo ATTT được nêu dưới đây cần được tất cả các bên tham gia giao dịch TMĐTB2B tuân thủ. Trong lĩnh vực bảo mật, các tổ chức chuyên môn và các chuyên gia đã đưa ra mô hình tam giác CIA (Confidentiality - bí mật; Intergrity - toàn vẹn: Availability - sẵn sàng). Mô hình này được Hiệp hội An toàn máy tính quốc gia Mỹ (NCSA - National Computer Sercurity Association) sử dụng, và cũng chính là 3 mục tiêu đặt ra ngay trong khái niệm về ATTT theo Nghị định số 72/2013/NĐ-CP Hình 1.4: Tam giác bảo mật Nguồn: Hiệp hội An toàn máy tính quốc gia Mỹ (NCSA - National Computer Sercurity Association) Các yêu cầu cơ bản của đảm bảo ATTT trong TMĐT B2B được đặt ra như sau: - Thứ nhất, phát hiện sớm các lỗ hổng trong hình thức giao dịch và thanh toán điện tử. - Thứ hai, hạn chế đến mức thấp nhất các sai sót trong việc sử dụng các giao thức truyền tin. - Thứ ba, có thể khắc phục hậu quả và đảm bảo lợi ích cho các bên tham gia. 1.2.2. Mô hình đảm bảo an toàn thông tin Với các phân tích về thông tin, ATTT, ATTT trong TMĐT, đặc điểm của mô hình TMĐT B2B, đảm bảo ATTT, các mục tiêu và yêu cầu đảm bảo ATTT trong TMĐT, cùng với nhận định về các yếu tố quan trọng đảm bảo ATTT trong TMĐT B2B… NCS đã khái Tính toàn vẹn Tính bí mật Tính sẵn sàng [...]... phát triển thương mại điện tử và đảm bảo sự an toàn về mặt kỹ thuật, công nghệ cho các chủ thể tham gia 20 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẢM BẢO AN TOÀN THÔNG TIN NHẰM PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B TẠI VIỆT NAM 3.1 ĐỊNH HƯỚNG VÀ QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B Ở VIỆT NAM 3.1.1 Định hướng về phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam Thương mại điện tử đã được... hành lang pháp lý cho TMĐT, các Chương trình phát triển TMĐT quốc gia, thì rất cần các giải pháp thực sự cụ thể, toàn diện và đồng bộ đảm bảo ATTT cho giao dịch TMĐT B2B tại Việt Nam Từ những quan điểm tiếp cận đó, luận án Giải pháp đảm bảo an toàn thông tin nhằm phát triển giao dịch thương mại điện tử theo mô hình doanh nghiệp với doanh nghiệp B2B” đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận về ATTT và đảm bảo. .. cách toàn diện nhằm đảm bảo an toàn thông tin là một trong giao dịch TMĐT B2B là một trong những điều kiện tiên quyết cho phát triển TMĐT - Thứ ba, các giải pháp quản lý vĩ mô của nhà nước; chính sách về đảm bảo an toàn thông tin trong giao dịch TMĐT B2B của doanh nghiệp, các công nghệ được áp dụng và các giải pháp bảo mật dữ liệu trong giao dịch điện tử cần được sử dụng đồng bộ - Thứ tư, bảo đảm an toàn. .. hóa mô hình đảm bảo ATTT trong TMĐT B2B như trong hình 1.5 dưới đây Hình 1.5: Mô hình đảm bảo ATTT nhằm phát triển TMĐT B2B Nguồn: NCS Về bản chất, ATTT nhằm phát triển TMĐT B2B liên quan đến những nội dung cơ bản dưới đây: Hạt nhân của mô hình là việc đảm bảo ATTT nội bộ doanh nghiệp và ATTT trong giao dịch giữa các doanh nghiệp ATTT trong giao dịch TMĐT B2B gắn liền với an toàn máy tính và an toàn. .. giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch TMĐT, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch TMĐT CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN THÔNG TIN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ MÔ HÌNH B2B 2.1 KHÁI QUÁT VỀ AN TOÀN VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN THÔNG TIN TRONG TMĐT 2.1.1 An toàn thông tin ở Việt Nam Năm 2013, các hoạt động thể chế hóa của nhà nước trong lĩnh vực ATTT được quan tâm... tư, bảo đảm an toàn thông tin trong giao dịch TMĐT B2B cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà nước và doanh nghiệp - Thứ năm, cần tăng cường năng lực đảm bảo ATTT của các sàn, các website cung cấp dịch vụ giao dịch TMĐT B2B 3.2 GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO ATTT NHẰM PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH TMĐT B2B TẠI VIỆT NAM 3.2.1 Các giải pháp vĩ mô của nhà nước về đảm bảo ATTT nhằm phát triển giao dịch TMĐT mô hình B2B 3.2.1.1 Hoàn... định chiến lược và toàn thể xã hội về cơ hội phát triển và những lợi ích mà TMĐT mang lại, đặc biệt là những cá nhân tham gia trực tiếp vào đảm bảo ATTT trong TMĐT 3.1.3 Các quan điểm chủ yếu về phát triển giao dịch thương mại điện tử mô hình B2B ở Việt Nam - Thứ nhất, đảm bảo an toàn thông tin trong giao dịch TMĐT nói chung và mô hình B2B nói riêng là ưu tiên hàng đầu cho phát triển TMĐT bền vững... triển các sản phẩm đảm bảo an toàn thông tin đặc thù của Việt Nam 3.2.2 Các giải pháp của doanh nghiệp để đảm bảo ATTT trong giao dịch TMĐT mô hình B2B 3.2.2.1 Các giải pháp về pháp lý và tổ chức 23 - Về xây dựng kế hoạch hay chương trình tổng thể về ATTT của doanh nghiệp Về xây dựng chính sách ATTT trong doanh nghiệp 3.2.2.2 Các giải pháp về kỹ thuật và công nghệ Kết hợp chặt chẽ với hạ tầng công nghệ,... trị pháp lý của giao dịch điện tử thông qua việc thừa nhận thông điệp dữ liệu – hình thức biểu hiện cụ thể của giao dịch điện tử Bên cạnh đó, Luật giao dịch điện tử và Luật Công nghệ thông tin được coi là nền tảng cơ bản cho việc thừa nhận giá trị pháp lý của các giao dịch điện tử ở Việt Nam Ngoài ra, các văn bản chuyên về TMĐT nói riêng có thể kể tới Luật Giao dịch điện tử, Nghị định 52 về Thương mại. .. resources development), trang 221 2 Hiểu đúng về sai phạm của sàn giao dịch muaban24.vn, Tạp chí Công Nghiệp, số tháng 9/2012, trang 14 3 An toàn thông tin trong thanh toán điện tử: cần triển khai các giải pháp đồng bộ, Tạp chí Công Thương, số tháng 6/2014, trang 102 4 An toàn thông tin trong giao dịch thương mại điện tử B2B: Các nhân tố ảnh hưởng, Tạp chí khoa học số 3 (Tạp chí Công Thương) , tháng 12/2014 . THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN THÔNG TIN NHẰM PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.1. Thương mại điện tử và giao dịch. THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI NGUYỄN THỊ MINH HUYỀN GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN THÔNG TIN NHẰM PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ MÔ HÌNH DOANH NGHIỆP VỚI DOANH NGHIỆP (B2B). giải pháp chủ yếu đảm bảo an toàn thông tin nhằm phát triển giao dịch thương mại điện tử B2B tại Việt Nam. CHƯƠNG 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN THÔNG TIN NHẰM PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH

Ngày đăng: 16/01/2015, 11:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan