Cẩm nang sống thiền

188 1.5K 0
Cẩm nang sống thiền

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Cẩm Nang Sống Thiền Soạn giả: Nguyễn Ước khổ sách 14.5x20,5 cm dày 246 trang. Giá: 33.000$ NXB Văn Hóa Thông Tin, Quí II, 2007 43 Lò Ðúc – Hà Nội CẨM NANG SỐNG THIỀN 2 THAY LỜI NÓI ÐẦU Thưa bạn, Từ lâu, tôi ao ước có dịp soạn một tác phẩm theo lối nói thường ngày, để bạn và tôi cùng nếm trải đôi chút phong vị Thiền. Hôm nay, giấc mơ ấy thành sự thật với tập sách nhỏ bạn đang cầm trên tay. Ðây cũng là cơ duyên cho tôi, trên con đường đạo, được may mắn và hân hoan hội ngộ bạn đồng hành, những người đang thao thức vì từng nghe tiếng chân lý gọi mình. Như bạn biết, Thiền Tôn g được truyền sang Trung Hoa vào thế kỷ thứ sáu. Một thế kỷ sau, Thiền có mặt ở Việt Nam, trước lúc được lan qua Nhật năm thế kỷ, có lẽ theo ngả Triều Tiên. Từ những thời điểm đó và trong bốn dân tộc đồng văn, tinh thần mộc mạc, thanh thoát, vô ngã và như nhất của Thiền thấm sâu vào văn hóa, các bộ môn văn chương nghệ thuật, sinh hoạt dân giã, để làm thành một cuộc sống mộc mạc, hài hòa và đầy hương vị. Với Thiền tính, con người tự tại và xã hội thăng hoa. Con người tìm thấy bản tính tự nhiên của mình để sống an nhiên giữa dòng đời. Xã hội có không gian bao la cho các giá trị tâm linh và là chỗ dung chứa với tinh thần tổng hợp mọi khác biệt. Tới mấy thế kỷ vừa qua và hiện nay, Thiền đi tiếp con đường linh hướng của nó trên khắp thế gian, khi bắt gặp những tâm hồn đồng điệu ở chốn trời tây. Thiền chinh phục cá c vùng đất xa xôi và thâm nhập sâu rộng hơn vào sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của người phương tây. Thiền không còn chỉ là cốt lõi của văn hóa á đông mà đang trở thành duyên hội ngộ, chốn đồng cảm trên khắp năm châu thế giới. Cái thanh tĩnh, vô ngã và như nhất trong Thiền nay lan tỏa và góp phần qui nguyên loài người trở về đại đồng h uynh đệ. Hoa trái của tình trạng thấm sâu ấy được bạn và tôi gặt hái qua những trang giấy này. Tại đây, vượt thời gian diệu vợi và không gian muôn trùng, những con người cảm nhận, suy tư, sinh hoạt và tu tập trong những cảnh đời khác nhau cùng về hội tụ. Bạn sẽ bắt gặp các giáo chủ, thiền sư, vua chúa, văn nghệ sĩ, triết gia, nhà thể thao, v.v. với những phát biểu súc tích, có thể làm bạn bâng khuâng thở nhẹ ha y nở nụ cười tươi. Và những dòng chữ ấy sẽ cùng đi theo, góp phần giúp bạn và tôi tự xóa mây mù, bước khinh khoái trên con đường đạo vốn một chiều và chỉ mở thẳng vào tâm hồn mình. Ðể bạn tìm thấy chân lý, chấm dứt khổ não đồng thời sống chan chứa niềm hạnh phúc vốn nằm sẵn trong tâm hồn bạn. Với lối trình bày trong sách này, bạn có thể mở ở bất cứ trang nào, đọc bất cứ dòng nào, từ đầu sách hay ngược lại. Và chúng tôi mong ước nó được bạn biến thành hành lý bên người, để mỗi khi đọc lại một đôi câu và soi mình vào đó, bạn lại thấy tâm hồn thêm tươi mát hồn nhiên, người đời vẫn đáng yêu vàø cuộc đời rất đáng sống giữa đất trời mênh mang và xinh đẹp. Và vì chúng ta là người phương nam, sống trong thời buổi chịu nhiều ảnh hưởng đa dạng của p hương tây, nên tôi mời bạn lướt qua hai thiền thoại dưới đây, như để nhẹ nhàng khép lại trang mở đầu và phơi phới đi vào các trang kế tiếp. 3 Chẳng có câu không trả lời Chẳng sắp có câu trả lời nào Không bao giờ có câu trả lời Ðó là câu trả lời. Gertrude Stein Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn hỏi: - Ông từ đâu đến? Huệ Năng đáp: - Lĩnh Nam. Tổ hỏi: - Ông muốn cầu gì? Ðáp: - Chỉ cầu làm Phật. Tổ nói: - Người Lĩnh Nam không có tánh Phật, sao làm Phật được? Huệ Năng bèn đáp ngay: - Người đành có nam bắc, tánh Phật há vậy sao? 4 NỘI DUNG Thay lời nói đầu Nhập thất Thiền là gì? Hành động Nghệ thuật Ảo giác Ràng buộc Ngã Thời gian Sống Chết Thực tại Thiên Nhiên Ðạo Vô tri kiến Thiền định Ngộ Tâm trí sơ tập Tâm trí thông thường Tâm không Hư không Như nhất PHỤ LỤC I 5 PHỤ LỤC II THƯ MỤC TƯ LIỆU Hình ảnh xen kẽ: Bộ tranh của Kiếm Thánh Miyamoto Mushashi và 10 tranh chăn trâu Thiền Tông 6 NHẬP THẤT Phật tánh không chia nam bắc nên nếu có ý tưởng rằng tinh thần của Thiền mang tính cách độc quyền của phương Ðông thì rõ ràng đó là lối nghĩ tưởng nhị nguyên, đã bị chính Thiền phủ định ngay. Trong thực tế, văn hoá mười phương đều ngân vang vô số những diễn đạt đầy minh triết của Thiền, trong văn chương và triết học xưa nay, ngay cả trong khoa học, đặc biệt trong vật lý hiện đại, nơi các quan điểm cũ được tha y thế bởi cái nhìn mới, xem vũ trụ trôi chảy như một toàn thể không thể tách rời và không có thành phần nào quan trọng hơn thành phần nào. Thiền không bị giam hãm ở phương Ðông. Thiền không bị giới hạn trong Phật giáo. Thiền không ở bên trong cương giới của Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam Thiền không bị tù túng trong am đền tu viện. Thiền chẳng dành ưu tiên cho người tu hành hơn kẻ lữ thứ. Thiền p hơi phới nơi nơi. Có lẽ vì thế, Erich Fromm đã nhận xét rằng đó chính là "lý do tại sao ngày nay tư tưởng tôn giáo phương Ðông, Lão giáo và Phật giáo - với sự pha hợp của cả hai trong Thiền Phật giáo - chiếm vai trò hết sức quan trọng tại phương Tây. Thiền Phật giáo giúp con người tự tìm thấy giải đáp cho vấn nạn về sự hiện hữu của hắn, một giải đáp giống một cách cốt tủy với giải đáp được đưa ra trong truyền thống Kitô- Do thái giáo, tuy thế, nó không đi ngược lại t ính chất hợp lý, hiện thực và độc lập, những cái quí báu được con người hiện đại thành tựu." Và cũng vì thế Thiền không chỉ ở trong những phát biểu của các tôn sư mà còn trong những câu nói của các nhà tư tưởng, triết gia, huyền học, nghệ sĩ, khoa học gia, nhà kinh doanh, vận động viên thể thao phương đông lẫn phương tây, và đôi lúc thấp thoáng trên môi ta giữa cuộc sống thường ngày. 7 THIỀN LÀ GÌ ? Thiền, tiếng Việt, còn gọi là Thuyền, Thiền na, Tĩnh lự. Tiếng Nhật là Zena, Zen. Tiếng Hoa có âm là Ch’an, ch’annà. Dịch từ tiếng Sanskrit là dhyàna , tiếng Phạn là jhàna. ^ T hiền tông là một tông phái của Phật giáo Ðại thừa tại Trung Hoa. Thiền tông được khai sinh trong khoảng thế kỷ thứ sáu, thứ bảy khi Sơ tổ Bồ Ðề Ðạt Ma đưa phép Thiền của đạo Phật vào Trung Quốc. Thiền tông có hấp thụ phần nào của đạo Lão. ^ Trước khi học Thiền, tách là tách và trà là trà. Trong khi học Thiền, tách chẳng còn là tách và trà chẳng còn là trà. Sau khi học Thiền, tách lại là tách và trà lại là trà. Lời Thiền ^ Thiền duy nhất bạn tìm thấy trên đỉnh núi chính là Thiền được bạn mang lên trên đó. ROBERT PIRSIG ^ Thiền là giải sự biểu tượng hóa thế giới. R.H. BLYTHE 8 ^ Mục đích của Thiền là giác ngộ: nắm bắt thực tại, một cách lập tức và dứt khoát. Nghĩa là nhận biết mối tương quan của mình với vũ tru; một sự nhận biết không bị ố nhiễm và không bị trí thức hóa. ERICH FROMM ^ Tôi không đủ thanh xuân để biết đủ thứ. J.M. BARRIE ^ Mục đích của Thiền là sự hoàn hảo con người. YAMADA SOSHI ^ Thiền là con đương tự nhận thức trọn vẹn; một con người sống động đi theo Thiền là để giác ngộ, sống cuộc sống mới như một vị Phật. ZENKEI SHIBAYAMA ^ Chúng ta nhận thấy trong những nét đặc trưng nhất phác họa nên Thiền có một số nét như: tính chất tâm linh, sự phô bày trực tiếp, sự vứt bỏ hình thức hoặc không thèm nệ vào qui ước, và hầu như thường xuyên ung dung đùa giỡn ngoài rìa sự trang trọng tôn nghiêm. D.T. SUZUKI ^ 9 Lối gọi "Thiền Phật giáo" thường dùng để có ý nói tới một trường phái Phật giáo dựa trên Thiền và việc dạy Thiền, nghĩa là một tôn giáo được lập nên và được xem như một tổ chức có tính xã hội so với các trường phái hoặc tông phái tôn giáo khác. Tuy thế, "Thiền" là một trong các bộ phận căn bản phác họa nên tư tưởng phương đông. Nó ảnh hưởng cực kỳ lớn, không chỉ lên tôn giáo mà còn lên các lãnh vực muôn hình muôn vẻ của văn h oá. Thiền triển khai ý tưởng của chúng ta và xây dựng cá tính của chúng ta. Thiền là minh triết dựa trên chứng nghiệm tôn giáo trực tiếp, kết liên với chính nguồn cội cuộc sống hiện tại của chúng ta. ZENKEI SHIBAYAMA ^ Thiền là sự nhận thức không bị cơ chế hóa bởi một hình thức cá biệt hoặc một hệ thống cá biệt. Thiền là nhận thức vượt văn hoá, vượt tôn giáo, vượt hình thức. THOMAS MERTON ^ Thiền là một lối giải thoát chẳng bao giờ quan tâm tới việc khám phá cái gì tốt cái gì xấu hoặc cái gì có lợi. Thiền chỉ quan tâm tới cái đang là. ALAN WATTS ^ Thiền chẳng dạy gì sất. Thiền chỉ giúp bạn có thể tỉnh thức để nhận biết. Thiền không dạy, Thiền đưa tay chỉ. D.T. SUZUKI ^ Thiền Phật giáo không thuyết giảng. Bài giảng vẫn là ngôn từ. Thiền đợi lúc bạn cảm thấy bức xúc ngột ngạt và bị lèo lái bởi lòng khát khao thầm kín trong người bạn. 10 EUGENE HERRIGEL ^ Thiền cho rằng không có thượng đế ở bên ngoài vũ trụ, một đấng thượng đế [được hiểu như là kẻ] tạo dựng vũ trụ và tạo dựng con người. Thượng đế — nếu tôi có thể tạm mượn từ ngữ ấy — vũ trụ và con người là một hiện hữu bất phân ly, một tổng thể có tính toàn bộ. Chỉ hiện hữu CÁI NÀY — CÁI NÀY viết hoa — thế thôi. NANCY WILSON ROSS ^ Một cách đơn giản, Thiền chỉ là tiếng đang thét: "Dậy! Dậy!" MAHATHAVIRA SANGHARAKSHITA ^ Chớ bao giờ lẫn lộn việc học thiền với việc hành thiền. Nó giống như chớ bao giờ lẫn lộn việc học lý thuyết mỹ thuật với việc làm nghệ thuật. T. P. KASULIS ^ Thiền nhấn mạnh vào chứng nghiệm và cái nhìn thấu suốt của chính mỗi người. Nhận biết tính lém lỉnh của ngôn từ, Thiền nhấn mạnh lên việc biểu lộ sự am hiểu có tính thấu thị, việc nhìn thấy tỏ tường và diễn đạt thật sự. IRMGARD SCHLOEGL ^ Thiền không quan tâm tới những phát biểu hoa hòe hoa sói. Thiền chỉ muốn thiền sinh cắn quả táo, đừng thảo luận về quả táo. ANNE BANCROFT [...]... LÂM TẾ Thiền chỉ có độc nhất một bí quyết: suy nghĩ nghiêm túc về sống- và-chết TAKEDA SHINGHEN Thiền là có tâm hồn và linh hồn của trẻ con 14 TRẠCH AM TÔNG BÀNH Ði theo lời giảng của kẻ sáng lập Thiền thì không đủ làm một thiền sinh chân chính; bạn phải nếm trải kinh nghiệm của Ðức Phật D T SUZUKI Ấn chứng là sự tương tác cá nhân giữa Thiền sư và thiền sinh, như một cách thức của đệ tử biểu lộ Thiền. .. tiếp tay thì con đường Thiền chính là con đường của "Tự một mình hành giả đi lấy" — bạn hãy tự dạy Thiền cho chính bạn CHRISTMAS HUMPHREYS Quả thật, Thiền chẳng liên quan gì tới ý tưởng D T SUZUKI Trong đời sống cũng như trong nghệ thuật, Thiền chẳng bao giờ phung phí năng lực vào việc dừng lại để giải thích: Thiền chỉ ra hiệu ALAN WATTS Nếu muốn có sự am hiểu thích đáng về Thiền, bạn chớ để mình bị... thái, Ðức Sơn quyết định học Thiền, thay vì tính chuyện diệt Thiền Học Thiền giống như chà hai thanh gỗ vào nhau cho xẹt lửa: cách khôn ngoan nhất là cứ tiến tới, đừng ngừng lại BẠCH ẨN HUỆ HẠC Thiền nhắm tới tự do nhưng thực hành của nó thì có tính kỷ luật GART SNYDER 13 Tập thiền là để tự đột phá tới Bất Nhị Nguyên Ðó là mục đích duy nhất và độc nhất của toàn bộ nỗ lực Thiền, và nỗ lực ấy phải phát... tôn kính một ai, chẳng tôn trọng cái gì, và đặc biệt, nó cũng chẳng tôn kính chính nó DAVID BRANDON 12 Thiền là cách thế tự nhận thức trọn vẹn Một người sinh động sống trên đường Thiền thì có thể đốn ngộ, và như thế, sống cuộc đời mới như một vị Phật ZENKEI SHIBAYAMA Ðức Sơn Tuyên Giám (782-865) sống ở vùng Hoa Bắc Tại đó, ông nghiên cứu kinh sách và thành một học giả Phật giáo đáng kính Nghe nói có... và kẻ giá áo túi cơm NYOGEN SENZAKI Thiền dạy chúng ta phát hiện cái cốt tủy huyền ảo của bản ngã của mỗi chúng ta bằng cảm nhận ngay lập tức và thiết thực, để "nếm" Hữu thể thiêng liêng, một cách tại-chỗ-và-tức-thời KARLFRIED GRAF DüRCKHEIM Thiền giống như tìm kính đeo mắt đang nằm ngay trên sóng mũi mình LỜI THIỀN Thiền là hoan hỉ đả phá các hình tượng tín ngưỡng Thiền chẳng tôn kính một ai, chẳng... thức của đệ tử biểu lộ Thiền tính — hoặc sự thiếu Thiền tính của mình — cho sư phụ Cuộc đối đầu mặt giáp mặt ấy có thể liên quan tới đấu khẩu, khiển trách khắc nghiệt, thậm chí cả hành hạ thể xác Thiền thao tác trong bất nhị nguyên Quá trình suy nghĩ, lý luận thì diễn ra trong phạm trù nhị nguyên Cứ theo bất tư nghị là đạt Thiền CHRISTMAS HUMPHREYS Thiền là thực hành và nếm trải cuộc đời, chứ không... chướng ngại và nhìn thẳng vào bản tính tự nhiên (tự tánh) ROBERT AITKEN Hành Thiền tức là quên hết cái tôi trong lúc hiệp làm một với cái gì đó KOUN YAMADA Thiền không là một loại sôi động nào đó mà là sự tập trung tâm trí vào lề thói sinh hoạt thông thường hằng ngày của ta SHUNRYU SUZUKI Thiền chẳng làm phong phú ai Trong Thiền, chẳng tìm thấy vật thể nào 16 Lũ chim có thể bay tới, lượn vòng một lúc... họa của Thiền là Thủy mặc Bút lông vẽ bằng mực trên giấy làm bằng bột gạo Nó uyển chuyền một cách đáng kinh ngạc, có khả năng thực hiện các hình thức khí lực nhất và tinh tế nhất Nhưng cái làm cho nó có tính Thiền chân chính nhất là sự sáng sủa trong đó chuyên chở tâm trí của họa sĩ Nét đầu tiên là nét cuối cùng, không tô không sửa Họa sĩ Thiền tiếp cận nghệ thuật của hắn như một phần việc hành thiền. .. án) Không thể định nghĩa Thiền Nó không là một "vật" bị vây phủ hoặc được phản ảnh bằng ngôn ngữ Khi từ ngữ cuối cùng bị giam kín trong tù ngục, Thiền thoát ra và phá lên cười ở đằng chân trời DAVID BRANDON Lúc lâm chung, Gertrude Stein hỏi: "Câu trả lời ra sao?" Không có câu trả lời nào Bà cười và nói: "Trong trường hợp này, câu hỏi là gì?" Rồi bà chết Lúc nào cũng nói về Thiền thì như thể tìm dấu... trong nét chữ bạn viết SHUNRYU SUZUKI Hài cú là một thể thơ Thiền cá biệt; vì Thiền ghét cay ghét đắng tính vị kỷ dưới hình thức những hiệu quả có tính toán và sự tự ca tụng bằng bất cứ cách nào Tác giả của hài cú nên vắng mặt, và chỉ bài thơ hài cú có mặt ANNE BANCROFT Hài cú chỉ là bày tỏ sự giác ngộ chốc lát trong đó chúng ta nhìn vào cuộc sống của vạn vật R.H BLYTH Không ai có miệng đủ lớn để nói . 1 Cẩm Nang Sống Thiền Soạn giả: Nguyễn Ước khổ sách 14.5x20,5 cm dày 246 trang. Giá: 33.000$ NXB Văn Hóa Thông Tin, Quí II, 2007 43 Lò Ðúc – Hà Nội CẨM NANG SỐNG THIỀN 2 . Mục đích của Thiền là sự hoàn hảo con người. YAMADA SOSHI ^ Thiền là con đương tự nhận thức trọn vẹn; một con người sống động đi theo Thiền là để giác ngộ, sống cuộc sống mới như một. Thiền chỉ quan tâm tới cái đang là. ALAN WATTS ^ Thiền chẳng dạy gì sất. Thiền chỉ giúp bạn có thể tỉnh thức để nhận biết. Thiền không dạy, Thiền đưa tay chỉ. D.T. SUZUKI ^ Thiền

Ngày đăng: 15/01/2015, 11:55

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Cẩm Nang Sống Thiền

  • THAY LỜI NÓI ÐẦU

    • Chẳng có câu không trả lời

      • Gertrude Stein

        • NỘI DUNG

        • Thay lời nói đầu

        • PHỤ LỤC II

        • THƯ MỤC TƯ LIỆU

          • NHẬP THẤT

          • THIỀN LÀ GÌ ?

          • HÀNH ÐỘNG

          • NGHỆ THUẬT

          • RÀNG BUỘC

          • NGÃ

          • SỐNG

          • CHẾT

          • THIÊN NHIÊN

          • ÐẠO

          • VÔ TRI KIẾN

          • THIỀN ÐỊNH

          • NGỘ

          • TÂM TRÍ SƠ TẬP

          • TÂM TRÍ THÔNG THƯỜNG

          • TÂM KHÔNG

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan