Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn kể chuyện âm nhạc

30 3K 13
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn kể chuyện âm nhạc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đây là bộ đề tài nhằm phục vụ cho sinh Viên Học ngành Âm nhạc nộp thi môn Đề tài Âm nhạc.Đề tài đã soạn đầy đủ nội dung.Chỉ cần tải về thay tên Sinh Viên rồi nộp thi môn đề tài.Ngoài ra đề tài này còn đáp ứng được nhu cầu của các thầy cô giáo làm sáng kiến kinh nghiệm, hay đề tài để đăng kí chiến sĩ thi đua, giáo viên dạy giỏi các cấp.

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI KHOA NGHỆ THUẬT  Học viên: LÊ THỊ ĐỨC PHƯƠNG TIỂU LUẬN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHÂN MÔN KỂ CHUYỆN – NGHE NHẠC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TH ĐỨC TÂN 1 ĐỨC TÂN – TÁNH LINH – BÌNH THUẬN Đồng Nai tháng 6 năm 2014 TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI KHOA NGHỆ THUẬT  TIỂU LUẬN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHÂN MÔN KỂ CHUYỆN – NGHE NHẠC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TH ĐỨC TÂN 1 ĐỨC TÂN – TÁNH LINH – BÌNH THUẬN Người thực hiện : Lê Thị Đức Phương Lớp : ĐHSP ÂM NHẠC K4 ĐỒNG NAI Người hướng dẫn : Thạc sĩ Trần Hương Giang Đồng Nai tháng 6 năm 2014 MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Phương pháp nghiên cứu 2 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2 5. Đóng góp của đề tài 2 6. Bố cục của đề tài 3 PHẦN II: NỘI DUNG 4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4 1.1. Cơ sở lý luận 4 1.2. Cơ sở thực tế 5 CHƯƠNG II: NHỮNG BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ VÀ YÊU THÍCH PHÂN MÔN KỂ CHUYỆN- NGHE NHẠC 9 2.1. Mục đích và phương pháp nghiên cứu 9 2.2. Giới hạn của đề tài 11 2.3. Các giả thuyết nghiên cứu 12 2.4. Kế hoạch thực hiện 13 2.5. Những phương pháp giải quyết vấn đề 14 2.6. Hiệu quả đạt được 21 PHẦN III: KẾT LUẬN 24 3.1. Tổng kết 24 3.2. Kiến nghị 25 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: - Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, nó khác rất nhiều so với môn học khác, tuy nó không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối nhưng lại đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê thậm chí là một chút cái gọi là “năng khiếu”, điều này không phải học sinh nào cũng có được. Học Âm nhạc mang đến cho học sinh những phút giây thư giãn, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học. Thông qua những giai điệu, những câu hát, những lời ca, những cử chỉ, những điệu múa Phân môn kể chuyện- nghe nhạc qua việc giới thiệu tác giả, tác phẩm trong chương trình, học sinh biết được về thân thế, sự nghiệp cuộc đời của một số nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho thiếu nhi và một số nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam - Phần giới thiệu một số thể loại bài hát, một số thể loại nhạc cụ dân tộc và một số nhạc cụ nước ngoài, giúp học sinh bước đầu hiểu biết cũng như những kiến thức mang tính thường thức âm nhạc - Các bài đọc thêm hay những câu chuyện âm nhạc trong chương trình cung cấp cho học sinh những hiểu biết về âm nhạc và tác dụng của âm nhạc đối với đời sống con người. Tuy vậy phân môn kể chuyện- nghe nhạc lại là một phân môn rất khó dạy . Và qua kinh nghiệm được đi dự giờ một số anh chị em đồng nghiệp, tôi cảm thấy có sự “ lúng túng”, trong các tiết dạy của phân môn này…Làm thế nào để nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn này sao cho sinh động, hứng thú, cuốn hút cho học sinh và phù hợp với từng lứa tuổi đây. Cùng với phương pháp giảng dạy mới “ Thầy chủ đạo trò chủ động”. Để nâng cao được chất lượng và gây hứng thú, thu hút được học sinh yêu thích học phân môn Âm Nhạc Thường Thức và trải qua 4 năm dạy môn âm nhạc và đặc biệt là phân môn Âm Nhạc Thường Thức chưa được học sinh chú ý đến cho lắm vì vậy: 1 Tôi xin nêu một số biện pháp giúp học sinh hứng thú và yêu thích phân môn Kể chuyện- Nghe nhạc cho học sinh Trường Tiểu Học Đức Tân 1 2. Mục đích nghiên cứu: - Đến với đề tài này thì mục đích của tôi là giúp mọi người hiểu rõ hơn về thực trạng học phân môn kể chuyện- nghe nhạc của học sinh Trường TH Đức Tân 1. - Từ thực trạng đó trên cơ sở nghiên cứu các phương pháp dạy học, là một giáo viên giảng dạy về môn Âm nhạc bản thân luôn thường xuyên thay đổi cách dạy với mục đích chung là giúp các em học tốt hơn, hứng thú và yêu thích phân môn kể chuyện- Nghe nhạc. Muốn học tốt hơn phân môn này thì trước hết phải biết cảm thụ âm nhạc. Từ đó để dạy tốt phân môn kể chuyện- nghe nhạc có hiệu quả, khắc phục được điều kiện khó khăn hiện nay, đúng với phân phối chương trình, mà vẫn đảm bảo được tính khoa học thực hiện theo phương pháp mới. 3. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp quan sát. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp học bằng cảm nhận thính giác - Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin - Phương pháp ý kiến chuyên gia. 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp giúp học sinh hứng thú và yêu thích phân môn kể chuyện- Nghe nhạc. - Phạm vi nghiên cứu: Học sinh trường TH Đức Tân 1 – Huyện Tánh Linh – Tỉnh Bình Thuận. 5. Đóng góp của đề tài: 2 - Sau một thời gian áp dụng các phương pháp, biện pháp dạy học phân môn kể chuyện - Nghe nhạc thì kết quả học tập của học sinh ở trường tôi có chuyển biến theo hướng tích cực. 6. Bố cục của đề tài: - Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài gồm có 2 chương Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. Chương II: Thực trạng và những biện pháp giúp học sinh hứng thú và yêu thích phân môn kể chuyện – nghe nhạc cho học sinh tiểu học. 3 PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở lý luận: - Âm nhạc là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của trẻ. Trẻ em tham gia ca hát là được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Bằng ngôn ngữ đặc thù của mình như; giai điệu, nhịp điệu, tính chất chặt chẽ về tiết tấu, sự hài hoà về âm thanh giúp học sinh mở rộng tầm hiểu biết phong phú thêm về kinh nghiệm sống, mang lại cảm giác xúc động về thẩm mỹ mới mẻ, mạnh mẽ giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức cho trẻ em. - Việc triển khai môn học Âm nhạc ở trường Tiểu học có ý nghĩa nhân văn rất lớn, phù hợp với công ước quốc tế về quyền trẻ em. Qua các bài học, các em được nghe hát, nghe nhạc, được tập hát, được biết một số kiến thức phổ thông về Âm nhạc và tất cả những cái đó sẽ tạo thành một trình độ văn hoá âm nhạc tối thiểu để góp phần cùng các môn học khác giáo dục nhân cách, làm cho các nội dung học tập ở nhà trường có tính toàn diện, làm thăng bằng, hài hoà các hoạt động của trẻ. - Âm nhạc là bộ môn năng khiếu giúp học sinh cảm thấy thoải mái, vui vẻ hơn sau những giờ học căng thẳng từ đó phần nào thúc đẩy phong trào văn hóa văn nghệ trong lớp, trong trường thích vui tươi lành mạnh trong giảng dạy Âm nhạc cho tất cả các đối tượng cũng cần có phương pháp, nghệ thuật để truyền tải được nội dung của từng phân môn mà trong đó học sinh đa số có ít năng khiếu và muốn làm được điều đó thì bản thân người giáo viên phải luôn cố gắng, học hỏi và trau dồi kiến thức để học sinh của mình tiếp nhận được một cách tự nhiên và thích thú. 1.1.1: Mục tiêu dạy kể chuyện –Nghe nhạc: 4 - Kiến thức : Thông qua phân môn này giúp các em phát triển nhận thức và các năng lực âm nhạc, tạo cho các em có một trình độ văn hóa âm nhạc nhất định, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh. + Dạy cho các em biết một số bài quy định trong chương trình từng lớp . + Có ý thức phân biệt đúng sai, hay dở và cảm nhận được nội dung , tính chất , tình cảm của câu chuyện, bài hát . + Biết một số tác giả, tác phẩm âm nhạc tiêu biểu trong nước và thế giới . + Có một số hiểu biết thông thường về dân ca, các nhạc cụ, các hình thức biểu diễn âm nhạc, mối quan hệ và tác dụng của âm nhạc với đời sống xã hội . - Kỹ năng : + Luyện tập kĩ năng nghe và cảm nhận âm nhạc. . - Thái độ và giáo dục : + Bồi dưỡng tình cảm trong sáng, lòng yêu âm nhạc nhằm phát triển hài hoà nhân cách. Qua đó giáo dục truyền thống cách mạng Việt Nam, yêu thích nghệ thuật âm nhạc trong nước và thế giới . + Thông qua các hoạt động ca hát làm cho đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, đem đến cho học sinh niềm vui, tinh thần lạc quan, sự mạnh dạn, tự tin, lòng tự trọng và các giá trị khác. + Khuyến khích học sinh nhiệt tình tham gia các hoạt động âm nhạc trong và ngoài trường học. + Giáo dục thị hiếu âm nhạc tốt để các em biết yêu thích âm nhạc lành mạnh , giàu tính nhân văn , đậm đà bản sắc dân tộc Có thị hiếu âm nhạc tốt sẽ góp phần làm trong sáng tình cảm đạo đức, làm phong phú đời sống tinh thần của các em trong hiện tại và tương lai . 1.2. Cơ sở thực tiễn: 5 1.2.1. Khái quát về trường: - Trường Tiểu Học Đức Tân 1 thuộc xã Đức Tân Huyện tánh Linh tỉnh Bình Thuận. Được xây dựng từ năm 1982 và được tách ra từ Trường Tiểu Học Đức Tân vào năm 1998. Từ đó trường luôn hoàn thành chống mù chữ và phổ cập giáo dục Tiểu Học đồng thời năm 2006 hoàn thành phổ cập Tiểu Học đúng độ tuổi trên địa bàn xã Đức Tân. * Thuận lợi: - Cơ sở vật chất khang trang, an toàn đáp ứng được nhu cầu để dạy và học như: Phòng học, ánh sáng, bàn ghế, quạt mát, sân chơi, nhà vệ sinh, … - Số học sinh bình quân gần 22 em/lớp phù hợp với mô hình trường lớp hiện nay. Toàn trường học 8- 9 buổi/tuần nên HS có thời gian luyện tập, thực hành nhiều hơn trên lớp. GV có thời gian quan tâm, kèm cặp giúp đỡ việc học của các em. Học sinh được học môn Anh văn, vi tính, có GV dạy chuyên các môn năng khiếu góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng gáo dục toàn diện trong nhà trường. - Trong năm học Trung tâm Thiện chí cấp nhiều suất học bổng. Ban đại diện cha mẹ học sinh nhiệt tình cùng với nhà trường làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, Tu sửa cơ sở vật chất trường học, tạo điều kiện thuận lợi, an toàn, vệ sinh tốt cho các em khi đến trường, khuyến khích học sinh học tập. Phụ huynh học sinh đồng thuận với mọi hoạt động của nhà trường được thể hiện rõ trong hội nghị phụ huynh đầu năm học. - Đội ngũ giáo viên nhà trường đoàn kết, có tinh thần giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ, có trình độ tay nghề khá cao, năng động, nhiệt tình trong công tác, được đông đảo quần chúng và nhân dân tín nhiệm. - Học sinh chăm ngoan, nhiều em có thức cao trong học tập, phụ huynh càng ngày thể hiện sự quan tâm đến vấn đề học tập của con em. - Các tổ chức ban ngành đoàn thể ở địa phương có sự kết hợp chặt chẽ với nhà trường tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh. * Khó khăn: 6 - Địa bàn quản lý của nhà trường con em chủ yếu là con nhà nông, điều kiện kinh tế khó khăn, phụ huynh chưa coi trọng việc học của con em họ, những em học yếu gia đình thiếu quan tâm. - Mức độ tiếp thu của học sinh không đồng đều, học sinh học trước quên sau, chữ viết xấu sai lỗi nhiều - Việc đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục của đội ngũ còn hạn chế, chưa rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm thực tiễn. 1.2.2. Thực trạng dạy phân môn kể chuyện- Nghe nhạc: - Với cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của bộ môn âm nhạc được trang bị đại đa số ở các trường Tiểu Học hiện nay chỉ đủ đảm bảo được yêu cầu cần thiết khi dạy 2 phân môn: Học hát – TĐN theo phương pháp mới. Riêng phân môn kể chuyện- Nghe nhạc thì thiết bị phục vụ cho môn này còn quá ít trong khi đó cần dạy tốt được phân môn này cần phải có trang thiết bị đầy đủ. - Trong thực tế trong giờ học môn âm nhạc đại đa số học sinh ít ham học phân môn TĐN phân môn Âm Nhạc Thường Thức mà chỉ thích phân môn học hát. - Trước thực tế về cơ sở vật chất còn hạn hẹp thì chúng ta phải làm thế nào để có được một giờ học theo mong muốn của mình.Thì việc đầu tiên chúng ta phải lựa chọn phương pháp phù hợp với từng phân môn , điều kiện trang thiết bị cho phù hợp với tiết dạy - Trong một tiết học Âm Nhạc Thường Thức thường gồm 2 nội dung: + Ôn tập 1 bài hát với nghe nhạc hay giới thiệu nhạc cụ + Học TĐN với kể chuyện âm nhạc - Do thời lượng của một tiết học rất ít mà trong đó lại kết hợp 2 hoặ 3 nội dung với nhau nên giáo viên chưa truyền đạt hết cho học sinh những kiến thức chuyên sâu về Âm Nhạc Thường Thức. * Kể chuyện : - Trong các giờ Âm Nhạc Thường Thức ngoài những thông tin đã có trong SGK, nếu giáo viên có những câu chuyện kể về tác giả, tác phẩm hay, hay các tư liệu về các sinh hoạt âm nhạc thì sẽ thu hút được sự tập trung của các em học 7 [...]... đời sống con người - Âm nhạc còn là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người của trẻ - Bộ môn Âm nhạc trong trường Tiểu Học gồm có 3 phân môn: + Phân môn học hát + Phân môn tập đọc nhạc + Phân môn kể chuyện- Nghe nhạc - Trong đó phân môn kể chuyện- Nghe nhạc cung cấp cho học sinh một số kiến... nhi và một số nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam - Phần giới thiệu một số thể loại bài hát, một số thể loại nhạc cụ dân tộc và một số nhạc cụ nước ngoài, giúp học sinh bước đầu hiểu biết cũng như những kiến thức mang tính thường thức âm nhạc - Các bài đọc thêm hay những câu chuyện âm nhạc trong chương trình cung cấp cho học sinh những hiểu biết về âm nhạc và tác dụng của âm nhạc đối... xét các bạn kể bạn kể chuyện âm nhạc chuyện âm nhạc - Số lượng học sinh rụt rè, nhút nhát - Số lượng học sinh mạnh dạn, tự tin khi biểu diễn còn nhiều khi biểu diễn tăng lên nhiều 23 PHẦN III: KẾT LUẬN 3.1 Tổng kết: - Từ đó thông qua bộ môn âm nhạc ở trường tiểu học chủ yếu là thông qua phân môn âm nhạc thường thức để phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc, nâng cao thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh, đồng... học cụ thể, sử dụng phối hợp các phương pháp để đạt kết quả cao nhất Có thể chia phân môn kể chuyện- nghe nhạc thành dạng bài sau: + Kể chuyện âm nhạc, giới thiệu tác giả, tác phẩm, nghe nhạc + Giới thiệu về nhạc cụ * Đối với dạng bài: Kể chuyện âm nhạc, giới thiệu tác giả, tác phẩm, nghe nhạc - Tôi sử dụng phương pháp thuyết trình, phương pháp kể chuyện, phương pháp hỏi đáp - Ngoài việc giới thiệu... cho học sinh có được niềm đam mê, học hỏi và muốn khám phá những cái hay và đầy sáng tạo của nền âm nhạc Việt Nam hay của nước ngoài 9 Muốn giúp cho học sinh hứng thú và yêu thích khi học môn âm nhạc nói chung và phân môn kể chuyện – Nghe nhạc nói riêng 2.1.2 Phương Pháp Nghiên Cứu: - Sự phối hợp các phương pháp trong tiết học rất quan trọng Chúng ta phải lựa chọn phương pháp dạy cho từng tiết học. .. trong giờ học * Nghe nhạc: - Trong phân môn này thì nghe nhạc là một phần không thể thiếu được.Tùy từng tiết học, dựa vào điều kiện trang thiết bị của nhà trường và môn học mà tôi cho học sinh nghe băng đĩa hoặc giáo viên trình bày - Phân môn kể chuyện- Nghe nhạc qua việc giới thiệu tác giả, tác phẩm trong chương trình, học sinh biết được về thân thế, sự nghiệp cuộc đời của một số nhạc sĩ có nhiều đóng... đây là một số kinh nghiệm nhỏ trong việc dạy phân môn kể chuyện – nghe nhạc mà bản thân tôi đã áp dụng và có hiệu quả, nâng cao chất lượng rõ rệt Nhằm nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh trở thành con người có ích cho xã hội Rất mong sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để tôi có một giờ dạy học phân môn kể chuyện – nghe nhạc một cách hiệu quả 3.2 Kiến nghị: - Vì đây là một môn học. .. kể về mặt âm nhạc, kiến thức về các nhạc sĩ trong và ngoài 8 nước, các tác phẩm và các đóng góp của họ cho nền âm nhạc của đất nước mình và cho thế giới CHƯƠNG II: NHỮNG BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ VÀ YÊU THÍCH PHÂN MÔN KỂ CHUYỆN- NGHE NHẠC 2.1 Mục đích và phương pháp nghiên cứu: 2.1.1 Mục đích nghiên cứu: - Mục tiêu đầu tiên chính là phát triển sự ham thích và sự hưởng ứng say mê đối với âm nhạc, ... lượng dạy và học theo hướng tích cực, học sinh tự học, tự nghiên cứu, sao cho kiến thức được chiếm lĩnh bởi người học Khắp phục lối học một chiều, thụ động, rèn luyện tư duy sáng tạo của người học 2.5 Những phương pháp giải quyết vấn đề: 2.5.1 Phương pháp vấn đáp: * Để kể về một câu chuyện âm nhạc “ Phương pháp vấn đáp” thông qua trò chơi “ Giải đáp thắc mắc” ( Gv chuẩn bị các câu hỏi) Cho học sinh coi... nghe trích đoạn độc tấu của các nhạc cụ đó, bằng đàn hoặc là băng đĩa nhạc có sẵn, giúp cho học sinh hứng thú học tập 1 2 18 3 Đàn bầu Đàn nguyệt Đàn tranh Ví dụ 2: Giới thiệu một số nhạc cụ gõ dân tộcc ở lớp 2 - tiết 12 - GV cho học sinh xem hình các nhạc cụ và nghe trích đoạn độc tấu của các nhạc cụ đó, bằng đàn hoặc là băng đĩa nhạc có sẵn giúp cho học sinh hứng thú học tập hơn 1 Thanh la 2 Mõ 19 . chung là giúp các em học tốt hơn, hứng thú và yêu thích phân môn kể chuyện- Nghe nhạc. Muốn học tốt hơn phân môn này thì trước hết phải biết cảm thụ âm nhạc. Từ đó để dạy tốt phân môn kể chuyện- . cho học sinh, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người của trẻ. - Bộ môn Âm nhạc trong trường Tiểu Học gồm có 3 phân môn: + Phân môn học hát + Phân môn tập đọc nhạc + Phân môn kể chuyện- Nghe nhạc -. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHÂN MÔN KỂ CHUYỆN – NGHE NHẠC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TH ĐỨC TÂN 1 ĐỨC TÂN – TÁNH LINH – BÌNH THUẬN Người thực hiện : Lê Thị Đức Phương Lớp : ĐHSP ÂM NHẠC

Ngày đăng: 16/01/2015, 08:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan